Quyết định 22/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án điện nông thôn
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 22/1999/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 22/1999/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Ngô Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 13/02/1999 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 22/1999/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 22/1999/QĐ-TTG
NGÀY 13 THÁNG 02 NĂM 1999 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐIỆN NÔNG THÔN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án điện nông thôn đến năm 2000 với những nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu của Đề án
Đến cuối năm 2000, đưa điện đến tất cả các tỉnh, huyện trong cả nước. Phấn đấu để 80% số xã, trong đó có 60% số hộ nông dân có điện sinh hoạt và sản xuất, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Nguyên tắc chỉ đạo
Phát triển điện nông thôn, bao gồm việc xây dựng mới và cải tạo nâng cấp hệ thống hiện có, phù hợp với quy hoạch, kết hợp với việc bố trí lại dân cư cụ thể ở từng địa phương; sắp xếp các dự án có trọng tâm, trọng điểm và thực hiện từng bước phù hợp với khả năng cân đối tài chính của ta. Ưu tiên những địa bàn có khả năng tăng nhanh năng suất đạt hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và chuyển đổi được vì cơ cấu kinh tế những địa bàn trọng yếu về an ninh, quốc phòng.
Việc đưa điện về nông thôn phải kết hợp giữa phát triển lưới điện quốc gia và phát triển điện tại chỗ như thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời hầm khí Bioga... trên cơ sở phân tích các phương án tối ưu về chi phí và các yếu tố khác có liên quan. Phải thực hiện triệt để và hợp lý phương châm Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm, để huy động và kết hợp được nhiều nguồn vốn.
3. Biện pháp thực hiện
Tập trung xem xét giải quyết cấp điện tại các xã thuộc vùng căn cứ cách mạng, các xã vùng sâu, vùng xa, các địa bàn trọng yếu về an ninh, quốc phòng; các xã có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung cải tạo lưới điện tại các xã đã có điện và những nơi lưới điện xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng điện cung cấp quá thấp, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho việc cung ứng và sử dụng điện. Chú ý cải tạo lưới điện cho các xã đã ổn định quy hoạch.
4/ Cơ Chế Huy động và nguồn vốn đầu tư
a) Đối với đường dây trung thế, trạm biến áp và công tơ đo đếm điện được sử dụng kinh phí từ:
- Nguồn vốn cấp phát từ ngân sách,
- Phần để lại vốn khấu hao cơ bản,
- Vốn vay tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước hàng năm,
- Vốn tài trợ quốc tế theo các Hiệp định,
b) Đối với lưới điện hạ thế, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương.
c) Lưới điện hạ thế từ đường trục hạ thế vào nhà dân do nhân dân tự đầu tư.
d) Đối với vùng II, vùng III các tỉnh và biên giới, hải đảo, những nơi xa lưới điện quốc gia, và đối với các hộ gia đình thuộc diện chính sách đặc biệt gặp khó khăn, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng đường dây trục hạ thế và đường dây hạ thế đến nhà dân.
đ) Đối với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đầu tư cho lưới điện, kể cả trung và hạ thế, sẽ huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách của địa phương.
e) Để đẩy mạnh tiến độ đưa điện về nông thôn ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố lập dự án và trình duyệt theo quy định hiện hành. Khuyến khích rộng rãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và được phép kinh doanh lưới điện hạ thế ở nông thôn theo phương thức bỏ vốn xây dựng lưới hạ thế, mua buôn điện năng của Tổng công ty Điện lực Việt Nam theo giá quy định của Nhà nước và bán lẻ điện năng cho các hộ dùng điện theo giá được Ban Vật giá Chính phủ chấp thuận.
g) Đối với một số xã miền núi và vùng hải đảo mà từ nay đến năm 2000 chưa có khả năng nối lưới điện quốc gia, các địa phương lập dự án xây dựng nguồn điện tại chỗ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi như điện diesel, thủy điện nhỏ, điện mặt trời... Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh các nguồn điện tại chỗ.
5. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng
a) Bộ Công nghiệp nghiên cứu sớm ban hành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn hóa lưới điện nông thôn để thống nhất áp dụng trong cả nước theo hướng đơn giản hóa các thủ tục lập dự án, xét duyệt và thiết kế thi công. Việc đầu tư và xây dựng lưới điện nông thôn phải tuân thủ theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
b) Tổng công ty Điện lực Việt Nam được quyền quyết định đầu tư dự án lưới điện và nguồn điện tại chỗ ở nông thôn thuộc nhóm C từ mọi nguồn vốn khác nhau (theo đúng trình tự đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa công trình vào sử dụng). Đối với các dự án có quy mô nhỏ cho phép lập thiết kế kỹ thuật theo quy hoạch và tổng dự toán để trình duyệt (thiết kế mẫu) chung cho từng vùng và phê duyệt.
c) Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về:
- Quy hoạch phát triển điện
- Thực hiện công tác giám sát điện năng theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Bộ Công nghiệp.
- Quản lý phát triển các dạng năng lượng mới.
- Thanh tra an toàn về điện.
d) Giao Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về nguồn vốn theo kế hoạch hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Cơ chế quản lý và kinh doanh điện nông thôn
a) Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý đến lưới và trạm biến áp 22 KV. Chính quyền địa phương quản lý lưới điện phân phối đến đồng hồ đo đếm điện.
b) Bộ Công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn những nơi đủ điều kiện tiếp nhận và quản lý lưới điện theo việc phân cấp nói trên. Thực hiện việc tiếp nhận và quản lý lưới điện đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất điện năng.
c) Các doanh nghiệp (bao gồm cả các mô hình đang được áp dụng hiện nay) được quản lý và kinh doanh điện nông thôn khi thành lập phải theo quy định của pháp luật. Về giá mua bán điện phải theo hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ.
7. Phân công tổ chức thực hiện
a) Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước có trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý lưới điện nông thôn và có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện và kiểm tra.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách (gồm cả vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi) cho các dự án điện nông thôn đến năm 2000 của các địa phương theo kế hoạch hàng năm.
c) Bộ Tài chính:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nguồn vốn ngân sách hàng năm cho các dự án điện nông thôn đến năm 2000; chỉ đạo Tổng cục Đầu tư phát triển thực hiện việc huy động vốn cho ngành điện và các địa phương vay ưu đãi để xây dựng lưới điện theo kế hoạch.
- Chỉ đạo và tổ chức việc cấp phát vốn đầy đủ, kịp thời, đúng dự toán, đúng mục tiêu các dự án đầu tư đã được phê duyệt trong khuôn khổ nội dung Đề án này.
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức ưu đãi để các hộ dân thuộc diện chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được vay vốn để đầu tư, chỉ đạo việc huy động vốn cho ngành điện và các địa phương vay ưu đãi để xây dựng lưới điện theo cơ chế được Chính phủ phê duyệt hàng năm.
đ) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Điện lực Việt Nam lập quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư, quản lý, kinh doanh lưới điện nông thôn nhằm đảm bảo Đề án điện nông thôn đến năm 2000 thực hiện được mục tiêu đã đề ra; thực hiện quản lý Nhà nước đối với các hoạt động điện lực trong địa phương mình.
e) Ban Vật giá Chính phủ chủ trì xây dựng giá thành điện và hướng dẫn giá bán điện đến hộ nông dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quy định giá trần.
g) Tổng công ty Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, các ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày ngày, kể từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness ---------- |
No: 22/1999/QD-TTg
|
Hanoi, February 13, 1999
|
|
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
Ngo Xuan Loc |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây