Quyết định 20/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ề việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 20/2003/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 20/2003/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/01/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 20/2003/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 20/2003/QĐ-TTG
NGÀY 29 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2010
CÓ XÉT TRIỂN VỌNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (công văn số 3989/CV-KHĐT ngày 10 tháng 10 năm 2002 và công văn số 4909/CV-KHĐT ngày 09 tháng 12 năm 2002) về duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Định hướng phát triển ngành than:
- Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Vì vậy, việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả.
- Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân; bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu để điều hòa về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ.
- Phát triển ngành than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, sinh thái trên các địa bàn vùng than, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
- Không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn trong khai thác than.
- Quản trị tài nguyên than chặt chẽ.
2. Tài nguyên than:
Tổng trữ lượng than tính đến tháng 01 năm 2002 được xác định khoảng 3,8 tỷ tấn, trong đó:
- Than đá là 3,4 tỷ tấn.
- Than bùn là 0,4 tỷ tấn.
- Trữ lượng than đưa vào quy hoạch là 2,5 tỷ tấn.
Trong giai đoạn từ năm 2003 - 2010 cần tập trung đẩy mạnh công tác thăm dò đến mức -300 m, đồng thời triển khai việc tìm kiếm, điều tra cơ bản dưới mức -300 m bể than Quảng Ninh; từng bước thăm dò bể than đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ cho chiến lược phát triển năng lượng; các vùng than khác bao gồm cả than bùn.
3. Mục tiêu cụ thể:
a) Sản lượng sản xuất than thương phẩm:
Sản lượng sản xuất than đá thương phẩm với mức dự kiến sau:
- Đến năm 2005 là 16-17 triệu tấn.
- Đến năm 2010 là 23-24 triệu tấn.
- Đến năm 2015 là 26-27 triệu tấn.
- Đến năm 2020 là 29-30 triệu tấn.
Sản lượng than thương phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc nhập khẩu than trên cơ sở cân đối hiệu quả chung của nền kinh tế.
b) Công nghệ sản xuất:
Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ khai thác, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầm lò; tập trung vào việc cơ giới hoá hầm lò, chống lò và khấu than để giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh công nghiệp. Đồng bộ và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sàng tuyển, chế biến, vận tải và hệ thống cảng rót than, giảm thiểu tác động môi trường, sinh thái.
c) Đầu tư xây dựng cơ bản:
- Từng bước đầu tư, cải tạo mở rộng, nâng cao công suất các mỏ, sàng tuyển than hiện có và mở thêm mỏ mới để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân (xem phụ lục).
- Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2003 - 2010 ước tính khoảng 14.166 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư duy trì, mở rộng, xây dựng mới khoảng 12.933 tỷ đồng.
+ Vốn bổ sung kinh doanh khoảng 1.233 tỷ đồng.
- Nguồn vốn:
+ Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi và các nguồn khác.
+ Ngành than được hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho các công tác: lập quy hoạch phát triển ngành và vùng than, điều tra cơ bản phần sâu bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng Bắc Bộ, các khu vực than khác bao gồm cả than bùn.
Trong quá trình đầu tư, cần tạo thêm nguồn vốn theo các hình thức: vay nước ngoài, mua thiết bị thanh toán trả chậm, thuê mua tài chính, cổ phần hoá, phát hành trái phiếu công trình, hợp tác kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Công nghiệp với chức năng quản lý Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chỉ đạo triển khai thực hiện theo Quy hoạch được duyệt, trước hết là công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư giai đoạn 2003 - 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tổng công ty Than Việt Nam và các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty Than Việt Nam lập kế hoạch đầu tư, khai thác có hiệu quả và có các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác mỏ; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành và chính sách đối với người lao động ngành than.
- Trong quá trình thực hiện Quy hoạch: tổ chức định kỳ đánh giá việc thực hiện quy hoạch và đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với ngành than, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
- Chỉ đạo ngành than phối hợp chặt chẽ các Bộ, ngành và địa phương (đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh) có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường, sinh thái tại các địa bàn hoạt động.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, cân đối nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch ngành, quy hoạch các vùng than, điều tra cơ bản đến mức -300 m và dưới - 300 m bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng Bắc Bộ và các vùng than khác, bao gồm cả than bùn.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan căn cứ vào từng thời kỳ, tình hình sản xuất và tiêu thụ than, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giá bán than hợp lý cho bốn hộ tiêu thụ than lớn: điện, xi măng, giấy và đạm theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí sản xuất hợp lý để tiến tới thực hiện giá bán than theo cơ chế thị trường vào năm 2006.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có tài nguyên than: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Nam, Hưng Yên... chỉ đạo các Sở, ngành của địa phương và phối hợp với các Bộ, ngành, Tổng công ty Than Việt Nam tạo điều kiện cho các đơn vị ngành than thực hiện Quy hoạch này.
5. Tổng công ty Than Việt Nam và các đơn vị sản xuất kinh doanh than khác có nhiệm vụ: tổ chức thực hiện Quy hoạch và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý và khai thác tài nguyên được giao. Có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật nhằm tiếp thu kỹ thuật tiên tiến của thế giới, khu vực trong lĩnh vực thăm dò, khai thác than đạt năng suất cao và đảm bảo an toàn. Phối hợp với các địa phương trong việc lập quy hoạch tổ chức thăm dò, khai thác than bùn làm phân bón phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC MỎ THAN GIAI ĐOẠN 2003-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2003/QĐ-TTg
ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên công trình | Quy mô công suất 1.000 tấn/năm | Loại hình đầu tư |
1 | Mỏ Cao Sơn | 1.500 | Cải tạo |
2 | Mỏ Đông Cao Sơn | 1.200 | Cải tạo |
3 | Mỏ Cọc Sáu | 1.500 | Duy trì |
4 | Mỏ Đèo Nai | 1.500 | Cải tạo |
5 | Mỏ Thống Nhất | 1.500 | Cải tạo |
6 | Mỏ Mông Dương | 850 | Cải tạo |
7 | Mỏ Khe Chàm 1 | 600 | Cải tạo |
8 | Mỏ Khe Chàm 2 | 1.200 | Xây dựng mới |
9 | Mỏ Khe Chàm 3 | 2.000 | Xây dựng mới |
10 | Mỏ Khe Chàm 4 | 1.500 | Xây dựng mới |
11 | Mỏ Bắc Cọc Sáu | 500 | Xây dựng mới |
12 | Mỏ Bắc Khe Chàm, Khe Tam | 300 | Cải tạo |
13 | Mỏ Quảng Lợi | 300 | Cải tạo |
14 | Mỏ Nam Khe Tam | 800 | Cải tạo |
15 | Mỏ Đông Đá Mài | 380 | Cải tạo |
16 | Mỏ Đông Khe Sim | 100 | Cải tạo |
17 | Mỏ Đông của Tây Khe Sim | 200 | Cải tạo |
18 | Mỏ Khe Tam (Dương Huy) | 1.500 | Cải tạo |
19 | Mỏ Tây Khe Sim | 100 | Xây dựng mới |
20 | Mỏ Kế Bào | 600 | Xây dựng mới |
21 | Mỏ Đông Bắc Mông Dương | 800 | Cải tạo |
22 | Mỏ Ngã Hai | 1.500 | Cải tạo |
23 | Mỏ Tây Nam Đá Mài | 300 | Cải tạo |
24 | Mỏ Tây Bắc Đá Mài | 350 | Cải tạo |
25 | Mỏ Bàng Nâu | 500 | Cải tạo |
26 | Mỏ Hà Tu | 1.000 | Duy trì |
27 | Mỏ Núi Béo | 1.500 | Cải tạo |
28 | Mỏ Hà Lầm | 1.500 | Cải tạo |
29 | Mỏ 917 | 300 | Cải tạo |
30 | Mỏ Giáp Khẩu | 800 | Cải tạo |
31 | Mỏ Cao Thắng | 500 | Cải tạo |
32 | Mỏ Hà Ráng - Núi Khánh | 500 | Cải tạo |
33 | Mỏ Thành Công - Bình Minh | 600 | Cải tạo |
34 | Mỏ Vàng Danh | 1.800 | Cải tạo |
35 | Mỏ Mạo Khê | 2.000 | Cải tạo |
36 | Mỏ Phạm Hồng Thái | 500 | Cải tạo |
37 | Mỏ Nam Mẫu | 1.200 | Cải tạo |
38 | Mỏ Đồng Vông | 500 | Cải tạo |
39 | Mỏ Tân Dân | 300 | Cải tạo |
40 | Mỏ Quảng La | 600 | Cải tạo |
41 | Mỏ Hồ Thiên | 300 | Xây dựng mới |
42 | Mỏ Khe Chuối | 500 | Xây dựng mới |
43 | Mỏ Đồng Rì | 600 | Cải tạo |
44 | Mỏ Núi Hồng | 300 | Cải tạo |
45 | Mỏ Khánh Hoà | 400 | Cải tạo |
46 | Mỏ Na Dương | 600 | Cải tạo |
47 | Mỏ Khe Bố | 20 | Duy trì |
48 | Mỏ Nông Sơn | 232 | Cải tạo |
49 | Mỏ Làng Cẩm | 100 | Cải tạo |
50 | Các mỏ than đá địa phương | 200 | Cải tạo |
51 | Mỏ Bình Minh - Khoái Châu | 1.500 | Xây dựng mới sau năm 2010 |
52 | Các mỏ than bùn | 1.000 | Xây dựng mới |
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.20/2003/QD-TTg | Hanoi, January 29, 2003 |
DECISION
OF THE PRIME MINISTER APPROVING THE DEVELOPMENT PLANNING FOR VIETNAM'S COAL INDUSTRY IN THE 2003-2010 PERIOD, WITH THE PROSPECTS TILL 2020 TAKEN INTO CONSIDERATION
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Ministry of Industry (Official Dispatches No. 3989/CV-KHDT of October 10, 2002 and No. 4909/CV-KHDT of December 9, 2002) on the approval of the development planning for Vietnam's coal industry,
DECIDES:
Article 1. To approve the development planning for Vietnam's coal industry in the 2003-2010 period, with the prospects till 2020 taken into consideration, with the following major contents:
1. Orientations for the development of coal industry:
- Coal constitutes a precious natural resource and an irreproducible energy source. Therefore, the exploration, exploitation, processing and use of coal must be done in an economical and efficient manner.
- To sustainably develop the coal industry, thus meeting the national economy's coal demands; to ensure a stable domestic coal market and set aside a rational part for export so as to regulate the quantities and types thereof and create foreign currency sources.
- To develop coal industry in close combination with socio-economic development, tourism, national defense, security and environmental and ecological protection in coal areas, especially in Quang Ninh province.
- To constantly renovate and apply sciences and techniques in order to raise productivity and ensure safety in coal exploitation.
- To strictly manage coal resources.
2. Coal resources:
The total coal reserve by January 2002 is determined at about 3.8 billion tons, in which:
- Coal: 3.4 billion tons.
- Peat: 0.4 billion tons.
- The coal reserve included in the planning: 2.5 billion tons.
In the 2003-2010 period, it is necessary to concentrate on boosting the exploration to the depth of - 300 m, and at the same time conduct exploration and basis surveys at the depth of under - 300m in Quang Ninh coalfield; to step by step explore the northern delta coalfield in service of the energy development strategy; in other areas, peat shall be taken into consideration.
3. Specific objectives:
a) The production output of merchandise coal:
The production output of merchandise coal is estimated at the following levels:
- By 2005: 16-17 million tons.
- By 2010: 23-24 million tons.
- By 2015: 26-27 million tons.
- By 2020: 29-30 million tons.
The merchandise coal output may be adjusted to suit the market demand in each period, taking into consideration the importation of coal on the basis of balancing the common efficiency of the economy.
d) Production technologies:
To boost the renovation of exploitation technologies, especially in the domain of pit mining, focusing on pit mechanization, pit prop and mining in order to reduce natural resource loss, raise labor productivity and improve working conditions as well as industrial safety and hygiene. To synchronize and modernize technological lines for coal sorting, processing and transport as well as the system of coal-delivering ports, thus minimizing the impacts on environment and ecological system.
c) Capital construction investment:
- To step by step invest in, renovate, expand and raise the capacity of the existing mines and coal-sorting systems and open new mines so as to meet the coal demand of the national economy (see the enclosed appendix).
- Investment capital demand:
The total investment capital for the 2003-2010 period is estimated at about VND 14,166 billion, in which:
+ Capital for investment in maintenance, expansion and construction shall be about VND 12,933 billion.
+ Additional capital for business activities shall be about VND 1,233 billion.
- Capital sources:
+ Own capital, commercial loans, preferential loans and other sources.
+ The coal industry shall be partially supported with budget capital for the following tasks: elaborating development plannings for coal industry and coal areas, conducting basic surveys at the deep parts of coalfields in Quang Ninh province, the northern delta and other areas, with peat taken into consideration.
In the course of making investment, its is necessary to create more capital sources in the forms of foreign borrowings, equipment purchase with deferred payment, financial leasing, equitization, issuance of project bonds, and business cooperation with domestic and foreign organizations.
Article 2. Implementation organization:
1. The Ministry of Industry, with its State management functions, shall have to direct the following basic tasks:
- To direct the implementation according to the approved planning, first of all, the investment preparation and execution in the 2003-2010 period.
- To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in directing Vietnam Coal Corporation and enterprises outside the Corporation to draw up investment plans, carry out the exploitation efficiently and apply measures so as to ensure safety in coal mining; to study and propose mechanisms and policies for the development of coal industry as well as policies forwards laborers thereof.
- In the course of implementing the planning: To periodically evaluate the implementation of the planning and propose adjustments thereof in order to suit the coal industry and national socio-economic situation.
- To direct the coal industry to closely coordinate with the ministries, branches and localities (especially Quang Ninh province) in working out effective solutions and measures to minimize negative impacts on the landscape, environment and ecological system in the operation areas.
2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in studying support policies and balancing capital source for the work of elaborating plannings for the coal industry and coal areas, making basic surveys at the depth of-300m and under of coalfields in Quang Ninh province, northern delta and other areas, with peat taken into consideration.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned branches, basing themselves on each period and the situation on coal production and consumption, in submitting to the Prime Minister for decision on reasonable selling prices of coal for four big coal consumers, namely electricity, cement, paper and fertilizer industries, on the principle of fully covering reasonable production costs, then striving to apply coal selling prices under the market mechanism by 2006.
4. The presidents of the People's Committees of the provinces having coal resources such as Quang Ninh, Lang Son, Thai Nguyen, Bac Giang, Nghe An, Quang Nam and Hung Yen’shall direct their local services and branches and Vietnam Coal Corporation in creating conditions for coal industry's units to implement this planning.
5. Vietnam Coal Corporation and units engaged on coal production and business shall have to organize the implementation of the planning and bear responsibility for coal supply to the national economy. To effectively perform the tasks of managing and exploiting the natural resources assigned to them. To draw up and carry out plans on human resource training and development and to boost scientific and technical activities with a view to accepting the world's and region's advanced techniques in the field of coal exploration and exploitation, so as to yield high productivity and ensure safety. To coordinate with localities in drawing up plannings on peat exploration and exploitation for fertilizer production in service of agriculture and rural development.
Article 3. This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the provincial/municipal People's Committees, the Chairman of the Management Board and the General Director of Vietnam Coal Corporation and the heads of the concerned agencies shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
APPENDIX
LIST OF COAL MINES TO BE INVESTED IN THE 2003-2010 PERIOD
(Issued together with the Prime Minister's Decision No. 20/2003/QD-TTg dated January 29, 2003)
Ordinal number | Projects' names | Capacity 1,000 tons/year | Investment forms |
1 | Cao Son mine | 1,500 | Renovation |
2 | Dong Cao Son mine | 1,200 | Renovation |
3 | Coc Sau mine | 1,500 | Maintenance |
4 | Deo Nai mine | 1,500 | Renovation |
5 | Thong Nhat mine | 1,500 | Renovation |
6 | Mong Duong mine | 850 | Renovation |
7 | Khe Cham 1 mine | 600 | Renovation |
8 | Khe Cham 2 mine | 1,200 | Construction |
9 | Khe Cham 3 mine | 2,000 | Construction |
10 | Khe Cham 4 mine | 1,500 | Construction |
11 | Northern Coc Sau mine | 500 | Construction |
12 | Northern Khe Cham -Khe Tam mine | 300 | Renovation |
13 | Quang Loi mine | 300 | Renovation |
14 | Southern Khe Tam mine | 800 | Renovation |
15 | Eastern Da Mai mine | 380 | Renovation |
16 | Eastern Khe Sim mine | 100 | Renovation |
17 | The eastern mine of Western Khe Sim | 200 | Renovation |
18 | Khe Tam (Duong Huy) mine | 1,500 | Renovation |
19 | Western Khe Sim mine | 100 | Construction |
20 | Ke Bao mine | 600 | Construction |
21 | Northeastern Mong Duong mine | 800 | Renovation |
22 | Nga Hai mine | 1,500 | Renovation |
23 | Southwestern Da Mai mine | 300 | Renovation |
24 | Northwestern Da Mai mine | 350 | Renovation |
25 | Bang Nau mine | 500 | Renovation |
26 | Ha Tu mine | 1,000 | Maintenance |
27 | Nui Beo mine | 1,500 | Renovation |
28 | Ha Lam mine | 1,500 | Renovation |
29 | Mine 917 | 300 | Renovation |
30 | Giap Khau mine | 800 | Renovation |
31 | Cao Thang mine | 500 | Renovation |
32 | Ha Rang-Nui Khanh mine | 500 | Renovation |
33 | Thanh Cong-Binh Minh mine | 600 | Renovation |
34 | Vang Danh mine | 1,800 | Renovation |
35 | Mao Khe mine | 2,000 | Renovation |
36 | Pham Hong Thai mine | 500 | Renovation |
37 | Nam Mau mine | 1,200 | Renovation |
38 | Dong Vong mine | 500 | Renovation |
39 | Tan Dan mine | 300 | Renovation |
40 | Quang La mine | 600 | Renovation |
41 | Ho Thien mine | 300 | Construction |
42 | Khe Chuoi mine | 500 | Construction |
43 | Dong Ri mine | 600 | Renovation |
44 | Nui Hong mine | 300 | Renovation |
45 | Khanh Hoa mine | 400 | Renovation |
46 | Na Duong mine | 600 | Renovation |
47 | Khe Bo mine | 20 | Maintenance |
48 | Nong Son mine | 232 | Renovation |
49 | Lang Cam mine | 100 | Renovation |
50 | Local coal mines | 200 | Renovation |
51 | Binh Minh-Khoai Chau mine | 1,500 | Construction before 2010 |
52 | Peat mines | 1,000 | Construction |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây