Quyết định 1829/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030

thuộc tính Quyết định 1829/QĐ-TTg

Quyết định 1829/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1829/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/10/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, giảm giá bán xe ô tô

Có hiệu lực kể từ ngày ký, Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trở thành ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất ô tô thế giới.
Tại Kế hoạch, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan từ năm 2015 điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa; giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ô tô chưa sản xuất được ở trong nước, định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ô tô được giảm thuế nhập khẩu; tăng cường hỗ trợ của các nhà sản xuất ô tô đối với các cơ sở kỹ thuật và thực thi việc cấp Giấy chứng nhận tay nghề trong ngành công nghiệp ô tô.
Dự kiến đến năm 2020, tăng trưởng lành mạnh nhu cầu ô tô trong nước, phù hợp với điều kiện về hạ tầng cơ sở, tránh gây tác động xấu đến môi trường, xã hội; cắt giảm chi phí hậu cần và giá bán xe; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ô tô; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam…

Xem chi tiết Quyết định1829/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1829/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ PHỤ TÙNG Ô TÔ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
-----------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Bộ Công Thương,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KGVX, KTN, V.III, ĐMDN, KTTH, PL,
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b).
THỦ TƯỚNG



 
 
 


Nguyễn Tấn Dũng
 
 
 
 
 
 
 
 
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ PHỤ TÙNG Ô TÔ THỰC HIN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1829/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
 
I. THỰC TRẠNG
1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô tại Việt Nam
Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (2013) cho biết tính đến hết 2012 ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc có 358 doanh nghiệp, đóng góp 2,8% giá trị sản xuất cho toàn ngành công nghiệp, tạo việc làm cho 78.906 lao động. Trong 358 doanh nghiệp, có khoảng 50 nhà sản xuất lắp ráp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay chủ yếu chịu sự chi phối của 19 nhà sản xuất là thành viên của VAMA (gồm 13 doanh nghiệp liên doanh và 6 doanh nghiệp trong nước). Các nhà sản xuất này cùng chia nhau thị trường trên 200.000 xe/năm, với nhiều chủng loại xe khác nhau. Một số thương hiệu ô tô lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Toyota, GM, Ford, Honda, Mercedes-Benz...
Số liệu thống kê cho thấy so với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay chưa thực sự có nhiều đóng góp cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các nước đi trước cho thấy khi có chính sách phát triển phù hợp và thị trường trong nước đủ lớn, công nghiệp ô tô sẽ mang lại những lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế, xã hội và trình độ khoa học, công nghệ. Việt Nam là nước có mức thu nhập trung bình, dân số đông nên là thị trường tiêu dùng ô tô đầy tiềm năng. Theo dự báo, giai đoạn phổ cập ô tô sẽ diễn ra vào khoảng từ 2020-2025. Đến khi đó, nếu không sản xuất trong nước, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu ô tô để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô từ châu Âu, châu Mỹ sang châu Á làm thay đổi bức tranh công nghiệp ô tô toàn cầu. Vì vậy, phát triển công nghiệp ô tô cần được xem là giải pháp dài hạn góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan tỏa kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan, tận dụng xu hướng dịch chuyển đầu tư toàn cầu, đón đầu giai đoạn phổ cập ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, và góp phần giảm thâm hụt cán cân thương mại.
2. Tình hình sản xuất và tiêu dùng ô tô
a) Tình hình thế giới và khu vực
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô thế giới (OICA), sản lượng ô tô toàn cầu năm 2013 đạt 87,3 triệu xe. Sau lần sụt giảm mạnh xuống 61,8 triệu xe vào năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2008, sản lượng ô tô toàn cầu đã phục hồi nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực. Châu Á vẫn duy trì được vai trò dẫn đầu, với sản lượng đạt trên 45,7 triệu xe năm 2013, tiếp đến là Châu Mỹ với 21,1 triệu xe, và châu Âu với sản lượng chưa đến 20 triệu xe.
Khảo sát toàn cầu của KPMG năm 2012 cho biết các xu hướng mới của công nghiệp ô tô trong 15 năm tới sẽ là phát triển các phương tiện đi lại sử dụng năng lượng điện, các ý tưởng thiết kế xe đô thị cải tiến, và ý tưởng xe kết nối thông minh; bên cạnh đó, công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức về môi trường, đô thị hóa, và sự thay đổi hành vi tiêu dùng.
ASEAN hiện nay được xem là một trong những cơ sở sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Hầu hết các hãng chế tạo ô tô lớn đã đặt nhà máy tại khu vực này, như Ford, GM, BMW, Daimler, Chrysler, Mitsubishi, Mazda, Toyota, Isuzu, Honda, Nissan... Các nước thành viên gồm có Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippine, và Việt Nam đã xác định ô tô là ngành công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.
Một thập kỷ trước đây, Thái Lan mới sản xuất khoảng 411.000 xe mỗi năm, chiếm 0,7% sản lượng toàn cầu. Đến nay, Thái Lan đã đạt sản lượng 2,4 triệu xe/năm (2013), thuộc nhóm 10 nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, và đứng đầu thế giới về sản xuất xe bán tải, xuất khẩu đi khắp thế giới. Công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp chế tạo lớn nhất của đất nước này.
Tại Indonesia, công nghiệp ô tô gần đây tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm, sản lượng và doanh số bán hàng năm 2013 đạt trên 1,2 triệu xe, và đã gia nhập nhóm các nước tiêu thụ 1 triệu xe/năm trước 2 năm so với mục tiêu đặt ra. Trong Quy hoạch phát triển kinh tế Indonesia giai đoạn 2011-2015 (MP3EI) công bố tháng 5/2011, Chính phủ Indonesia xác định công nghiệp ô tô là ngành có vai trò cốt lõi trong phát triển kinh tế đất nước. MPV và xe sinh thái cỡ nhỏ được ưu tiên phát triển nhằm tối đa hóa dung lượng thị trường cho công nghiệp ô tô.
Sản lượng ô tô của Malaysia đạt 601.407 xe vào năm 2013, chiếm 0,68% sản lượng toàn cầu. Thị trường xe trong nước chủ yếu được chiếm lĩnh bởi hai nhà sản xuất trong nước là Perodua and Proton.
Trong thập kỷ trước, thị trường ô tô ở Philippines luôn duy trì ở mức 70.000 - 90.000 xe đăng ký mỗi năm. Từ 2007, thị trường bắt đầu khởi sắc với dung lượng trên 100.000 xe/năm, năm 2013, Philippines tiêu thụ trên 180.000 xe, trong khi sản lượng chỉ đạt 79.169 xe. Thị trường ô tô chiếm lĩnh bởi xe nhập khẩu do thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN và các đối tác FTA khác rất thấp, trong khi sản xuất trong nước trì trệ do thiếu sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Các nhà sản xuất nước ngoài đã đóng cửa dây chuyền lắp ráp ở Philippines và chuyển sang nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực.
b) Tình hình trong nước
Quy mô thị trường ô tô Việt Nam hiện nay vẫn rất nhỏ, mỗi năm tiêu thụ trên 200.000 xe ô tô các loại. Trong điều kiện công nghiệp ô tô vẫn còn được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu 15-50% như hiện nay, ô tô lắp ráp trong nước đáp ứng được khoảng 60-70% nhu cầu thị trường. Xe 5 chỗ và xe tải là hai phân khúc chủ đạo của công nghiệp ô tô Việt Nam. Năm 2014, thị trường ô tô trong nước có nhiều khởi sắc, một phần nhờ chính sách đã ổn định hơn trước, một phần nhờ thuế nhập khẩu CEPT giảm 10 điểm phần trăm, từ 60% xuống còn 50% theo lộ trình cam kết trong khối ASEAN. Năm 2014, cả sản lượng và dung lượng thị trường đều đạt trên 120.000 xe, trong đó xe 5 chỗ chiếm 42,1% sản lượng xe sản xuất trong nước, xe tải chiếm 25,1%, và các dòng xe còn lại mỗi dòng chiếm trên dưới 10%.
Trong giai đoạn 2009-2013, giá trị nhập khẩu ô tô và phụ tùng linh kiện ô tô vào Việt Nam đạt 2,8 tỉ USD/năm, chiếm 1,85% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là phụ tùng, linh kiện ô tô, chiếm gần 40% kim ngạch nhập khẩu ô tô và phụ tùng. Đối với ô tô nguyên chiếc, xe dưới 9 chỗ là loại xe được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm trên 50% số lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu. Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia xuất khẩu lớn nhất sang Việt Nam, chiếm lần lượt là 28% và 24% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, tiếp đến là Thái Lan và Nhật Bản đều chiếm 15% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Mặc dù chưa phát triển mạnh, nhưng kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp ô tô thời gian gần đây tăng trưởng khá tốt. Năm 2009, toàn ngành mới xuất khẩu được trên 200 triệu USD, thì đến năm 2013 đã đạt trên 700 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt 28,9%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện, phụ tùng ô tô, chiếm trên 90%, và thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô vẫn còn kém phát triển. Tỉ lệ mua phụ tùng trong nước đạt được ở mức khác nhau tùy theo chủng loại xe và nhà sản xuất (10-30% đối với xe du lịch, >30% đối với xe tải, > 40% đối với xe buýt). Phụ tùng, linh kiện chủ yếu được sản xuất tại nhà máy, tỉ lệ mua từ nhà cung cấp rất thấp. Bên cạnh đó, trong số các nhà cung cấp hiện có, hơn 90% là nhà cung cấp FDI, chỉ có một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia được vào mạng lưới nhà cung cấp của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Mặc dù được xác định là ngành công nghiệp cần được bảo hộ và thúc đẩy phát triển, và trên thực tế đến nay ô tô vẫn là một trong những ngành được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu giữ ở mức khá cao ở hầu hết các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương, sự thiếu đồng bộ và bất ổn định trong chính sách thời gian qua (chủ yếu liên quan đến thuế, phí) đã gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển của ngành công nghiệp này. Năm 2014, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó nhấn mạnh cần khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ô tô bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn.
3. Những vấn đề tồn tại của ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô tại Việt Nam
Khác với các sản phẩm khác như hàng may mặc, giầy dép, điện tử, là những sản phẩm có kích thước nhỏ, dễ vận chuyển trên phạm vi toàn cầu nên các nhà sản xuất thường có xu hướng tập trung sản xuất tại một vài địa điểm để xuất khẩu đi khắp thế giới. Ô tô có kích thước lớn, việc vận chuyển không dễ dàng, nên khi quy mô thị trường nội địa đủ lớn, các nhà sản xuất ô tô sẽ có xu hướng xây dựng nhà máy lắp ráp và phát triển hệ thống nhà cung cấp tại nước sở tại để phục vụ thị trường trong nước. Nhận thấy tiềm năng thị trường ở Việt Nam với dân số đông và kinh tế tăng trưởng ổn định, các hãng sản xuất ô tô đã xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam từ cách đây gần 20 năm. Tuy nhiên, tăng trưởng của thị trường ô tô Việt Nam thời gian qua không được như kỳ vọng của các nhà đầu tư chủ yếu do tác động bởi chính sách điều tiết trong nước, do đó mạng lưới nhà cung cấp của các doanh nghiệp lắp ráp hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh.
Năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN vào Việt Nam được giảm về 0%. Việt Nam chỉ còn 3 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước. Nếu không tận dụng được cơ hội ngắn ngủi này, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng tương tự Philippines vài năm về trước, khi thị trường chưa phát triển, chính sách không rõ ràng khiến các nhà sản xuất lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu, và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ (thời kỳ phổ cập ô tô - motorization), ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước gây ra thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.
Công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay đứng trước một số vấn đề cơ bản sau:
- Thị trường trong nước vẫn còn nhỏ. Năm 2013, thị trường xe ô tô của Việt Nam chỉ bằng 1/2 của Philippines, 1/5 của Malaysia, 1/10 của Indonesia và Thái Lan.
- Giá xe của Việt Nam cao hơn so với giá xe của các nước trong khu vực (từ 50 đến 300 triệu VND so với giá xe tại Thái Lan và Indonesia - tương đương 2.400 - 12.000 USD tùy từng loại xe) do chi phí sản xuất lớn hơn và mức thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam đối với dòng xe dưới 9 chỗ cũng cao hơn so với mức thuế nội địa của các nước trong khu vực.
- Áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực ngày càng lớn khi lộ trình cắt giảm thuế CEPT hoàn tất vào năm 2018 với mức thuế suất về 0% đối với mọi loại xe nhập khẩu từ ASEAN. Bên cạnh đó, các cam kết trong ASEAN+6 cũng có xu hướng cắt giảm thuế đối với ô tô sâu hơn so với mức cam kết MFN.
- Công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô vẫn chưa phát triển, nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô nói riêng và trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.
- Chính sách phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua thiếu đồng bộ và thường mang tính ngắn hạn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong việc lập kế hoạch sản xuất dài hạn.
II. ĐỊNH HƯỚNG
Phát triển công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước, và tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất ô tô thế giới.
III. MỤC TIÊU ĐN NĂM 2020
1. Duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau 2018;
2. Tăng trưởng lành mạnh nhu cầu ô tô trong nước, phù hợp với điều kiện về hạ tầng cơ sở, tránh gây tác động xấu đến môi trường, xã hội;
3. Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ô tô;
4. Cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe;
5. Hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam; và
6. Tuân thủ các cam kết quốc tế.
IV. CÁC VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC
1. Các vấn đề liên quan đến thuế, phí và lệ phí
2. Giá trị tạo ra trong nước còn thấp
3. Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển
4. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
5. Các vấn đề về an toàn giao thông, môi trường, và cơ sở hạ tầng
V. KHOẠCH HÀNH ĐỘNG
 

TT
Hành động
Thời gian thực hiện
Cơ quan ch trì
Cơ quan phi hợp
A
Điu chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ô tô
1
[Chính sách thuế, phí và lệ phí]
Duy trì ổn định lâu dài các chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến ô tô (SCT/OT/VAT; phí duy tu, bảo dưỡng đường bộ, phí môi trường...) với lộ trình thuế, phí nội địa ổn định trong vòng 10 năm.
Từ năm 2015
Bộ Tài chính
Bộ Công Thương & các Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
2
[Chính sách thuế]
Điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý
Từ năm 2015
Bộ Tài chính
Bộ Công Thương & các Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
B
Hỗ trợ sản xuất trong nước và nâng cao giá trị tạo ra trong nước
1
[Chính sách khuyến khích đầu tư]
- Bổ sung công nghiệp ô tô và phụ tùng vào danh mục các lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư mới.
2015
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT)
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính
2
[Chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước]
- Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa.
Từ năm 2015
Bộ Tài chính
Bộ KHĐT
3
[Chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước]
- Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ô tô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ô tô được giảm thuế nhập khẩu.
Từ năm 2015
Bộ Tài chính
Bộ Công Thương
4
[Giải pháp, Chính sách cắt giảm chi phí sản xuất]
- Nghiên cứu, thực thi giải pháp, chính sách phù hợp nhằm giải quyết vấn đề chi phí sản xuất cao của ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Từ năm 2015
Bộ Công Thương
Bộ Tài chính, Bộ KHĐT
C
Phát trin công nghiệp hỗ trợ
1
[Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư]
Cụ thể hóa tiêu chí đánh giá dự án, đơn giản hóa thủ tục đánh giá và phê duyệt dự án để áp dụng các ưu đãi đầu tư.
- Ban hành Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ
2015
Bộ Công Thương
Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, doanh nghiệp sản xuất ô tô
2
[Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư]
Xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo hướng tập trung, có chọn lọc hơn.
- Sửa đổi Quyết định 1483/QD-TTg
2015
Bộ Công Thương
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp sản xuất ô tô
3
[Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư]
Bổ sung công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển
- Sửa đổi Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển cơ khí trọng điểm
2015
Bộ Công Thương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
4
[Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư]
Bổ sung một số linh kiện, phụ tùng ô tô vào danh mục các sản phẩm công nghệ cao.
- Sửa đổi Quyết định 49/2010/QĐ-TTg
2015
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp sản xuất ô tô
5
[Chính sách tài chính]
Bố trí nguồn vốn nhất định từ Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực CNHT phục vụ CN ô tô với lãi suất, thời hạn vay ưu đãi và nới lỏng điều kiện thế chấp.
2015
Bộ Tài chính
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ KHĐT
6
[Cơ sở dữ liệu về CNHT và cơ khí]
Bố trí nguồn vốn từ nguồn sự nghiệp kinh tế để xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về CNHT và cơ khí do Bộ Công Thương thực hiện
Từ năm 2015
Bộ Tài chính/Bộ Công Thương
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất ô tô
7
[Phát triển cơ sở hạ tầng cho CNHT]
Nghiên cứu, đề xuất phát triển các cụm liên kết (cluster) công nghiệp ô tô nhằm tận dụng sự tập trung công nghiệp hiện có của các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp ô tô, và định hướng rõ ràng cho những dự án, nhà đầu tư mới.
Từ năm 2015
Bộ KHĐT
Bộ Công Thương
8
[Phát triển cơ sở hạ tầng cho CNHT]
Xây dựng các khu công nghiệp dành cho các SME Nhật Bản với đầy đủ dịch vụ hỗ trợ đi kèm
Từ năm 2015
Bộ KHĐT
UBND các tỉnh, địa phương
D
Phát trin ngun nhân lực
1
[Nắm bắt thực trạng NNL công nghiệp]
Tiến hành rà soát, khảo sát các cơ sở đào tạo kỹ thuật (đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề,...)
Từ năm 2015
Bộ Công Thương
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, Bộ Công Thương
2
[Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường]
- Rà soát, sửa đổi các nội dung giáo trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, có sự tham vấn chặt chẽ với doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất ưu đãi, chính sách hỗ trợ thúc đẩy công tác đào tạo liên tục và tiếp nhận thực tập sinh tại các doanh nghiệp NB tại VN
Từ năm 2015
Bộ Giáo dục và Đào tạo/Bộ Công Thương
Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
3
[Chuẩn hóa NNL công nghiệp]
- Thực thi việc cấp giấy chứng nhận tay nghề trong ngành công nghiệp ô tô (đặc biệt trong sản xuất phụ tùng, linh kiện)
- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ô tô với sự hợp tác, hỗ trợ của doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài
Từ năm 2015
Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội
Bộ Công Thương
4
[Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế]
- Tăng cường hỗ trợ của các nhà sản xuất ô tô đối với các cơ sở kỹ thuật (đặc biệt trong lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa)
- Đẩy mạnh hoạt động của các chuyên gia Nhật Bản, shindanshi sang Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp SME của VN.
Từ năm 2015
Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội
Bộ Công Thương
E
An toàn, môi trường và cơ sở hạ tầng
1
[Nắm bắt thực trạng và xác định vấn đề ưu tiên]
Tổ chức diễn đàn trao đổi giữa các bên liên quan (chính phủ, doanh nghiệp, chuyên gia, tổ chức phi lợi nhuận...) để thảo luận về các vấn đề liên quan đến an toàn, môi trường, và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp ô tô.
Từ năm 2015
Bộ Công Thương
Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ KHĐT, Bộ Giao thông Vận tải
2
[Nắm bắt thực trạng và xác định vấn đề ưu tiên]
Thực hiện các nghiên cứu về các vấn đề an toàn, môi trường, và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp ô tô.
Từ năm 2015
Bộ Công Thương
Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ KHĐT, Bộ Giao thông Vận tải
 
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CƠ CHẾ GIÁM SÁT
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
- Căn cứ vào nội dung của Kế hoạch hành động, tổ chức, phân công các đơn vị trong phạm vi quản lý của mình chủ trì triển khai thực hiện;
- Làm đầu mối đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xác định và phân bổ nguồn tài chính từ Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các hành động thuộc lĩnh vực cơ chế, chính sách và các hoạt động hỗ trợ; huy động, điều phối các nguồn tài trợ của nước ngoài, nguồn vốn từ xã hội và các nguồn vốn khác để thực hiện Kế hoạch hành động.
- Phối hợp các Bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công trong Kế hoạch hành động.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Phối hợp các Bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công trong Kế hoạch hành động.
- Chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện các hành động thuộc lĩnh vực cơ chế, chính sách và các hoạt động hỗ trợ tại các Bộ theo quy định hiện hành.
4. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể được phân công trong Kế hoạch hành động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình.
- Hàng năm tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công gửi Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo và Thủ tưởng Chính phủ.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý các KCN có trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình.
- Hàng năm tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được phân công gửi, Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá chung kết quả thực hiện Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô; hàng năm báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược và Thủ tướng Chính phủ.
- Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, và các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô theo chức năng, nhiệm vụ và sự phân công trong Kế hoạch hành động; hàng năm gửi báo cáo kết quả về Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược và Thủ tướng Chính phủ.
- Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, các Bộ được phân công chủ trì thực hiện các hành động trong Kế hoạch hành động báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược và Thủ tướng Chính phủ.
7. Chỉnh sửa kế hoạch hành động
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động, Bộ Công Thương báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược điều chỉnh, bổ sung nội dung của Kế hoạch hành động cho phù hợp yêu cầu thực tế./.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 1829/QD-TTg dated October 28, 2015 of the Prime Minister on ratification of action plan for development of automobile and automobile part industry to implement VietNam’s industrialization strategy within the framework of Vietnam – Japan cooperation towards 2020 and an orientation towards 2030

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1043/QD-TTg dated July 01, 2013 on ratification of Vietnam’s industrialization strategy within the framework of Vietnam – Japan cooperation towards 2020 and an orientation towards 2030;

At the request of the Ministry of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1.The action plan for development of automobile and automobile part industry to implement Vietnam’s industrialization strategy within the framework of Vietnam – Japan cooperation towards 2020 and an orientation towards 2030 under the Prime Minister’s Decision No. 1043/QD-TTg dated July 01, 2013 issued with this Decision.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

ACTION PLAN

DEVELOPMENT OF AUTOMOBIL AND AUTOMOBILE PART INDUSTRY TO IMPLEMENT VIETNAM’S INDUSTRIALIZATION STRATEGY WITHIN THE FRAMEWORK OF VIETNAM – JAPAN COOPERATION TOWARDS 2020 AND AN ORIENTATION TOWARDS 2030

I. FACTS

1.Position and role of Vietnam’s

Statistics produced by General Statistics Office in 2013 show that at the end of 2012, there are 385 enterprises engaged in the manufacture of motor vehicles and trailers which contribute 2.8% to the entire industry and create 78,906 employments. Among 385 enterprises, there are about 50 Vietnamese and foreign manufacturers and assemblers. However, Vietnam’s automobile industry is primarily controlled by 10 manufacturers being VAMA members (including 13 joint ventures and 6 Vietnamese enterprises). These manufacturers share a market of over 200,000 motor vehicles/year regardless of categories. Some major automobile brands of the world are also present in Vietnam such as Toyota, GM, Ford, Honda, Mercedes-Benz, etc.

Statistics show that in comparison with other industries, the contribution of Vietnam’s automobile industry to the economy in general and industry in particular is not significant. However, experience of other countries show that with appropriate development policies and a large enough domestic market, the automobile industry will bring enormous economic, social, and technological benefits. Vietnam is a middle income country with a large population. This makes it a potential automobile market. According to forecasts, the motorization period will take place from 2020 to 2025. Until then, if not produced at home, Vietnam will have to import automobiles to satisfy demand. Moreover, there is a dramatic shift of automobile manufactures and assemblers from Europe and America to Asia, which will change the global situation of the automobile industry. Therefore, development of the automobile industry needs to be considered a long-term solution for achievement of industrialization and modernization which will help Vietnam get deeper into the global value chain, stimulate development of relevant industries, take advantage of the global investment shift, prepare for the motorization period and satisfy demand of the people, and help reduce trade deficit.

2.Manufacture and consumption of automobiles

a) In the world and the region

According to OICA, the global production of automobiles in 2013 is 87.3 million vehicles. After the steep decrease to 61.8 million automobiles in 2009 because of the crisis in 2008, the global production has been recovered and differs from region to region. Asia is still able to maintain its leading position with the production of over 45.7 million vehicles in 2013. The second in America with 21.1 million vehicles, while the production of Europe is below 20 million vehicles.

According to a global survey of KPMG in 2012 reveals that the tendency of the automobile industry in the next 15 years will be development of electric vehicles, modified urban vehicles, and smart vehicles. Besides, the automobile industry still has to face challenges in terms of environment, urbanization, and change of consumers’ behaviors.

ASEAN is now considered one of the largest automobile factories. Most major automobile manufacturers have their factories located within this region such as Ford, GM, BMW, Daimler, Chrysler, Mitsubishi, Mazda, Toyota, Isuzu, Honda, Nissan, etc. Some of its members including Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippine, and Vietnam have determined that automobile industry is very important to their economies.

One decade ago, the production of Thailand was only 411,000 vehicles per year, which made up 0.7% of global production. Nowadays, Thailand’s production is 2.4 million vehicles/year (2013), is among the top 10 countries with highest automobile production, and is the country with highest production of pick-up trucks which are exported all over the world. Automobile industry has become the largest manufacturing industry of this Thailand.

In Indonesia, the automobile industry has recently experience rapid growth with the average growth rate of 20% per year. Its production and sales in 2013 exceeds 1.2 million vehicles have made it one of the countries that sell 1 million vehicle/year two years ahead of schedule. In Indonesia’s economic development planning 2011 - 2015 (MP3EI) published in May 2011, Indonesia’s government determined that automobile industry plays a pivotal role in its economic development. MPV and compact ecological vehicles are given priority in order to maximize the market capacity for the automobile industry.

Malaysia’s production of automobiles reached 601,407 vehicles in 2013, which made up 0.68% of global production. Its domestic market is mostly controlled by two domestic manufacturers which are Perodua and Proton.

In the last decade, the Philippines’s automobile market stayed at 70,000 – 90,000 vehicles registered per year. In 2007, its market started to boom with 100,000 vehicles/year. In 2013, 180,000 vehicles were sold in the Philippines while its production is only 79,169 vehicles. Its market is dominated by imported automobiles because import duties on CBU vehicles from ASEAN and FTA partners are very low while domestic production is slow because of lack of support from the government. Foreign manufacturers closed the assembly lines in the Philippines and import parts from other countries in the same region.

b) Vietnam’s market

Vietnam’s automobile market is still very small in which only over 200,000 vehicles are sold per year. With the rates of import duties of 15% - 20%, domestically assembled automobiles can satisfy 60% - 70% demand. 5-seater cars and trucks are two decisive part of Vietnam’s automobile industry. In 2014, the domestic automobile market started to boom, partly because of more stable policies, and partly because 10% reduction in CEPT import duty, from 60% to 50%, according to the commitment with ASEAN. In 2014, both production and market capacity reached 120,000 vehicles; 5-seater car made up 42.1% of nationwide production, trucks 25.1%, and the other types approximately 10% each.

During the period 2009 – 2013, the value of imported automobiles and automobile parts in Vietnam reached 2.8 USD billion/year, made up 1.85% of national import turnover. The most imported products are automobile parts and components, which made up nearly 40% of turnover from import of automobiles and parts thereof. With regard to CBU automobiles, cars of fewer than 9 seats are the most imported which made up over 50% of import of CBU automobiles. Korea and China are the biggest exporting countries of Vietnam which made up 28% and 24% of Vietnam’s import turnover respectively. The next biggest countries are Thailand and Japan, each of which made up 15% of Vietnam’s import turnover.

Though the growth of the automobile industry is still insignificant, its export turnover has grown pretty quickly. The export turnover of the entire industry was only 200 million USD in 2009 and exceeded 700 million USD in 2013. The average growth rate of the period 2009 – 2013 is 28.9% per year. The primary exports are automobile parts and components, which made up 90%, and the primary importing markets are Japan and the USA.

Ancillary industries of the automobile industry are still underdeveloped. The ratio of purchase of domestic parts varies depending on the category and manufacturer (10% - 30% for vans, > 30% for trucks, > 40% for buses). Parts and components are largely manufactured in the factories. The ratio of purchase is very low. Besides, 90% of existing suppliers are FDI suppliers, only some of domestic suppliers are able to join the supply network of automobile manufacturers and assemblers in Vietnam.

Though considered an industry that need protecting and stimulating, automobile industry is still protected by high import duties under most bilateral and multilateral economic cooperation agreements. The recent inconsistency and instability of policies (mostly related to taxes and charges) have caused adverse impacts on its development. In 2014, the Government ratified the Strategy and Planning for development of Vietnam’s automobile industry by 2025 with an orientation towards 2035, which emphasizes the necessity of encouragement of its development by stable, consistent, and long-term policies.

3. Existing issues of Vietnam’s automobile and automobile components industry

Unlike apparel and textile, footwear, and electronics which are compact and easily transported around the world, manufacturers tend to gather at certain areas and export automobiles all around the world. With its large sizes and inconvenient delivery, when the domestic market is large enough, automobiles manufacturers are inclined to build assembly factories and development supplier system right in the host country to serve its market. Being aware of Vietnam’s potential market with a large population and steadily growing economy, automobile manufacturers started to build assembly factories in Vietnam 20 years ago. However, the growth of Vietnam’s automobile market is not as expected by investors because of its policies. As a result, the development of supplier network of assemblers is still slow.

2018 is considered a transitional year of Vietnam’s automobile industry as import duties on CBU automobiles from ASEAN countries into Vietnam are reduced to 0%. Vietnam has only 03 years to prepare and improve the competitiveness of its automobile industry. If this short opportunity is not seized, Vietnam will face the same consequences as the Philippines several years ago when the underdeveloped market and unclear policies made manufacturers and assemblers withdrew from the market and switched over to import. As soon as the demand for automobiles dramatically increases (motorization period), automobiles would be imported to satisfy domestic demand and cause serious trade deficit.

Vietnam’s automobile industry is facing the following issues:

- The domestic market is still small. In 2013, Vietnam’s automobile market is only one third of that of the Philippines, one fifth of Malaysia, and one tenth of Indonesia and Thailand.

- Car prices in Vietnam are higher than those in other ASEAN countries (by 50 – 300 million VND compared to Thailand and Indonesia – equivalent to 2,400 – 12,000 USD) because of higher production cost. Vietnam’s special excise tax on cars of fewer than 9 seats is also higher than that of other ASEAN countries.

- The competitive pressure from other ASEAN countries will increase at the end of tariff elimination period in under CEPT where tax on all vehicles imported from ASEAN countries is 0%. Besides, other commitments in ASEAN+6 also tend to cut taxes on automobiles more than MFN commitments.

- Ancillary industries for the automobile industry are still underdeveloped, human resources for the automobile industry in particular and the mechanics/engineering in general still fail to meet automobile manufacturers and assemblers’ requirements.

- Recent policies on automobile industry development are inconsistent and usually short-term, thus caused difficulties to manufacturers and assemblers in developing long-term production plans.

II. Orientation

Develop Vietnam’s automobile industry and automobile components industries into an important industry of the economy with satisfy most of domestic demand and participate deeply in the world’s automobile manufacturing network.

III. TARGETS BY 2020

1. Maintain manufacturing, assembly operations, and creation of domestic values till after 2018;

2. Healthily develop domestic automobile demand in a way that is appropriate for the infrastructure and avoids adverse effect on the environment and society;

3. Promote development of ancillary industries for the automobile industry;

4. Reduce production costs, logistics costs, and automobile prices;

5.Integrated into the regional and global manufacturing networks by takingVietnam’s competitive advantage; and

6. Comply with international commitments.

IV. STRATEGIC ISSUES

1. Issues related to taxes, fees and charges.

2. Low domestically-created values

3. Underdeveloped ancillary industries.

4. Unsatisfactory human resources.

5. Other issues in terms of traffic, environment, and infrastructure

V. ACTION PLAN

No.

Action

Time

Presiding authority

Cooperating authority

A

Adjustment to taxes, fees and charges related to automobiles

1

[Policies on taxes, fees, and charges]

Maintain policies on taxes, fees and charges related to automobiles (SCT/OT/VAT; road maintenance charges, environmental charges, etc.) with a stable itinerary in 10 years

From 2015

 Ministry of Finance

 Ministry of Industry and Trade and automobile manufacturers and assemblers

2

[Tax policies]

Reasonably adjust values subject to special excise tax of domestically produced automobiles and imported automobiles

From 2015

 Ministry of Finance

 Ministry of Industry and Trade and automobile manufacturers and assemblers

B

Support for domestic manufacture and increase of domestically produced values

1

[Investment promotion policies]

-Add automobile industry and automobile components industry on the list of industries eligible for investment incentives in the new Decree on guidelines for the Law on Investment.

2015

 Ministry of Planning and Investment

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance

2

[Policies on support for domestic production]

-Simplify procedures for export, import, and transport of parts, components from export-processors to serve the domestic market.

From 2015

Ministry of Finance

Ministry of Planning and Investment

3

[Policies on support for domestic production]

-Reduce import duties on automobiles parts and components that cannot be produced domestically; periodically review and revise the list of automobiles parts and components eligible for reduced import duties.

From 2015

Ministry of Finance

Ministry of Industry and Trade

4

[Solutions and policies on production cost reduction]

-Study, implement appropriate solutions and policies to reduce production cost of the domestic automobile industry.

From 2015

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment

C

Development of ancillary industries

1

[Investment promotion policies]

Specify criteria for project evaluation; simplify procedures for evaluating and approving projects to apply investment incentives.

-Promulgate a Decree on development of ancillary industries

2015

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, and automobile manufacturers and assemblers

2

[Investment promotion policies]

Compile a list of ancillary products given priority to develop in a more concentrated and selective manner.

-Amend Decision 1483/QD-TTg

2015

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment, and automobile manufacturers

3

[Investment promotion policies]

Add automobile industry and automobile components industry to the list of key mechanical products given priority to develop.

-Amend Decision No. 10/2009/QD-TTg

2015

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance

4

[Investment promotion policies]

Add some automobiles components and parts on the list of hi-tech products

-Amend Decision 49/2010/QD-TTg

2015

Ministry of Science and Technology

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment, and automobile manufacturers

5

[Financial policies]

Provide certain capital sources from Fund for development of small and medium enterprises (SMEs) for them to take loans to invest in manufacturing equipment for ancillary industries serving the automobile industry with concessional interest rates and loan terms, and loosen mortgaging conditions

2015

Ministry of Finance

The State bank, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Planning and Investment

6

[Database about ancillary industries and mechanics industry]

Provide funding for development and update of the database about ancillary industries and mechanics industry of the Ministry of Industry and Trade

From 2015

Ministry of Finance/ Ministry of Industry and Trade

Vietnam Chamber of Commerce and Industry and automobile manufacturers

7

[Development of infrastructure for ancillary industries]

Study, propose development of automobile industry clusters to take advantage of existing industrial concentration of enterprises engaged in the automobile industry and provide a clear orientation for new investors and projects

From 2015

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Industry and Trade

8

[Development of infrastructure for ancillary industries]

Build industrial parks dedicated to Japanese SMEs with full supporting services

From 2015

Ministry of Planning and Investment

The People’s Committees of provinces

D

Development of human resources

1

[Grasp the reality of industrial human resources]

Examine, survey technical training institutions (universities, colleges, vocational training institutions, etc.)

From 2015

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Education and Training, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Industry and Trade

2

[Enhancement of connection between enterprises and schools]

- Review, revise training programs to suit enterprises’ demand with enterprises’ consultations

- Study, proposes incentives and policies on support for continuous training and admission of interns to Japanese enterprises in Vietnam.

From 2015

Ministry of Education and Training/ Ministry of Industry and Trade

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, automobile manufacturers

3

 [Standardization of industrial human resources]

- Start issuing certificates of professional skills in the automobile industry, especially manufacturing of parts and components)

- Develop a program for development of human resources for the automobile industry in cooperation with foreign organizations and enterprises

From 2015

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Ministry of Industry and Trade

4

[Enhancement of international cooperation]

- Promote support by automobile manufacturers for industrial facilities (especially maintenance and repair)

- Promote entry of Japanese experts into Vietnam to support SMEs of Vietnam.

From 2015

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Ministry of Industry and Trade

E

Safety, environment, and infrastructure

1

Hold a forum for relevant parties (government, enterprises, experts, non-profit organizations, etc.) to discuss issues related to safety, environment, and infrastructure of the automobile industry.

From 2015

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Science and Technology, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Transport

2

Conduct researches into safety, environment, infrastructure of the automobile industry

From 2015

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Science and Technology, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Transport

VI. IMPLEMENTATION AND SUPERVISION MECHANISM

1. Ministry of Industry and Trade has the responsibility to:

- Assign units under its management to implement the action plans;

- Cooperate with Ministries, regulatory bodies, and local governments in implementing the action plan; submit annual reports to the Steering Committee; review the result and effectiveness of the action plan and report to the Prime Minister.

2. The Ministry of Planning and Investment has the responsibility to:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Finance, relevant Ministries and agencies in determining and providing funding from state budget to effectively implement the measures and supportive activities; mobilize, control foreign sources of sponsorship, capital sources from the society, and other capital sources to implement the action plan.

- Cooperate with relevant Ministries, regulatory bodies, and local governments in performing the duties set out in the action plan.

3. The Ministry of Finance has the responsibility to:

- Cooperate with relevant Ministries, regulatory bodies, and local governments in performing the duties set out in the action plan.

- Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in proposing cost estimates to competent authority and providing sufficient funding to implement the measures and supportive activities

4. Relevant Ministries and agencies have the responsibility to:

- Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in performing their duties set out in the action plan.

- Annually review the result and fulfillment of their duties, submit a report to the Ministry of Industry and Trade for reporting to the Steering Committee and the Prime Minister.

5. The People’s Committees of provinces and management boards of industrial parks have the responsibility to:

- Perform their duties set out in the action plan.

- Annually review the result and fulfillment of their duties, submit a report to the Ministry of Industry and Trade for reporting to the Prime Minister.

6. Supervise the implementation of the action plan

- The Ministry of Industry and Trade is responsible for overall supervision and evaluation of result of the action plan, submit annual reports to the Steering Committee and the Prime Minister.

- The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant Ministries and agencies are responsible for supervision and evaluation of result of the action plan within the scope of their duties set out in the action plan, submit annual reports to the Ministry of Industry and Trade for reporting to the Steering Committee and the Prime Minister.

- By December 15 every year, the Ministries appointed to take charge of the actions in teh action plan shall report the result to the Ministry of Industry and Trade.

7. Revisions to the action plan

Difficulties that arise during the implementation of the action plan, the Ministry of Industry and Trade shall propose reasonable revisions to the action plan to the Steering Committees./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1829/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất