Quyết định 176/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 176/2004/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 176/2004/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 05/10/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách, Điện lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định176/2004/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 176/2004/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 176/2004/QĐ-TTG
NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2004 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2004 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam ngày 24 tháng 10 năm 2003;
Xét tờ trình số 1768/TTr-KHĐT ngày 02 tháng 5 năm 2003, Công văn số 4312/CV-NLDK ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Bộ Công nghiệp đề nghị phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020; ý kiến của các Bộ, ngành góp ý về Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, định hướng đến 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 theo các nội dung chính sau đây:
1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
- Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến khâu sử dụng.
- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp của đất nước như nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí, dầu, than cho sản xuất điện, áp dụng thiết bị sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và giảm ô nhiễm môi trường.
- Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà máy điện nguyên tử (sau năm 2015) đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sử dụng, nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng.
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- Từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Chủ động trong việc tham gia, liên kết lưới điện và mua bán điện với các nước trong khu vực.
- Xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực, nhất là giá điện phục vụ sản xuất, tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện. Có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi.
- Kết hợp giữa điều hành mạng lưới điện thống nhất trong cả nước với xây dựng và điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới truyền tải, phân phối điện quốc gia để cung cấp dịch vụ điện đảm bảo chất lượng, liên tục, an toàn, hiệu quả.
2. Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam. Xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia. Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.
Mục tiêu cụ thể:
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2005 đạt sản lượng khoảng 53 tỷ kWh; năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh.
- Đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện.
- Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững.
- Đa dạng hoá phương thức đầu tư phát triển ngành và chuẩn bị các phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện.
- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, bao gồm nhiều Công ty có tư cách pháp nhân theo mô hình Liên kết tài chính - Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn.
- Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động điện lực.
3. Chiến lược phát triển:
Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Phát triển thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử..., kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực. Tổng công ty Điện lực Việt Nam chỉ đầu tư những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn. Phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.
1. Chiến lược phát triển nguồn điện:
a) Ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn...). Khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này.
Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW.
b) Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu:
- Nhiệt điện than: dự kiến đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400 MW. Giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500 - 5.500 MW (phụ tải cơ sở), 8.000 - 10.000 MW (phụ tải cao). Do nguồn than sản xuất trong nước hạn chế, cần xem xét xây dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập.
- Nhiệt điện khí: đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000 MW, giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500 MW (phương án cấp khí cơ sở), trong trường hợp nguồn khí phát hiện được nhiều hơn cần xây dựng thêm khoảng 7.000 MW.
- Đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015.
c) Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng lượng đã ký kết, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào. Tiếp theo sẽ xem xét nhập khẩu điện từ Campuchia và Trung Quốc.
d) Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng các nguồn năng lượng mới tại chỗ để phát điện cho các khu vực mà lưới điện quốc gia không thể cung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
2. Chiến lược phát triển lưới điện:
- Phát triển nguồn điện phải đi đôi với phát triển lưới điện, phát triển lưới điện phân phối phải phù hợp với phát triển lưới điện truyền tải.
- Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải, bảo đảm khai thác kinh tế các nguồn điện; phát triển lưới 110 kV thành lưới điện phân phối cung cấp trực tiếp cho phụ tải.
- Nghiên cứu giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối. Nhanh chóng mở rộng lưới điện phân phối đến vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện phân phối để giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
3. Chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi:
- Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.
- Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn.
- Tăng cường kiểm soát giá điện nông thôn để đảm bảo thực hiện theo đúng giá trần do Chính phủ quy định.
4. Chiến lược tài chính và huy động vốn:
- Có các cơ chế tài chính thích hợp để Tổng công ty Điện lực Việt Nam đảm bảo được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai một số công trình đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), liên doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư, đồng thời tăng khả năng trả nợ cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
- Xây dựng các biện pháp huy động vốn trong xã hội dân để đầu tư phát triển điện.
- Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài (ODA chỉ giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam); sau đó đến các ngân hàng thương mại với phương châm khi các ngân hàng trong nước không đáp ứng được thì vay các ngân hàng thương mại nước ngoài.
- Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện đã được duyệt theo hướng vừa tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng.
5. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ:
- Tập trung nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất và truyền tải điện năng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường với những bước đi hợp lý.
- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hoá đối với nguồn và lưới điện hiện có, cải tiến công tác quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
6. Định hướng phát triển viễn thông và công nghệ thông tin:
- Tận dụng mọi ưu thế về hệ thống hạ tầng viễn thông ngành điện, kết hợp viễn thông phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh điện với phát triển dịch vụ viễn thông công cộng.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Điện.
7. Định hướng phát triển cơ khí điện:
Phát triển mạnh cơ khí điện góp phần phát triển công nghiệp trong nước, giảm nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2005 đáp ứng về cơ bản nhu cầu thiết bị có điện áp 110 kV trở xuống; đến năm 2010 có thể đáp ứng một phần nhu cầu máy biến áp 220 kV và các thiết bị 220 kV khác. Nghiên cứu sản xuất các thiết bị trọn bộ cho các trạm thuỷ điện nhỏ, năng lượng mặt trời và các thiết bị thay thế phục vụ sửa chữa các nhà máy điện. Về lâu dài, cần nghiên cứu, chế tạo thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc điểm riêng của quốc gia và khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu.
8. Chiến lược phát triển tư vấn xây dựng điện:
Tập trung xây dựng các Công ty tư vấn đa ngành theo chuyên môn hoá từng lĩnh vực chuyên sâu, từng bước nâng cao trình độ để có thể tự đảm đương thiết kế được các công trình điện lớn như nhà máy điện, lưới điện siêu cao áp.
9. Chiến lược phát triển ngành xây lắp điện:
Tăng cường năng lực cho các đơn vị xây lắp điện để có khả năng đảm nhận các công trình đầu tư từ khâu thiết kế kỹ thuật thi công, cho đến khâu xây dựng, lắp đặt thiết bị các nhà máy điện, các công trình lưới điện lớn trong nước và có khả năng tham gia đấu thầu các công trình ở nước ngoài.
10. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực:
- Về công tác cán bộ: tiến hành lập quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch.
- Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: phát triển khối các trường chuyên ngành Điện lực, phấn đấu để xây dựng một số trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bố trí liên thông giữa các bậc học: cao đẳng, trung học và công nhân; xây dựng chương trình chuẩn thống nhất trong ngành về đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu.
11. Chiến lược phát triển thị trường điện:
Từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện độc lập.
4. Giải pháp thực hiện:
1. Giải pháp về tổ chức và cơ chế:
- Bổ sung và hiệu chỉnh Luật Điện lực trình Quốc hội thông qua năm 2004 làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối thị trường điện lực. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện lực cạnh tranh.
- Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu tổ chức ngành công nghiệp điện lực theo định hướng chiến lược đã đề ra.
2. Giải pháp về đầu tư phát triển:
- Xây dựng cơ chế, chính sách trong đó có chính sách đa dạng hoá phương thức đầu tư để phát huy tốt mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Điện và yêu cầu phát triển của đất nước.
- Tính toán xây dựng phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc hợp lý.
- Giao Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện vai trò chủ đạo trong đảm bảo đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với năng lực tài chính và khả năng trả nợ của Tổng công ty, đảm bảo cân bằng tài chính dài hạn.
- Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát điện và phân phối điện, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên cơ sở thu hút vốn từ thị trường cho đầu tư.
- Xây dựng cơ chế đầu tư phù hợp theo hướng cải cách các thủ tục hành chính, giải quyết nhanh vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư điện lực.
3. Giải pháp tài chính và huy động vốn:
- Tiếp tục thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình đã được duyệt và nghiên cứu điều chỉnh biểu giá điện theo hướng giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng. Cho phép Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện hạch toán riêng phần dịch vụ mang tính công ích.
- Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện từ 10% xuống còn 5% để giảm sức ép tăng giá điện.
- Ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của nước ngoài cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam để thực hiện đầu tư các công trình điện trọng điểm của quốc gia.
- Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn trên cơ sở tăng cường kiểm soát giá bán điện ở nông thôn để đảm bảo không vượt giá trần do Chính phủ quy định.
- Hỗ trợ vốn ngân sách cho các dự án điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm mục đích phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho các khu vực này.
- Cổ phần hoá các công trình điện mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Thí điểm phát hành trái phiếu công trình và phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán. Thực hiện liên doanh, liên kết trong đầu tư các công trình điện.
4. Giải pháp khoa học - công nghệ:
- Tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ và quản lý để tiếp tục phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống khoảng 10% vào năm 2010 và dưới 10% vào những năm sau.
- Sử dụng công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện.
- Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu (DSM) để cắt giảm công suất đỉnh nhằm tiết kiệm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống điện, tiết kiệm điện trong tiêu dùng.
- Áp dụng công nghệ thích hợp trong ngành để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
5. Giải pháp nguồn nhân lực:
- Coi trọng đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Điện.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về năng lượng hạt nhân để chuẩn bị cho việc xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử.
Điều 2. Phân công thực hiện:
1. Bộ Công nghiệp:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển ngành Điện, Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam, xem xét phê duyệt các dự án điện độc lập phù hợp với quy hoạch và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt những dự án có tích cấp bách để tiến hành đầu tư.
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực phù hợp với thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
2. Tổng công ty Điện lực Việt Nam:
- Chịu trách nhiệm chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện của cả nước và trao đổi điện với các nước trong khu vực.
- Ưu tiên cân đối vốn tín dụng đầu tư ưu đãi cho các công trình đầu tư phát triển điện từ nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA với lãi suất bằng lãi suất các tổ chức tài chính cho vay cộng với chi phí quản lý, vốn tín dụng song phương và tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển của Tổng công ty.
- Thực hiện việc điều chỉnh giá điện theo lộ trình của Chính phủ quy định.
- Hỗ trợ cấp vốn ngân sách cho phần đầu tư nguồn và lưới điện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa và điện khí hoá nông thôn, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng mang tính công ích; cấp vốn ngân sách để đầu tư cung cấp điện bằng các nguồn năng lượng tái tạo ở những nơi không thể cung cấp được bằng lưới điện quốc gia.
- Tổng công ty Điện lực Việt Nam được hạch toán riêng, tách khỏi sản xuất kinh doanh phần công ích trong việc cung cấp điện cho nông thôn, miền núi.
3. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm theo chức năng nhiệm vụ được giao và tùy theo đặc điểm cụ thể của ngành mình, địa phương mình phối hợp với Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển Điện Việt Nam được quy định tại Quyết định này.
4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị xã hội tích cực tham gia triển khai thực hiện Chiến lược này trong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan; ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 176/2004/QD-TTg | Hanoi, October 5, 2004 |
DECISION
APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF VIETNAM ELECTRICITY INDUSTRY IN THE 2004-2010 PERIOD, WITH ORIENTATIONS TOWARDS 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the October 24, 2003 conclusions of the Party's Political Bureau on the strategy and planning on development of Vietnam electricity industry;
Considering the Industry Ministry's Report No. 1768/TTr-KHDT of May 2, 2003 and Official Dispatch No. 4312/CV-NLDK of August 24, 2004 requesting the approval of the development strategy of Vietnam electricity industry in the 2004-2010 period, with orientations towards 2020; and ministries' and branches' comments thereon,
DECIDES:
Article 1.- To approve the strategy on development of Vietnam electricity industry in the 2004-2010 period, with orientations towards 2020, with the following major contents:
1. Development viewpoints:
- The development of electricity industry must be carried out in advance so as to meet the requirements of socio-economic development, ensure national security and defense in the context of international economic integration, meet electricity demands for people's daily life and assure national energy security. To boost the electrification in rural, remote, deep-lying and mountainous areas and offshore islands.
- To ensure electricity quality so as to provide electricity services of higher and higher quality at competitive prices. To attach special importance to electricity saving from the stage of generation and transmission to the stage of use.
- To economically and efficiently use the country's primary energy sources such as hydroelectric power (in combination with irrigation), gas, oil and coal for electricity production, use equipment of scientific and technological advances and reduce environmental pollution.
- To continue surveying, studying and preparing conditions for the construction of a nuclear power plant (after 2015), ensuring the absolute safety in the use thereof, so as to diversify energy sources.
- To accelerate the research into, and development of, new and regenerated energy forms in order to meet the demands for electricity use, especially in off-shore islands and remote and deep-lying areas.
- To step by step form a domestic competitive electricity market, diversify modes of electricity investment and trading, encourage various economic sectors to participate therein and not change State monopoly into enterprise monopoly. The State shall only hold monopoly in electricity transmission as well as in construction and operation of large hydroelectric power plants and nuclear power plants. To take initiative in linking electric grids as well as in selling and purchasing electricity with regional countries.
- To set electricity prices for the objectives of promoting investment for development of the electricity industry and raising the competitiveness of electricity prices as compared with regional countries, especially the prices of electricity for production, separating electricity prices from social policies. To work out appropriate policies on electricity use in rural and mountainous areas.
- To combine the uniform administration of the electric network throughout the country with the safe construction and administration of electric systems in each region with a view to synchronizing and modernizing the national electricity-transmitting and -distributing network so as to provide quality electricity services in a continuous, safe and efficient manner.
2. Development objectives:
The development objectives of Vietnam electricity industry till 2010 are: To well use sources of hydraulic power (in combination with irrigation), gas and coal for the balanced development of electric sources. To build gas-electricity-nitrogenous fertilizer complexes in Phu My and southwestern area. To step up the research into, and construction of, Son La hydroelectric power plant. To research into the plan on the use of nuclear energy. To synchronize and modernize the national electricity-distributing network. To diversify modes of electricity investment and trading; to work out appropriate policies on electricity use in rural and mountainous areas. To raise the competitiveness of electricity prices as compared with the region.
Specific objectives:
- To fully satisfy the electricity demand for socio-economic development. To strive to reach the output of around 53 billion kWh by 2005; 88-93 billion kWh by 2010 and 201-250 billion kWh by 2020.
- To step up the program on electricity supply for rural and mountainous areas, strive for the target that 90% and 100% of rural households will be supplied with electricity by 2010 and 2020, respectively.
- To ensure the sustainable financial balance.
- To diversify modes of the branch's development investment and prepare plans on electricity import from Laos, Cambodia and China.
- To train a contingent of officials and employees who possess high professional qualifications and sense of responsibility so as to meet the increasing requirements for development of the electricity industry.
- To follow the operational mechanism of diversifying products, involving many companies, which have the legal person status and operate after the financial cooperation-industry-trade-service-consultancy model.
- To control and reduce environmental pollution in electricity activities.
3. Development strategy:
To synchronously develop electric sources and grids along the direction of modernization. To develop hydroelectric power, coal-fired thermal power, gas-fired thermal power, nuclear power,… in combination with exchanging and linking electric grids with regional countries. Vietnam Electricity Corporation shall make investment only in electricity-generating works of a capacity of 100 MW or higher and create conditions for other enterprises to invest in works of smaller capacity. To quickly, synchronously and modernly develop the electricity-transmitting and -distributing system in order to raise the reliability and safety in electricity supply and reduce electricity loss.
1. Strategy on development of electric sources:
a/ To give priority to the development of hydroelectric power, especially works with combined benefits (water supply, flood and drought combat…). To encourage investment in small-sized hydroelectric power sources in various forms with a view to making full use of that clean and regenerated power source.
In the coming 20 years, hydroelectric power plants shall be built in places where conditions permit. It is estimated that by 2020, the total capacity of hydroelectric power plants shall reach around 13,000-15,000 MW.
b/ To proportionally develop thermoelectric power plants, suitable to the supply and distribution capacity of fuel sources:
- Coal-fired thermal power: It is estimated that by 2010, the total capacity shall be around 4,400 MW. In the 2011-2010 period, it is necessary to build plants with a capacity of around 4,500-5,500 MW (base load) and 8,000-10,000 MW (high load). Since the source of home-made coal is limited, it is necessary to consider the construction of power plants using import coal.
- Gas-fired thermal power: By 2010, the total capacity shall be around 7,000 MW; in the 2011-2020 period, it is necessary to build plants with a capacity of around 3,500 MW (base gas-supply plan). In cases where a larger gas source is detected, it is necessary to build plants with a capacity of around 7,000 MW.
- To invest in, survey, research into, and prepare necessary conditions for, the construction of the first-ever nuclear power plant in Vietnam with a capacity of around 2,000 MW, which is expected to be commissioned after 2015.
c/ Electricity import: According to agreements on energy cooperation already concluded, Vietnam shall import around 2,000 MW of electricity from Laos, then consider the import of electricity from Cambodia and China.
d/ To develop plants that use new and regenerated energy sources. To make full use of on-the-spot new energy sources to generate electricity for areas where electricity cannot be supplied from the national electric grid or is supplied with low efficiency, especially in offshore islands and remote and deep-lying areas.
2. Strategy on development of electric grids
- To develop electric sources in parallel with electric grids, and develop electricity-distributing grids in conformity to the electricity-transmitting grids.
- To quickly develop the 220 and 500 KV transmission system in order to raise the reliability of electricity supply and reduce electricity loss on transmission grids, ensuring the efficient exploitation of electric sources; to develop the 110 KV grids into the distribution networks for direct load supply.
- To research into, and reduce the supply of medium-voltage electricity by electricity-distributing grids. To quickly expand electricity-distributing grids to remote and deep-lying areas. To concentrate investment in the renovation of electricity-distributing grids so as to reduce electricity loss, restrict incidents and raise the reliability of electricity supply.
3. Strategy on electricity development in rural and mountainous areas
- To boost rural electrification with a view to accelerating agricultural and rural industrialization and modernization.
- To use new and regenerated energy sources to supply electricity for remote, deep-lying, border areas and offshore islands. To build a managerial mechanism for maintenance and development of electric sources in these areas.
- To encourage the diversification of investment in, and management of, rural electric grids.
- To enhance the rural electricity price control so as to ensure the compliance with the ceiling prices prescribed by the Government.
4. Financial strategy and capital mobilization:
- To work out proper financial mechanisms so that Vietnam Electricity Corporation can perform its leading role in the realization of development objectives of Vietnam electricity industry.
- To continue implementing a number of investment projects in the forms of build-operate-transfer (BOT), joint venture or BOO in order to attract more investment capital and raise the debt-repayment capability of Vietnam Electricity Corporation.
- To work out measures for mobilizing capital from the population for investment in electricity development.
- To enhance relations with banks and international financial organizations in order to borrow investment capital, with priority given to the borrowing of ODA capital sources with low interest rates and long debt-repayment duration (ODA capital shall be allocated only to Vietnam Electricity Corporation); to borrow capital from commercial banks, first of all domestic banks, then foreign commercial banks.
- To study the participation in securities market as well as the issuance of stocks at home and abroad for investment in electric works.
- To continue implementing the roadmap on electricity price reforms already approved along the direction of gradually reaching long-term marginal expenses and at the same time reforming electricity price table and reducing large cross-offset between customers' groups.
5. Strategy on scientific and technological development:
- To concentrate efforts on researching into scientific and technological advances to be applied to electricity production and transmission. To research into and apply modern production technologies along the direction of efficiently and economically using energy and minimizing impacts on environment with rational steps.
- To make intensive investment in, improve, upgrade and modernize the existing electric sources and grids, to improve the management and trading activities as well as customer services.
6. Orientations for development of telecommunications and information technology
- To make full use of advantages regarding telecommunications infrastructure of the electricity industry, combining telecommunications network in service of administration of electricity production and business with the development of public telecommunications services.
- To boost the application of information technology in service of the management and administration of production activities and raising of business efficiency of the electricity industry.
7. Orientations for development of electro-mechanics:
To strongly develop electro-mechanics thus contributing to developing domestic industries and reducing imports. To strive to basically meet the demands for equipment of a voltage of 110 kV or less by 2005 and partially meet the demands for 220 kV transformers and other 220 kV equipment by 2010. To research into the production of complete sets of equipment for small-sized hydroelectric power stations, solar energy stations as well as spare parts for the repair of electricity plants. In the long term, it is necessary to research into and manufacture equipment compatible with international standards as well as national and regional particularities so as to meet the demands for domestic consumption and partial export.
8. Strategy on development of electricity construction consultancy
To concentrate on developing multi-branch consultancy companies specialized in intensive domains and step by step raise their qualifications so that they can be capable of designing large electricity works such as electricity plants, ultra-high voltage electric grids.
9. Strategy on development of electricity construction and installation branch:
To enhance the capability of electricity construction and installation units so that they can be capable of undertaking investment projects from the stage of technical designs to the stage of construction and installation of equipment for large electricity plants and electricity grids in the country as well as participating in bidding for overseas projects.
10. Strategy on human resource development:
- On personnel: To make planning on personnel and organize the training and fostering of cadres covered by the planning.
- On human resource training: To develop specialized schools of electricity branch, strive to build some schools of international standards. To carry out the accreditation training between collegial, intermediate vocational training and workers' training; to formulate uniform standard curricula for specialized training disciplines.
11. Strategy on development of electricity market:
To step by step form domestic electricity market, where the State holds monopoly in electricity transmission and dominates electricity production and distribution stage. In the immediate future, to form electricity sale and purchase market within Vietnam Electricity Corporation. To study and formulate adequate legal frameworks and conditions so as to soon form an independent electricity market.
4. Implementation solutions
1. Solutions on organization and mechanisms
- To submit supplements and adjustments of the Electricity Law to the National Assembly for approval in 2004, which shall serve as a legal basis for all electricity activities, creating the legal framework for the control and coordination of electricity market. To research into, and formulate adequate legal frameworks and conditions so as to soon form a competitive electricity market.
- To formulate a roadmap for renovating the organizational structure of the electricity industry along strategic orientations already set forth.
2. Solutions on development investment:
- To formulate mechanism and policies, including policies on diversifying investment modes in order to bring into full play all resources, meeting the requirements for development of the electricity industry and the whole country.
- To calculate and elaborate rational plans on electricity import from Laos, Cambodia and China.
- To assign Vietnam Electricity Corporation to play the leading role in making investment in the development of electricity sources and grids, meeting the national socio-economic development requirements, being in line with its financial capability and debt-repayment capacity and ensuring long-term financial balance.
- To publicize the list of investment projects, encouraging various economic sectors at home and abroad, especially non-State economic sectors, to invest in electricity generation and distribution on the basis of attracting capital from the market for investment.
- To formulate proper investment mechanisms along the direction of reforming administrative procedures, quickly handling the issues of compensation for ground clearance so as to step up the tempo of electricity investment works.
3. Financial solutions and capital mobilization:
- To continue implementing electricity price reform according to approved schedule and study the adjustment of electricity price tables along the direction of reducing large cross-offset between customers' groups. To permit Vietnam Electricity Corporation to make separate cost accounting for public-utility services.
- To consider the reduction of value added tax for electric products to 5% from 10% so as to reduce the pressure for electricity price increase.
- To give priority to the allocation of preferential credit capital from the development assistance fund, ODA capital and bilateral foreign loans to Vietnam Electricity Corporation for investment in national key electricity projects.
- To encourage the diversification of investment in, and management of, rural electric grids on the basis of enhancing the control over electricity selling prices in rural areas so as to ensure that such prices do not exceed the ceiling prices prescribed by the Government.
- To provide budget capital support for projects on electrification in rural, mountainous areas and off-shore islands in service of economic development as well as hunger eradication and poverty alleviation in these areas.
- To carry out the equitization of electricity works where the State needs not to hold 100% of capital. To carry out the experimental issuance of bonds and stocks to securities market. To enter into joint-venture and partnership in investment in electricity works.
4. Scientific and technological solutions:
- To enhance investment in sciences, technologies and management so as to strive to reduce electricity loss to around 10% by 2010 and below 10% in subsequent years.
- To use information technology to ensure the optimal operation of electric system.
- To implement the program on demand management (DSM) in order to reduce peak capacity, so as to economize investment capital and create favorable conditions for the operation of electric system and thriftily use electricity for daily-life activities.
- To apply appropriate technologies so as to raise the efficiency of investment as well as production and business activities.
5. Solution on human resources:
- To attach importance to training and raising the quality of the contingent of cadres who possess high professional qualifications and sense of responsibility, thus meeting the requirement for development of electricity industry.
- To pay attention to the training of a contingent of engineers and specialists on nuclear energy so as to prepare for the construction and operation of nuclear power plants.
Article 2.- Implementation assignment
1. The Ministry of Industry
- To bear responsibility for directing the implementation of the strategy on the development of the electricity industry and the planning on development of Vietnam electricity branch, consider and approve independent electricity projects in accordance with the planning and submit urgent projects to the Prime Minister for approval for investment.
- To study and propose mechanisms and policies for the implementation of the planning on electricity development in conformity with its competence prescribed by the Government.
2. Vietnam Electricity Corporation:
- To assume the prime responsibility for the satisfaction of the national electricity demand as well as the exchange of electricity with regional countries.
- To give priority to allocating preferential investment credit capital to investment projects on electricity development from the sources of preferential loans and ODA capital with the interest rates equal to the lending interest rates of financial institutions plus managerial costs, bilateral credit capital and State credit for its development investment.
- To adjust electricity prices according to roadmap prescribed by the Government.
- To allocate budget capital for investment in electric sources and grids for the targets of economic development in remote and deep-lying areas, rural electrification and public-utility infrastructure works; to allocate budget capital for investment in areas where electricity cannot be supplied from the national electric grids.
- Vietnam Electricity Corporation shall make independent cost accounting for activities of electricity supply to rural and mountainous areas, separating them from production and business activities.
3. The ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall, within the ambit of their assigned functions and tasks and particular characteristics of their respective branches and localities, have to coordinate with the Ministry of Industry and Vietnam Electricity Corporation in implementing the strategy on development of Vietnam electricity industry, prescribed in this Decision.
4. Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations are requested to actively participate in the implementation of this strategy within the scope of their operation.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article 4.- The Minister of Industry, the other ministers, the heads of the concerned branches, the provincial/municipal People's Committees; the Management Board and general director of Vietnam Electricity Corporation and concerned enterprises shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây