Quyết định 1755/QĐ-TTg 2016 phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến 2020

thuộc tính Quyết định 1755/QĐ-TTg

Quyết định 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1755/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:08/09/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khuyến khích đầu tư sáng tạo văn hóa

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/09/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; phấn đấu đến năm 2020, doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; đến năm 2030, doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp được 7% GDP…, ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; phát triển mạng lưới doanh nghiệp, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa ở các lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, phát thanh và truyền hình, phần mềm và các trò chơi trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chính khác.
Cụ thể: Xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và văn hóa có sẵn lợi thế, tiềm năng như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình và phát thanh, thời trang, du lịch văn hóa; Tăng dần tỷ trọng phim truyện Việt Nam chiếu tại các rạp; Sản xuất phim hoạt hình gắn với các sản phẩm, dịch vụ đi kèm; Khuyến khích phát triển các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập; Đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc điểm từng loại hình nghệ thuật; Hình thành trung tâm giám định và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ngoài công lập, các trung tâm thiết kế thời trang và mạng lưới liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành…
Quyết  định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1755/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1755/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2016
 
QUYẾT ĐỊNH
---------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
1. Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
2. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa.
3. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng Điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt Nam, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng.
4. Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
1. Mục tiêu chung
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của Việt Nam.
2. Mục tiêu chủ yếu
a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020
- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp Khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể như sau:
+ Ngành điện ảnh đạt Khoảng 150 triệu USD (phim Việt Nam đạt Khoảng 50 triệu USD);
+ Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt Khoảng 16 triệu USD;
+ Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt Khoảng 80 triệu USD;
+ Ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt Khoảng 1.500 triệu USD;
+ Ngành du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong tổng số Khoảng 18.000 - 19.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.
- Tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, tiềm năng, gồm: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; quảng cáo; thủ công mỹ nghệ; phần mềm và các trò chơi giải trí; truyền hình và phát thanh; thời trang; du lịch văn hóa.
- Định hướng và từng bước phát triển các ngành: Kiến trúc; thiết kế; xuất bản; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030
- Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể như sau:
+ Ngành điện ảnh đạt Khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt Khoảng 125 triệu USD);
+ Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt Khoảng 31 triệu USD;
+ Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt Khoảng 125 triệu USD;
+ Ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt Khoảng 3.200 triệu USD;
+ Ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số Khoảng 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.
- Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, được ứng dụng công nghệ tiên tiến; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.
1. Nhiệm vụ và giải pháp chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng;
- Huy động sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới nhằm cải thiện Điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sỹ, các doanh nghiệp khởi nghiệp;
- Rà soát, Điều chỉnh, bổ sung cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bộ, ngành, bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tăng cường phân cấp trong hệ thống hành chính, đồng thời đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ;
- Củng cố mô hình tổ chức, nâng cao năng lực của các trung tâm bảo vệ quyền tác giả và các tổ chức dịch vụ quyền tác giả;
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa;
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đối với những ngành chưa có chiến lược, quy hoạch (nếu cần thiết).
c) Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy trao đổi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành công nghiệp văn hóa;
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực và cải thiện kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh trong các ngành công nghiệp văn hóa; tăng cường liên kết, hợp tác để các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu tham gia có hiệu quả vào phát triển nguồn nhân lực nói riêng cũng như phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nói chung. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan; thường xuyên tập huấn chuyên môn về bảo vệ bản quyền và thu phí bản quyền có hiệu quả; hình thành đội ngũ chuyên gia trong các ngành công nghiệp văn hóa và lĩnh vực bản quyền;
- Có chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn từ các nước có trình độ phát triển cao về công nghiệp văn hóa đến Việt Nam làm việc.
d) Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ
- Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa;
- Đổi mới và phát triển các ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa truyền thống như: In ấn, xuất bản, phát hành, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, giải trí, quảng cáo, triển lãm. Tăng cường hợp tác, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển.
đ) Thu hút và hỗ trợ đầu tư
- Xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng như: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình và phát thanh, thời trang, du lịch văn hóa;
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; phát triển mạng lưới doanh nghiệp, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa ở các lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, phát thanh và truyền hình, phần mềm và các trò chơi trực tuyến;
- Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, phát triển thị trường văn hóa, tạo mối liên kết thị trường về ngành nghề và khu vực, xây dựng thương hiệu quốc gia cho các ngành công nghiệp văn hóa; đa dạng hóa các mô hình đầu tư, đặc biệt mô hình hợp tác công tư (PPP); khuyến khích hình thành và phát triển các loại quỹ đầu tư trong lĩnh vực văn hóa;
- Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề trong việc đầu tư, hỗ trợ phát triển các hoạt động sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
e) Phát triển thị trường
- Từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trong nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng; phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục của các đơn vị, tổ chức văn hóa nhằm phát triển công chúng, người tiêu dùng về năng lực hiểu biết, cảm thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa;
- Đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước và quốc tế; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng;
- Huy động các nguồn lực trong xã hội để hình thành và phát triển 3 trung tâm công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số trung tâm gắn với các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.
- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài; có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tham gia và phát triển thị trường quốc tế.
g) Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
- Tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam trở thành các sự kiện thường niên, có uy tín khu vực và thế giới, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa nghệ thuật có uy tín, được đông đảo công chúng quan tâm;
- Xây dựng và triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa Việt Nam, các tài năng tiêu biểu về văn hóa của đất nước tại các hội chợ quốc tế, liên hoan quốc tế; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện ngoại giao;
- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
2. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa cụ thể
Các ngành công nghiệp văn hóa: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; du lịch văn hóa triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chung, đồng thời chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của từng ngành như sau:
a) Điện ảnh
- Rà soát, bổ sung, Điều chỉnh các quy định của Luật điện ảnh và các văn bản pháp luật liên quan cũng như các hiệp định và Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết để bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam;
- Xây dựng Trung tâm chiếu phim hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Xây dựng và hoàn thiện trường quay tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Tăng dần tỷ trọng phim truyện Việt Nam chiếu tại các rạp; sản xuất phim hoạt hình gắn với các sản phẩm, dịch vụ đi kèm (truyện tranh, đồ chơi, đồ lưu niệm...). Xây dựng thương hiệu liên hoan phim quốc tế Hà Nội có uy tín trong khu vực và châu Á. Xây dựng và phổ biến các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, đồng thời có tính thương mại cao, tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế;
- Tập trung đào tạo những ngành nghề: Đạo diễn, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, biên kịch, lý luận phê bình, quay phim, thiết kế mỹ thuật (sân khấu), kỹ thuật - công nghệ, diễn viên. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề ngắn hạn trong và ngoài nước; chú trọng đào tạo chính quy ở trong nước và ở những nước có ngành công nghiệp điện ảnh phát triển. Khuyến khích các nhà biên kịch, đạo diễn phát huy tối đa tính sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm điện ảnh.
b) Nghệ thuật biểu diễn
- Phát triển thị trường cho các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, các chương trình biểu diễn. Bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại, tạo ra nhiều tác phẩm chất lượng cao, thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật truyền thống. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, chương trình biểu diễn, tổ chức sự kiện; tăng cường hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực liên quan với nghệ thuật biểu diễn. Khuyến khích và hỗ trợ các văn nghệ sỹ tham gia học tập, bồi dưỡng, biểu diễn và các hoạt động liên quan khác ở nước ngoài;
- Khuyến khích phát triển các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (dân lập, tư nhân); đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc Điểm từng loại hình nghệ thuật. Hình thành các trung tâm trình diễn nghệ thuật đa năng tại các thành phố lớn;
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực; chính sách khuyến khích tài năng, sáng tạo, ưu đãi văn nghệ sĩ; chính sách xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn;
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng những ngành nghề: Đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ thiết kế sân khấu, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, biên kịch, nghệ sĩ biểu diễn, người dẫn chương trình, người mẫu... và mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực; hình thành một số thương hiệu có uy tín trong việc tôn vinh các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn.
c) Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm
- Xây dựng Nghị định của Chính phủ về triển lãm và các cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường mỹ thuật, nhiếp ảnh.
- Về Mỹ thuật:
+ Xây dựng các công trình mỹ thuật công cộng, phục vụ dân sinh, cảnh quan kiến trúc có giá trị thẩm mỹ và bản sắc dân tộc; phát triển mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường;
+ Xây dựng các thương hiệu thiết kế thời trang có uy tín trong nước và quốc tế; tăng cường hàm lượng giá trị thiết kế thời trang;
+ Hình thành Trung tâm giám định và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ngoài công lập, các trung tâm thiết kế thời trang và mạng lưới liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành;
+ Đào tạo đội ngũ họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng có trình độ chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp. Phát triển đội ngũ nghiên cứu phê bình, giám tuyển mỹ thuật có trình độ tương đương với các nước trong khu vực và thế giới. Thu hút các chuyên gia thời trang ở nước ngoài tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thiết kế thời trang trong nước. Mở chuyên ngành đào tạo thiết kế và kinh doanh thời trang trong trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề ở các trường trung cấp.
- Về Nhiếp ảnh:
+ Xây dựng các bộ sưu tập hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam nhằm quảng bá văn hóa và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và giao lưu quốc tế;
+ Ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra các tác phẩm nhiếp ảnh hấp dẫn, đa dạng. Đưa nhiếp ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nhiếp ảnh khu vực và thế giới.
- Về Triển lãm:
+ Xây dựng một số mô hình triển lãm, hội chợ có thương hiệu quốc tế về xúc tiến quảng bá, mua, bán các sản phẩm, dịch vụ văn hóa và du lịch, thực hiện hợp tác, liên doanh, liên kết trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến và tiêu dùng theo định kỳ trong nước, khu vực và quốc tế;
+ Tạo Điều kiện để các sản phẩm, dịch vụ văn hóa tham gia các triển lãm, hội chợ có uy tín của quốc tế.
d) Quảng cáo
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo Điều kiện thuận lợi để hoạt động quảng cáo phát triển; thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động quảng cáo ngoài trời; xây dựng Bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp quảng cáo;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong quảng cáo, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ di động;
- Quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tham gia các sự kiện quảng cáo trên thế giới và tổ chức các sự kiện quảng cáo quốc tế tại Việt Nam. Tăng cường quảng cáo ở các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong nước và quốc tế. Đa dạng hóa các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài trời và trên sản phẩm, dịch vụ văn hóa, du lịch;
- Đào tạo đội ngũ thiết kế quảng cáo có khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nắm vững kiến thức văn hóa.
đ) Du lịch văn hóa
- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản, du lịch tâm linh. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa với các nước ASEAN, đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương;
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh dịch vụ du lịch tại các địa Điểm có di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, các bảo tàng, nhà hát, trung tâm điện ảnh, làng nghề thủ công truyền thống, khu vui chơi giải trí. Xây dựng các thương hiệu du lịch quốc gia;
- Chú trọng phối hợp liên ngành trong việc quản lý, khai thác và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hóa trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;
- Xúc tiến, quảng bá rộng rãi sản phẩm du lịch văn hóa trong và ngoài nước; tập trung thu hút khách du lịch văn hóa có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân lực phục vụ trực tiếp khách du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch văn hóa theo tiêu chuẩn nghề ASEAN.
1. Nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa.
2. Ngân sách nhà nước tùy theo khả năng cân đối trong từng thời kỳ, tham gia hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ các ngành công nghiệp văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Việc sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nguồn huy động của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác đầu tư cho các công trình, dự án ứng dụng, triển khai công nghệ vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hóa.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, xây dựng Kế hoạch hành động của ngành văn hóa, thể thao và du lịch để thực hiện chiến lược; phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để triển khai thực hiện Chiến lược này;
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; du lịch văn hóa, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất hoặc kiến nghị các cơ quan liên quan đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, đặc biệt cơ chế phối hợp liên ngành, các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sỹ, các tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai Chiến lược; đề xuất Điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết.
2. Các Bộ: Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Công Thương căn cứ quan Điểm, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chung, có trách nhiệm rà soát, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa đối với các ngành thuộc lĩnh vực quản lý nêu tại chiến lược này; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời Điểm phù hợp.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối kinh phí hàng năm để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định hiện hành; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt.
4. Các bộ, ngành khác, các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tham gia xây dựng và triển khai các đề án, nhiệm vụ tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
 
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục,
- Lưu: VT, KGVX (3b).KN
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam
 
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
 

TT
Nội dung
Sản phẩm
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian thực hiện/phê duyệt
1
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa.
Nhiệm vụ thường xuyên
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương
Hàng năm
2
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa.
Nhiệm vụ thường xuyên
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương
Hàng năm
3
Quảng bá thương hiệu quốc gia cho các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam.
Nhiệm vụ thường xuyên
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương
Hàng năm
4
Đề án truyền thông nâng cao nhận thức xã hội, phát triển công chúng đối với các ngành công nghiệp văn hóa.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác liên quan
2017-2018
5
Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia cho các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác liên quan
2017-2018
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.1755/QD-TTgdated September 08, 2016 of the Prime Minister on approving the development strategy of Vietnamese cultural industry by 2020 and with a vision to 2030

Pursuant to the Law on organization of Government dated 19/6/2015;

Pursuant to the Resolution No.102/NQ-CPdated 31/12/2014 of the Government issuing the action Program of the Government to implement the Resolution No.33-NQ/TWdated 09/06/2014 of the ninth Plenum of the eleventh Party Central Committee on building and developing the Vietnamese culture and people to meet the requirements for sustainable development of the country;

Pursuant to the Resolution No.31/NQ-CPdated 13/5/2014 of the Government issuing the action Program of the Government to implement the Resolution No.22-NQ/TWdated 10/4/2013 of the Politburo on international integration;

Considering the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

DECIDES:

Article 1. Approving the development strategy of Vietnamese cultural industry by 2020 and with a vision to 2030.

I.VIEWPOINT

1.The cultural industries are an important component of the national economy. The State creates favorable conditions to attract a maximum of resources from businesses and society to develop the cultural industries.

2.Development of cultural industries is based on the creativity, science and technology and intellectual property rights; maximization of economic factors of cultural values.

3.Development of cultural industries has focus, main points and roadmap towards professionalism, modernization and promotion of advantages of Vietnam in accordance with the basic laws of the market economy and placed in the overall social - economic development to ensure the consistency and synchronization between industries and phases of creation, production, distribution, dissemination and consumption.

4.Development of cultural industries is associated with the image of the country and Vietnamese people, contributing to protection and promoting of national cultural identity in the course of international exchange, integration and cooperation.

II.OBJECTIVES

1.General objectives

The development of Vietnamese cultural industries consists of: Advertising; architecture; software and entertainment games; handicrafts; design; Cinematography; publication; fashion; art performance; fine art, photography and exhibitions; television and radio and cultural tourism that become the important service economies, develop markedly in quality and quantity, contribute positively to economic growth and job creation through the production of more and more cultural products and services that are diverse and high quality and meet the needs of cultural creativity, enjoyment, consumption culture of people in the country and for export; contribute to the promotion of the image of the country and Vietnamese people; establish the brand of cultural products and services and prioritize the development of sectors with various advantages and potential of Vietnam .

2.Targets

a)Targets by 2020

-To strive for the revenues of cultural industries to contribute about 3% GDP and create more jobs for society in which the contribution of some industries is as follows:

+The Cinematography industry shall reach about US $ 150 million (Vietnamese films shall reach about 50 million US dollars);

+The performing arts industry shall reach about US $ 16 million;

+The fine arts, photography and exhibition industry shall reach about US $ 80 million;

+The advertising industry (on television, radio, newspaper, magazine, internet and outdoor advertising) shall reach about US $ 1,500 million;

+The cultural tourism industry shall reach 10-15% of the total of about US $ 18,000 - 19,000 million of revenues from tourists.

-To focus on developing a number of industries with their existing advantages and potential, including: Cinematography; performing art; advertising; handicraft; software and entertainment games; television and radio; fashion and cultural tourism.

-To orient and gradually develop the industries: Architecture; design; publication; fine arts, photography and exhibition that become the important service economies and contribute positively and effectively to the social - economic growth of the country.

b)Targets by 2030

-To strive for the revenues of cultural industries to contribute about 7% GDP and create more jobs for society in which the contribution of some industries is as follows:

+The Cinematography industry shall reach about US $ 250 million (Vietnamese films shall reach about 125 million US dollars);

+The performing arts industry shall reach about US $ 31 million;

+The fine arts, photography and exhibition industry shall reach about US $ 125 million;

+The advertising industry (on television, radio, newspaper, magazine, internet and outdoor advertising) shall reach about US $ 3,200 million;

+The cultural tourism industry shall reach 15-20% of the total of about US $ 40,000 million of revenues from tourists.

-To develop towards diversification, synchronization and modernization of all cultural industries in a sustainable way; apply the advanced technologies; the cultural products and services with prestigious brands in the region and in the world, meeting the standards of developed countries and widely participating in the global value chain of cultural products andservices.

III.DUTIES AND SOLUTIONS

1.The general duties and solutions to develop the cultural industries

a)Promoting the propagation and raising the awareness

-Promoting the communication, raising the awareness and responsibilities of levels, sectors, localities and entire society of the position and role of cultural industries in social – economic development; raising the awareness of enterprises in cultural investment as a part of business strategy and show the responsibility to the society and community;

-Mobilizing the broad and effective participation of mass media in the propagation and dissemination of guidelines of the Party and policies and laws of the State on development of cultural industries.

b)Completing the mechanisms and policies

-Developing, adding and completing the mechanisms and policies on development of cultural industries in new period in order to improve the business conditions of cultural products and services, the effective exercise of intellectual property rights and the related rights, promote the healthy competitiveness in the market; preferential policies on capital, tax, land and encouragement of creativity for artists and startup businesses;

-Reviewing, adjusting and adding the effective coordination mechanisms between the ministers and sectors to ensure the uniformity, avoid the overlapping in order to promote the development of cultural industries; strengthening the decentralization in the administrative system while stepping up the monitoring, urge, inspection and supervision of duty performance;

-Consolidating the organizational models, improving the capacity of the Centers for protection of copyright and the organizations of copyright services;

-Developing the statistical indicator system and database of cultural industries;

-Continuing to implement the development strategy and planning of industries approved by the competent authorities; recommending the modification, addition while studying and recommending the development of development strategy and planning for the industries with a lack of strategy and planning (if necessary).

c)Stepping up the development of human resources

-Developing the plans for the development of human resources, promoting the knowledge exchange, improving the professional capacity and training of professional human resources for the cultural industries;

-Innovating the training contents and programs in order to improve the capacity and managerial skills and business skills in cultural industries; strengthening the association and cooperation so that the higher education establishments and research institutes to effectively participate in the development of human resources in particular as well as the development of cultural industries in general; providing the training and re-training for the management staff; exercising the property rights and other related rights; regularly exercising the effective professional practice on copyright protection and collection of copyright fees; forming the contingent of specialists in cultural industries and the field of copyright;

-Having appropriate benefits to attract the high quality human resources with basic training and professional experience from the countries with a high level of development of cultural industries to come and work in Vietnam.

d)Strengthening the application of science and technology

-Applying the scientific and technical achievements and modern technology in creativity, production, dissemination and storage of cultural products and improving the quality of cultural services; innovating the contents and mode of operation of the cultural industries associated with the application of modern science and technology; improving the scientific and technical contents of the production chain of products and services of cultural industries;

-Innovating and developing the industries of traditional cultural products and services such as: printing, publication, distribution, art performance, movie production, entertainment, advertising and exhibition; strengthening the cooperation and taking advantage of advanced techniques and technologies from the developed countries.

dd) Attracting and supporting the investment

-Developing the preferential policies, promoting the propagation and investment and development of cultural industries with their existing advantages and potential such as: Cinematography; performing art; advertising; handicraft; software and entertainment games; television and radio; fashion and cultural tourism.

-Encouraging the foreign and domestic enterprises to strengthen the investment in the cultural creativity, making of cultural products and services; developing the enterprise network particularly forming a number of large groups of cultural industry in the field of communication, Cinematography, radio, television, software and online games;

-The State shall create favorable legal environment and support the investment and development of human resources; promote and develop the cultural market, create the market linkages of industries and sectors; build national brands for the cultural industries; diversify the investment models, especially the model of public-private partnership (PPP); encourage the formation and development of investment funds in the field of culture;

 -Strengthening the role of industry organizations and associations in investment and support for development of creativity, production, distribution, propagation and consumption of cultural products and services.

e)Market development

-Gradually forming the community of consumers of cultural products and services in the country through the promotion and improvement of accessibility and use of cultural products and services of the public; promoting the role of propagation and education of the cultural units and organizations in order to develop the capacity of understanding and perception of cultural products and services of the public and consumers.

-Innovating the production technologies, improving the capacity of production and creativity of new cultural values, making a lot of high quality cultural products and services for participation in the international and domestic cultural market; building the enterprise brands and cultural products and services with quality.

-Mobilizing the social resources to form and develop 03 cultural industry centers in Hanoi, Danang, HCM City and some centers associated with the cultural and natural heritages of the world.

-Stepping up the export of cultural products and services; building and developing the market of Vietnamese cultural products and services in foreign countries; having policies to support the enterprises during the participation and development of international market.

g)Expanding the international exchanges and cooperation

-Organizing the international cultural and art events in Vietnam to become the annual events with regional and international prestige, attracting the participation of prestigious artists and cultural and art organizations and with interests from the wide public.

-Developing and implementing the brand promotion programs of cultural products and services and Vietnamese cultural enterprise brands and cultural typical talents of the country at the international fairs and festivals; integrating the development and promotion programs of cultural industry associated with the diplomatic events;

-Stepping up the export of cultural products and services, expanding the cultural exchange with the countries in the region and the world; building and developing the market of Vietnamese cultural products and services in foreign countries.

2.Duties and solutions to development of some specific cultural industries

The cultural industries: Cinematography, performing art, fine arts, photography, exhibition, advertising and cultural tourism shall implement the general duties and solutions while attaching special importance to the specific duties and solutions of each industry as follows:

a)Cinematography

-Reviewing, adding and amending the provisions of the Law on cinematography and the relevant legal documents as well as the international agreements which Vietnam has signed to ensure the conformity with the actual development of Vietnamese cultural industries;

-Building the modern cinema Center in HCM City and Danang; building and completing the studio in Hanoi, Danang and HCM City;

-Gradually increasing the proportion of Vietnamese films in theaters; producing cartoon in association with the accompanied products and services (comics, toys, souvenirs ...). Building the brand of Hanoi international film festival which is prestigious in the region and in Asia. Building and disseminating the cinematographic works with artistic value and high commercial and competitiveness in domestic and international market.

-Focusing on training of occupations: Director, producer, entrepreneur, screenwriter, critic, film recorder, fine arts designer (stage), engineering - technology, actor/actress. Providing the short-term training for skill improvement in the country and foreign country; focusing on formal training in the country and in foreign countries with film industry development. Encouraging the screenwriters and directors to maximize their creativity in the process of building the cinematographic works.

b)Performing art

-Developing the markets for the dramatic and music works and performance programs. Preserving and promoting the traditional ethnic art in combination with the contemporary art forms to create the high quality works indicating the creativity and originality of traditional art. Encouraging the establishment of enterprises, prioritizing the enterprises operating in the field of music and performance programs and event organization; strengthening the cooperation between the relevant industries and fields with the performing art. Encouraging and helping the artists to participate in learning, re-training, performance and other relevant activities in foreign countries.

-Encouraging the development of non-public (private); stepping up the autonomy for the public non-business in accordance with the characteristics of each art form. Forming the versatile art performing centers in large cities;

-Developing and completing the policies on training of human resources, policies on encouragement of talent, creativity and preference to the artists and policies on socialization of performing art;

-Focusing on training and re-training of occupations: Director, musician, stage design painter, producer, entrepreneur, screenwriter, art performer, master of ceremony, model, etc and expanding the international cooperation in training of human resources; forming a number of prestigious brands in the honor of works of performing art.

c)Fine arts, photography and exhibitions

-Developing the Decree of the Government on exhibition and mechanisms and policies in order to develop the market of fine arts and photography.

-About the fine arts:

+Building the public fine arts works in service of people’s livelihood, architectural landscape, aesthetic values and national identity; developing the industrial fine arts and applied fine arts to meet the requirements for development of market economy;

+Building the fashion design brands which are domestically and internationally prestigious and strengthening the content of fashion design value;

+Forming the non-public Center for assessment and auction of fine art works and fashion design Centers and the production linkage network between the enterprises in the industry.

+Providing the training of contingent of painters, sculptors, designers of industrial fine arts and applied fine arts with high professional skills; developing the contingent of critics, fine arts curators having the level equivalent to that of the countries in the region and in the world. Attracting the fashion specialists in foreign countries to participating in providing the training and re-training for the domestic contingent of fashion designers. Establishing the specialty of design training and fashion business in universities and colleges and vocational training in technical schools.

-About photography:

+Building collections of image of country, culture, and people of Vietnam to promote culture and meet consumption needs of tourists and international exchanges;

+Applying modern technologies to create the attractive and diversified photography works and bringing the Vietnamese photography to integrate deeply into the photography of the region and the world.

-About exhibition:

+Building a number of models of exhibition and fair with international brands on promotion and sale of cultural products and services and tourism, periodically implementing the cooperation, joint venture and association in the creativity, production, propagation and consumption in the country, in the region and the world;

+Creating the conditions for the cultural products and services to participating in the international prestigious exhibitions and fairs;

d)Advertising

-Continuing to improve the legal framework, mechanisms and policies to create favorable conditions for developing the advertising activities; promoting the socialization of outdoor advertising; building the Code of professional conduct for advertising;

-Stepping up the application of high and modern technologies in advertising, especially in the field of digit and mobile technology;

-Planning the outdoor advertising in the provinces and centrally-run cities;

-Participating in the international events and organizing the international advertising events in Vietnam. Strengthening the advertising in the domestic and international events of culture, sports and tourism. Diversifying the forms of advertising on the mass media, outdoors and on the cultural and tourist products and services;

-Providing the training for the contingent of advertising designers who are able to acquire and apply the technical and scientific advances and grasp the cultural knowledge.

dd) Cultural tourism

-Encouraging the development of forms of cultural tourism, particularly heritage tourism, spiritual tourism. Linking to build the products of cultural tourism with the ASEAN countries, promoting regional and local links;

-Building and completing the infrastructure and tourism service and business facilities at the locations with world heritage, special national relics, museums, theaters, cinema centers, traditional handicraft villages, amusement parks. Developing the national tourism brands;

-Focusing on inter-sectoral coordination in appropriate management, use and promotion of cultural values in the process of development of cultural tourism products to meet the requirements for sustainable development;

-Widely promoting the cultural tourism products in and out of the country; focusing on attracting the cultural tourists with high affordability and long stay; promoting the making of cultural products to meet the shopping needs of tourists;

-Providing the training and developing the human resources for cultural tourism, especiallythe managers, tourist guides, speakers and staff directly serving tourists. Improving the quality of vocational training of cultural tourism based on ASEAN vocational standard.

IV.FUNDING FOR IMPLEMENTATION

1.The socialized funding from the foreign and domestic enterprises is invested in development and making of products and services of the cultural industries.

2.Depending on the balance capacity in each period, the state budget shall support the investment for the necessary infrastructure and facilities in service of cultural industry, human resource training and promotion of brands of cultural products and services. The use of state budget shall comply with the current regulations of law.

3.The funding mobilized from the foreign and domestic organizations and individuals and other legal sources invested for the works and projects, application of technology in production and business of cultural products and services.

Article2.Implementation organization

1.The Ministry of Culture, Sports and Tourism

-Develops the action Plan of the Culture, Sports and Tourism industry to carry out the strategy; coordinates and urges the relevant ministries and sectors and People’s Committee of provinces and centrally-run cities to carry out this strategy;

-Directly implements the objectives, duties and solutions for developing the cultural industries: Cinematography, performing art, fine arts, photography, exhibition, advertising, cultural tourism while continuing to carry out the industry development strategy and planning approved by the Prime Minister;

-Coordinates with the relevant ministries and sectors to review, recommend or request the relevant bodies to recommend the development, amendment or addition to issue under authority or submit the mechanism and policies, especially the inter-sectoral coordination mechanism, the preferential policies on funding, tax, land and encourage the creativity to the artists and startup organizations and enterprises;

-Inspects and supervises and makes annual reports to the Prime Minister on implementation of strategy; recommends the amendment and addition if necessary.

2.The Ministries: Construction, Information and Communications, Industry and Trade, based on their common objectives, duties and solutions, must review, study and recommend the building of cultural industry development strategy for the industries under their fields of management specified in this Strategy

3.The Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment shall balance the annual funding to develop the cultural industries under the current regulations; coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and the relevant bodies to develop the preferential mechanisms and policies and submit them to the Prime Minister for consideration and approval.

4.The other ministries, sectors and social – political organizations shall implement this Strategy within their assigned functions and duties and the current regulations of law.

5.The People s Committees of provinces and centrally-run cities within their functions, duties and powers shall implement this Strategy in localities; ensure the consistency and uniformity with the implementation of the social – economic development plan of localities; develop and implement the schemes and duties specified in the Appendix issued with this Decision.

Article 3. This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.The Ministers, heads of ministerial-level bodies, heads of governmental bodies, Chairman of People s Committees of provinces and centrally-run cities and relevant bodies, organizations and individuals are liable to execute this Decision. /.

For the Minister

The Deputy Minister

Vu Duc Dam

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1755/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất