Quyết định 14318/QĐ-BCT 2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Điện lực Việt Nam

thuộc tính Quyết định 14318/QĐ-BCT

Quyết định 14318/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Điện lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14318/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành:25/12/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
Số: 14318/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
--------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
 
 
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (được Bộ Công Thương trình tại Tờ trình số 9457/TTr-BCT ngày 25 tháng 9 năm 2014);
Căn cứ Quyết định số 11476/QĐ-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Điện lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án) với các nội dung chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm, định hướng
a) Tái cơ cấu ngành Điện lực là một hợp phần của tái cơ cấu ngành Năng lượng trong tổng thể tái cơ cấu ngành Công Thương phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
b) Tái cơ cấu ngành Điện lực phải phù hợp và đồng bộ với quan điểm định hướng Chiến lược phát triển ngành Điện lực Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó:
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đầy đủ với giá điện hợp lý và phát triển ngành điện bền vững.
- Phát huy tối đa nội lực, kết hợp với mở rộng hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế; thu hút sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để huy động tối đa và sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn lực cho phát triển ngành Điện.
- Xây dựng cơ cấu tổ chức ngành điện trên cơ sở nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong vận hành thị trường điện.
c) Tái cơ cấu ngành Điện lực là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần phải được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng chương trình hành động để thực hiện và hệ thống giám sát, đánh giá tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Tái cơ cấu ngành Điện lực nhằm phát triển ngành Điện lực Việt Nam với hiệu quả cao, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm theo từng thời kỳ, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát huy tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; mở rộng, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thực hiện tái cơ cấu phải đảm bảo không gây xáo trộn trong cung ứng điện cho nền kinh tế quốc dân, không ảnh hưởng xấu đến khách hàng và đối tác, không tăng thêm chi phí và giảm thiểu phát sinh các đầu mối quản lý trung gian.
- Tái cơ cấu ngành Điện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường tính chủ động trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực Quản lý nhà nước, tổ chức cơ cấu bộ máy hợp lý thông qua các cơ chế, chính sách, phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và của thị trường theo hướng giảm thiểu các rào cản, các biện pháp can thiệp hành chính, tạo động lực khuyến khích, chuyển dịch, phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường nhằm thúc đẩy phát triển ngành Điện lực.
- Đảm bảo cung cấp điện ổn định, đầy đủ với giá điện hợp lý, phát triển ngành Điện lực bền vững với mục tiêu sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2020 khoảng 265 - 279 tỷ kWh với công suất đỉnh đạt khoảng 41.000 - 44.000 MW; năm 2030 khoảng 572 - 632 tỷ kWh với công suất đỉnh đạt khoảng 82.000 - 100.000 MW.
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển thị trường điện theo lộ trình của Chính phủ quy định; Nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong các hoạt động giao dịch mua bán điện và trong công tác vận hành thị trường điện.
- Phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ năm 2016 và tiếp tục xây dựng khung pháp lý để hình thành thị trường bán lẻ cạnh tranh từ năm 2021 theo Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư và chính sách về giá điện để đảm bảo minh bạch, giá điện phản ánh đúng chi phí và lợi nhuận hợp lý trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện.
- Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành Điện lực.
- Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng; khuyến khích phát triển năng lượng sạch và ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái tạo. Phấn đấu tăng tổng các nguồn năng lượng tái tạo sản xuất, sử dụng đạt khoảng 37 triệu TOE vào năm 2020 và khoảng 62 triệu TOE vào năm 2030.
- Xây dựng các doanh nghiệp ngành Điện lực có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, hoạt động hiệu quả, bền vững, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước.
- Rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách, tạo khung pháp lý minh bạch, cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ các khó khăn, rào cản cho phát triển của doanh nghiệp, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành Điện lực.
- Nâng cao hiệu quả, cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành Điện lực thông qua việc xác định lại nhiệm vụ chính, sắp xếp lại tổ chức hoạt động, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, cơ chế quản lý, quản trị nguồn nhân lực, gắn cơ cấu tập đoàn, tổng công ty với tái cơ cấu ngành Điện lực và tái cấu trúc nền kinh tế.
- Hiện đại hóa nguồn và lưới điện nhằm tiết kiệm nhiên liệu, giảm điện năng tự dùng trong khâu phát điện đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ trong quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng trong các khâu truyền tải và phân phối điện.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm cường độ năng lượng hàng năm xấp xỉ 2,5%/năm, tỷ lệ tiết kiệm đến năm 2020 đạt khoảng 2,5% và đến năm 2020 đạt khoảng 4% tổng sản lượng điện thương phẩm hàng năm.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nâng cao năng lực hoạch định chính sách, tổ chức quản lý ngành Điện lực.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm đổi mới, hoàn thiện sản phẩm, nâng cao tỷ trọng nội địa hóa trong chế tạo các hệ thống thiết bị đồng bộ.
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường hoặc tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển ngành Điện lực. Không chấp thuận các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, sử dụng tài nguyên và năng lượng không hiệu quả, ô nhiễm môi trường.
- Rà soát, kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và chương trình đã được phê duyệt; chỉ thực hiện đầu tư khi dự án đã được lựa chọn theo đúng quy trình và thứ tự ưu tiên, đã xác định nguồn vốn và khả năng cân đối, bố trí đủ vốn hoàn thành dự án đầu tư.
- Tăng cường thẩm quyền và năng lực của hệ thống giám sát đầu tư, chấp hành pháp luật, cơ chế chính sách, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư.
II. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU
1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Tăng cường vai trò công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực. Phân định rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong ngành Điện lực.
- Thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phấn đấu cường độ năng lượng tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực. Tiếp tục xây dựng và thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% trên tổng năng lượng tiêu thụ.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho ngành điện và các hoạt động của ngành phù hợp với bản chất doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm, minh bạch theo cơ chế thị trường.
- Xây dựng cơ chế định giá thị trường hiệu quả giúp đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí mua điện trên thị trường, đồng thời đưa ra tín hiệu giá đúng, khuyến khích các đơn vị phát điện chào giá hiệu quả, thực hiện tối ưu chi phí; và đưa ra tín hiệu giá hiệu quả cho khách hàng tham gia thị trường.
- Xây dựng Chiến lược phát triển ngành Điện lực Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, trong đó tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chính, áp dụng phương thức quản trị hiện đại trong quản lý và điều hành.
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và rà soát, cập nhật Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 để làm cơ sở cho việc đầu tư hiệu quả trong ngành Điện lực.
- Xây dựng cơ chế giá điện áp dụng cho các dạng năng lượng tái tạo nối lưới, phù hợp với các điều kiện của các khu vực khác nhau và đặc điểm của công nghệ phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo bảo đảm nhà đầu tư thu hồi được chi phí và có lợi nhuận hợp lý.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ lưới điện thông minh trong truyền tải và phân phối điện để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới điện; làm chủ công nghệ nhiệt điện, ứng dụng công nghệ đốt than sạch, hiệu suất cao nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
- Xây dựng chỉ tiêu năng suất lao động, định mức chi phí - đơn giá cho phù hợp với thực tế nhằm quản lý các yếu tố chi phí sản xuất trong các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện; phấn đấu đến năm 2020 năng suất lao động trong các khâu của ngành Điện lực Việt Nam có thể tương đương với một số nước tiên tiến trong khu vực.
2. Đối với doanh nghiệp ngành Điện lực
a) Các nhà máy thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục nắm giữ các nhà máy thủy điện đa mục tiêu hạch toán phụ thuộc sẽ đảm bảo có đủ khả năng về tài chính thực hiện các dự án đầu tư được giao đúng tiến độ.
- Đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trực tiếp tham gia Thị trường bán buôn điện và bán lẻ điện.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư xây dựng và nắm giữ các nhà máy điện hạt nhân, các nhà máy này hạch toán phụ thuộc sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng.
b) Các Tổng công ty phát điện (Genco) thuộc EVN
- Trước năm 2020: Theo lộ trình, các Genco sẽ được cổ phần hóa trong giai đoạn 2015-2017, từng bước giảm dần cổ phần nắm giữ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để tiến tới tách ra hoạt động độc lập.
- Trong giai đoạn 2021 - 2030: tiếp tục cổ phần hóa các Genco, định hướng phần vốn nhà nước chỉ giữ lại khoảng 30%.
- Đối với các nhà máy điện không phải các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và điện hạt nhân do EVN đang thực hiện đầu tư sẽ chuyển giao cho các Genco hiện có hoặc xem xét thành lập Genco mới, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với các quy định của thị trường điện.
c) Tổng công ty Điện lực Than - Khoáng sản (TKV Power)
- Mô hình quản lý hoạt động của Tổng công ty hiện tại đã thực hiện cổ phần hóa và đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
- Trong giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục thực hiện cổ phần hóa TKV Power để giảm dần cổ phần nắm giữ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
d) Tổng công ty điện lực Dầu khí (PV Power)
- Mô hình quản lý hoạt động của Tổng công ty hiện tại đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và thực hiện cổ phần hóa sau 2015.
- Trong giai đoạn đến năm 2020, thực hiện cổ phần hóa PV Power. Tổng công ty thực hiện thoái vốn tại các đơn vị liên doanh, liên kết và chỉ giữ vốn chi phối tại các dự án lớn, quan trọng.
e) Khối các Nhà máy điện BOT
- Ngoài các nhà máy điện đã có kế hoạch giao các Nhà đầu tư thực hiện đầu tư BOT, cần nghiên cứu tính toán tỷ trọng hợp lý của các nhà máy điện BOT trong hệ thống điện đến 2030 để đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả đầu tư của nguồn điện trong thị trường bán lẻ điện.
- Khuyến khích các nhà máy điện BOT trực tiếp tham gia Thị trường bán buôn điện (chào bán phần sản lượng trên sản lượng bao tiêu trên thị trường giao ngay hoặc chuyển đổi, ký kết hợp đồng CfD thay cho hợp đồng PPA truyền thống để tham gia thị trường điện và được tham gia thiết lập giá thị trường như những đơn vị phát điện khác).
- Các dự án BOT mới, cần xem xét giảm sản lượng điện năng bao tiêu trong hợp đồng (từ 80-90% khả năng cung cấp) để tăng tỷ lệ điện năng tham gia trên thị trường bán buôn điện.
f) Khối các Nhà máy điện độc lập IPP
Cho phép các nhà máy điện IPP độc lập tham gia thị trường điện cạnh tranh hoặc tự nguyện liên kết thành lập các Genco mới để tham gia thị trường điện.
g) Truyền tải điện
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) là đơn vị hạch toán độc lập do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ. Mô hình này đã đáp ứng được các cấp độ phát triển của thị trường điện và thực hiện các chức năng quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và đầu tư phát triển lưới điện truyền tải.
Giá truyền tải điện cần tính toán để EVNNPT có tỷ lệ lợi nhuận hợp lý, đảm bảo năng lực đầu tư phát triển lưới điện truyền tải theo quy hoạch được duyệt trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động.
h) Khối phân phối điện
- Các Tổng công ty điện lực sẽ đóng vai trò là các đơn vị mua buôn điện, tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh với các nhiệm vụ như sau:
+ Tham gia cạnh tranh mua điện năng trên thị trường giao ngay.
+ Ký kết hợp đồng song phương, hợp đồng sai khác điều chỉnh (vesting) với các đơn vị phát điện để quản lý rủi ro trên thị trường giao ngay.
+ Thực hiện thanh toán các khoản thanh toán trên thị trường giao ngay theo quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh và các khoản thanh toán hợp đồng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết.
+ Thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ phân phối điện.
- Để đảm bảo có cạnh tranh công bằng, minh bạch, đặc biệt là khi chuyển đổi sang Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, các Tổng công ty điện lực cần phải tách bạch về tổ chức bộ máy và hạch toán giữa các bộ phận phân phối và bán lẻ điện. Trong giai đoạn đến năm 2020, cần tách bạch chức năng bán lẻ về tổ chức, hạch toán tài chính trong các Tổng công ty điện lực, đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phân tách độc lập chi phí cho từng chức năng phân phối điện, bán lẻ điện và các chức năng khác;
+ Phân tách về chức năng, đội ngũ nhân sự và tổ chức giữa các khâu phân phối và bán lẻ;
- Nghiên cứu phương án thống nhất mô hình tổ chức quản lý vận hành lưới điện 110 kV tại các Tổng công ty điện lực để thuận lợi cho việc tính phí phân phối; chuyên môn hóa, thống nhất trong công tác quản lý điều hành, chỉ huy, vận hành, sửa chữa và đầu tư phát triển lưới điện 110kV của từng Tổng công ty.
- Giai đoạn từ 2021 - 2030, thực hiện cổ phần hóa các Công ty điện lực và xem xét tách các Tổng công ty điện lực độc lập khỏi EVN.
i) Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0):
- Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đóng vai trò là Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (MSO), thực hiện hai chức năng chính:
+ Tiếp nhận các bản chào giá, thực hiện tính toán kết quả thị trường điện và thanh toán.
+ Cung cấp số liệu hệ thống phục vụ tính toán vận hành thị trường điện, tiếp nhận kết quả thị trường điện, kiểm tra an ninh, vận hành hệ thống theo kết quả thị trường điện, trực tiếp mua và sử dụng dịch vụ phụ trợ để đảm bảo cân bằng hệ thống thời gian thực.
- Trong giai đoạn đến năm 2018, cùng với sự hình thành và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh, MSO tiếp tục giữ mô hình hạch toán phụ thuộc EVN. Sau năm 2018, cần chuyển đổi sang mô hình hạch toán độc lập.
- Trong giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, nghiên cứu tách MSO độc lập khỏi EVN.
j) Mua-Bán điện (EPTC)
- Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, Công ty Mua bán điện (EPTC) tiếp tục mua điện từ các nhà máy điện không tham gia thị trường, bao gồm: các nguồn điện nhập khẩu, các nhà máy điện BOT, các nhà máy điện thuộc khu công nghiệp, các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời bán phần sản lượng điện năng mua này cho các Tổng công ty điện lực.
- Khi chuyển sang giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh, mô hình tổ chức của EPTC giữ nguyên như hiện nay, tiếp tục là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN.
- Khi chuyển sang giai đoạn thị trường bán lẻ điện, cần rà soát chức năng, nhiệm vụ để sát nhập, chuyển đổi hoặc giải thể EPTC.
k) Các đơn vị trực thuộc khác
Các Tập đoàn cần xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó xem xét phương án tái cơ cấu các đơn vị trực thuộc với định hướng giảm tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước và thu gọn đầu mối để đảm bảo hiệu quả hoạt động, cụ thể:
- Các Công ty tư vấn xây dựng điện: Các Tập đoàn xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu khối tư vấn xây dựng điện, định hướng phần vốn nhà nước chỉ giữ lại khoảng 30%.
- Các Ban Quản lý dự án: Các Tập đoàn cần sắp xếp, tái cơ cấu các Ban QLDA nguồn điện theo hướng chuyên nghiệp hóa để quản lý trong quá trình thực hiện đầu tư và bàn giao sau khi hoàn thành các dự án nguồn điện.
- Các Công ty cơ khí điện lực: EVN sẽ bán bớt cổ phần và chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần tại 04 Công ty cổ phần Cơ khí điện lực.
- Các Trường đào tạo: EVN cần xây dựng phương án sắp xếp, tái cơ cấu các trường đào tạo nghề theo hướng chuyên sâu đối với các trường Cao đẳng nghề điện, Cao đẳng Điện lực miền Trung và Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh.
- Các công ty liên kết và đầu tư ngoài ngành: Các Tập đoàn cần tiếp tục nỗ lực thực hiện công tác công tác thoái vốn theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo hoàn thành công tác thoái vốn trong năm 2016.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành Điện lực còn thực hiện tái cơ cấu để đảm bảo yêu cầu minh bạch về chi phí, tăng tính cạnh tranh trong thị trường điện. Để giải quyết vấn đề này, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
1. Đổi mới cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách khung pháp lý về thị trường điện và chính sách giá điện, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành:
- Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm tạo động lực cho phát triển ngành Điện lực.
- Hoàn thiện khung pháp lý và xây dựng thị trường điện để đảm bảo môi trường cạnh tranh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện lực.
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển các dạng năng lượng tái tạo nối lưới trong đó có chính sách về giá điện, phù hợp với đặc điểm của công nghệ phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo bảo đảm nhà đầu tư thu hồi được chi phí và có lợi nhuận hợp lý.
- Hoàn thiện chính sách về giá điện đảm bảo minh bạch, phản ánh đúng chi phí từ các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối. Đưa ra được tín hiệu về giá, phản ánh đúng nhu cầu hệ thống cho nhà đầu tư nguồn điện đồng thời có hiệu quả cho khách hàng sử dụng điện thực hiện chương trình tiết kiệm điện.
2. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực:
- Nâng cao chất lượng trong công tác lập quy hoạch, gắn chiến lược với xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch phát triển điện lực.
- Tiến hành rà soát, hệ thống hóa các chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc ngành Năng lượng đã được lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có những sửa đổi, bổ sung và lập mới.
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện Chương tình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; khung pháp lý quy định định mức sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp trọng điểm, tiêu thụ nhiều năng lượng; xây dựng khung pháp lý cho việc vận hành thị trường Dịch vụ tiết kiệm năng lượng (ESCO).
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực Điện lực và đảm bảo tuân thủ quy hoạch, chiến lược được phê duyệt.
3. Nâng cao tính cạnh tranh trong ngành Điện lực:
- Tiếp tục phát triển thị trường điện bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ cạnh tranh theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
- Đảm bảo tính cạnh tranh trong ngành Điện lực, xây dựng cấu trúc ngành phù hợp, hình thành nhiều đơn vị mua điện và nhiều đơn vị bán điện, các đơn vị cung cấp dịch vụ (Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện) cần độc lập với bên mua và bên bán.
- Thị trường điện cần phải đưa ra được tín hiệu về giá, phản ánh đúng nhu cầu hệ thống cho nhà đầu tư; đảm bảo tính minh bạch trong quá trình vận hành hệ thống điện - thị trường điện, lập lịch huy động và tính giá thị trường; có cơ chế hợp đồng ký kết với các nguồn điện mới để quản lý rủi ro thị trường; khuyến khích nâng cao hiệu quả vận hành để khai thác tối ưu các nguồn điện.
4. Đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao:
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ lưới điện thông minh trong truyền tải và phân phối điện để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới điện.
- Tăng cường đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động và hiệu suất vận hành hệ thống điện để giảm nhu cầu đầu tư phát triển nguồn và lưới điện.
- Nghiên cứu làm chủ công nghệ nhiệt điện, nâng cao hiệu quả sử dụng than, khí đốt, tăng độ tin cậy và hệ số sẵn sàng thiết bị; triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ trên siêu tới hạn, công nghệ khí hóa than; cải tạo, nâng cấp và thay thế các thiết bị hiện đại cho các nhà máy nhiệt điện.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công nghệ năng lượng mới và tái tạo trong khâu sản xuất và thúc đẩy tiết kiệm điện.
5. Nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh:
- Triển khai đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn vốn vào các dự án theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư 05 năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo tiến độ đầu tư theo quy hoạch được duyệt và hiệu quả trong đầu tư.
- Áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm.
- Đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới và tăng cường hiệu lực quản lý nội bộ phù hợp với từng tập đoàn, tổng công ty; tập trung đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính.
6. Tái cơ cấu, tổ chức các doanh nghiệp trong ngành Điện lực:
- Thực hiện các giải pháp trong quản trị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện.
- Rà soát, sắp xếp, sát nhập, giải thể một số đơn vị thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ phù hợp với lộ trình phát triển thị trường điện.
- Khuyến khích các thành lập các Công ty dịch vụ năng lượng (ESCo) độc lập hoặc trực thuộc các Tổng công ty điện lực để triển khai các dịch vụ nhằm thúc đẩy thực hiện tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng hiệu quả.
7. Nâng cao hiệu suất lao động trong các doanh nghiệp
- Xây dựng các giải pháp, ứng dụng công nghệ hiện đại, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động trong các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối bán lẻ điện.
- Các đơn vị phát điện đẩy nhanh kế hoạch đào tạo chuyên môn hóa trong công tác vận hành và bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa lớn, các đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải, phân phối điện đẩy nhanh kế hoạch xây dựng các trạm biến áp không người trực, các trung tâm điều khiển xa cho giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở tích hợp hệ thống tự động điều khiển để không thêm đầu mối quản lý, tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Rà soát mô hình tổ chức, xây dựng tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ, định mức lao động; sắp xếp, đào tạo và tái đào tạo trong các khâu đảm bảo lợi ích người lao động trong giải quyết lao động dôi dư.
8. Cải thiện tình hình tài chính của đơn vị ngành Điện lực
- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc ngành Điện lực; thực hiện đa dạng hóa sở hữu, kiên quyết thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực, ngành không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính. Triển khai quyết liệt các đề án tái cấu trúc các Tập đoàn, Tổng công ty đã được phê duyệt.
- Phát triển các doanh nghiệp chuyên ngành, tập trung vào lĩnh vực cốt lõi, đủ mạnh và xóa bỏ sự cạnh tranh nội bộ theo các lĩnh vực hoạt động chính.
- Xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực quốc tế; tăng cường quản lý, giám sát thông qua người đại diện phần vốn; xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế cử người đại diện dựa trên loại hình của doanh nghiệp.
9. Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng chiến lược và tổ chức đào tạo theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực chuyên ngành.
- Tập trung ưu tiên đào tạo chuyên gia thuộc các lĩnh vực mũi nhọn, theo giai đoạn để đảm bảo chất lượng yêu cầu theo từng thời kỳ.
10. Giải pháp về an toàn, môi trường và phát triển bền vững
- Nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý và xử lý chất thải với công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam, bảo đảm có đủ năng lực tự xử lý các nguồn thải, đặc biệt đối với các dự án nhiệt điện than.
- Lựa chọn và sử dụng công nghệ cao, hiệu quả, thân thiện môi trường, công nghệ có độ tin cậy và an toàn cao, chú trọng xử lý chất thải phù hợp với điều kiện Việt Nam.
IV. TCHỨC THỰC HIỆN
Tổng cục Năng lượng, các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án, cụ thể như sau:
1. Tổng cục Năng lượng
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Điện lực; đầu mối kiểm tra, đôn đốc, giám sát tình hình thực hiện Đề án.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển ngành Điện lực, huy động nguồn lực xã hội để thực hiện hiệu quả Đề án.
- Thường xuyên giám sát chuyên ngành việc đáp ứng các điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với các dự án thuộc thẩm quyền.
- Hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Đề án báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương; chủ động nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.
2. Cục Điều tiết điện lực
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung pháp lý để đảm bảo thị trường điện vận hành minh bạch và hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định về giá điện và các loại phí trong thị trường điện để đảm bảo các mục tiêu của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu năng suất lao động, định mức chi phí - đơn giá cho phù hợp với thực tế nhằm quản lý các yếu tố chi phí sản xuất trong các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
3. Vụ Kế hoạch
- Giám sát đầu tư của các doanh nghiệp ngành Điện lực theo thẩm quyền; xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư làm cơ sở giám sát quá trình thực hiện và đánh giá hiệu quả đầu tư.
4. Vụ Tài chính
- Chủ trì đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút vốn, xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực ưu tiên trong ngành Điện lực.
- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách tài chính phục vụ quá trình thực hiện Đề án.
5. Vụ Tổ chức cán bộ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát và hướng dẫn công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo các nội dung của Đề án.
- Đầu mối chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp ngành Điện lực thực hiện các đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt.
6. Các Cục, Vụ có liên quan
- Định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Điện lực phù hợp với nội dung Đề án.
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật trong ngành Điện lực;
- Phối hợp với các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trong lĩnh vực Điện lực.
- Rà soát, hệ thống hóa và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành Điện lực.
- Tìm kiếm các đối tác thuộc khu vực đơn vị quản lý để kêu gọi đầu tư, hỗ trợ chuyển giao công nghệ về sản xuất, đầu tư trong lĩnh vực Điện lực.
7. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Căn cứ Đề án, tổ chức rà soát xây dựng quy hoạch phát triển Điện lực trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Tạo điều kiện, ưu tiên bố trí quỹ đất cho các nhà đầu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực điện lực trên địa bàn.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các công trình trong lĩnh vực Điện lực trình cấp có thẩm quyền quyết định.
8. Các tổ chức Hội, Hiệp hội tăng cường vai trò liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp với Tổng cục Năng lượng trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng trong ngành điện lực. Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Năng lượng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
9. Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hoạt động trong ngành Điện lực xây dựng và triển khai kế hoạch hành động thực hiện các nội dung trong đề án, báo cáo tình hình thực hiện gửi Tổng cục Năng lượng, các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 12 hàng năm; Tổng cục Năng lượng tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện Đề án trước ngày 15 tháng 01 của năm sau đó.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Khoa học & Công nghệ, Lao động Thương binh & Xã hội;
- Các Thứ trưng;
- Sở Công Thương các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV;
- Lưu: VT, TCNL.
BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE

Decision No.14318/QD-BCT dated 25 December, 2015 of the Ministry of Industry and Trade on the approval of the project for restructuring Vietnam power sector for the cause of industrialization, modernization and sustainable development towards 2020 and for visions extended to 2030

Pursuant to the Law on Electricity dated 03 December 2004; Law of amendments to Law on Electricity dated 20 November 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2012/ND-CP dated 12 November 2012 on regulating the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Strategies for the development of Vietnam’s industries towards 2025 and for visions extended to 2035 as approved by Prime Minister via Decision No. 879/QD-TTg  dated 09 June 2014;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 880/QD-TTg dated 9 June 2014 on approving the Comprehensive plan for the development of Vietnam’s industries towards 2020 and for visions extended to 2030;

Pursuant to Prime Minister’s Decision No. 2146/QD-TTg dated 01 December 2014 on approving the Project for restructuring the sector of industry and trade for the cause of industrialization, modernization and sustainable development towards 2020 and for visions extended to 2030 (via the Letter No. 9457/TTr-BCT dated 25 September 2014 by Ministry of Industry and Trade);

Pursuant to the Decision No. 11476/QD-BCT dated 18 December 2014 by Minister of Industry and Trade on the issuance of the Action plan of the sector of Industry and Trade for the execution of the Project for restructuring the sector of Industry and Trade for the cause of industrialization, modernization and sustainable development towards 2020 and for visions extended to 2030;

At the request of the Director General of the Directorate of Energy,

DECISION:

Article 1:To approve the Project for Restructuring Vietnam Power sector for the cause of industrialization, modernization and sustainable development towards 2020 and for visions extended to 2030 (referred to as the Project) with these primary contents:

I. STANDPOINT, DIRECTION AND OBJECTIVES

1.Standpoint and direction

a) The restructuring of the Power sector is a constituent of the restructuring of the Energy sector for the comprehensive restructuring of the sector of Industry and Trade in accordance with the strategies and plans for the entire nation s economic - social developments.

b) The restructuring of the Power sector must correspond and synchronize with the standpoint and direction of the Strategies for developing Vietnam Power sector towards 2025, and for visions extended to 2030. For:

-Maintaining the stable and adequate supply of electricity at rational price and for sustainable developments of the power sector.

-Upholding the most of internal force in combination with cooperation expansion and active international integration; attracting local and foreign economic sectors dynamic participation to mobilize at most and exploit more effectively the resources for the development of the Power sector.

-Constructing the organizational structure of the power sector for enhancing competitiveness, maintaining fairness, equality and transparency in the operations of the power market.

c) The restructuring of the Power sector is a complex, challenging and lasting process that requires regular assessments, summarizations, and learning from experience to execute amendments corresponding with actual conditions on basis of setting up an enforcement-induced action campaign and a system for supervising, evaluating and consulting feedbacks from relevant parties.

2.Objectives

a) General objectives

-The restructuring of the Power sector develops the Power sector of Vietnam for great efficiency, sustainability, focus and focal keys from time to time, higher competitiveness; promotes the most of economic sectors resources; strengthens international cooperation; and expand and enhance the application of modern technologies along with the protection of the ecological environment.

-The activities of restructuring must guarantee not to disturb the supply of electricity to the national economy, not to cause bad impacts against customers and partners, and not to add costs while decreasing intermediate management nodes.

-The restructuring of the Power sector elevates the performance and efficiency of governmental administration and improves the activeness of enterprises’ business and production management.

-The competence of Governmental administration is boosted and the system is rationally organized and structured through policies and mechanism clarifying the roles and functions of the Government and the market towards the reduction of barricades and administrative interventions, and the creation of motivations exhorting, moving and allocating resources subject to market signals for advancing the development of the Power sector.

b) Specific objectives

-Maintain the stable and adequate supply of electricity at reasonable prices and develop the sustainable Power sector for the targets of producing and importing an output of 265 - 279 billion kWh by 2020 for the maximum capacity of 41,000 – 44,000 MW, and an output of 572 – 632 kWh for the maximum capacity of 82,000 – 100,000 MW.

-Advance to the completion of legal frameworks, improve competitiveness, attract investments and develop the power market according to the Government s itineraries; raise competitiveness, maintain fairness, equality and transparency of the transactions for sale and purchase of electricity and the operation of the power market.

-Develop the competitive market for wholesale of power from the year of 2016 and continue the construction of legal frameworks for the forming of a competitive retail market by 2021 according to the Itinerary for establishing and developing Vietnam s competitive power markets.

-Elevate the efficiency of investments and polices on power pricing for maintaining transparency and power pricing interpreting accurately the rational costs and profits of production, transmission, distribution and retail of electricity.

-Attract investment capitals from every local and foreign economic sector participating in power activities and for alleviating Government’s investments in the sector of Power.

-Develop synchronously and rationally the power system; encourage the development of clean powers and prioritize the development of new and recyclable energies. Strive for increasing the sum of recyclable energy sources and using about 37 million TOEs by 2020 and 62 million TOEs by 2030.

-Construct the Power companies possessing modern technologies, management caliber, high specializations, effective and sustainable operations to maintain the satisfaction of demands for power for economic and social developments, national energy security and national defense.

-Scrutinize and amend policies and mechanisms to set up transparent legal frameworks and reform Government’s administrative formalities for creating favorable conditions, diminishing difficulties and barricades against the growth of companies, and motivating all economic sectors to invest in the growth of Power sector.

-Improve the effectiveness and ameliorate Power companies’ production and business performances and competitiveness by re-defining primary missions, re-arranging operations and organization, restructuring equity, re-organizing production and business, management structures, human resource management, and associating the structuring of groups and corporations with the restructuring of the Power sector and the economy.

-Modernize power sources and transmission grids to gain energy savings and reduce electricity consumed by the generation of power while conducting synchronized solutions in technical and operational management for lower ratio of power loss during power transmission and distribution.

-Intensify propagandas and implement economical and efficient power use campaigns and decrease annual energy volume by 2.5%/year and achieve saving rations of about 2.5% by 2020 and of 4% by 2020 in the total annual output of commodity electricity.

-Train and develop personnel of high caliber, and focus on enhancing the abilities to engage in planning policies, organizing and managing the Power sector.

-Strongly apply modern technologies in production and business. Strengthen research and development activities (R&D), manufacture pilot products and services of science and technology to renovate and complete products and increase the localization rate of the production of synchronized systems and equipment.

-Set up and enforce criteria and standards on technique, quality, environment or international standards in the development of the Power sector. Reject investment projects using obsolete technologies, resources and energies in ineffective ways and causing environmental pollution.

-Scan and practice tight control of each investment project s scope and scale according to targets, sectors and programs approved; only make investments in projects whose selection abides by priority procedures and orders, capital source and balancing abilities are defined, and capital for completing investment projects is adequately allocated.

-Heighten the authority and capacities of investment supervision systems, compliance to laws and policies, responsibilities for verification, inspection and supervision of investments.

II.CONTENT OF RESTRUCTURING

1.For governmental authorities

-Augment the government’s managerial role and practices in the power sector. Discriminate the functions of governmental management and business management in the Power sector.

-Carry out campaigns for economical and effective consumption of energies, and strive to achieve energy volume approximating those of regional advanced nations. Continue to construct and conduct the Campaign for economical and effective use of energies in 2016 - 2020 for the saving of 8 - 10% of total power consumed.

-Complete the legal document system and activities of the power sector in conformity with the nature of a self-sustaining, self-responsible and transparent corporation on market mechanism.

-Set up an effective market valuation mechanism to minimize market cost of power purchase, transmit precise pricing indicators, encourage power generating units to make effective offers and optimize costs; and provide customers in the market with efficient pricing indicators.

-Construct the Strategies for developing Vietnam Power sector towards 2025 and for visions extended to 2035, which focus on primary business lines and practice modern management methods of management and operation/

-Establish the general Plan for national energies while rechecking and updating the Plan for national power development towards 2025 and for visions extended to 2035 as the foundation of effective investments in the Power sector.

-Set up power pricing system for recyclable energies connected to the grids according to the conditions of various areas and features of power generating technologies deriving from recyclable energy sources to guarantee investors’ recuperation of costs and gaining of rational profits.

-Construct and complete policies and mechanisms to exhort companies’ application of modern technologies and smart transmission grid technology in the transmission and distribution of electricity for higher reliability in power supply and lower loss of electricity in transmission grids; master thermal power technology and clean coal technology of high output for better efficiency in the use of fuels.

-Set up labor performance targets, norms–of costs - unit price according to actual circumstances to manage elements related to production costs in the production, transmission and distribution of electricity, and strive for setting the labor productivity of Vietnam Power sector s phases in 2020 on pair with those of advanced nations in the region.

2.For enterprises in the Power sector

a) Multi-targeting hydroelectric factories and nuclear power

-Vietnam Electricity (EVN) continues its possession of multi-targeting hydroelectric factors with dependent accounting system and guarantee of sufficient financial capacities to carry out investment projects on schedule.

-Lead multi-targeting hydroelectric factories to directly participate in the markets for wholesale and retail of electricity.

-Vietnam Electricity invests in the construction of nuclear power plants in its hold. Upon the completion of construction and investment, such plants have a dependent accounting system.

b) Power generation corporations (Genco) of EVN

-By 2020: the campaign of capitalizing Gencos shall occur in 2015 – 2017, to gradually decrease EVN’s shares towards the separation of such for independent operations.

-In 2021 – 2030: the capitalization of Gencos shall continue for retaining only 30% of state-owned shares.

-Power firms, which are not multi-targeting hydroelectric and nuclear power plants invested by EVN, shall be transferred to existing or new Gencos to be established, in conformity with the regulations of the power market.

c) TKV – Power Holding Corporation (TKV Power)

-The operational and managerial model of the corporation, currently capitalized, is Parent Company – Subsidiary.

-The capitalization of TKV Power, towards 2020, progresses to gradually reduce Vinacomin s (TKV) shares.

c) PetroVietnam Power Corporation (PV Power)

-The corporation is presented operated and managed in the Parent - Subsidiary model. The capitalization of this corporation shall begin after 2015.

-By 2020, the capitalization of PV Power advances. The corporation withdraws its shares in joint ventures and only retains dominant shares in large projects of great importance.

e) BOT power plants

-Apart from the power plants, whose BOT investments are planned, a study must be conducted on rational ratio of BOT power plants in the power sector by 2030 to maintain power sources’ competitiveness and efficiency of investments in the electricity retail market.

-BOT power plants are encouraged to directly participate in the Market for wholesale of electricity (by offering parts of exclusive output in immediate delivery markets or converting and entering Contracts for Difference (CfD) in lieu of Power purchase agreements (PPA) to participate in the power market and market pricing that other power generation companies are performing).

-New BOT projects shall consider reducing the electricity output in output contracts (from 80 to 90% of the supply capacity) to increase the ratio of electricity offered in the electricity wholesale market.

f) Independent Power Plants (IPP)

Independent power plants are permitted to participate in the competitive electricity market and to voluntarily join in the establishment of new Gencos to infiltrate the market for electricity.

g) Transmission of electricity

National Power Transmission Corporation (EVN-NPT), 100% of whose charter capital is in EVN’s possession, conducts an independent accounting system. This model has fulfilled the levels of the growth of the electricity market and performed the functions of managing, operating, maintaining, repairing and investing in the development of power transmission grids.

The pricing of power transmission shall be envisaged for EVN-NPT to gain proper profit ratio and maintaining the investments in developing power transmission grids on pair with the plans approved towards the enhancement of the effectiveness of production and business and of the labor productivity.

h) Power distribution

-Power corporations shall be the wholesalers of electricity and participate in competitive Market for wholesale of electricity, with the following tasks:

+ Participate and compete in purchasing electricity from immediate delivery markets.

+ Enter mutual contracts and vesting contracts with power generation units to manage risks in the immediate delivery market.

+ Make payments in the immediate delivery market according to the regulations on competitive electricity wholesale market and make contract payments according to the articles of signed contracts.

+ Perform the function of providing the electricity distribution service.

-In order to maintain fair and transparent competition, particularly during the transformation to the competitive Market for retail of electricity, Power corporations shall exercise distinction in system organization and accounting activities of electricity distribution and retail units.

The exercising of distinction in retail organization and financial accounting, towards 2020, in Power corporations must fulfill the following requirements:

+ Separate costs for distribution of electricity, retail of electricity and other functions;

+ Separate functions, human resources and organization of distribution and retail;

-Study a plan on unanimous model for operation and management of 110 kV transmission grids in Power corporations to facilitate calculation of distribution costs; specialize and unify the management, commanding, operation, repair and development investment of each Corporation s 110kV transmission grids.

-From 2012 to 2030, the capitalization of Power corporations and division of such from EVN shall progress.

i) National Load Dispatch Center (A0):

-National Load Dispatch Center acts as the Power Market and System Operator (MSO), with two primary functions:

+ Receive price quotations, calculate electricity market’s figures and make payments.

+ Provide system data for calculations and operation of electricity market, receive electricity market s figures, perform security checks, operate systems based on electricity market’s figures, and engage directly in purchasing and using supporting services for real-time system balancing.

-MSO maintains the EVN-dependent accounting model, on pair with the forming and development of competitive electricity wholesale market, towards 2018. After 2018, the conversion to independent accounting model shall occur.

-When the competitive electricity retail market runs, research on dividing MSO from EVN is conducted.

j) Electric Power Trading (EPTC)

-In a competitive electricity retail market, Electric Power Trading Company (EPTC) continues buying electricity from power plants not participating in the market, such as: imported electricity, BOT electricity factories, power plants in industrial zones, recyclable energy-based electricity. Moreover, parts of such electricity purchases are re-sold to Power corporations.

-During the transition to the competitive electricity wholesale market, EPTC retains EVN-dependent accounting system.

-Upon the transition to the competitive electricity retail market, functions and missions are scrutinized to merge, convert or dissolve EPTC.

k) Other direct affiliations

Groups are required to establish general plans for organizing and restructuring state-owned enterprises, including the approach for restructuring direct affiliations to decrease state-owned capital ratio and trimming nodes for effective operations, as follows:

-Power Construction Consulting Companies:Groups establish general plans to organize and restructure the power construction consulting sector for intended maintenance of state-owned capital at only about 30%.

-Project management units:Groups are required to organize and restructure power project management Units for professional management of on-going investments and transfer of power projects completed.

-Power engineering companies:EVN shall put parts of its shares on sale to hold below 50% of charter capital or none at 04 Power engineering companies.

-Training schools:EVN needs to establish plans for organizing and restructuring vocational schools, such as Electrical Vocational College, Electric Power College of the Central Vietnam and Ho Chi Minh City Electric Power College, for deeper specialization.

-Associate companies and investments in non-core sectors:Groups should put more effects in divestment according to the plans approved by Prime Minister and guarantee the completion of divesting in 2016.

III.SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION

Apart from improving enterprises’ performances in production and business, the Power sector’s restructuring upholds cost transparency and raise competitiveness in the electricity market. The settlement of such matters should focus on these solutions:

1.Renew policies and boost the reforming of legal frameworks on electricity market and power pricing policies, for satisfying the sector’s growth demands:

-Continue to inspect, amend and complete policies and supporting systems to motivate the growth of the Power sector.

-Ameliorate legal frameworks and construct electricity markets for maintaining competitive ambiance and attracting local and foreign investments into the Power sector.

-Meliorate policies encouraging the development of recyclable powers connected to the grids, particularly policies on power pricing corresponding with power generating technologies employing recyclable energies to guarantee investors cost reclaiming and proper profits.

-Refine policies on power pricing for transparency and precise interpretation of costs in production, transmission and distribution. Give out pricing indicators and precise information on system demands to electricity power investors and to support electricity users’ implementation of power-saving programs.

2.Enhance governmental management in the power sector:

-Improve planning quality, associate strategies with the establishment of plans and schemes, exercise management and supervision for greater governmental management of power sector development plans.

-Inspect and systemize strategies, plans and schemes on the development of sectors and products mainly of the Energy sector, which have been approved by competent authorities, to facilitate amendments and renewal.

-Continue to construction and conduct the Campaign for economical and effective use of energy; legal frameworks on energy quota for focal industries that consume enormous power; and establish legal frameworks on the operation of the energy saving services (ESCO).

-Extend inspection and supervision of investment efficiency in the Power sector and maintain compliance with plans and strategies approved.

3.Enhance competitiveness in the Power sector:

-Continue the development of competitive electricity wholesale and retail markets according to the itineraries approved by Prime Minister via Decision No. 63/2013/QD-TTg on itineraries, requirements and power sector s structure for the forming and development of power market levels in Vietnam.

-Maintain competitiveness in the Power sector, construct proper structure of the sector, form various units for sale and purchase of electricity, service providers (Operators of electrical systems and electricity markets, Electricity transmitting units, Electricity distributors) independent from buyers and sellers.

-Electricity markets must give out pricing indicators and precise information on system demands to investors, maintain transparency in the operation of electrical systems – electricity markets, establish schedules for market mobilization and pricing, enter contracts with new power providers to control market risks, and encourage greater operational efficiency to optimize the exploitation of power sources.

4.Renovate and use modern technologies of high productivity:

-Conduct research on the application of modern technologies, smart transmission and distribution grid technologies to improve reliability in electricity supply and decrease power loss in transmission grids.

-Intensify technological renovations and new technology applications for higher labor productivity and electrical system operation performance to lower demands for investments in the growth of power sources and grids.

-Conduct research on mastering thermal power technology, and improve effectiveness in the use of coal and gas, increase reliability and equipment readiness coefficients; conduct research on the application of supercritical technology, coal gasification technology; refurbish, upgrade and replace current equipment with modern ones for thermal power stations.

-Study and apply economic and effective energy use technologies, new and recyclable energy technologies in production phases and impulse saving of power.

5.Improve efficiency in investments, production and business:

-Make focus investments and concentrate capitals in projects that follow the 5-year plan of production, business and investment approved by Prime Minister, and guarantee the progress of investments according to the schemes approved and maintain the investment quality.

-Enforce advanced management approaches across the world to boost production and business performance and competitiveness while lowering products’ cost prices.

-Renovate organization and management, innovate and strengthen internal management according to conditions of each group or corporation; and focus investments in core business lines.

6.Restructure and organize enterprises in Power sector:

-Exercise management solutions for greater business efficiency and labor productivity in the production, transmission, distribution and retail of electricity.

-Inspect, arrange, merge and dissolve some service providers in accordance with the power market growth itineraries.

-Exhort the establishment of Electricity service companies (ESCo) independent from or directly under Vietnam Electricity to perform services that encourage economical and effective use of electricity.

7.Heighten the companies labor productivity

-Institute solutions and implement modern technologies and advanced managerial models to improve labor productivity and labor employment efficiency in the production, transmission, distribution and retail of electricity.

-Power generation units shall speed up specialized training plans for operational activities, regular maintenance and major repairs. Operators of transmission grids and electricity distribution step up the plans for construction of transformer stations without personnel on duty and remote control centers in 2016 – 2020 on basis of automatic control system integration for no new management nodes and saving of investment costs.

-Inspect organizational models and establish criteria in titles, profession and labor quota; arrange, train and re-educate laborers in various sections to maintain their benefits against the settlement of labor redundancy.

8.Improve financial conditions of the Power sector

-Hasten the capitalization of enterprises in the Power sector; diversify share owners, stay determined for divestment from non-core sectors.  Carry out the approved plans for restructuring of Groups and Corporations in drastic manner.

-Develop specialized companies that focus on core sectors and possess sufficient strengths and eradicate internal competition in primary business lines.

-Establish the human resource management system on international standards; tighten management and supervision through the share representatives; set up criteria and representative nomination system subject to company types.

9.Development of human resources

-Set up strategies and organize trainings according to personnel development plans for specialized areas.

-Focus and prioritize the period-based training of specialists in spearhead areas to guarantee quality required from time to time.

10.Solutions for safety, environment and sustainable development

-Conduct research on the development of waste management and treatment systems with modern technologies subject to the conditions of Vietnam, to maintain adequate abilities of waste treatment, particularly for coal thermal power stations.

-Select and apply technologies that are modern, effective, environmental friendly, high reliable, safe and focused on treating wastes subject to the conditions of Vietnam.

IV.ENFORCING ORGANIZATIONS

General Directorate of Energy, Departments and Authorities of Ministry of Industry and Trade base on their functions, mission and authority to lead and coordinate with units inside and outside Ministry of Industry and Trade and Departments of Industry and Trade of municipalities to provide counsels for Minister of Industry and Trade’s steering and guiding of the implementation of the Project, as follows:

1.General Directorate of Energy

-Lead and coordinate with relevant units to steer the implementation of the Project for restructuring Vietnam Power sector; act as the node of inspecting, spurring and supervising the implementation of the Project.

-Study and propose policies that support investments in the development of the Power sector, mobilize social resources for effective implementation of the Project.

-Conduct regular specialized supervision of the fulfillment of requirements on investments and governmental management of projects within its jurisdiction.

-Make and deliver annual reports summarizing and evaluating the implementation of the Project to the Minister of Industry and Trade; conduct active research and propose changes necessary for the Project.

2.Electricity Regulatory Authority of Vietnam

-Lead and coordinate with relevant units to establish legal frameworks to maintain the transparent and effective operation of the electricity market.

-Lead and coordinate with relevant units to set up regulations on electricity market s power pricing and fees to maintain the objectives of the Project.

-Lead and coordinate with relevant units to study and establish labor productivity targets, cost - unit price norms subject to actual conditions to manage production cost-related elements in the production, transmission and distribution of electricity.

3.Department of Planning

-Supervise investments by Power sectors enterprises within its jurisdiction; and set up criteria on evaluation of investment efficiency to lay the foundation for the supervision of the implementation process and investment efficiency.

4.Department of Finance

-Lead and propose policies for capital attraction and investment socialization in the Power sector s priority areas.

-Study and propose financial policies for the implementation of the Project.

5.Department of Personnel and Organization

-Lead and coordinate with relevant authorities to monitor, supervise and guide the organization and renovation of enterprises according to the contents of the Project.

-Act as the node of steering, inspecting, spurring and supervising Power sector s companies to implement restructuring projects ratified by Prime Minister and Ministry of Industry and Trade.

6.Relevant Authorities and Departments

-Navigate the training and education of Power sector’s personnel according to the contents of the Project.

-Establish and issue national standards, national technical codes and economic - technical norms for the Power sector;

-Coordinate with relevant companies and authorities to organize and guide the application of latest and advanced technologies in the Power sector.

-Scan, systemize and inspect the enforcement of legal documents related to the Power sector.

-Search for partners in their territories of management to mobilize investments and aids in the transfer of production technologies and investments in the Power sector.

7.Departments of Industry and Trade of municipalities

-Organize the inspection and construction of local Power sector development plans that shall be submitted to competent authorities for ratification and implementation, according to the Project.

-Provide investors constructing local power buildings with aids and priority lands.

-Study and establish the policies encouraging investments in the development of Power sector’s buildings. Such policies shall be ratified by competent authorities.

8.Societies and Associations strengthen their roles of connecting companies cooperation with the General Directorate of Energy for the proposition of policies on developing the power sector’s production, business, construction and investments. Units in Ministries and Departments of Industry and Trade of municipalities are responsible for coordinating with the General Directorate of Energy during the process of organizing and implementing the Project.

9.Groups and state-owned corporations in the Power sector establish and execute action plans for the implementation of the Project and report to the General Directorate of Energy, Departments and Authorities of the Ministry of Industry and Trade by the 15thof December each year. General Directorate of Energy summarizes information and reports to the Ministry s Leadership on the results of the implementation of the Project by the 15thof January in the following year.

Article 2.This decision takes effect on the signing date.

Article 3.Office Manager of the Ministry, Head of General Directorate of Energy, Heads of relevant units shall implement this Decision. /.

The Minister

Vu Huy Hoang

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 14318/QD-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất