Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 115/2001/QĐ-TTg

Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:115/2001/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:01/08/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 115/2001/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 115/2001/QĐ-TTG
NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU
XÂY DỰNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại các tờ trình số 05/TTr-BXD ngày 11 tháng 01 năm 2000 và số 2346/BXD-VLXD ngày 20 tháng 12 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 512 BKH/CN ngày 31 tháng 01 năm 2001 và ý kiến của các Bộ liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2. Quan điểm quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010:

Về công nghệ: Cần kết hợp và nhanh chóng tiếp thu công nghệ, thiết bị tiên tiến của thế giới với công nghệ, thiết bị sản xuất trong nước để sớm có được nền công nghệ hiện đại, tự động hóa ở mức ngày càng cao, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và quốc tế; sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Về quy mô và công suất: lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp, kết hợp giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ, trong đó phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hóa để tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực, nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.

Về huy động nguồn vốn đầu tư: đa dạng hóa về hình thức đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhằm huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.

Về quản lý đầu tư: quản lý và thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng theo quy hoạch, phương thức và hình thức đầu tư phù hợp với đặc điểm địa phương, lĩnh vực kinh tế và loại hình dự án.

Kết hợp hài hoà, đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ với các ngành kinh tế khác, như: giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng, để hỗ trợ cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong nước. Đồng thời khai thác tối đa năng lực của các ngành liên quan như: cơ khí; luyện kim; tin học; tự động hóa để nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng thay thế nhập khẩu.

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và an ninh, quốc phòng.

3. Định hướng các chỉ tiêu quy hoạch (Phụ lục I, II, III):

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần tiếp tục đầu tư phát triển một số loại vật liệu cơ bản như: xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, vật liệu ốp lát, đá xây dựng, sứ vệ sinh, thuỷ tinh xây dựng, cát xây dựng, vật liệu chịu lửa, vôi, sơn, đồng thời chú trọng nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới phục vụ công nghiệp xây dựng và nhu cầu xã hội. Định hướng một số loại vật liệu cụ thể như sau:

a) Xi măng:

Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010. Trong quá trình thực hiện một số chỉ tiêu tổng hợp của ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ có những quyết định cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.

Từ năm 2003, các dự án đầu tư xi măng liên doanh với nước ngoài phải thực hiện xuất khẩu xi măng đúng tỷ lệ đã cam kết trong hợp đồng liên doanh và quy định trong giấy phép đầu tư. Từ năm 2004, chỉ tiêu xuất khẩu xi măng (không kể các dự án liên doanh với nước ngoài) phải đạt từ 1 triệu tấn/năm trở lên.

b) Vật liệu xây:

Tổ chức lại sản xuất kinh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhằm giảm tối đa sử dụng đất canh tác và xây dựng các lò gạch thủ công không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010.

Tiếp tục hoàn thiện công nghệ và ổn định sản xuất cho các cơ sở gạch tuy nen hiện có.

Đầu tư xây dựng thêm một số dây chuyền gạch tuy nen quy mô nhỏ với công suất 7 hoặc 10 triệu viên/năm bằng thiết bị chế tạo trong nước.

c) Vật liệu lợp:

Phát triển và ổn định sản xuất các loại vật liệu lợp kim loại và phi kim loại. Cần lưu ý đến việc đầu tư phát triển ngói không nung tại những vùng không có đất sét tốt như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần có kế hoạch nghiên cứu và sử dụng vật liệu thay thế cho amiăng trong sản xuất tấm lợp. Kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng hiện có theo tiêu chuẩn môi trường và y tế, không tăng sản lượng và không đầu tư mới cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng. Từ năm 2004, không được sử dụng vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp.

d) Gạch ốp lát:

Phát triển đa dạng các chủng loại gạch lát trong đó chú trọng các loại có kích thước lớn, các loại gạch ốp phù hợp với khí hậu Việt Nam và các loại sản phẩm có khả năng xuất khẩu. Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005 tối thiểu đạt 20% sản lượng sản xuất/năm.

Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao trình độ cơ giới, tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất hiện có.

Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu men và màu cho gạch ốp lát và sứ vệ sinh thay thế nhập khẩu. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến nguyên liệu cho sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh.

đ) Sứ vệ sinh:

Đồng bộ hóa về sản lượng và chất lượng phụ kiện với sản phẩm sứ vệ sinh, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005 tối thiểu đạt 20% sản lượng sản xuất/năm.

Đầu tư thêm cơ sở sản xuất sứ vệ sinh có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng khả năng xuất khẩu.

e) Thủy tinh xây dựng:

Triển khai đầu tư các cơ sở sản xuất kính có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất klhẩu.

Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005, tối thiểu đạt 30% sản lượng sản xuất/năm kể cả các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài.

Triển khai nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thủy tinh xây dựng khác: bông sợi khoáng, bông sợi thủy tinh, vật liệu compozit.

g) Vật liệu chịu lửa:

Đầu tư chiều sâu một số cơ sở sản xuất hiện có để nâng công suất, chất lượng sản phẩm và thay thế hàng nhập khẩu.

Đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất để có được tổng công suất 115.500 tấn/năm gạch chịu lửa các loại vào năm 2010.

h) Đá xây dựng:

Tiếp tục mở rộng và xây dựng mới các cơ sở khai thác đá xây dựng đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước, đặc biệt phải đảm bảo nhu cầu đá cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các cơ sở sản xuất đá xây dựng phải đảm bảo tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, từng bước hiện đại hóa công nghiệp sản xuất đá xây dựng.

i) Cát xây dựng:

Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác cát trong và ngoài quốc doanh trên cơ sở phân vùng khai thác hợp lý để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các công trình thủy lợi, dòng chảy của các sông.

Tổ chức các khu chứa cát tập trung và có kế hoạch cung ứng cát hoặc vật liệu thay thế cát ở những vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc.

k) Các chủng loại vật liệu xây dựng khác:

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần nghiên cứu đầu tư những loại vật liệu xây dựng mới, như: các loại ván nhân tạo; vật liệu compozit; vật liệu thủy tinh; các loại sơn chống thấm và mốc; các loại sản phẩm vật liệu xây dựng sử dụng những cốt liệu nhẹ, không ngấm nước, chịu mặn, tuổi thọ cao; sản xuất xi măng mác PC50, PC60; phụ gia cho bê tông; vật liệu để xử lý nền đất yếu như: bấc thấm, vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật, phụ gia cố kết đất và các loại vật liệu đặc chủng khác.

(Danh mục phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng, giá trị tổng sản lượng, nhu cầu nguyên nhiên liệu, lao động và vốn đầu tư của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ghi trong Phụ lục I, II, III kèm theo).

 

Điều 2. Biện pháp thực hiện:

1. Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ có liên quan và các địa phương lập Quy hoạch phát triển cho từng chủng loại vật liệu xây dựng đến năm 2010 theo vùng và lãnh thổ phù hợp với Quy hoạch tổng thể.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho đơn vị tham gia chế tạo thiết bị phụ tùng vật tư nguyên liệu cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam, trước mắt là ngành công nghiệp xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh.

2. Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ liên quan, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước sau khi Việt Nam thực hiện cam kết với AFTA. Kiểm tra nghiêm ngặt việc nhập khẩu vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp, tiến tới ngừng nhập khẩu vật liệu amiăng cho sản xuất tấm lợp từ năm 2004.

3. Bộ Công nghiệp tiến hành điều tra, khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có độ tin cậy cao để phục vụ kịp thời cho việc lập kế hoạch dài hạn và các đề án đầu tư xây dựng hàng năm.

Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan lập phương án tổ chức nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng và vật tư cung cấp cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

4. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Xây dựng lập phương án đầu tư hạ tầng cơ sở cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, như: phương tiện vận tải chuyên dùng và không chuyên dùng, phương tiện bốc xếp, hệ thống cảng sông và biển, đường sắt và đường bộ cho vận chuyển vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Xây dựng lập chương trình đào tạo công nhân lành nghề, kỹ sư đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng theo 3 hình thức: đào tạo mới, đào tạo nâng cao và đào tạo lại.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tìm nguồn vốn đầu tư cho các dự án của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp Bộ Xây dựng, lập phương án đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nhằm: tiếp thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới và khu vực, nâng cao năng lực nghiên cứu và tư vấn trong quản lý, điều hành, giám sát xây dựng, chuyển giao công nghệ và mở rộng thị trường. Ban hành các quy định về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường để quản lý phát triển ngành.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra các cơ sở sản xuất tấm lợp, chất lượng sản phẩm tấm lợp có sử dụng vật liệu amiăng theo tinh thần chỉ cho tiếp tục sản xuất và sản phẩm được lưu thông khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn môi trường và y tế.

 

Điều 3. Bộ Xây dựng căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu Quy hoạch này, theo dõi, chỉ đạo thực hiện. Tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

 

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 


 

CHÍNH PHỦ

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

PHỤ LỤC I

NĂNG LỰC SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VẬT LIỆU XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Chủng loại VLXD

Đơn vị

2000

2005

2010

1

Xi măng

Triệu tấn

15,73

24,00

37,00

2

Vật liệu xây

Tỷ viên

8,79

10,94

13,07

3

Vật liệu lợp

Triệu m2

66,00

85,00

98,00

4

Đá xây dựng

Triệu m3

20,20

25,00

30,00

5

Vật liệu ốp lát

Triệu m2

45,00

70,00

95,00

6

Sứ vệ sinh

Triệu SP

2,30

2,90

3,50

7

Kính xây dựng

Triệu m2

30,00

60,00

85,00

8

Vật liệu chịu lửa

1000 tấn

41,00

61,00

82,50

9

Đá ốp lát

Triệu m2

1,26

1,50

2,00

10

Cát xây dựng

Triệu m2

18,5

25,7

32,8

 


 

CHÍNH PHỦ

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHỤ LỤC II

GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Chủng loại VLXD

Đơn vị

2000

2005

2010

 

Tổng số

Tỷ đồng

22.569

34.013

50.730

1

Xi măng

Tỷ đồng

13.118

19.492

31.595

2

Vật liệu xây

Tỷ đồng

2.000

4.070

5.588

3

Vật liệu lợp

Tỷ đồng

1.069

1.377

1.589

4

Đá xây dựng

Tỷ đồng

1.212

1.500

1.800

5

Vật liệu ốp lát

Tỷ đồng

2.250

3.500

4.750

6

Sứ vệ sinh

Tỷ đồng

1.288

1.624

1.960

7

Kính xây dựng

Tỷ đồng

885

1.800

1.960

8

Vật liệu chịu lửa

Tỷ đồng

223

258

370

9

Đá ốp lát

Tỷ đồng

378

450

600

10

Cát xây dựng

Tỷ đồng

146,00

250,00

448

 

 


 

CHÍNH PHỦ

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

PHỤ LỤC III

NHU CẦU VẬT TƯ KỸ THUẬT - LAO ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
CHO NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

Chủng loại VLXD

Đơn vị

2000

2005

2010

1

Đá vôi

Triệu tấn

20,3

31,8

44,7

2

Sét xi măng

Triệu tấn

5,5

8,6

12,0

3

Sét gạch ngói

Triệu tấn

15,91

16,79

21,16

4

Sét gốm sứ

1000 tấn

131,8

184,2

220,7

5

Cao lanh

1000 tấn

568,4

811,0

968,2

6

Tràng Thạch

1000 tấn

168,4

242,6

298,4

7

Thạch anh

1000 tấn

169,5

239,0

290,0

8

Quặng sắt

Triệu tấn

0,44

0,68

0,96

9

Thạch cao

Triệu tấn

0,62

0,98

1,37

10

Phụ gia xi măng

Triệu tấn

2,0

3,2

4,5

11

Cát thủy tinh

1000 tấn

136

2,72

385

12

Than

Triệu tấn

3,94

5,26

6,64

13

Dầu

1000 tấn

435,1

537,1

717,3

14

Điện năng

Triệu Kwh

2.207,6

3.223,6

4.842,1

15

Lao động tăng thêm

Người

11.756

14.062

18.312

16

Vốn đầu tư 5 năm

Tỷ đồng

5.036

22.323

29.257

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 115/2001/QD-TTg

Hanoi, August 01, 2001

 

DECISION

RATIFYING THE OVERALL PLANNING FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S CONSTRUCTION MATERIALS INDUSTRY TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

At the proposals of the Construction Ministry in Reports No. 05/TTr-BXD of January 11, 2000 and No. 2346/BXD-VLXD of December 20, 2000;

At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Official Dispatch No. 512-BKH/CN of January 31, 2001 and proceeding from opinions of the concerned ministries,

DECIDES:

Article 1.-To ratify the overall planning of Vietnam’s construction materials industry till 2010, with the following principal contents:

1. Objectives:

To develop the production of construction materials in order to fully meet the domestic and export demands.

2. Viewpoints on the overall planning for development of Vietnam’s construction materials industry till 2010:

Regarding technology: To quickly absorb the world’s advanced technologies and equipment and combine them with the domestically manufactured technologies and equipment in order to build up as soon as possible a modern technological foundation, which shall be automated at a higher and higher level, ensure the Vietnamese and international environmental standards and be capable of turning out products up to the international standards and highly competitive on the regional and world markets.

Regarding scale and capacity: To choose suitable production scales, combine large, medium and small scales, thereby maximizing the capabilities of the existing construction materials production establishments, and synchronize their equipment in order to get the best of local advantages on raw materials and materials, market and manpower, especially for mountainous and Central Highland provinces.

Regarding the mobilization of investment capital source: To diversify investment forms and economic sectors joining the investment in order to mobilize investment capital at home and abroad.

Regarding investment management: To manage and make investment in development of the construction materials industry according to the planning, with investment modes and forms suitable to local characteristics, economic fields and project types.

To harmoniously and synchronously combine the production and consumption with other economic sectors, such as: communications and transport, supply of technical supplies, infrastructure construction, ... in order to support the development demand of the domestic construction materials industry. And at the same time, to fully tap the capabilities of relevant branches, such as: mechanical engineering; metallurgy; informatics; automation, to as to research into the designing and manufacture of technological equipment and spare parts for the construction materials industry as import substitutes.

The development of construction materials industry must ensure the economic efficiency, rational use of natural resources at home, protection of ecological environment, historical-cultural relics, natural scenery, security and national defense.

3. Orientating the planning objectives (see Appendices I, II and III):

The construction materials industry shall have to continue investing in the development of a number of basic materials, such as: cement, building materials, roofing materials, walling and flooring materials, building stone, porcelain sanitary ware, construction glass, construction sand, refractory materials, lime, paints, etc., and at the same time to attach importance to the research into and development of new materials in service of the construction industry and society’s demand. Orientations set for a number of particular materials shall be as follows:

a/ Cement:

To continue implementing the Prime Minister’s Decision No. 970/1997/QD-TTg of November 14, 1997 ratifying the planning for development of cement industry till 2010. In the course of materializing a number of the branch’s general targets, the Prime Minister shall issue specific decisions to readjust them to suit the situation.

From the year 2003 onward, the cement joint-ventures with foreign countries shall have to export cement according to the percentages already committed in joint venture contracts and stipulated in investment licenses. From the year 2004 onward, the target of cement export volume (excluding those turned out by joint ventures with foreign parties) shall reach one million tons/year or more.

b/ Building materials:

To reorganize the production of and trading in hand-made building materials in localities, in order to minimize the use of cultivable land and construction of manual brick kilns not under the planning, which cause environmental pollution in suburban areas, cities, provincial towns and district townships. To step by step develop non-baked bricks in regions where heating materials are not available, then proceed to do away with the production of clay bricks baked by manual kilns in suburban areas before 2005 and other regions before 2010.

To continue improving technologies and stabilizing the production of the existing brick tunnel kilns.

To invest in the building of several more small-sized tunnel-kiln brick production chains with an output of 7-10 million bricks/year and furnished with domestically manufactured equipment.

c/ Roofing materials:

To develop and stabilize the production of metal and non-metal roofing materials. To pay attention to the investment in development of non-baked roofing tiles in regions where high-quality clay is not available, such as the northern mountainous region, the Central Highlands and the southern Central Vietnam.

The construction materials industry must devise plans for research into and use of materials as substitutes for asbestos in production of roofing sheets. To tightly control the existing establishments producing asbestos roofing sheets according to the environmental and health standards, not to increase their output and not to make new investment in establishments producing asbestos roofing sheets. From 2004 onward, not to use asbestos materials in the roofing sheet production.

d/ Walling and flooring tiles:

To develop a wide variety of flooring tile categories, with special attention paid to large-size categories, walling tile categories suitable to Vietnamese climate and exportable products. The export target set for the period from 2005 onward is at least 20% of the annual production output.

To invest in the technological renewal in order to elevate the mechanization and automation level in the existing production chains.

To research into and produce enamel and color materials for walling and flooring tiles and porcelain sanitaryware as import substitutes. To develop industry of exploiting and processing raw materials for production of walling and flooring tiles and porcelain sanitaryware.

e/ Porcelain sanitaryware:

To match the output and quality of auxiliary parts with those of porcelain sanitary ware, meeting the domestic and export demands. The export target set for the period from 2005 onward is at least 20% of the annual production output.

To invest in building more establishments which produce high-quality porcelain sanitaryware to meet domestic demand and raise their exportability.

f/ Construction glass:

To deploy investment in establishments which produce high-quality glass to meet the domestic and export demands.

The export target set for the period from 2005 onward is at least 30% of annual production output, including investment projects of joint venture with foreign countries.

To deploy the research into and production of other construction glass products: mineral fiber and glass fiber, composite materials.

g/ Refractory materials:

To make intensive investment in a number of existing production establishments to raise their capacity and quality of their products capable of substituting for imports.

To invest in some more production chains to attain a gross annual output of 115,500 tons of refractory bricks by 2010.

h/ Construction stone:

To continue expanding the existing construction stone exploiting establishments and building new ones to meet the domestic construction demands. Particularly, the stone demand of the Mekong river delta region must be satisfied. Construction stone producing establishments must ensure the economical use of natural resources, protection of environment and tourist sceneries, historical and cultural relics and step-by-step modernization of construction stone-manufacturing industry.

i/ Construction sand:

To restructure the State-run and non-State sand exploiting establishments on the basis of rational exploitation regionalization, with a view to protecting natural resources, water conservancy works and rivers’ flows.

To organize concentrated sand storing areas and devise plans for supply of sand or sand substitutes in Central Highlands, the northwestern and northeastern regions.

j/ Other construction materials categories:

The construction materials industry must conduct the research into and investment in new kinds of construction materials, such as: artificial boards of various kinds; composite materials; glass materials; water-proof and mold-proof paints of various kinds; construction materials made of light, impermeable, saline-resistant and durable aggregate; PC50 and PC60 cement; concrete additives; materials for treating weak ground base, such as: absorbent sponge, geo-technical fabrics and nets, additives for earth cohesion and other special-type materials.

(The lists of construction materials of various categories to be developed, total output value thereof, demands for raw materials and fuels, labor and investment capital of the construction materials industry are specified in Appendices I, II and III enclosed herewith).

Article 2.-Implementation measures:

1. The Construction Ministry shall coordinate with the concerned ministries and localities in working out the development planning for each category of construction materials till 2010 according to regions and territories in conformity with the overall planning.

It shall study the policy of supporting units engaged in the manufacture of equipment, spare parts, supplies and raw materials for Vietnam’s construction materials industry, particularly cement, walling and flooring tiles and porcelain sanitaryware industries for the immediate future.

2. The Trade Ministry shall coordinate with the concerned ministries in studying and proposing non-tariff measures for protection of domestic production after Vietnam fulfills its commitment with the AFTA, and tightly control the import of asbestos materials for roofing sheet production, then proceed to stop the import of asbestos materials for roofing sheet production by 2004.

3. The Industry Ministry shall conduct survey, exploration and assessment of reserves of raw materials for production of construction materials with high reliability in timely service of the elaboration of long-term plan and annual investment and construction projects.

The Industry Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Construction Ministry and the concerned ministries as well as branches in working out plans for organization of research, designing and manufacture of equipment, spare parts and supplies to be supplied to the construction materials industry.

4. The Ministry of Communications and Transport shall coordinate with the Construction Ministry in working out plans for investment in infrastructure for the construction materials industry, such as: specialized and non-specialized transport means, loading and unloading means, riverport and seaport system, railroads and land roads for transport of supplies and raw materials for production and sale of products.

5. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Construction Ministry in working out programs for training of skilled workers and engineers to meet the development demand of the construction materials industry in three forms of new training, upper-level training and retraining.

6. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the concerned ministries and branches in studying support policies and seeking investment capital sources for projects of the construction materials industry.

7. The Ministry of Science, Technology and Environment shall coordinate with the Construction Ministry in working out plans for stepping up scientific, technical and technological activities in the field of construction materials, aiming to absorb the world’s and regional technological and technical advances, raise the research and consultancy capability in the construction management, administration and supervision, technology transfer and market expansion. It shall also promulgate regulations on technology, technical standards and environment for management of the branch’s development.

The Ministry of Science, Technology and Environment shall coordinate with the Health Ministry and the concerned ministries and branches in inspecting the establishments producing roofing sheets as well as the quality of roofing sheet products using asbestos materials, and allow the continued production and circulation of such products only when they are up to the environmental and health standards.

Article 3.-The Construction Ministry shall base itself on the objectives, viewpoints and targets of this planning to monitor and direct the implementation thereof. It shall organize the periodical assessment of the planning implementation and propose readjustment of the planning to make it suitable to the specific economic and social conditions of the whole country.

Article 4.-This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 5.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the managing boards of the State corporations and the heads of the concerned agencies shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX I

PRODUCTION CAPACITY OF THE CONSTRUCTION MATERIALS INDUSTRY
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 115/2001/QD-TTg of August 1, 2001)

Ordinal number

Construction materials categories

Unit

2000

2005

2010

1

Cement

Million tons

15.73

24.00

37.00

2

Building materials

Billion pieces

8.79

10.94

13.07

3

Roofing materials

Million m2

66.00

85.00

98.00

4

Construction stone

Million m3

20.20

25.00

30.00

5

Walling and flooring materials

Million m2

45.00

70.00

95.00

6

Porcelain sanitary ware

Million products

2.30

2.90

3.50

7

Construction glass

Million m2

30.00

60.00

85.00

8

Refractory materials

1,000 tons

41.00

61.00

82.50

9

Ashlar stone

Million m2

1.26

1.50

2.00

10

Construction sand

Million m3

18.5

25.7

32.8

 

APPENDIX II

THE GROSS OUTPUT VALUE OF VIETNAMS CONSTRUCTION MATERIALS INDUSTRY
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 115/2001/QD-TTg of August 1, 2001)

Ordinal number

Construction materials categories

Unit

2000

2005

2010

 

TOTAL

VND billion

22,569

34,013

50,730

1

Cement

VND billion

13,118

19,492

31,595

2

Building materials

VND billion

2,000

4,070

5,588

3

Roofing materials

VND billion

1,069

1,377

1,589

4

Construction stone

VND billion

1,212

1,500

1,800

5

Walling and flooring materials

VND billion

2,250

3,500

4,750

6

Porcelain sanitary ware

VND billion

1,288

1,624

1,960

7

Construction glass

VND billion

885

1,800

1,960

8

Refractory materials

VND billion

223

258

370

9

Ashlar stone

VND billion

378

450

600

10

Construction sand

VND billion

146.00

250.00

448

 

APPENDIX III

THE CONSTRUCTION MATERIALS INDUSTRYS DEMANDS FOR TECHNICAL
SUPPLIES, LABOR AND INVESTMENT CAPITAL
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 115/2001/QD-TTg of August 1, 2001)

Ordinal number

Construction materials categories

Unit

2000

2005

2010

1

Limestone

Million tons

20.3

31.8

44.7

2

Cement clay

Million tons

5.5

8.6

12.0

3

Brick and roofing tile clay

Million tons

15.91

16.79

21.16

4

Ceramic and porcelain clay

1,000 tons

131.8

184.2

220.7

5

Kaolin

1,000 tons

568.4

811.0

968.2

6

Slate

1,000 tons

168.4

242.6

298.4

7

Quartz

1,000 tons

169.5

239.0

290.0

8

Iron ore

Million tons

0.44

0.68

0.96

9

Gypsum

Million tons

0.62

0.98

1.37

10

Cement additives

Million tons

2.0

3.2

4.5

11

Crystalsand

1,000 tons

136

2.72

385

12

Coal

Million tons

3.94

5.26

6.64

13

Oil

1,000 tons

435.1

537.1

717.3

14

Electricity

Million kWh

2,207.6

3,223.6

4,842.1

15

Increased labor

Laborers

11,756

14,062

18,312

16

5-year investment capital

VND billion

5,036

22,323

29,257

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 115/2001/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất