Nghị định 163/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực hóa chất, phân bón

thuộc tính Nghị định 163/2013/NĐ-CP

Nghị định 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:163/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:12/11/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Dùng hóa chất cấm để bảo quản thực phẩm, phạt đến 36 triệu đồng

Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp, với mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng trong lĩnh vực hóa chất và 200 triệu đồng trong lĩnh vực phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
Cụ thể, phạt tiền từ 08 - 10 triệu đồng đối với hành vi không có kho cất giữ hóa chất nguy hiểm, trừ trường hợp kinh doanh hóa chất nguy hiểm được vận chuyển trực tiếp đến kho của bên mua; phạt tiền từ 10 - 16 triệu đồng đối với tổ chức sử dụng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa không đúng mục đích đã đăng ký hoặc không thực hiện đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi bắt đầu sử dụng; phạt tiền lần lượt từ 16 - 24 triệu đồng; 24 - 30 triệu đồng; 30 - 36 triệu đồng và 36 - 40 triệu đồng đối với tổ chức sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thức ăn gia súc; sản xuất các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất và bảo quản thực phẩm và sản xuất thuốc chữa bệnh, sản phẩm hóa chất tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hóa chất...
Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức còn có thể bị đình chỉ sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 - 03 tháng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất từ 01 - 03 tháng; buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; buộc đưa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2013.

Từ ngày 15/10/2019, Nghị định này bị hết hiệu lực bởi Nghị định 71/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định163/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------
---

Số: 163/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
---------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC

HÓA CHẤT, PHÂN BÓN VÀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật phòng, chng ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nvà công cụ htrợ;

Căn cứ Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản sn xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bsung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định s 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu ncông nghiệp;

Theo đề nghị ca Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm; buộc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử và sản phẩm dệt may không đảm bảo giới hạn hàm lượng hóa chất độc cho phép.
2. Buộc tiêu hủy phân bón nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
3. Buộc tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm, công nhận lại chất lượng phân bón do không thực hiện đúng các quy định về phương pháp lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, chứng nhận chất lượng phân bón.
4. Buộc khảo nghiệm lại, cải chính kết quả khảo nghiệm phân bón hoặc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm do thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định, không trung thực.
5. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc khắc phục tình trạng không an toàn trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
6. Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ đến kho, địa điểm theo quy định.
Điều 4. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hóa chất quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phân bón và vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Chương III, Chương IV Nghị định này áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định từ Điều 36 đến Điều 44 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÓA CHẤT
Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có bảng nội quy về an toàn hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;
b) Không có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;
c) Không có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc những nội dung đã được xác nhận tại Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Không thực hiện đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xác nhận.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có kho để cất giữ hóa chất nguy hiểm, trừ trường hợp kinh doanh hóa chất nguy hiểm được vận chuyển trực tiếp đến kho của bên mua.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp gây mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng hóa chất nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa không đúng mục đích đã đăng ký;
b) Không thực hiện đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi bắt đầu sử dụng.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thức ăn gia súc theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về hóa chất.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thực phẩm theo quy định của pháp luật về hóa chất.
5. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất thuốc chữa bệnh và sản phẩm hóa chất tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hóa chất.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không có đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật về hóa chất;
b) Không lưu giữ hoặc lưu giữ Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về hóa chất.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hóa chất độc nhưng không có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định của pháp luật về hóa chất.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố thông tin về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại theo quy định của pháp luật về hóa chất.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hoặc lưu trữ tài liệu về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau trong sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu:
a) Hàm lượng hóa chất độc hại có trong sản phẩm điện, điện tử vượt quá giới hạn hàm lượng cho phép theo quy định của pháp luật về hóa chất;
b) Hàm lượng fomaldehyt tồn dư trên sản phẩm dệt may vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật về giới hạn cho phép đối với hàm lượng fomaldehyt;
c) Hàm lượng các amin thơm là dẫn xuất từ các từ thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm dệt may nhuộm màu hoặc các chi tiết in, nhuộm màu có thể tiếp xúc được vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật đối với thuốc nhuộm azo.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử và sản phẩm dệt may không đảm bảo giới hạn hàm lượng hóa chất cho phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận) mà không có Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện khi đã bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ sản xuất, kinh doanh hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hóa chất khác để sản xuất, kinh doanh;
b) Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp.
4. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ xuất kho, nhập kho tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi ghi chung phiếu xuất kho, nhập kho tiền chất với các loại hàng hóa, vật tư khác; không mở sổ riêng theo dõi việc xuất kho, nhập kho tiền chất trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về khai báo hóa chất sản xuất, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo không đúng thực tế về khối lượng, nguồn gốc xuất xứ của hóa chất;
b) Khai báo không đúng thực tế bản chất, thành phần của hóa chất.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo mà không có Giấy xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo mà không có Giấy xác nhận khai báo hóa chất sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hóa chất nguy hiểm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin về hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất.
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chứa, đựng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế bằng các vật dụng không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc có nguy cơ gây nhầm lẫn đối với các sản phẩm, hàng hóa khác;
b) Loại bỏ dụng cụ chứa, đựng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng quy định sau khi đã sử dụng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
b) Không thực hiện đúng quy định về bao gói, bảo quản và vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
c) Ghi nhãn sản phẩm không đúng nội dung như đã đăng ký với cơ quan quản lý;
d) Thực hiện không đúng quy trình khảo nghiệm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền ban hành đối với tổ chức thực hiện việc khảo nghiệm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế mà Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành các sản phẩm này đã hết hạn;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng tiêu chuẩn như đã công bố;
c) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
d) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không có phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc không sửa đổi nội dung quảng cáo theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã hết hạn sử dụng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 15. Vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra, thanh sát
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cơ sở hóa chất không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; không chấp hành quyết định thanh sát do Tổ chức cấm vũ khí hóa học tiến hành;
b) Cơ sở hóa chất vi phạm các quy định về thanh sát của Tổ chức cấm vũ khí hóa học.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hóa chất DOC, DOC-PSF
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai báo không đúng với thực tế sản xuất của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF khi thực hiện khai báo ban đầu, khai báo về các hoạt động có trong năm trước hoặc khai báo bổ sung, điều chỉnh, thay đổi sản xuất.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo ban đầu, không khai báo về các hoạt động có trong năm trước hoặc không khai báo bổ sung, điều chỉnh, thay đổi sản xuất của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo không đúng thời hạn quy định;
b) Không khai báo hoặc khai báo không đúng với thực tế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 sai nội dung ghi trong văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 sai nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển nhượng Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp khác.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không có Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về quản lý vũ khí hóa học và hóa chất Bảng 1
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, sở hữu, tàng trữ, sử dụng các hóa chất độc và tiền chất của chúng, các hóa chất Bảng 1 không được phép;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất độc và tiền chất của chúng; các hóa chất Bảng 1 không được phép;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước;
d) Tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia thứ ba;
đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 sai nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển nhượng Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1; không thông báo, không khai báo xuất khẩu, nhập khẩu; thông báo, khai báo hóa chất Bảng 1 không đúng thời hạn quy định;
b) Sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1 vượt tổng sản lượng cho phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép từ 02 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng 1 từ 02 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng phân bón.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có phòng kiểm nghiệm hoặc không có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định và được công nhận để đánh giá chất lượng phân bón.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, gia công phân bón không có kho chứa phân bón.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp để sản xuất, gia công phân bón.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp không thực hiện đánh giá chất lượng phân bón, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy số lượng phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp phân bón.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh phân bón không có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bảo đảm giữ được chất lượng phân bón;
b) Kinh doanh phân bón không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ bảo đảm chất lượng phân bón;
c) Kinh doanh phân bón không có kho chứa phân bón.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp không có công cụ, thiết bị chứa đựng, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón bị đình chỉ sản xuất, phân bón bị đình chỉ tiêu thụ gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón mới để khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu phân bón chuyên dùng sử dụng cho sân thể thao mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
b) Nhập khẩu phân bón chuyên dùng sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón làm hàng mẫu, quà biếu, dùng để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu các loại phân bón không đáp ứng mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất phân bón nhập khẩu có chứa hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và các chất độc khác vượt mức quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu và phân tích phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các quy định về phương pháp lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, chứng nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc không thực hiện đúng phương pháp thử nghiệm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả hoặc công bố sai kết quả phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón;
b) Không bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm, công nhận chất lượng lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều này và không được thu tiền các hoạt động do vi phạm các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động lấy mẫu và phân tích phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng nếu tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, khai man các giấy tờ quy định trong hồ sơ khảo nghiệm phân bón.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi những nội dung khảo nghiệm đã được quy định.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm không đúng với nội dung đã đăng ký khảo nghiệm hoặc khảo nghiệm không đúng các quy định hiện hành về khảo nghiệm phân bón.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm không trung thực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khảo nghiệm lại, buộc cải chính kết quả khảo nghiệm phân bón không trung thực hoặc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đổi tên phân bón
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện đổi tên, về thủ tục đổi tên khi thực hiện việc đổi tên phân bón.
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về công nhận, chỉ định tổ chức đào tạo lấy mẫu phân bón, phòng kiểm nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi quyết định công nhận, chỉ định tổ chức đào tạo lấy mẫu phân bón, phòng thí nghiệm phân bón đã hết hiệu lực mà không gửi hồ sơ đăng ký công nhận, chỉ định lại về cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền những thay đổi liên quan đến phạm vi được công nhận, chỉ định.
Chương 4.
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 29. Vi phạm quy định về hồ sơ, tài liệu và báo cáo hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo định kỳ về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo sai lệch về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh doanh cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ hoặc báo cáo sai lệch số liệu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong hoạt động kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; không chấp hành việc kiểm tra hoặc cản trở việc kiểm tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; không báo cáo việc mất vật liệu nổ công nghiệp, tai nạn, sự cố về vật liệu nổ công nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.
Điều 30. Vi phạm quy định về điều kiện người có liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày bị phạt cảnh cáo tiếp tục không tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng người không có chuyên môn phù hợp;
b) Sử dụng người chưa được huấn luyện, kiểm tra cấp giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp không đủ tiêu chuẩn.
Điều 31. Vi phạm quy định về quản lý Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo việc mất Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký khi tiến hành hoặc chấm dứt các hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; không khai báo khi tiến hành hoặc chấm dứt hoạt động tiền chất thuốc nổ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho mượn, cho thuê Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ để sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
b) Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vượt quá quy mô, số lượng quy định trong Giấy chứng nhận, Giấy phép hoặc Đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Sử dụng đơn vị trực thuộc không có tên trong Giấy phép kinh doanh để kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch các nội dung trong Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để buôn bán hoặc cung cấp vật liệu nổ công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Sử dụng Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để làm dịch vụ nổ mìn hoặc nổ mìn không đúng địa điểm đã quy định trong Giấy phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này; từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này; từ 18 (mười tám) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đóng gói vật liệu nổ công nghiệp không phù hợp quy chuẩn.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nghiên cứu, chế thử vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ không đúng nội dung, điều kiện quy định trong đề án nghiên cứu đã được phê duyệt;
b) Sử dụng nguyên liệu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp không rõ nguồn gốc.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ khi chưa khắc phục, bổ sung các thiếu sót về điều kiện sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thay đổi thành phần, chủng loại nguyên liệu hoặc sản xuất không đúng loại sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp đã đăng ký và được phép đưa vào sản xuất, sử dụng;
c) Thay đổi quy trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không thực hiện thử nghiệm, đánh giá vật liệu nổ công nghiệp đối với sản phẩm vật liệu nổ mới sản xuất ở Việt Nam hoặc nhập khẩu vào Việt Nam nhưng không có kết quả thử nghiệm, đánh giá được thừa nhận theo quy định pháp luật.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nghiên cứu, chế thử vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, giao nhiệm vụ;
b) Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; sử dụng thiết bị sản xuất vật liệu nổ công nghiệp chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng;
c) Thay đổi về công nghệ, thiết bị, mặt bằng hoặc nhà xưởng sản xuất vật liệu nổ công nghiệp khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động vật liệu nổ công nghiệp từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3; Điểm c Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3; Điểm c Khoản 4 Điều này;
b) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3; Điểm c Khoản 4 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi:
a) Không có nội quy quy định về an toàn kho;
b) Không có biển báo, ký hiệu cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện canh gác, bảo vệ khu vực bảo quản vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có phương án bảo vệ an ninh trật tự kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ được phê duyệt;
b) Không thực hiện công tác niêm phong, khóa cửa kho vật liệu nổ công nghiệp;
c) Không đủ lực lượng bảo vệ canh gác.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy chuẩn kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp trong quá trình bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
b) Không thực hiện thủ tục xuất nhập kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
c) Xây dựng, trang bị thiếu hoặc trang bị không đúng quy định các loại công cụ hỗ trợ, phương tiện, công trình bảo vệ, canh gác trong kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
d) Để vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia bị hư hỏng vượt quá định mức mà không có lý do chính đáng;
đ) Vi phạm chế độ bảo mật về dự trữ quốc gia;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho tổ chức, cá nhân khác gửi vật liệu nổ công nghiệp hoặc thuê kho chứa vật liệu nổ công nghiệp nhưng không có hợp đồng hoặc văn bản hợp lệ; Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp vượt quá quy mô bảo quản cho phép theo hồ sơ kho được phê duyệt;
b) Dự trữ hàng vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia không đúng loại kho, địa điểm;
c) Mở rộng, cải tạo kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Không có kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp kho vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Cố tình làm sai lệch chứng từ xuất, nhập kho vật liệu nổ công nghiệp, hộ chiếu nổ mìn để làm thất thoát vật liệu nổ công nghiệp.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại địa điểm hoặc kho chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo quản dẫn đến thất thoát tiền chất thuốc nổ.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi để không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo quản dẫn đến thất thoát vật liệu nổ công nghiệp tại kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Buộc di chuyển hàng vật liệu nổ công nghiệp dự trữ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c) Buộc khắc phục tình trạng không đảm bảo an ninh, an toàn do vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, c Khoản 4 Điều này;
d) Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp đến kho, địa điểm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 6 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không có biển báo xác định giới hạn khu vực bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có biểu trưng, ký hiệu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
b) Không tổ chức bảo vệ canh gác khi tiến hành bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có hoặc thiếu nhân viên áp tải vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
b) Không xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, biện pháp bảo vệ an ninh trật tự;
c) Dừng đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp do sự cố nhưng không đặt biển báo sự cố nguy hiểm;
d) Bốc, chuyển vật liệu nổ công nghiệp sang phương tiện khác không đúng quy định khi đang trên đường vận chuyển;
đ) Để mất Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; không thực hiện việc trả Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp sau khi hoàn tất việc vận chuyển đúng thời hạn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vận chuyển không đúng chủng loại vật liệu nổ công nghiệp quy định trong Giấy phép vận chuyển;
b) Vi phạm quy chuẩn kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp trong quá trình vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
c) Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bằng phương tiện chưa được cơ quan nhà nước đăng kiểm, kiểm tra và cấp Giấy phép lưu hành hoặc không được phép sử dụng để vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp không đúng tuyến đường quy định trong giấy phép vận chuyển;
b) Dừng đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ở những nơi không được phép theo quy định trong Giấy phép vận chuyển;
c) Bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp tại địa điểm chưa được cho phép.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi để mất vật liệu nổ công nghiệp;
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp không có Giấy phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu vật liệu nổ công nghiệp vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4; Khoản 7 Điều này.
9. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính đối với có hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối hành vi mua, bán vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ không ký kết hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi từ chối mua lại vật liệu nổ công nghiệp sử dụng không hết của bên mua mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia không đúng chủng loại, khối lượng, quy cách và chất lượng theo quy định trong kế hoạch dự trữ quốc gia.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ quy định trong Giấy phép.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi bán vật liệu nổ công nghiệp cho tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đã hết hạn hoặc tổ chức đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất, nhập khẩu;
b) Bán vật liệu nổ công nghiệp cho tổ chức không có Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Khoản 5; Điểm b Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật do hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu tại Khoản 4; Điểm a Khoản 6 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có chỉ huy nổ mìn khi thực hiện nổ mìn; không có thiết kế, phương án nổ mìn hoặc thiết kế, phương án nổ mìn có nội dung không đầy đủ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hộ chiếu nổ mìn lập không đầy đủ;
b) Không lập trạm gác bảo vệ hoặc không có ký hiệu, biển báo nguy hiểm tại giới hạn vùng nguy hiểm khi nổ mìn;
c) Không đăng ký, thông báo hoặc không thực hiện đúng trình tự tín hiệu báo lệnh nổ mìn và báo yên đã đăng ký, thông báo.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Không thực hiện giám sát ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập hộ chiếu nổ mìn.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp hoặc phương pháp điều khiển nổ quy định trong thiết kế, phương án nổ mìn hoặc hộ chiếu nổ mìn đã được ký duyệt;
b) Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi thiết kế hoặc phương án nổ mìn chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cho phép;
c) Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không nằm trong danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sử dụng.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không bán lại vật liệu nổ công nghiệp sử dụng không hết cho tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp khi chấm dứt hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Mua vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
c) Không nhập kho số vật liệu nổ công nghiệp còn thừa sau khi kết thúc nổ mìn.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4, điểm b khoản 5; từ 18 (mười tám) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy định về kiểm tra, thử và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện thử định kỳ vật liệu nổ công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập biên bản tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
b) Không thực hiện việc kiểm tra, xác định kết quả sau khi tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp đã mất phẩm chất;
b) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong quá trình tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp đã mất phẩm chất đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Chương 5.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp thuộc phạm vi quản lý xảy ra tại địa phương, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều 5; Điều 7; Khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1 Điều 9; Khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Khoản 1 Điều 19; Khoản 1 Điều 24; Khoản 1 Điều 25; Khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Khoản 1, 2 Điều 29; Khoản 1, 2 Điều 30; Khoản 1 Điều 31; Khoản 1, 2 Điều 33; Khoản 1, 2 Điều 34; Khoản 1 Điều 36; Khoản 1, 2 Điều 37:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 Nghị định này; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có giá trị đến 5.000.000 đồng;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
g) Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tước quyền quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi   phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
g) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
h) Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
i) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất, đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
g) Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón.
3. Chánh Thanh tra Bộ Công thương, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp của Bộ Công thương; Cục trưởng Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tước quyền quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
g) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
h) Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
i) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
1. Lực lượng Công an
a) Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 500.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất;
b) Trạm trưởng, đội trưởng Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 1.500.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt tiền đến 2.500.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trường phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất, phân bón. Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 20.000.000 đồng;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy; chữa cháy có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Lực lượng Hải quan
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất, phân bón. Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 20.000.000 đồng;
b) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền: Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 41. Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
2. Tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu phải được chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
3. Việc vận chuyển, giao nhận, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tịch thu phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về vật liệu nổ công nghiệp. Cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không có kho bảo quản riêng, cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định tổ chức có kho đủ điều kiện thực hiện việc bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tịch thu.
4. Không tổ chức bán đấu giá tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu; cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm định giá, bán tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu cho các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp. Các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm mua lại tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu.
5. Tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu bị mất phẩm chất phải được tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp thành lập Hội đồng tiêu hủy gồm đại diện của các cơ quan liên quan. Việc tiêu hủy tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu nổ công nghiệp.
6. Chi phí bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tịch thu và phục vụ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu nhưng đã mất phẩm chất, buộc phải tiêu hủy được thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 42. Thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
b) Công chức, viên chức, chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế:
a) Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất;
b) Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;
c) Mục 2 Chương V Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
d) Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 44. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì vẫn áp dụng các quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP; Nghị định số 15/2010/NĐ-CP; Mục 2 Chương V Nghị định số 100/2005/NĐ-CP và Nghị định số 64/2005/NĐ-CP để xử phạt, trừ trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử phạt.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 90/2009/NĐ-CP; Nghị định số 15/2010/NĐ-CP; Mục 2 Chương V Nghị định số 100/2005/NĐ-CP; Nghị định số 64/2005/NĐ-CP để giải quyết.
Điều 45. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 163/2013/ND-CPdated November 12, 2013 of the Government on penalties for administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Penalties for Administrative Violations dated June 20, 2013;

Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;

Pursuant to the Ordinance No. 16/2011/UBTVQH12dated June 30, 2011 of 12thStanding Committee of the National Assembly on the management and use of weapons, explosives and combat gears;

Pursuant to the Government s Decree No. 100/2005/ND-CPdated August 03, 2005 on the implementation of Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction;

Pursuant to the Government s Decree No. 113/2003/ND-CPdated October 07, 2003 on management of manufacture and sale of fertilizers; the Government s Decree No.191/2007/ND-CPdated December 31, 2007 on amendments to the Decree No. 113/2003/ND-CP;

Pursuant to the Government s Decree No.39/2009/ND-CPdated April 23, 2009 on industrial explosives;

At the request of the Minister of Industry and Trade;

The Government promulgates the Decree on Penalties forAdministrativeViolations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree deals with the administrative violations, penalties, fines, and remedial measures; the power to impose administrative penalties and make records on administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers, and industrial explosives.

2.For the administrative violations pertaining tochemicals, fertilizers and industrial explosivesthat are not mentioned in this Decree, the regulations in corresponding Decrees shall apply.

Article 2. Entities that incur administrative penalties

1.Vietnamese organizations and individuals that commitadministrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosiveswithin the territory of Socialist Republic of Vietnam.

2.The foreign organizations and foreignersthat commit administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives within the territory of Socialist Republic of Vietnam, unless otherwise prescribed in International Agreements to which Vietnam is a signatory.

Article 3. Remedial measures

Apart from the primary penalties and additional penalties, the organizations and individuals that commit administrative violations (hereinafter referred to as violators) must take one or some of the following remedial measures:

1.Removing from Vietnam or destroying the hazardous chemicals; destroying the electric products, electronic products, textile and garment products that exceeds the permissible limits on harmful chemicals.

2.Destroying the fertilizers that threaten the health of human, animals, plants, and the environment.

3.Taking samples, retest the quality of fertilizers if the regulations on sampling, quality inspection and certification are not complied with.

4.Re-conduct the experiment, rectify or cancel the result of fertilizer experiment if the experiment procedure is not followed or the result is not truthful.

5.Restoring the initial condition; eliminate unsafe factors in the process of manufacture of industrial explosives.

6.Moving the spare industrial explosives to proper storage or places.

Article 4. Fines and the power to impose fines

1.The maximum fine incurred by a individual that commits violations pertaining to chemicals in Chapter II of this Decree, is VND 50,000,000. The fine for the same violation committed by an organization is twice as much as the fine incurred by a individual.

2.The maximum fine incurred by a individual that commits violations pertaining to fertilizers and explosives in Chapter III and Chapter IV of this Decree is VND100,000,000;the fine for the same violation committed by an organization is twice as much as the fine incurred by a individual.

3.The maximum fines imposed by the persons mentioned in Articles 36 to 44 of this Decree are incurred by individuals. The maximum fines such persons can imposed upon organizations are twice as much as the maximum fines they are entitled to impose upon individuals.

Chapter 2.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS PERTAINING TO CHEMICALS

Article 5. Violations against regulations on safety during the manufacture, sale, and storage of hazardous chemicals

1.A fine of fromVND1,000,000 toVND3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) No regulations on chemical safety are put up in the area where hazardous chemicals are manufactured, sold, or stored;

b) No warning systems that suit the danger of chemicals are established in the area where hazardous chemicals are manufactured, sold, or stored;

c) Noinstruments and vehicles for responding to accidents are availablein the area where hazardous chemicals are manufactured, sold, or stored;

2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failure to notify competent authorities of the changes to the plan for prevention and response to chemical accidents, which has been approved, or the measures for prevention and response to chemical accidents, which have been certified;

b) Failure tosatisfy the requirements inthe plan for prevention and response to chemical accidents, which has been approved, or the measures for prevention and response to chemical accidents, which have been certified;

3.A fine of from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for the failure to work out a plan or measures for prevention and response to chemical accidents during the manufacture, sale and storage of hazardous chemicals according to legislation on chemicals.

4. A fine of from VND 8,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the failure tohave a warehouse to store hazardous chemicals, unless hazardous chemicals are delivered directly to the warehouse of the buyer.

5.Additional penalties:

Suspending of the manufacture, sale, or storage of hazardous chemicals for 01 - 03 months if the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article threaten or seriously harm human health and the environment

6. Remedial measures:

Violators of Clause 4 of this Article shall be compelled to destroy the hazardous chemicals that harm the health of humans, animals, and the environment.

Article 6. Violations against regulations on registration and use of hazardous chemicals

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using hazardous chemicals for manufacturing other products not under registered list;

b) Failure to register the use of hazardous chemicals before use.

2. A fine of from VND 8,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed forusing hazardous chemicals in the list of banned chemicals for manufacture and preservation of animal feeds.

3. A fine of from VND 12,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for using hazardous chemicals in the list of banned chemicals for manufactureof veterinary medicines and pesticides.

4. A fine of from VND 15,000,000 to VND 18,000,000shall be imposed for using hazardous chemicals in the list of banned chemicals for manufacture and preservation offoods.

5. A fine of from VND 18,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for using hazardous chemicals in the list of banned chemicals for manufactureof medicines and household chemicals.

6. Remedial measures:

Violators of Clauses 2, 3, 4, and 5 of this Articleshall be compelled to destroy the hazardous chemicalsand goodsthat harm the health of humans, animals, and the environment.

Article 7. Violations against regulations onthe permit to trade in toxicchemicals

1. A fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) The permit to trade in toxic chemicals does not contain sufficient information as prescribed by legislation on chemicals;

b) The permits to trade in toxic chemicals are not retained for a sufficient period of time or not at all.

2. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed fortrading in toxic chemicals without the permit to trade in toxic chemicals.

Article 8. Violations against regulations onpermissible limits on harmful chemicals in some consumer goods

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed forthe failure to provide information about permissible limits on harmful chemicals as prescribed by legislation on chemicals.

2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the failure tomake or retain documents aboutpermissible limits on harmful chemicals as prescribed by legislation on chemicals.

3. A fine of from VND 4,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed forcommittingone of the following violationsduring the manufacture, sale, or import of chemicals:

a) The content of harmful chemicals in the electric or electronic products exceed the limits on permissible level of harmful chemicals prescribed by legislation on chemicals

b)The residue of formaldehyde in textile and garment productsexceeds the limitson permissible formaldehyde content prescribed by legislation on chemicals;

c) The content of aromatic amino that are derivatives of azo dyes in dyed textile and garment, printed or dyed details exceed the limits on permissible level of azo.

4. Remedial measures:

Violators of Clause 4 of this Article shall be compelled to destroyelectric products, electronic products, textile and garment productsin which the content of chemicals are not conformable.

Article 9. Violations against regulations on Certificates of eligibility to trade or sell chemicals in the List of chemicals manufactured or sold conditionally

1.A warning shall be issued or a fine of fromVND500,000 toVND1,000,000 for falsifying the Certificate of eligibility to trade or sell chemicals.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed formanufacturing or sellinghazardous chemicals in the list of chemicals manufactured or sold conditionallywithout a Certificate issued by a competent authority (if the Certificate is required by law).

3. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed forkeeping on manufacturingor selling hazardous chemicals in the list of chemicals manufactured or sold conditionallywhile the manufacture or business is suspended bya competent authorityor the Certificate of eligibility to manufacture or sell chemicals is revoked.

4. Remedial measures:

Violators of Clause2 and Clause 3of this Article shall be compelled to destroy the hazardous chemicals that harm the health of humans, animals, and the environment.

Article 10. Violations against regulations onLicenses to manufacture or sell restricted chemicals in the List of chemicals restricted from manufacture and trading

1. A warning shall be issued or a fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 for falsifying theLicense to manufacture or sell restricted chemicals.

2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Leasing, lending, pledging, mortgaging, selling, transferring the License to manufacture or sell restricted chemicals;

a)Renting,borrowing,buying, receiving theLicense to manufacture or sell restricted chemicals, or taking it as a mortgage or a pledge.

3. A fine of from VND 7,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

A) Using theLicense to manufacture or sell restricted chemicalsof another entity to manufacture or sell chemicals.

b) The scale, time, location, or products of the business are not conformable with the License to manufacture or sell restricted chemicals.

4. A fine of from VND 12,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Manufacturing or selling chemicals restricted from manufacture or trading withoutthe License to manufacture or sell restricted chemicals.

b) Manufacturing or selling chemicals restricted from manufacture or tradingwhile theLicense to manufacture or sell restricted chemicalsis expired.

5. A fine of from VND VND 20,000,000  to VND 2VND 5,000,000 shall be imposed for keeping on manufacturing or selling chemicals while the manufacture or business is suspended by a competent authority,or the License to manufacture or sell restricted chemicals issuspended orrevoked.

6. Additional penalties:

Violators of Point b Clause 3 of this Article shall have their Licenses to manufacture or sell restricted chemicals for 01 - 03 months if the violations are recommitted.

Article 11. Violations against regulations onmanagement of industrial precursors

A fine of from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed forwriting precursors and other goods in the same inventory sheet; failing to separately monitor the purchase and delivery of precursors according to legislation on management of industrial precursors.

Article 12. Violations against regulations onreporting manufactured and imported chemicals

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Reporting false amount or origins of chemicals;

b) Reporting falsenature or composition ofchemicals;

2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Importing chemicals in the List of chemicals that must be reported without a Certificate of reported chemical import issued by a competent authority;

b)Manufacturingchemicals in the List of chemicals that must be reported without a Certificate ofreported chemical manufactureissued by a competentauthority.

3. Remedial measures:

a)Violators of PointaClause2of this Article shallbe compelled to re-export or remove hazardous chemicals from Vietnam.

b)Violators ofPoint b Clause 2of this Article shall be compelled to destroy the hazardous chemicals that harm the health of humans, animals, and the environment.

Article 13. Violations against regulations onretention of information about hazardous chemicals

A fine of from VND 300,000 to VND 500,000 shall be imposed for the failure to workretain information about hazardous chemicalsduring the manufacture, sale anduseof hazardous chemicals according to legislation on chemicals.

Article 14. Violations against regulations on management of pesticidesand germicides

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using other containers than those advised by the manufacturers to store pesticides and germicides, or using containers that might cause pesticides or germicides to be mistaken as other products.

b) Improperly disposing of containers ofpesticides and germicidesafter use.

2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to comply with regulations on conditions for manufacturing or sellingpesticides and germicides.

b) Failing to comply with regulations onpackaging, preservation, and transport ofpesticides and germicides;

c) The product labels are not consistent with the registered contents;

d) Failing to follow the experiment procedure established by a competent health agency.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a)Manufacturing or sellingpesticides and germicideswhile the License for free sale of such products is expired;

b) Manufacturing or selling pesticides and germicidesthat are not conformable with announced standards;

c) Manufacturing or selling pesticides and germicideswithout obtaining aLicense for free salein Vietnam;

d) Advertising pesticides or germicides without a note of receipt of the application for registration of advertisement issued by a competent health agency, or advertising inconsistently with registered contents, or failing to change the advertisement at the request of a competent health agency.

4.A fine of from VND 20,000,000  to VND 30,000,000  shall be imposed for selling expired pesticides or germicides.

5. A fine of from VND 30,000,000  to VND 40,000,000  shall be imposed formanufacturing or sellingpesticides or germicidesthat are banned in Vietnam.

Article 15. Violations against regulations oninspection and supervision

1. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to comply with the decision on inspection issued by a competent authority or Organization for the Prohibition of Chemical Weapons;

b)Failing to comply with regulations on inspection imposed byOrganization for the Prohibition of Chemical Weapons;

2. Additional penalties:

Violators of Clause 1 of this Article shall be suspended from operation from 01 to 03 months.

Article 16. Violations against regulations onmanagement of DOC and DOC-PSF

1.A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for providing false information about the DOC or DOC/PSF facility in the initial declaration, annual declaration of past activities, or additionally planned activities.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed forthe failure to make an initial declaration, annual declaration of past activities, or additionally planned activities of the DOC or DOC-PSF facility.

3. Additional penalties:

DOC and DOC/PSF facilities that commit the violations in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be suspended for 01 - 03 months.

Article 17. Violations against regulations on managementSchedule 2 and Schedule 3 chemicals

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 20,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Making declarations behind schedule;

b) Failing to a make declaration or providing false information about the manufacture, export, or import of Schedule 2 and Schedule 3 chemicals.

2.A fine of from VND 20,000,000  to VND 30,000,000  shall be imposed for manufacturing Schedule 3 chemicals and Schedule 2 chemicals against the written approval for investment made by a competent authority; exporting or importing Schedule 3 chemicals and Schedule 2 chemicals against the License for export or import; transferring the License to export or import to another company.

3. A fine of from VND 30,000,000  to VND 40,000,000  shall be imposed for manufacturing Schedule 3 chemicals and Schedule 2 chemicals against the written approval for investment made by a competent authority; exporting or importing Schedule 3 chemicals and Schedule 2 chemicals against the License for export or import; transferring the License to export or import to another company.

4. Additional penalties:

a)Violators of Clause 2 of this Articleshall have their licenses suspended for 01 - 03 months;

b) Violators of Clause 1 and Clause 3 of this Article shall have the manufacture of Schedule 3 chemicals or Schedule 2 chemicals suspended for 01 - 03 months.

5. Remedial measures:

Violators of Clause 4 of this Article shall be compelled to destroy theSchedule 3 chemicals or Schedule 2 chemicals if theyharm the health of humans, animals, and the environment.

Article 16. Violations against regulations on management ofchemical weapons and Schedule 1 chemicals

1. A fine of from VND 30,000,000  to VND 40,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Manufacturing, storing, using toxic chemicals, their precursors, and banned Schedule 1 chemicals;

b)Exporting, importingtoxic chemicals, their precursors, and banned Schedule 1 chemicals;

c)Exporting/importing Schedule 1chemicalsto/from the countries that are not signatories to the Convention;

d)Re-exporting/re-importing Schedule 1 chemicalsto/from any organization or individual of a third country;

dd) Exporting, importing Schedule 1 chemicals against the License to export or import; transferring the License to export or import to another company.

2. A fine of from VND 40,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to declare or providing false information about the manufacture, use, or storage of Schedule 1 chemicals; failing to declare the export or import of Schedule 1 chemicals; declaring Schedule 1 chemicals behind schedule;

b) Manufacturing, processing, storing more Schedule 1 chemicals than permissible amounts.

3. Additional penalties:

a) Violators ofClause 1 andClause 2 of this Article shall have their licenses suspended for02 - 05months;

b) Violators of Clause2of this Article shall have the manufacture of Schedule1chemicals suspended for 02- 05months.

a) Violators of Clause 2 of this Article shall have their licenses suspended for 01 - 03 months;

4. Remedial measures:

Violators of Clause 1 and Clause 2 of this Article shallbe compelled to remove the chemicals from Vietnam.

Chapter 3.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS PERTAINING TO FERTILIZERS

Article 19. Violations against regulations onconditions for manufacturing and processing fertilizers

1.A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the failure to employ workers that are proficient in manufacture and quality management of fertilizers.

2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for the failure toestablish a laboratory or to sign a contract with an appointed accredited laboratory to test fertilizer quality.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed formanufacturing or processing fertilizers without a warehouse for storing fertilizers.

4. A fine of from VND 5,000,000 to VND 20,000,000  shall be imposed for the failure toobtain appropriate machinery, equipment and technology to manufacture or process fertilizers.

5. Additional penalties:

The manufactureof processing of fertilizers shall be suspendedfor 01 - 03 months if thefailure to test fertilizer quality, the failure to establish a fertilizer warehousein Clause 2 and Clause 3 of this Articleis likely toseriously harm human health and the environment.

Article 20.Penalties formanufacturing and processingsubstandardfertilizers

1.A fine of from VND 80,000,000 to VND 90,000,000 shall be imposed for exceeding the tolerable deviation of quantity of the applied Standards, National Technical Regulations, or the List of fertilizers.

2. A fine of fromVND90,000,000 toVND100,000,000 shall be imposed forfailing to meet the standardsin comparison to the applied Standards, National Technical Regulations, or the List of fertilizers.

3. Remedial measures:

Violators of Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be compelled to destroythe fertilizersthat harm the health of humans, animals, and the environment.

Article 21. Violations against regulations on conditions forsellingfertilizers

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the failure topresent legitimate documents proving the manufacturers, exporters, or suppliers of fertilizers.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Selling fertilizer without a shop or a place where fertilizer quality can be maintained;

b) Selling fertilizer withoutinstruments or containers that can maintain fertilizer quality;

c) Selling fertilizer without a fertilizer warehouse.

3. Additional penalties:

a) The fertilizers of which themanufacturers, exporters, or suppliersare not proven as mentioned in Clause 1 of this Article shall be confiscated;

b)Thesaleof fertilizers shall be suspended for 01 - 03 months if thelack of appropriate instruments, containers, or fertilizer warehouse in Clause 2 of this Articleis likely to seriously harm human health and the environment.

Article 22. Penalties forsellingsubstandard fertilizers

1. A fine of from VND 30,000,000  to VND 40,000,000  shall be imposed for selling expiredfertilizers.

2. A fine of from VND 40,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed forselling the fertilizers suspended from manufacture or sale.

3. Additional penalties:

The fertilizers that are expired, suspended from manufacture, or suspended from sale in Clause 1 of this Article shall be confiscated.

4. Remedial measures:

Violators of Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be compelled to destroy the of fertilizers thatthreatenthe health of humans, animals, and the environment.

Article 23. Violations against regulations onimport offertilizers

1.A fine of from VND 4,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for importing new fertilizers for experiment without a written approval by a competent authority.

2. A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Importing fertilizers for sport stadiumswithout a written approval by a competent authority.

b) Importingdedicatedfertilizers forinternal usewithout a written approval by a competent authority.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000  shall be imposed for importing new fertilizersas samples, gifts, or scientific test objectswithout a written approval by a competent authority.

4. A fine of from VND 20,000,000  to VND 30,000,000  shall be imposed forimporting fertilizers that fail to meetthe applied StandardsorNational Technical Regulationsof Vietnam.

5. Remedial measures:

Violators of Clause 4 of this Article shall be compelled to re-export or remove from Vietnam the imported fertilizers that contain heavy metal, harmful microorganisms, and other toxic substances beyond permissible limits.

Article 24. Violations against regulations onsampling and analyzing fertilizers

1.A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the failure to follow the methods of sampling, quality testing and certification provided by competent authorities, or the failure to follow the testing methods, standards, or National Technical Regulations issued by competent authorities.

2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Falsifying the result or announcing a false result of fertilizer quality testing;

b) Failing to protect the confidentiality of information, data, results of sampling, quality testing and certification.

3.Remedial measures:

Violators of Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article shall be compelled to conduct another sampling, quality testing and certification, and must not collect fees for such activities.

4. Additional penalties:

Sampling and analysis of fertilizers shall be suspended for 01 - 03 months if the violations in Clause 2 of this are recommitted.

Article 25. Violations against regulations onthe application for permission to perform fertilizer experiments

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 4,000,000 shall befalsifying the documents in the application for permission to perform fertilizer experiments

2. A fine of from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed forthe failure to register and report changes to the experiments to competent authorities.

Article 26. Violations against regulations onfertilizer experiments

1. A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 shall be imposed forperforming experiments against the registration or current regulations of fertilizer experiments.

2. A fine of from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed forannouncing untruthful experiment results.

3. Remedial measures:

Violators of Clause 1 and Clause 2 of this Articleshall be compelled toperform another experiment, rectify the experiment result, or cancel the experiment result.

Article 27. Violations against regulations onchanging fertilizer names

A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed forthe failure to comply with regulations on conditions or procedures for changing names of fertilizers.

Article 28. Violations against regulations onaccrediting and appointing providers of training in fertilizer sampling and fertilizer-testing laboratories

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed forcarrying on the manufacture or salewhile thecertificate of accredited provider of training in fertilizer sampling or fertilizer-testing laboratory is expired without submitting an application for renewal to a competent authority.

2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the failure tonotify the competent authority of changes to the accredited operations.

Chapter 4.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS PERTAINING TO INDUSTRIAL EXPLOSIVES

Article 29. Violations against regulations on documents and reports on the work with industrial explosives and their precursors

1.A warning shall be given for failing to submit periodic reports on the work with industrial explosives and their precursors.

2.A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for providing false information in the reports on activities related to industrial explosives and their precursors; failing to retain sufficient documents about the work with industrial explosives or not at all.

3.A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000  shall be imposed for the failure to report the supply, export, import, and unused amount of industrial explosives and their precursor; providing false data about the sale of industrial explosives and their precursor; obstructing the inspection by competent authorities; failing to report the loss of industrial explosives or accidents related to industrial explosives to competent authorities.

Article 30. Violations against regulations onindividuals directly working withindustrial explosives and their precursors

1.A warning shall be given for the failure to provide periodic training for the persons directly working with industrial explosives.

2.A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed forthe failure to provide periodic training for the persons directlyworking withindustrial explosives within 03 months from the receipt of the warning.

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Employing unqualified persons.

b) Employing the persons that are not trained and issued with certificates of training in explosives safety.

4. A fine of from VND 5,000,000 to VND 30,000,000  shall be imposed foremploying unqualified persons to manage the work with industrial explosives.

Article 31. Violations against regulations onmanagement of licenses foractivitiesrelated toindustrial explosives and their precursors

1. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed forfailing to report the loss of the license licenses for activities related to industrial explosives and their precursors.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000  shall be imposed forfailing to apply for a registration when commencing or terminating activities related to industrial explosives or their precursors.

3. A fine of from VND 20,000,000  to VND 30,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Lending or leasing the license to work withindustrial explosives and their precursors;

b) Manufacturing, preserving, transporting, using an amount of industrial explosives that exceeds the permissible amount in the License to work with industrial explosives or the Certificate of registration of use of industrial explosives;

c) Allowing a unit that is not mentioned in the license to sell industrial explosives.

4. A fine of from VND 30,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed forfalsifying the license to work withindustrial explosives and their precursors.

5. A fine of from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using the license to work with industrial explosives to sell or provide industrial explosives for other organizations and individuals;

b) Using the license to work with industrial explosives to provide blast services or plant explosives at a location not being mentioned in the license.

6. Additional penalties:

a) Violators ofPoint a Clause 5of this Article shall have theirillegal items confiscated;

b) The license to work with industrial explosives shall be suspended for 03 - 06 months when the violations in Clause 3 of this Article are committed, for 06 - 12 months when the violations in Clause 4 of this Article are committed, for 18 - 24 months when the violations in Clause 5 of this Article are committed.

Article 32. Violations against regulations onexperiment and manufacture of industrial explosives and explosive precursors

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed forpackaging industrial explosives improperly.

2. A fine of from VND 20,000,000  to VND 30,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) The research or experiment with industrial explosives and explosive precursors is inconsistent with the approved project;

b) Using materials with unknown origins to manufacture industrial explosives using.

3. A fine of from VND 30,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Manufacturing industrial explosives and explosive precursors while the conditions for manufacture are not fulfilled at the request of competent authorities;

b) Changing the composition or category of materials; manufacturing other industrial explosives that those registered and permitted;

c) Changing the industrial explosive manufacture process without the approval by competent authorities;

d) Do not test new industrial explosives that manufactured in Vietnam, or importing industrial explosives into Vietnam without accredited test results.

4. A fine of from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed forone of the following violations:

a)Researching, testingindustrial explosives and explosive precursorswithout being approved or assigned by competent authorities;

b) Manufacturing industrial explosives andexplosive precursors without beingissued with the certificate of eligibility to manufacture industrial explosives and explosive precursors; using dedicated equipment for manufacture of industrial explosives without permission by competent authorities;

c)Changing the technology, equipment, or location for manufacture of industrial explosives without approval by competent authorities.

5.Additional penalties:

a)Illegal items and instruments shall be confiscated when the violations in Clause 2, Point b Clause 3, Point a and Point b Clause 4 of this Article are committed;

b)The violator that commits the violations in Point c Clause 3 and Point c Clause 4 of this Article shall be suspended from working with industrial explosives for 03 - 06 months.

6.Remedial measures:

a)The violator that commits the violations in Point c Clause 3 and Point c Clause 4 of this Article shall be compelled to restored the initial condition;

b) The violator shall be compelled toeliminate the threats caused by the violations inPointa Clause 3 and Point c Clause 4 ofthis Article.

Article 33. Violations against regulations onpreservationof industrial explosives and explosive precursors

1.A warning shall be given for:

a) Failing to put up safety regulations in the warehouse;

b) Failing to put up danger signs in the areas whereindustrial explosives and explosive precursorsare stored.

2.A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failing to dispatch security guards to protect the areas where industrial explosives are stored;

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a)Failing to have an approved plan for protecting the industrial explosive warehouse.

b) Failing to seal and lock the industrial explosive warehouse;

c) The number of security guards is not sufficient.

4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Violating safety regulations on industrial explosives during the preservation of industrial explosives;

b) Failing tofollow the procedureseal and lock the industrial explosivewarehouse;

c) Failing to provide instruments and constructions for guarding and protecting the warehouse of industrial explosives and explosive precursors;

d) The amount of degraded industrial explosives in national reserve are exceeds permissible limits without acceptable explanation;

dd) Violating the regulations on national reserve security;

5. A fine of from VND 30,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Allowing other organizations and individuals to put in their industrial explosives or lease the industrial explosive warehouse without a contract or legitimate document; the amount of industrial explosives in storage exceeds the approved limit.

b)The categories of industrial explosives in national reserve are not suitable for the warehouse or location;

c)The industrialexplosivewarehouse is expanded or repairedwithout the approval by competent authorities;

d) No plans for prevention and response to emergencies at the industrial explosive warehouse are made;

dd) Deliberately falsifying the papers and blast reports to leak industrial explosives.

6. A fine of from VND 50,000,000  to VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) The industrial explosives are stored in place or awarehousethat is not approved by a competent authority;

b) The failure to comply with regulations on preservation leads to a loss of explosive precursors.

7. A fine of from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed foromission of violations against regulations on preservation that leads to a loss of industrial explosives in the warehouse.

8. Additional penalties:

a)Illegal items and instruments shall be confiscatedwhen the violations inPoint a Clause 5 of this Article are committed.

9. Remedial measures:

a) The violator that commits the violations Point c Clause5of this Article shall be compelled to restored the initial condition;

b) Violators of Point b Clause 5 of this Article shall be compelled to move industrial explosives in reserve to a proper warehouse or place.

c)Violators ofPoint aand Point c Clause 4of this Article shall be compelled to eliminatethe threats to safety and security.

d) Violators of PointaClause 6 of this Article shall be compelled to move industrial explosivesthewarehousesor places approved by competent authorities.

Article 34. Violations against regulations ontransportof industrial explosives and explosive precursors

1.A warning shall be given if the signs indicating the area where industrial explosives are loaded or unloaded are not put up.

2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) No symbols are used when transporting industrial explosives;

b) No security force is deployed while loading or unloading industrial explosives.

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Industrial explosives and explosive precursors are transported without being accompanied by escorts, or the number of escorts is insufficient;

b) Plans for prevention and response to emergencies, measures for protecting order and safety are not taken;

c) The vehicle that transports industrial explosives stops or parks due to a breakdown without any danger sign;

d) Improperly moving industrial explosives from one vehicle to another on the road;

d) The license to transport industrial explosives is lost; the license to transport industrial explosives is not returned on time after the transport is finished.

4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a)The categories of industrial explosives transported are not consistent with the license to transport;

b) Safety regulations on industrial explosives during thetransportof industrial explosivesare not complied with;

c) Transporting industrial explosives by a vehicle that is not registered, not inspected and issued with a license by a competent authority, or not allowed to be used for transporting industrial explosives.

5. A fine of from VND 30,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a) Theroute of transportingindustrial explosivesisnot consistent with the license to transport;

b) Thevehicle that transportsindustrial explosivesstops or parks at the places not allowed inthe license to transport;

c) Industrial explosives are unloaded at the places that have not been allowed.

6. A fine of from VND 50,000,000  to VND 70,000,000 shall be imposed forlosingindustrial explosives;

7. A fine of from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed fortransportingindustrial explosiveswithout a license.

8.Additional penalties: Illegal industrial explosives shall be confiscated whenthe violations inPoint a Clause 4 and Clause 7 of this Article are committed.

9.Remedial measures: Violators shall be compelled to eliminate the threats to safety posed by the violations in Point b Clause 4 of this Article.

Article 35. Violations against regulations onsellingindustrial explosives and explosive precursors

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed forsellingindustrial explosivesand explosive precursors without signing a contract;

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000  shall be imposed forrefusing to repurchase the unused industrial explosives from the buyer without an acceptable explanation.

3. A fine of from VND 20,000,000  to VND 30,000,000  shall be imposed forexporting and importing incorrect categories, quantity, or types of industrial explosives in national reserve according to the national reserve plan.

4. A fine of from VND 30,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed for exporting, importing, buying, sellingincorrect categories, quantity, or types of industrial explosivesaccording to the license.

5.A fine of from VND 50,000,000  to VND 70,000,000 shall be imposed for selling industrial explosives to an organization of which the license to use industrial explosives has expired, or to an organization suspended from using industrial explosives by a competent authority.

6. A fine of from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a)Exporting, importingindustrial explosives and explosive precursors withoutapprovalby competent authorities;

b)Selling industrial explosives to an organization without the license to use industrial explosives.

7. Additional penalties:

Illegal items and instruments shall be confiscated when the violations inClause 1, Clause 5, and Point b Clause 6of this Article are committed.

8. Remedial measures:

The violators mentioned in Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article shall be compelled to re-export or remove the illegal items from Vietnam.

Article 36. Violations against regulations onusing industrial explosives and providing blast services

1.A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for blasting without a commander; the blasting plan is not made or not sufficient.

2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) The blasting report is not satisfactory;

b) No guard post or danger signs at the blasting site;

c) No registration, notice or compliance with the order of blasting signals and completion signals that were registered or notified.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000  shall be imposed for one of the following violations:

a)Violating National Technical Regulation on safety when using industrial explosives;

b) Failing to supervise the impact of blasting on the constructions and objects that need protection within the impact zone.

4. A fine of from VND 30,000,000  to VND 50,000,000  shall be imposed forfailing to make blasting reports.

5. A fine of from VND 50,000,000  to VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Changing the types, quantity of industrial explosives or blasting control methods in the blasting plan or blasting report that was approved;

b) Using industrial explosives while the blasting plan is not approved by competent authorities;

c)Using otherindustrial explosivesthan those allowed.

6. A fine of from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a)Failing to sell unused industrial explosives to the seller when the use of industrial explosives is finished;

b) Buying industrial explosives and explosive precursors from the organizations or individuals that are not allowed to sell industrial explosives;

c)Do not move unused industrial explosives to the warehouse after the blasting is finished.

7. Additional penalties:

a) Illegal items and instruments shall be confiscated when the violations in PointcClause 5 of this Article are committed.

b)The license to use industrial explosives shall be suspended for 06-12months when the violations in Clause 4, Point b Clause 5of this Article are committed; for 18 - 24 months when the violations in Point b and Point c Clause 6 of this Article are committed.

8. Remedial measures:

The violator that commits the violations in PointaClause 3 of this Article shall be compelled to restored the initial condition.

Article 37. Violations against regulations onchecking, testing and destroying industrial explosives

1. A warning shall be given forfailing to test industrial explosives periodically.

2. A fine of from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Nowritten record on destruction ofindustrial explosivesis made;

b) The result is not verified after the destruction of industrialexplosives.

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing todestroy degraded industrial explosives;

b)Failing to notify competent authorities when destroying industrial explosives.

4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 30,000,000  shall be imposed forviolating national safety regulation during the destruction of industrial explosives.

5. Additional penalties:

The license to use industrial explosives shall be suspended for 03 - 06 months when the violations in Clause 4 of this Article are committed.

6. Remedial measures:

The violator mentioned in Point a Clause 3 of this Article shall be compelled to destroy the industrial explosives.

Chapter 5.

COMPETENCE TO IMPOSE PENALTIES

Article 38. The competence to impose penalties of Presidents of the People’s Committees

Presidents of the People’s Committees are entitled to impose penalties for administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives that are committed locally. In particular:

1. Presidents of People’s Committees of communesare entitled to impose penalties for the violations mentioned in Clauses 1, 2 Article 5; Article 7; Clause 1, 2 Article 8; Clause 1 Article 9; Clause 1 Article 10; Article 11; Article 12; Article 13; Clause 1 Article 19; Clause 1 Article 24; Clause 1 Article 25; Clause 1 Article 26; Article 27; Article 28; Clauses 1, 2 Article 29; Clauses 1, 2 Article 30; Clause 1 Article 31; Clauses 1, 2 Article 33; Clauses 1, 2 Article 34; Clause 1 Article 36; Clauses 1, 2 Article 37:

a) Give warnings;

b) Impose fines of up toVND 5,000,000;

c) Compel the destruction of hazardous chemicals mentioned in Point b Clause 3 Article 12 of this Decree; compel the verification of fertilizer experiment results mentioned in Clause 3 Article 26 of this Decree;

d) Confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives, the value of which does not exceedVND 5,000,000;

dd) Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives.

2.Presidents of People’s Committees of districts are entitled to:

a)Givewarnings;

b) Impose fines of up toVND 5,000,000for violations pertaining to chemicals; up toVND 50,000,000for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives;

c) Suspend the manufacture, sale, or storage of hazardous chemicals, operation of DOC, DOC/PSF facilities; manufacture, processing, sale of fertilizers; works with industrial explosives;

d)Confiscatethe fertilizers of which the origins are not proven; confiscateillegal items and instruments for working with industrial explosives, the value of which does not exceed VND 50,000,000;

dd) Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;

e) Suspend Licenses to manufacture or sell restricted chemicals;

g) Compel the destruction of hazardous chemicals and fertilizers; compel the verification of fertilizer experiment results.

3. Presidents of People’s Committees ofprovincesare entitled to:

a) Give warnings;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000  for violations pertaining to chemicals; up to VND 100,000,000 for violations pertaining tofertilizers andindustrial explosives;

c) Suspend licenses to manufacture or sell restricted chemicals and licenses to export/import Schedule chemicals; suspend the manufacture or sale of Schedule chemicals. Suspend the manufacture, processing, and sale of fertilizers. Suspendlicensesto use industrial explosivesor suspend the work with industrial explosives;

d) Confiscate the fertilziers of which the origins are not proven; confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives;

dd) Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;

e) Compel the dismantlement of constructions that are illegal or violate the regulations on works with industrial explosives;

g) Compel theelimination of threats to safety causedby unlawful workswith industrial explosives;

h) Compel the move of industrial explosives in national storageto proper storage of places;

i) Compel the removal from Vietnam or re-export according to Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.

Article 39. The power to impose penalties of specialized inspectors

1.Inspectors of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, Services of Industry and Trade, Services of Agriculture and Rural development are entitled to:

a) Give warnings;

b)Impose fines of up to VND 500,000;

2.Chief Inspectors of Services of Industry and Trade, Services of Agriculture and Rural development, chief commissioners of inspectorates of Industrial Safety Techniques and Environment Agency, Vietnam Chemicals Agency, chief commissioners of inspectorates of Services of Industry and Trade, Services of Agriculture and Rural development are entitled to:

a) Give warnings;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000 for violations pertaining to chemicals; up to VND 50,000,000 for violations pertaining tofertilizers andindustrial explosives;

c) Suspend the manufacture, sale, or storage of hazardous chemicals, operation of DOC, DOC/PSF facilites; manufacture, processing, sale of fertilizers; works with industrial explosives;

d) Confiscate the fertilziers of which the origins are not proven; confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives, the value of which does not exceed VND 50,000,000;

dd) Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;

e) Suspend the License to manufacture or sell restricted chemicals;

g) Compell the destruction of hazardous chemicals and fertilizers; compel the verification of fertilizer experiment results.

3. Chief Inspectorof the Ministry of Industry and Trade, Chief Inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Director of Vietnam Chemicals Agency, the Director of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency affiliated to the Ministry of Industry and Trade; the Director of Department of Crop Production affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development are entitled to:

a) Give warnings;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000  for violations pertaining to chemicals; up to VND 100,000,000 for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives;

c) Suspend licenses to manufacture or sell restricted chemicals and licenses to export/import Schedule chemicals; suspend the manufacture or sale of Schedule chemicals. Suspend the manufacture, processing, and sale of fertilizers. Suspend licenses to use industrial explosives or suspend the work with industrial explosives;

d) Confiscate the fertilziers of which the origins are not proven; confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives;

dd) Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;

e) Compel the dismantlement of constructions that are illegal or violate the regulations on work with industrial explosives;

g) Compel the elimination of threats to safety caused by unlawful works with industrial explosives;

h) Compel the move of industrial explosives in national storage to proper storage of places;

i) Compel the removal from Vietnam or re-export according to Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.

Article 40. The power to impose penalties ofother forces

1.The police

a)Police officers on duty are entitled to impose fines of up to VND 500,000 for violations pertaining to chemicals;

b)Leaders of police squad on duty are entitled to impose fines of up to VND1,500,000 for violations pertaining to chemicals,fertilizers and industrial explosives;

c)Chiefs of police stations of communes, border checkpoints and export-processing zonesare entitled to impose fines of up to VND2,500,000 for violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives;

d) Chiefs of Police Stations of districts; chiefs of departments of provincial police stations (including Social Order Police Department, Rail and Road Traffic Police Department, Waterway Police Department, Law Enforcement Department, Fire Safety and Rescue Department, Fire Departments of districts affiliated to Fire Safety Services are entitled to: give warnings, impose fines of up toVND 10,000,000for violations pertaining to chemicals, up toVND 20,000,000for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives.

Suspend the manufacture, sale, and storageofchemicals andfertilizers.Compel the destruction of hazardous chemicals. Suspend the licenses to manufacture or sell restricted chemicals; suspend licenses to transport industrial explosives and explosive precursors; confiscate illegal instruments of which the value does not exceed VND20,000,000;

dd)Directors of Police Headquarters and Fire Safety Services are entitled to: give warnings;impose fines of up to VND 5,000,000 for violations pertaining to chemicals; up to VND 50,000,000  for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives;

Suspend the manufacture, sale, storage of hazardous chemicals, operation of DOC, DOC/PSF facilities; the manufacture, processing, sale of fertilizers; works with industrial explosives.Confiscate the fertilziers of which the origins are not proven; confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives, the value of which does not exceed VND 50,000,000;Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;Suspend the License to manufacture or sell restricted chemicals; compel thedestruction of hazardous chemicals and fertilizers; compel the verification of fertilizer experiment results;

e)The Director of Social Order Police Department, the Director of Road Traffic Police Department, the Director of Waterway Police Department, the Director of Fire Safety and Rescue Departmentare entitled to:Give warnings, impose fines of up to VND 50,000,000  for violations pertaining to chemicals;up to VND 100,000,000 for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives.

Suspend licenses to manufacture or sell restricted chemicals and licenses to export/import Schedule chemicals; suspend the manufacture or sale of Schedule chemicals. Suspend the manufacture, processing, and sale of fertilizers. Suspend licenses to use industrial explosives or suspend the work with industrial explosives.Confiscate the fertilziers of which the origins are not proven; confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives.Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;Compel the dismantlement of constructions that are illegal or violate the regulations on work with industrial explosives;compel the elimination of threats to safety caused by the administrative violations during the work with industrial explosives.Compel the move of industrial explosives in national storage to proper storage of places.Compel the removal from Vietnam or re-export according to Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.

2.The customs

a) Directors of Sub-departments of Customs, Directors of Sub-departments of Post-Clearance Inspection, leaders of control teams of Customs Departments of provinces, leaders of smuggling prevention teams, leaders of customs procedure teams, captains of sea patrol squadrons, leaders of IPR protection teams affiliated to Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs are entitled to: impose fines of up toVND 10,000,000for violations pertaining to chemicals, up toVND 20,000,000for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives.

Suspend the manufacture, sale, and storage of chemicals and fertilizers.Compel the destruction of hazardous chemicals.Suspend the licenses to manufacture or sell restricted chemicals; suspend licenses to transport industrial explosives and explosive precursors; confiscate illegal instruments of which the value does not exceed VND 20,000,000;

b)The Director of the Smuggling Investigation Department, Director of the Post-clearance Inspection Department, Directors of Customs Departments of provinces are entitled to:Impose fines of up to VND 5,000,000 for violations pertaining to chemicals; up to VND 50,000,000  for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives.

Suspend the manufacture, sale, storage of hazardous chemicals, operation of DOC, DOC/PSF facilities; the manufacture, processing, sale of fertilizers; works with industrial explosives. Confiscate the fertilziers of which the origins are not proven; confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives, the value of which does not exceed VND 50,000,000;Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;Suspend the License to manufacture or sell restricted chemicals; compel the destruction of hazardous chemicals and fertilizers; compel the verification of fertilizer experiment results;

c) The Director of the General Department of Customs is entitled to:

Impose fines of up to VND 50,000,000  for violations pertaining to chemicals; up to VND 100,000,000 for violations pertaining to fertilizers and industrial explosives.

Suspend licenses to manufacture or sell restricted chemicals and licenses to export/import Schedule chemicals; suspend the manufacture or sale of Schedule chemicals. Suspend the manufacture, processing, and sale of fertilizers. Suspend licenses to use industrial explosives or suspend the work with industrial explosives. Confiscate the fertilziers of which the origins are not proven; confiscate illegal items and instruments for working with industrial explosives.Compel the restoration of the initial condition that has been changed by the unlawful work with industrial explosives;Compel the dismantlement of constructions that are illegal or violate the regulations on work with industrial explosives; compel the elimination of threats to safety caused by the administrative violations during the work with industrial explosives.Compel the move of industrial explosives in national storage to proper storage of places.Compel the removal from Vietnam or re-export according to Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.

Article 41.Management of illegal items and instruments

1.The procedure for confiscating illegal items and instruments is specified in Article 81 of the Law on Penalties for administrative violations No.15/2012/QH13dated June 20, 2012.

2.Illegal industrial explosives confiscated must be given to a specialized authority in charge of industrial explosives according to Article 82 of the Law on Penalties for administrative violationsNo. 15/2012/QH13 dated June 20, 2012.

3.The transport, delivery, and preservation of confiscated industrial explosives must conform to current standards and regulations on industrial explosives. If no warehouse for preserving industrial explosives separately is available, an organization that has a proper warehouse shall be appointed to preserve confiscated industrial explosives.

4.Do not sell confiscated industrial explosives at auction; the authority in charge of industrial explosives shall valuate and sell confiscated industrial explosives to the organizations licensed to sell industrial explosives. The organizations licensed to sell industrial explosives must buy such confiscated industrial explosives.

5.The confiscatedindustrial explosivesthat are degraded must be destroyed. A destruction council composed of representatives of relevant agencies shall be established. Confiscated industrial explosives shall be destroyed in accordance withcurrent standards and regulations on industrial explosives.

6.The costs of preservation, transport, verification, and settlement of confiscated items and instruments that are degraded are specified in Article 82 of the Law on Penalties for administrative violations.

Article 42. The power to make records on penalties for administrative violations pertainingto chemicals, fertilizers and industrial explosives

1.The persons below are entitled to make records:

a) The persons entitled to impose penalties for administrative violations pertainingto chemicals, fertilizers and industrial explosives;

b) Officials, civil servants, police officers on duty.

2.The persons mentioned in Clause 1 of this are entitled to make records on the administrative violations under their control, and take responsibility for such records.

3.Only one record shall be made for a violation.

4.If an organization or individual commits multiple administrative violations or recommit a violation, the record must enumerate all violations or specify the number of recurred violations.

Chapter 6.

IMPLEMENTATION

Article 43. Effect

1.The Decree takes effect on December 31, 2013.

2.This Decree supersedes:

a) The Government s Decree No.90/2009/ND-CPdated October 20, 2009on penalties for administrative violations pertaining to chemicals;

b) The Government s Decree No. 15/2010/ND-CP datedMarch 1, 2010on penalties for administrative violations pertaining tomanufacture and sale of fertilizers;

c) Section 2 Chapter V of the Government s Decree No.100/2005/ND-CPdated August 3, 2005 on implementation of Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction;

d) The Government s Decree No. 64/2005/ND-CPdated May 16, 2005on penalties for administrative violations pertaining tomanagement of industrial explosives.

Article 44. Transition

1.The Decree No.90/2009/ND-CP, the Decree No.15/2010/ND-CP, and Section 2 Chapter V of the Decree No.100/2005/ND-CPstill apply administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives that are committed before this Decree takes effect but discovered afterwards, or are still under examination, except for the cases in which the regulations in this Decree are advantageous to the violators.

2. The Decree No. 90/2009/ND-CP, the Decree No. 15/2010/ND-CP, and Section 2 Chapter V of the Decree No. 100/2005/ND-CP still apply administrative violations pertaining to chemicals, fertilizers and industrial explosives that are committed before this Decree takes effect but discovered afterwards, or are still under examination, except for the cases in which the regulations in this Decree are advantegeous to the violators.

Article 45.Responsibility

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of Central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.

For The Government

Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 163/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất