Thông tư 39/2018/TT-NHNN thành lập, tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập

thuộc tính Thông tư 39/2018/TT-NHNN

Thông tư 39/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:39/2018/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Kim Anh
Ngày ban hành:26/12/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thời gian phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý tối đa 20 ngày

Ngày 26/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 39/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày được thành lập, Hội đồng quản lý phải hoàn thiện Quy chế hoạt động của Hội đồng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian xem xét phê duyệt Quy chế này tối đa là 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt.

Trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý phải bao gồm các nội dung: Nguyên tắc làm việc; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng; Kinh phí, cơ chế hoạt động; Chế độ thông tin, báo cáo của Hội đồng…

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định một số cá nhân không được là thành viên của Hội đồng quản lý như: cha/mẹ vợ, cha/mẹ chồng, vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập; người đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 11/02/2019.

Xem chi tiết Thông tư39/2018/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Số: 39/2018/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng quản lý).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập);

b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành khác thì thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành.

 

Chương II. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ, QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

 

Điều 3. Thành lập Hội đồng quản lý

1. Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 03/2016/TT-BNV ngày 25/5/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2016/TT-BNV).

2. Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.

3. Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.

Điều 4. Quy chế hoạt động

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được thành lập, Hội đồng quản lý có trách nhiệm hoàn thiện Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.

Thời gian xem xét phê duyệt của cấp có thẩm quyền tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

2. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Những quy định chung;

b) Nguyên tắc làm việc;

c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý; quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý;

d) Kinh phí hoạt động và thù lao của Hội đồng quản lý;

đ) Cơ chế hoạt động;

e) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên;

h) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và cấp ủy đơn vị sự nghiệp công lập;

i) Chế độ thông tin, báo cáo và quản lý văn bản, tài liệu của Hội đồng quản lý.

Điều 5. Cơ chế hoạt động

1. Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 01 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc khi có trên 50% tổng số thành viên yêu cầu. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.

2. Quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên tham dự hợp đồng ý. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản (không tổ chức họp), quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đồng ý.

3. Chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

 

Chương III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

 

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 03/2016/TT-BNV và được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

Điều 7. Cơ cấu tổ chức

1. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên.

2. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm có:

a) Người đứng đầu, một số cấp phó của người đứng đầu, đại diện một số phòng, ban, tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Điều 8. Quan hệ công tác của Hội đồng quản lý

1. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.

2. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.

 

Chương IV. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ; BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

 

Điều 9. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý

1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ đối với bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý xem xét, quyết định;

b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận chức vụ;

c) Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;

d) Có trình độ từ đại học trở lên;

đ) Không phải là cha/mẹ vợ, cha/mẹ chồng, vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;

e) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.

2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.

Điều 10. Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý

1. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý bổ nhiệm.

2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý là 05 (năm) năm.

3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được thực hiện theo quy định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.

Điều 11. Bổ nhiệm lại thành viên Hội đồng quản lý

Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được xem xét bổ nhiệm lại khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 Thông tư này tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại.

2. Còn ít nhất đủ 02 năm công tác tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định của pháp luật (trường hợp còn dưới 02 năm công tác sẽ được xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ).

Điều 12. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý

1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý đương nhiên không còn là thành viên Hội đồng quản lý khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;

b) Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực của pháp luật.

2. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý được miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chuyển công tác khác;

b) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao;

c) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

3. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao;

b) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản.

4. Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị đến cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định.

Điều 13. Thay thế, bổ sung thành viên

Trường hợp cần thay thế, bổ sung thành viên, Hội đồng quản lý căn cứ tiêu chuẩn của thành viên và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý để lựa chọn và trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý xem xét, quyết định.

Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý

1. Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.

2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý.

3. Ký ban hành các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý; giám sát việc thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.

4. y quyền bằng văn bản cho 01 thành viên Hội đồng quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý khi Chủ tịch Hội đồng quản lý vắng mặt.

5. Lãnh đạo, điều hành Hội đồng quản lý hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và quy định pháp luật.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản lý

1. Tham gia và cho ý kiến về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý.

2. Giám sát việc thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.

3. Góp ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý khi Hội đồng quản lý không tổ chức họp.

4. Bảo mật thông tin được cung cấp theo quy định.

5. Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công hoặc ủy quyền.

 

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2019.

Điều 17. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./. /

 

Nơi nhận:
- Như Điều 17;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để ki
m tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, TCCB1 (5 bản)
.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THNG ĐỐC




Nguyễn Kim Anh

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

CircularNo. 39/2018/TT-NHNN dated December 26, 2018 of the State Bank of Vietnam  on providing guidance on establishment, organization and operation of management boards of public service providers under the management of the State Bank of Vietnam

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 55/2012/ND-CP dated June 28, 2012 on establishment, re-structuring and dissolution of public service providers;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2015/ND-CP dated February 14, 2015 stipulating the mechanism for exercising the autonomy of public service providers;

Pursuant to the Government’s Decree No. 141/2016/ND-CP dated October 10, 2016 stipulating the mechanism for exercising the autonomy of public service providers in economic sector and other sectors;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of the Head of the Organization and Personnel Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates a Circular providing guidance on establishment, organization and operation of management boards of public service providers under the management of the State Bank of Vietnam.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof regulation

This Circular provides guidance on the establishment, organization and operation of the management boards of public service providers under the management of the State Bank of Vietnam (“SBV”) (hereinafter referred to as the “Management board”).

Article 2.Subjects of application

1.This Circular applies to:

a) Public administrative units of which recurrent and investment expenditures are covered by themselves and which are established by competent governmental authorities under legal regulations, have the legal status, and provide public services or other state management-related services in sectors under the management of SBV (hereinafter referred to as “public service providers”);

b) Regulatory authorities, organizations, units and individuals involved in the establishment, organization and operation of the Management boards of public service providers.

2.The establishment, organization and operation of the Management boards of public service providers which are governed by SBV but operate in sectors under the state management of other Ministries shall comply with specific guidelines provided by such Ministries.

Chapter II

ESTABLISHMENT AND OPERATIONAL REGULATIONS OF MANAGEMENT BOARDS

Article 3. Establishment of Management board

1.Rules and conditions for establishing a Management board shall conform to regulations laid down in Article 2 of the Circular No. 03/2016/TT-BNV dated May 25, 2016 of the Ministry of Home Affairs.

2.Procedures for establishing a Management board shall conform to regulations laid down in Article 4 of the Circular No. 03/2016/TT-BNV.

3.Authority to make decision on the establishment of a Management board shall conform to regulations laid down in Article 6 of the Circular No. 03/2016/TT-BNV.

Article 4. Operational regulations

1.Within 30 business days from the date of establishment, the Management board shall complete its regulations on operations and submit it to the authority competent to establish the Management board for considering giving approval.

Such competent authority is required to consider giving approval for the Management board’s operational regulations within 20 business days from the date of receipt of request for approval from the Management board.

2.Operational regulations of the Management board shall include, inter alia, the following:

a) General regulations;

b) Working rules;

c) Duties and powers of the Management board; rights and obligations of the Chairperson and members of the Management board;

d) Funding source and remuneration paid to the Management board;

dd) Operational mechanism;

e) Relationship between the Management board and the head of the public service provider;

g) Relationship between the Management board and the superior regulatory authority;

h) Relationship between the Management board and the Executive Committee of the Communist Party of the public service provider;

i) Regulations on provision of information, reporting and management of documents of the Management board.

Article 5. Operational mechanism

1.The Management board shall convene the regular meeting once a month and when necessary, the unscheduled meeting as requested by the Management board’s Chairperson or more than half of the Management board’s members. The Management board shall operate according to the collective system. Meeting sessions held by the Management board must be attended by at least two thirds of members of the Management board.

2.A decision or resolution of the Management board shall be passed when more than half of members attending the meeting session vote in favor of it. In case of written inquiries (without convening the meeting), the decision or resolution of the Management board shall be passed when it is approved in writing by more than half of members of the Management board.

3.Remuneration and other benefits of the Chairperson and members of the Management board shall conform to the regulations on internal expenses of the public service provider. Funding for covering costs of operation of the Management board and paying remuneration and other benefits to the Chairperson and members of the Management board shall be recorded as operational expenses of the public service provider.

4.The operational mechanism of the Management board is provided for in the operational regulations of the Management board.

Chapter III

FUNCTIONS, DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF MANAGEMENT BOARD

Article 6. Functions, duties and powers of Management board

Functions, duties and powers of the Management board shall conform to Article 7 and Article 8 of the Circular No. 03/2016/TT-BNV and be provided for in the Management board’s operational regulations.

Article 7. Organizational structure

1.The Management board shall consist of 05 – 11 members, including a Chairperson and other members.

2.Structure of the Management board shall consist of:

a) The head, deputy heads and representatives of some departments/ divisions/ units of the public service provider;

b) Representatives of the superior regulatory agencies of the public service provider, including representatives of Ministries, ministerial-level agencies, Provincial People’s Committee and other direct superior regulatory agencies (if any); these representatives shall work under the dual office holding regime.

Article 8. Work relationship of Management board

1.The relationship between the Management board and the head of the public service provider shall conform to regulations laid down in Clause 2 Article 10 of the Circular No. 03/2016/TT-BNV.

2.The relationship between the Management board and superior regulatory agencies shall conform to regulations laid down in Clause 3 Article 10 of the Circular No. 03/2016/TT-BNV.

Chapter IV

STANDARDS, DUTIES AND POWERS OF MEMBERS OF MANAGEMENT BOARD; APPOINTMENT AND DISMISSAL OF MEMBERS OF MANAGEMENT BOARD

Article 9. Standards of members of Management board

1.A member of the Management board must meet all of the following standards:

a) He/she must be an official or public employee and be young enough to hold this position for at least a term of office in case of initial appointment. Other special cases shall be considered and decided by the authority competent to establish the Management board.

b) He/she must have perfect political credentials, decent morality, and be in good health for holding this position;

c) He/she must not be under the consideration of implementation of disciplinary measures, investigated, prosecuted, adjudicated or enforcing any disciplinary measures; must not be prohibited from holding positions as regulated by laws;

d) He/she must have graduated at university or higher level;

dd) He/she is not father-in-law, mother-in-law, spouse, natural or adoptive father, natural or adoptive mother, natural or adopted child, full brother or sister, brother-in-law or sister-in-law of the head or deputy head or chief accountant of the public service provider;

e) He/she must meet other standards and conditions set forth by the authority competent to establish the Management board.

2.The Chairperson of the Management board is required to meet all of the standards laid down in Clause 1 of this Article and standards of a head of the public service provider as regulated by the authority competent to establish the Management board.

Article 10. Appointment of members of Management board

1.Chairperson and members of the Management board shall be appointed by the Minister, the head of the ministerial-level agency or Chairperson of the Provincial People’s Committee that is competent to establish the Management board.

2.Tenure of Chairperson and members of the Management board is 05 (five) years.

3.Procedures and formalities for appointment of Chairperson and members of the Management board shall conform to regulations of the Ministry, the ministerial-level agency or the Provincial People’s Committee that is competent to establish the Management board.

Article 11. Re-appointment of members of Management board

Chairpersons and members of the Management board may be re-appointed if they satisfy the following requirements:

1.Fulfill duties during their tenure and meet all standards set forth in Article 9 of this Article at the time of re-appointment consideration.

2.Have at least 02 remaining years of service to reach the minimum retirement age as regulated by law (if the remaining years of service is less than 02 years, the tenure may be extended).

Article 12. Discharge and dismissal of members of Management board

1.Chairperson or member of the Management board shall be implicitly removed from office in the following circumstances:

a) He/she retires in accordance with applicable laws;

b) He/she is deprived of or limited in legal capacity;

c) He/she was accused by an effective judgment of the Court.

2.Chairperson or member of the Management board shall be discharged in the following circumstances:

a) He/she is transferred to another place of work;

b) He/she is not fit to undertake assigned duties;

c) He/she submits a written resignation which is approved by a competent authority.

3.Chairperson or member of the Management board shall be dismissed in the following circumstances:

a) He/she fails to fulfill assigned duties;

b) He/she is dismissed as requested in writing by more than half of members of the Management board.

4.The Management board shall consider deciding the dismissal and discharge of Chairperson and members of the Management board and submit written requests to the authority competent to establish the Management board for decision.

Article 13. Replacement and addition of members of Management board

If the replacement or addition of members to the Management board is necessary, the Management board shall select new members according to the prescribed standards and organizational structure of the Management board, and then submit a report thereof to the authority competent to establish the Management board for consideration and decision.

Article 14. Rights and duties of Chairperson of Management board

1.Consider giving approval and organize the implementation of operational programs and/or plans of the Management board.

2.Convene and chair the meeting sessions of the Management board.

3.Sign decisions and resolutions of the Management board; supervise the implementation of decisions and resolutions of the Management board and directions from superior regulatory agencies.

4.Authorize in writing a member of the Management board to perform functions and duties of the Chairperson of the Management board when the Chairperson is absent.

5.Lead and manage the Management board to operate and perform duties and powers as prescribed in Article 6 of this Circular and applicable laws.

Article 15. Rights and duties of members of Management board

1.Attend and give opinions about issues within the ambit of functions and duties of the Management board at meeting sessions held by the Management board.

2.Supervise the implementation of decisions and resolutions of the Management board and directions from superior regulatory agencies.

3.Provide written opinions about issues or matters within the ambit of functions and duties of the Management board if the meeting is not convened.

4.Keep obtained information confidential as regulated.

5.Perform other duties as assigned or authorized by Chairperson of the Management board.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 16. Effect

This Circular takes effect on February 11, 2019.

Article 17. Responsibility for implementation

1.Ministries, ministerial-level agencies and Provincial People’s Committees to which public service providers operating in sectors under the management of SBV are affiliated shall implement regulations of this Circular.

2.Chief of the Ministry’s Office, the head of Organization and Personnel Department, heads of affiliated units of SBV, and heads of public service providers operating in sectors under SBV s management shall organize the implementation of this Circular./

For the Governor

Deputy Governor

Nguyen Kim Anh

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 39/2018/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất