Thông tư 11/2014/TT-BNV về nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức hành chính

thuộc tính Thông tư 11/2014/TT-BNV

Thông tư 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2014/TT-BNV
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành:09/10/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Hành chính, Cán bộ-Công chức-Viên chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính

Ngày 09/10/2014, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014.
Theo đó, chuyên viên hành chính ngoài việc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên; có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương Bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản còn phải am hiểu thực tiễn; có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm (đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên); trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm.
Đối với ngạch chuyên viên chính, Thông tư nhấn mạnh, công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính; có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Đặc biệt, công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải là người đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 đề tài, đề án... nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giát đạt yêu cầu.

Xem chi tiết Thông tư11/2014/TT-BNV tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

Số: 11/2014/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHỨC DANH, MÃ SỐ NGẠCH VÀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính như sau.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức chuyên ngành hành chính làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là cơ quan, tổ chức hành chính).
Điều 3. Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính, bao gồm:

1. Chuyên viên cao cấp

Mã số ngạch:

01.001

2. Chuyên viên chính

Mã số ngạch:

01.002

3. Chuyên viên

Mã số ngạch:

01.003

4. Cán sự

Mã số ngạch:

01.004

5. Nhân viên

Mã số ngạch:

01.005

Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
c) Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
d) Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
đ) Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Chương II
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN
CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
Điều 5: Ngạch chuyên viên cao cấp
1. Chức trách
Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp tỉnh trở lên, có trách nhiệm chủ trì tham mưu, tổng hợp và hoạch định chính sách, chiến lược có tính vĩ mô theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội, các đề án, chương trình, dự án có tầm cỡ chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội của Bộ, ngành trong phạm vi toàn quốc, hoặc đề án, chương trình, dự án tổng hợp kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Tổ chức chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thể chế quản lý chuyên môn nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả. Trường hợp đặc biệt, trực tiếp thực thi công vụ, nhiệm vụ cụ thể khác khi được cấp trên giao;
c) Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý;
d) Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án và các công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
đ) Chủ trì việc tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm của ngành, lĩnh vực.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành, lĩnh vực đang làm việc;
b) Nắm vững và am hiểu hệ thống các kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, công chức;
c) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
d) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công tác để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
đ) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình liên quan đến công tác quản lý nhà nước;
e) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;
g) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;
h) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp thì phải là người đã chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu;
i) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 5 năm trở lên (60 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 2 năm (24 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 6. Ngạch chuyên viên chính
1. Chức trách
Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị; tham mưu, tổng hợp xây dựng hoặc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chế độ, chính sách; xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi toàn quốc hoặc cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương;
c) Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc cơ quan từ cấp huyện trở lên;
d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ; tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;
đ) Chủ trì nghiên cứu những đề tài, đề án về quản lý nghiệp vụ, cải tiến nội dung và nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý;
e) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ, công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; xây dựng các đề án, dự án, chương trình công tác; đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành;
c) Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; trình bày và bảo vệ được các ý kiến, nội dung đề xuất; giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao theo dõi, quản lý;
d) Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đang công tác; thực hiện, đề xuất các biện pháp kiểm tra, đánh giá;
đ) Tổ chức phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;
e) Nắm được tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì phải là người đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu;
h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 3 năm (36 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 7. Ngạch chuyên viên
1. Chức trách
Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
2. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;
b) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;
c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả;
d) Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc;
đ) Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
e) Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên;
g) Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
b) Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý;
c) Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
d) Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
đ) Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước;
e) Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 8. Ngạch cán sự
1. Chức trách
Là công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm giúp việc lãnh đạo, quản lý hoặc hỗ trợ, phục vụ cho các công chức ở ngạch cao hơn và thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo theo sự phân công của cấp trên.
2. Nhiệm vụ
a) Tham gia, hỗ trợ, phục vụ cho việc triển khai các hoạt động công vụ, nhiệm vụ, gồm các việc cụ thể như xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án nghiệp vụ trên cơ sở các quy định, quy chế quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;
b) Thực hiện các công việc được phân công; phân tích, đánh giá hiệu quả và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý;
c) Phát hiện và đề xuất các giải pháp để kịp thời điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực thi công vụ của các đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo việc thực hiện chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực;
d) Tham gia xây dựng và thực hiện chế độ quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác theo yêu cầu nhiệm vụ.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của ngành, lĩnh vực; chủ trương của lãnh đạo trực tiếp;
b) Nắm chắc các nguyên tắc, trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính của hệ thống bộ máy nhà nước;
c) Hiểu được tính chất, đặc điểm hoạt động của các đối tượng quản lý và nghiệp vụ quản lý;
d) Dự thảo được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên;
đ) Biết sử dụng các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác;
e) Công chức dự thi nâng ngạch cán sự phải có thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch cán sự;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 9. Ngạch nhân viên
1. Chức trách
Là ngạch công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ thực thi, thừa hành trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm phục vụ các hoạt động của cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở lên.
2. Nhiệm vụ
a) Được giao đảm nhiệm các công việc cụ thể như phô tô, nhân bản các văn bản, tài liệu; tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan, tổ chức;
b) Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức;
c) Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
d) Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ khác như: bảo vệ, lái xe, phục vụ, lễ tân, kỹ thuật và các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc và trực thuộc;
b) Hiểu biết về các nghiệp vụ đơn giản của công tác văn thư hoặc các nghiệp vụ, nhiệm vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm; thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao trong việc chuyển giao, tiếp nhận văn bản, tài liệu;
c) Nắm vững quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư;
d) Sử dụng thành thạo các phương tiện, kỹ thuật phục vụ in, sao tài liệu và các thiết bị văn phòng.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Trừ trường hợp là lái xe phải có bằng lái được cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến các công việc được giao nếu nhiệm vụ hoặc vị trí việc làm có yêu cầu.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ các quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức chuyên ngành hành chính.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2014.
2. Bãi bỏ Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29/5/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính.
3. Bãi bỏ ngạch và mã số các ngạch tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03/11/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức, cụ thể như sau:
a) Kỹ thuật viên đánh máy (mã số ngạch 01.005);
b) Nhân viên đánh máy (mã số ngạch 01.006);
c) Nhân viên kỹ thuật (mã số ngạch 01.007);
d) Nhân viên văn thư (mã số ngạch 01.008);
đ) Nhân viên phục vụ (mã số ngạch 01.009);
e) Lái xe cơ quan (mã số ngạch 01.010);
g) Nhân viên bảo vệ (mã số ngạch 01.011).
Đối với công chức hiện đang giữ các ngạch nêu tại Khoản 3 Điều này được chuyển sang ngạch nhân viên (mã số ngạch 01.005) quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Nội vụ;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, CCVC (70b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Anh Tuấn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HOME AFFAIRS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 11/2014/TT-BNV

Hanoi, October 9, 2014

 

CIRCULAR

Providing for the titles, rank codes, professional and specialized standards of civil servant ranks in administrative sector

 

Pursuant to the Law on Cadres and Civil Servants dated November 13, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree No. 24/2010/ND-CP dated March 15, 2010, providing for the recruitment, employment and management of civil servants;

Pursuant to the Government’s Decree No. 58/2014/ND-CP dated June 16, 2014, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Home Affairs;

At the proposal of the Director of the Department of Civil Servants - Public Employees;

The Minister of Home Affairs promulgates the Circular providing for the titles, rank codes, responsibilities, duties, specialized and professional standards of civil servant ranks in administrative sector as follows.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for the titles, rank codes, responsibilities, duties, and specialized and professional standards of civil servant ranks in administrative sector.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to specialized administrative cadres and civil servants working in agencies and organizations of the Communist Party of Vietnam, the State, or socio-political organizations at the central, provincial and district level, and public non-business units (hereinafter referred to as administrative agencies and organizations).

Article 3. Titles and rank codes of specialized administrative civil servants include:

1. Senior specialist

Rank code:

01.001

2. Principal specialist

Rank code:

01.002

3. Specialist

Rank code:

01.003

4. Technician

Rank code:

01.004

5. Employee

Rank code:

01.005

 

Article 4. General criteria of qualities

a) Showing great political courage, being persistent with Marxism-Leninism and Ho Chi Minh’s ideology, firmly grasping the guidelines and policies of the Communist Party; proving loyalty to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; and protecting the interests of the Fatherland and the people;

b) Fully performing the obligations of civil servants as prescribed by law provisions; strictly observing the duties assigned by superiors; complying with laws and maintaining administrative rules, discipline and order; and being exemplary in compliance with workplace conduct rules and regulations;

c) Upholding dedication, high sense of responsibility, integrity, honesty, objectivity, impartiality and exemplary character upon performing official duties; showing politeness, good manners, respect and obeying professional etiquette upon communicating and serving the people;

d) Leading a healthy, modest and social life; holding ethical values such as diligence, thrift, integrity, righteousness and impartiality; not taking advantage of official position to seek personal interests; preventing bureaucracy, corruption, extravagance and misconduct;

dd) Having awareness of continuous learning and training to improve professional conduct, qualification and capacity.

 

Chapter II

RESPONSIBILITIES, DUTIES, PROFESSIONAL AND SPECIALIZED STANDARDS OF CIVIL SERVANT RANKS IN ADMINISTRATIVE SECTOR

 

Article 5. Senior specialist rank

1. Responsibilities

Persons reaching the rank of senior specialist are administrative civil servants subject to ultimate professional qualification and competency requirements concerning one or several areas in administrative agencies and organizations at the provincial or higher level; assume the prime responsibility for advising on, constructing or planning macro policies and strategies applicable to the relevant sectors, industries or localities; direct and implement the regimes and policies.

2. Duties

a) Assuming the prime responsibility for formulating and perfecting institutions or legal documents, socio-economic guidelines and policies, projects, programs and projects of strategic political, economic, security, defense, cultural and society significance of ministries and sectors on a nationwide scale, or general socio-economic schemes, programs and projects of provinces and centrally-run cities;

b) Directing, guiding and examining the implementation of professional management institutions and proposing measures and solutions for effective implementation. In special cases, directly performing official and other duties assigned by their superiors;

c) Taking charge of reviewing, evaluating and proposing plans to amend, supplement and enhance the effectiveness and efficiency of management activities;

d) Assuming the prime responsibility for conducting study on scientific research proposals and projects at the ministerial and provincial level in order to renew and perfect management mechanisms, improve the effectiveness and efficiency of the operation of agencies and organizations, and support the implementation of the Communist Party’s guidelines and policies and the State’s laws;

dd) Assuming the prime responsibility for compiling and constructing professional guidance documents of sectors and industries; organizing specialized training or refresher courses or courses on dissemination of knowledge and experience regarding sectors and industries.

3. Specialized and professional competence standards

a) Firmly grasping and comprehensively understanding the guidelines and policies of the Communist Party and laws of the State; development orientations, strategies and policies of sectors and industries falling within their remit;

b) Mastering and understanding knowledge of state administrative management, state management of industries and sectors, and law provisions on the regime of public duties and civil servants;

c) Firmly grasping the development status and trends of domestic and international industries or sectors falling within their remit; conducting researches in service of information management and processing;

d) Having the ability to propose and advise on planning policies, presiding over the formulation of bills, draft ordinances, schemes and programs associated with the professional expertise in relevant sectors and industries to submit them to competent authorities for consideration and decision;

dd) Being proficient in and having a good command of skills in drafting, presenting, defending and directing the formulation and implementation of projects, schemes and programs related to state management;

e) Having the ability to analyze, synthesize, systematize and propose methods of improving or solving practical problems and challenges within their remit in relevant industries, sectors or localities;

g) Having the ability to organize and direct the application of scientific and technical advances to improve and enhance the quality and efficiency of work in relevant industries, sectors or localities;

h) With regard to civil servants participating in examinations for promotion to the rank of senior specialist, they must be the persons who have assumed the responsibility for formulating and submitting at least 02 (two) legal documents to competent authorities for approval, or have assumed the responsibility for studying and developing at least 02 (two) scientific research projects, schemes or programs at the ministerial or central level which are successfully tested, or have assumed the responsibility for formulating at least 02 (two) specialized or general economic, cultural or social projects, schemes and programs at the provincial level which are successfully tested by competent authorities;

i) Having professional experience in the domain of administration, public duties or in leadership and management activities. Civil servants participating in examinations for promotion to the senior specialist or equivalent rank must have at least 5 years’ (60 months’) experience in holding the principal specialist or equivalent rank, including at least 2 years’ (24 months’) experience in holding the principal specialist rank.

4. Training and retraining qualification standards

a) Obtaining undergraduate or higher degrees in majors relevant to their sectors and areas of work;

b) Obtaining certificates in advanced political theory courses;

c) Possessing certificates of completion of professional training in state management for the rank of senior specialist;

d) Possessing certificates of foreign language proficiency equivalent to level 4 according to the Framework  of Reference for Foreign Languages as prescribed in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training, promulgating the 6-level Framework of Reference for Foreign Languages in Vietnam;

dd) Possessing graduate certificates in computer science at the level corresponding to the basic standards for information technology literacy skills as prescribed in the Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications, providing for standards for information technology literacy skills.

Article 6. Principal specialist rank

1. Responsibilities

Persons reaching the rank of principal specialist are administrative civil servants subject to high professional qualification and competency requirements concerning one or several areas in administrative agencies and organizations at the district or higher level; assume the responsibility for performing one or several complicated tasks in agencies and units; advise on, sum up, formulate or organize the implementation of regimes and policies applicable to the relevant sectors, industries or localities.

2. Duties

a) Assuming the prime responsibility for or participating in activities of studying, formulating and implementing strategies, regimes and policies; building and perfecting institutions and mechanisms for state management falling within their range of professional competency and proficiency on a nationwide, provincial and district scale;

b) Assuming the prime responsibility for studying and formulating professional management regulations and regulations applicable to sectors, industries or localities;

c) Organizing, guiding, monitoring and inspecting the implementation of professional regimes and policies; proposing measures to improve the effectiveness and efficiency of management of sectors, industries or agencies at the district or higher level;

d) Assuming the prime responsibility for or participating in the organization of professional activities; compiling reports, keeping statistics on, managing archival records, implementing professional processes and procedures; synthesizing, reviewing and perfecting management mechanisms and policies;

dd) Assuming the prime responsibility for studying on projects and schemes on professional management, reforming the management contents and improving the effectiveness of management approaches;

e) Directly performing public duties and other tasks assigned by superiors

3. Specialized and professional competence standards

a) Firmly grasping the guidelines and policies of the Party and the laws of the State; political systems and organizational structures of state agencies, regimes of public duties and civil servants, and specialized and professional knowledge and skills falling within their remit;

b) Assuming the prime responsibility for and organizing the formulation and completion of institutions; constructing legal documents guiding the implementation; formulating schemes, projects, work programs;  and making assessment of economic and social impacts on policies to be promulgated;

c) Being proficient in drafting administrative documents according to the correct forms, processes, procedures and authority; presenting and defending opinions and recommendations; and fulfilling assigned monitoring and management tasks;

d) Guiding and implementing the regimes, policies and regulations on state management within their remits or localities where they are working; implementing and proposing inspection and assessment measures;

dd) Organizing the coordination in,  inspection and review of implementation of policies applicable to relevant sectors, industries or localities;

e) Grasping the development status and trends of domestic and international industries or sectors falling within their remit; conducting researches in service of information management and processing;

g) With regard to civil servants participating in examinations for promotion to the rank of principal specialist, they must be the persons who have assumed the responsibility for formulating at least 01 (one) legal document, or have assumed the responsibility for studying and developing at least 01 (one) scientific research project, scheme or program at the ministerial, central, provincial or district level, which is promulgated or successfully tested and accredited before being put to use by competent authorities;

h) Having professional experience in the domain of administration, public duties or in leadership and management activities. Civil servants participating in examinations for promotion to the rank of principal specialist must have at least 5 years’ (60 months’) experience in holding the specialist or equivalent rank, including at least 3 years’ (36 months’) experience in holding the specialist rank.

4. Training and retraining qualification standards

a) Obtaining undergraduate or higher degrees in majors relevant to their sectors and areas of work;

b) Possessing certificates of completion of professional training in state management for the rank of principal specialist;

c) Possessing certificates of foreign language proficiency equivalent to level 3 according to the Framework of Reference for Foreign Languages as prescribed in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training, promulgating the 6-level Framework of Reference for Foreign Languages in Vietnam, or certificates of ethnic language proficiency for job positions requiring the good command of ethnic language;

d) Possessing graduate certificates in computer science at the level corresponding to the basic standards for information technology literacy skills as prescribed in the Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications, providing for standards for information technology literacy skills.

Article 7. Specialist rank

1. Responsibilities

Persons reaching the level of specialist are administrative civil servants subject to basic professional qualification and competency requirements concerning one or several areas in administrative agencies and organizations at the district or higher level; assume the responsibility for advising on, summing up or implementing the regimes and policies applicable to the relevant sectors, industries or localities.

2. Duties

a) Formulating plans, planning schemes and specific regulations for the implementation of state management tasks falling within their remit; engaging in the development of mechanisms and decisions specific to areas of management in accordance with law provisions and actual situations;

b) Studying and handling specific issues under their competence or providing counsels to solicit competent authorities for decision on handling such specific issues; cooperating with their colleagues to carry out related jobs;

c) Guiding, monitoring, urging, inspecting and proposing measures to implement management regulations or decisions to ensure effectiveness;

d) Participating in inspecting, collecting information, keeping statistics, managing records and archiving data in service of coherent, accurate and legitimate state management;

dd) Actively coordinating with relevant units and other civil servants in performing assigned tasks, and properly implementing their assigned competence and responsibilities;

e) Summing up situations, conducting the analysis and assessment of work performance and sending reports to superiors;

g) Consolidating public opinions and submissions regarding issues falling within their remit to take them into consideration before making their recommendations to superiors. Directly performing public duties and other tasks assigned by superiors.

3. Specialized and professional competence standards

a) Firmly grasping law provisions, regimes and policies of sectors and industries, and basic knowledge regarding their assigned areas or specialization;

b) Fully understanding management objectives and objects, management principles and mechanisms within their remit; understanding the basics of psychological science, management science; and scientific management;

c) Clearly grasping the process of formulating specific plans and decisions and have a good command of their assigned areas; possessing skills in drafting documents and making presentations on their assigned researches and counsels;

d) Having methods of studying, reviewing, proposing and improving management activities; having the ability to work independently or in a team; having the ability to finish work on time and in accordance with quality and efficiency requirements;

dd) Having a good command of the practical situation and socio-economic context of management tasks under their assigned field; grasping the development trend of domestic industries and sectors;

e) With regard to civil servants participating in examinations for promotion to the rank of specialist, they must have at least 3 years’ (36 months’) experience in holding the technician or equivalent rank. In cases of holding the employee or equivalent rank at the time of application, civil servants must have at least 5 years’ (60 months’) experience in holding this rank.

4. Training and retraining qualification standards

a) Obtaining undergraduate or higher degrees in majors relevant to their sectors and areas of work;

b) Possessing certificates of completion of professional training in state management for the rank of specialist;

c) Possessing certificates of foreign language proficiency equivalent to level 2 according to the Framework of Reference for Foreign Languages as prescribed in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training, promulgating the 6-level Framework of Reference for Foreign Languages in Vietnam, or certificates of ethnic language proficiency for job positions requiring the good command of ethnic language;

d) Possessing graduate certificates in computer science at the level corresponding to the basic standards for information technology literacy skills as prescribed in the Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications, providing for standards for information technology literacy skills.

Article 8. Technician ranks

1. Responsibilities

Persons reaching the rank of technician are administrative civil servants subject to tasks requiring technical expertise in administrative agencies and organizations, assume the responsibility for assisting in leadership and management, or support and serve civil servants at higher ranks, and perform statistics, synthesis and reporting as assigned by superiors.

2. Duties

a) Participating in, supporting and serving the implementation of public duties and tasks, including specific tasks such as formulating and implementing professional plans based on regulations on management of sectors, industries or localities;

b) Performing assigned tasks; providing analysis and assessment of effectiveness and timely reporting according to the requirements and objectives of management;

c) Detecting and proposing solutions to promptly correct shortcomings in the process of performing public duties of managed objects, ensuring the strict and effective implementation of management regimes, policies and decisions.

d) Participating in the formulation and implementation of document management regime, keeping statistics and archiving complete and accurate documents and data in accordance with task requirements.

3. Specialized and professional competence standards

a) Grasping the professional principles, regimes, rules, procedures and guidelines, management objectives of sectors and industries; policies of direct leaders;

b) Firmly grasping the principles, order and procedures of administrative operations of the state apparatus;

c) Understanding the nature and operation characteristics of management objects and management operations;

d) Having the ability to draft professional guidance documents and participate in the implementation according to the direction of superiors;

dd) Being able to use office equipment and other equipment;

e) With regard to civil servants participating in examinations for promotion to the technician or equivalent rank, they must have at least 3 years’ (36 months’) experience in holding the employee or equivalent rank.

4. Training and retraining qualification standards

a) Obtaining intermediate or associate or higher-level degrees in majors suitable to the job position requirements;

b) Possessing certificates of completion of professional training in state management for the rank of technician;

c) Possessing certificates of foreign language proficiency equivalent to level 1 according to the Framework  of Reference for Foreign Languages as prescribed in the Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of the Ministry of Education and Training, promulgating the 6-level Framework of Reference for Foreign Languages in Vietnam;

d) Possessing graduate certificates in computer science at the level corresponding to the basic standards for information technology literacy skills as prescribed in the Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of the Ministry of Information and Communications, providing for standards for information technology literacy skills.

Article 9. Employee rank

1. Responsibilities

Persons reaching the rank of employee are administrative civil servants performing execution tasks in administrative agencies and organizations, and serving the activities of agencies and organizations at the district or higher level.

2. Duties

a) Assuming the responsibility for specific tasks such as photocopying and duplicating papers and documents; receiving, registering and transferring incoming and outgoing documents in accordance with regulations of agencies and organizations;

b) Checking the document format and reporting incorrect documents to direct leaders;

c) Strictly observing the confidentiality regulations of clerical work in agencies, organizations and units.

d) Performing other service duties such as security guard, driver, waiter, receptionist, technician and other duties as assigned by superiors.

3. Specialized and professional competence standards

a) Grasping the organizational structure, functions and tasks of agencies and its affiliated units;

b) Understanding simple operations of clerical work or other professions and tasks as required by job positions; strictly complying with regulations on receipt and handover in the transfer and receipt of papers and documents;

c) Mastering the confidentiality regulations in agencies related to clerical work;

d) Being proficient in using the means and techniques for printing, copying documents and office equipment.

4. Training and retraining qualification standards

a) Obtaining vocational intermediate or higher-level degrees in majors suitable to the job position requirements;

b) Possessing certificates of completion of professional training concerning their assigned jobs if their tasks or job positions requires such certificates.

 

Chapter III

IMPLEMENTION PROVISIONS

 

Article 10. Organization of implementation

Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces and centrally- run cities, and relevant agencies and organizations shall recruit, employ and manage specialized administrative civil servants in accordance with this Circular.

Article 11. Effect

1. This Circular takes effect on December 1, 2014.

2. To annul the Decision No. 414/TCCP-VC dated May 29, 1993 of the Government Commission for Organization and Cadres (now known as the Ministry of Home Affairs) on promulgating professional standards of civil servant ranks in administrative sector.

3. To abolish ranks and rank codes in the Decision No. 78/2004/QD-BNV dated November 3, 2004 of the Ministry of Home Affairs, on promulgating the list of civil servant ranks and public employee ranks, specifically as follows:

a) Typing technician (rank code: 01.005);

b) Typist (rank code 01.006);

c) Technical staff (rank code 01.007);

d) Clerical staff (rank code 01.008);

dd) Service staff (rank code 01.009);

e) Driver (rank code 01.010);

g) Security guard (rank code 01.011).

Civil servants who currently hold the ranks mentioned in Clause 3 of this Article may transfer to the employee rank (rank code 01.005) specified in Article 9 of this Circular.

Article 12. Responsibilities for implementation

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities, and relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular.

2. Any problems arising in the course of implementation shall be reported to the Ministry of Home Affairs for guidance or consideration and settlement./.

 

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Anh Tuan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 11/2014/TT-BNV DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 11/2014/TT-BNV PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất