Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 03/2013/TT-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2013/TT-BNV |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Tiến Dĩnh |
Ngày ban hành: | 16/04/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 03/2013/TT-BNV
BỘ NỘI VỤ Số: 03/2013/TT-BNV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP
NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
VÀ QUẢN LÝ HỘI VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 33/2012/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 2012
CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 45/2010/NĐ-CP
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động có thể lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trước khi xem xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập hội.
Báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở phải nêu rõ địa chỉ mới nơi đặt trụ sở, điện thoại, fax (nếu có). Báo cáo thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc chức danh tương đương được gửi kèm theo nghị quyết, biên bản về việc bầu các chức danh trên và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu hội.
Trong trường hợp có sự điều chỉnh về thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các hội có tính chất đặc thù lập hồ sơ điều chỉnh biên chế gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý biên chế xem xét, quyết định. Hồ sơ điều chỉnh biên chế gồm: Văn bản đề nghị, đề án điều chỉnh biên chế, xác định vị trí việc làm phù hợp với mô hình tổ chức, quy mô hoạt động, các tài liệu liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh biên chế của hội.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC MẪU TRÌNH BÀY VĂN BẢN ÁP DỤNG CHO HỘI
VÀ CÔNG DÂN, TỔ CHỨC VIỆT NAM
(Kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Mẫu 1 - Đơn công dân Việt Nam đăng ký tham gia hội
Mẫu 2 - Đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội
Mẫu 3 - Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội
Mẫu 4 - Đơn đề nghị thành lập hội
Mẫu 5 - Công văn báo cáo kết quả đại hội
Mẫu 6 - Công văn báo cáo đặt văn phòng đại diện
Mẫu 7 - Công văn báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của hội
Mẫu 8 - Công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội
Mẫu 9 - Điều lệ hội
Mẫu 10 - Đơn đề nghị tách hội
Mẫu 11 - Đơn đề nghị chia hội
Mẫu 12 - Đơn đề nghị sáp nhập hội
Mẫu 13 - Đơn đề nghị hợp nhất hội
Mẫu 14 - Đơn đề nghị giải thể hội
Mẫu 15 - Đơn đề nghị đặt văn phòng đại diện
Mẫu 16 - Báo cáo hoạt động hội.
Mẫu 1 - Đơn công dân Việt Nam đăng ký tham gia hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Tham gia Hội …(1)…
Kính gửi: ...(2)....
Sau khi nghiên cứu tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động của Hội …(1)…, tôi tán thành và tự nguyện làm đơn này để đăng ký tham gia Hội.
1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..
2. Sinh ngày: …………………..; Nghề nghiệp: ………………………………………………….
3. Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………
4. Số CMND:.........................................................................................................................
5. Điện thoại: ………………………………………………………………………………………..
6. Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………...
Trân trọng đề nghị ...(2).... xem xét, đồng ý để tôi tham gia Hội./.
Ghi chú:
(1) Tên hội dự kiến thành lập;
(2) Tên ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Mẫu 2 - Đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Tham gia Hội …(1)…
Kính gửi: ...(2)....
Sau khi nghiên cứu tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động của Hội ...(1)..., chúng tôi tán thành và tự nguyện làm đơn này đăng ký tham gia Hội.
1. Thông tin cơ bản về tổ chức
a) Tên: ……………………………………………………………………………………………….
b) Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
c) Số Giấy phép hoạt động (điều lệ): ………………… do ………………… cấp ngày ... tháng ... năm ...
d) Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………………………………………
2. Người đại diện tổ chức tham gia Hội
a) Họ và tên: …………………………………….; Chức vụ: ……………………………………….
b) Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
c) Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………..
Trân trọng đề nghị ...(2)... xem xét, đồng ý để chúng tôi tham gia Hội./.
Nơi nhận: |
…, ngày … tháng … năm … |
Ghi chú:
(1) Tên hội dự kiến thành lập;
(2) Tên ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Mẫu 3 - Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Công nhận Ban Vận động thành lập Hội …(1)…
Kính gửi: ...(2)....
Tôi là ... đại diện những người sáng lập (Ban Sáng lập) Hội …(1)… trân trọng đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(1)... như sau:
I. Sự cần thiết và cơ sở công nhận
1. Sự cần thiết
………………………………………. (3)…………………………………………………………….
2. Cơ sở
………………………………………. (4)…………………………………………………………….
II. Tên, tôn chỉ, mục đích
1. Tên Hội:
………………………………………. (5)…………………………………………………………….
2. Tôn chỉ, mục đích của Hội
………………………………………. (6)…………………………………………………………….
III. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính
………………………………………. (7)…………………………………………………………….
IV. Hồ sơ gồm:
………………………………………. (8)…………………………………………………………….
Thông tin khi cần liên hệ:
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………
Ban Sáng lập Hội đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(1)..../.
Nơi nhận: |
…, ngày … tháng … năm … |
Ghi chú:
(1) Tên hội dự kiến thành lập;
(2) Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hộí;
(3) Khái quát thực trạng lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sự cần thiết thành lập hội;
(4) Nêu rõ việc đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội phù hợp quy định tại Điều 2, Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
(5) Tên gọi bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có), tên viết tắt (nếu có) phù hợp với lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và quy định của pháp luật;
(6) Xác định cụ thể tôn chỉ, mục đích phù hợp tên gọi và quy định của pháp luật;
(7) Xác định cụ thể phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hội dự kiến hoạt động phù hợp tên gọi, quy định của pháp luật;
(8) Hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và các tài liệu có liên quan (nếu có). Nhân sự dự kiến là Trưởng Ban Vận động thành lập hội thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
Mẫu 4 - Đơn đề nghị thành lập hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Thành lập Hội …(1)…
Kính gửi: ...(2)…
Ban Vận động thành lập Hội ...(1)... trân trọng đề nghị …(2)... xem xét, cho phép thành lập Hội …(1)... như sau:
I. Sự cần thiết và cơ sở thành lập
1. Sự cần thiết
………………………………………. (3)…………………………………………………………….
2. Cơ sở
………………………………………. (4)…………………………………………………………….
II. Tên hội, tôn chỉ, mục đích
1. Tên Hội:
………………………………………. (5)…………………………………………………………….
2. Tôn chỉ, mục đích của Hội
………………………………………. (6)…………………………………………………………….
III. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn
1. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
………………………………………. (7)…………………………………………………………….
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
………………………………………. (8)…………………………………………………………….
IV. Tài sản, tài chính và trụ sở ban đầu:
1. Tài sản, tài chính đóng góp (nếu có): ………………………………………………………….
2. Nơi dự kiến đặt trụ sở của Hội: ………………………………………………………………….
V. Hồ sơ, gồm:
………………………………………. (9)…………………………………………………………….
Thông tin khi cần liên hệ:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………….
Ban Vận động thành lập Hội đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định cho phép thành lập Hội ...(1)..../.
Nơi nhận: |
…, ngày … tháng … năm … |
Ghi chú:
(1) Tên hội dự kiến thành lập;
(2) Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội;
(3) Khái quát thực trạng lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sự cần thiết thành lập hội;
(4) Bảo đảm theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan (nếu có);
(5) Tên gọi bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có), tên viết tắt (nếu có) phù hợp với lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và quy định của pháp luật;
(6) Xác định cụ thể tôn chỉ, mục đích phù hợp tên gọi và quy định của pháp luật;
(7) Xác định cụ thể phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính, cơ quan quản lý nhà nuớc về lĩnh vực hội dự kiến hoạt động phù hợp tên gọi, quy định của pháp luật;
(8) Nêu các nhiệm vụ, quyền hạn của hội phù hợp tên gọi và quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
(9) Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và tài liệu liên quan (nếu có), Trưởng ban Ban Vận động thành lập hội thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
Mẫu 5 - Công văn báo cáo kết quả đại hội
…(1)… Số: /…(2)… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày ... tháng … năm … |
Kính gửi: ...(3)...
Ngày ... tháng ... năm …, Đại hội thành lập (Đại hội nhiệm kỳ ... hoặc Đại hội bất thường) Hội …(1)... đã được tổ chức tại..., Đại hội đã thảo luận và thông qua nội dung sau:
……………………………………….(4)…………………………………………………………………..
Hồ sơ gửi kèm theo:
……………………………………….(5)…………………………………………………………………..
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có)
Hội ...(1)... báo cáo kết quả Đại hội với …(3)...và đề nghị xem xét, quyết định ...(6)..../.
Nơi nhận: |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (7) |
Ghi chú:
(1) Tên hội;
(2) Viết tắt tên hội;
(3) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội;
(4) Những nội dung đã được Đại hội thảo luận, thông qua;
(5) Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 10 Thông tư này đối với trường hợp đổi tên Hội;
(6) Nếu đại hội thành lập thì ghi phê duyệt điều lệ; nếu đại hội nhiệm kỳ hoặc bất thường mà có sửa đổi, bổ sung điều lệ thì ghi phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hoặc có đổi tên và phê duyệt điều lệ thì ghi: Đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của hội. Trường hợp đại hội nhiệm kỳ hoặc bất thường không sửa đổi, bổ sung điều lệ hoặc không đổi tên thì bỏ cụm từ: “và đề nghị xem xét, quyết định...";
(7) Tên gọi khác quy định về thẩm quyền ghi trong điều lệ hiện hành, đối với đại hội thành lập thì chỉ cần chữ ký của Chủ tịch hội đã được ban lãnh đạo bầu.
Mẫu 6 - Công văn báo cáo đặt văn phòng đại diện
…(1)… Số: /…(2)… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày ... tháng … năm … |
Kính gửi: ...(3)...
Ủy ban nhân dân ...(4)... đã có Quyết định số ... ngày... tháng ... năm ... cho phép Hội …(1)… đặt Văn phòng đại diện.
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………….
Trưởng Văn phòng đại diện (nếu có):.....................................................................................
Thực hiện quy định của pháp luật về hội, Hội ...(1)... trân trọng báo cáo với ...(3)... về việc Hội đặt Văn phòng đại diện của Hội tại ...(4)… (có bản sao Quyết định kèm theo)./.
Nơi nhận: |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (5) |
Ghi chú:
(1) Tên hội;
(2) Viết tắt tên hội;
(3) Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hội;
(4) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho phép hội đặt văn phòng đại diện;
(5) Tên gọi khác quy định về thẩm quyền ghi trong điều lệ hiện hành của hộì.
Mẫu 7 - Công văn báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của hội
…(1)… Số: /…(2)… V/v thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của Hội |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày ... tháng … năm … |
Kính gửi: ...(3)...
Hội …(1)… thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ của Hội như sau:
Địa chỉ nơi đặt trụ sở mới: ……………………………………(4)…………………………………………
Điện thoại, fax (nếu có): ………………………………………………………………………………….
Thực hiện quy định của pháp luật về hội, Hội ...(1)... trân trọng báo cáo với ...(3)... về việc Hội đã thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của Hội./.
Nơi nhận: |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (5) |
Ghi chú:
(1) Tên hội;
(2) Viết tắt tên hội;
(3) Cơ quan nhà nước quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
(4) Ghi chi tiết, cụ thể nơi đặt trụ sở mới của hội;
(5) Tên gọi khác quy định về thẩm quyền ghi trong điều lệ hiện hành của hội.
Mẫu 8 - Công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội
…(1)… Số: /…(2)… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày ... tháng … năm … |
Kính gửi: ...(3)...
Hội đã thay đổi các chức danh lãnh đạo của Hội như sau (4):
1. Ông (bà):……………………………….; chức vụ: ………………………………………………..;
2. Ông (bà):……………………………….; chức vụ: ………………………………………………..;
3. Ông (bà):……………………………….; chức vụ: ………………………………………………..;
…
Tài liệu gửi kèm theo gồm: Nghị quyết, biên bản về việc bầu các chức danh lãnh đạo và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của Chủ tịch Hội (5).
Thực hiện quy định pháp luật về hội, Hội trân trọng báo cáo với …(3)… về việc thay đổi chức danh lãnh đạo của Hội./.
Nơi nhận: |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (6) |
Ghi chú:
(1) Tên hội;
(2) Tên viết tắt của hội;
(3) Cơ quan nhà nước quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
(4) Ghi cụ thể các trường hợp thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc các chức danh tương đương theo quy định của điều lệ hội;
(5) Trường hợp không thay đổi Chủ tịch hội, bỏ cụm từ “và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của Chủ tịch Hội";
(6) Tên gọi khác quy định về thẩm quyền ghi trong điều lệ hiện hành.
Mẫu 9 - Điều lệ hội (*)
…(1)… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU LỆ HỘI...(2)...
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số /QĐ-… ngày ... tháng … năm …
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng
1. Tên tiếng Việt: ………………………………………………………………………………………
2. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………………………………………….
3. Tên viết tắt (nếu có): …………………………………………………………………….............
4. Biểu tượng (nếu có): ……………………………………………………………………………..
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Hội ...(2)... (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức ...(3)... của ...(4)..., tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội đuợc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại ……………………………………………………………………………..
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi …(5)..., trong lĩnh vực...(6)…
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của ...(7)... và ...(8)... có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương II
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ
Điều 6. Quyền hạn
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế. (đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước)
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức (9): Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ...(6)..., có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
b) Hội viên liên kết (nếu có) ………………………..(10)……………………………………………..
c) Hội viên danh dự (nếu có)………………………..(11)……………………………………………..
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức: ……………………..(12)………………………………………..
Điều 9. Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra hội
…………………………………………(13)…………………………………………………………………
Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành (hoặc tên gọi khác).
3. Ban Thường vụ (hoặc tên gọi khác).
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng, các ban chuyên môn (nếu có).
6. Các tổ chức thuộc Hội (nếu có).
Điều 13. Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức ...(14)... một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 14. Ban Chấp hành Hội (hoặc tên gọi khác)
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá ...(15)... so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành mỗi năm họp ... lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên... tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ... ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên ... tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Điều 15. Ban Thường vụ Hội (hoặc tên gọi khác)
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thuờng vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ mỗi... họp... lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên ... tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có ... ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên ... tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Điều 16. ………………………………………..(16) ………………………………………………….
Điều 17. Ban Kiểm tra Hội
1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội (hoặc tên gọi khác)
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Điều 19. ……………………………………(17)………………………………………………………..
Chương V
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ
Điều 20. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và đổi tên và giải thể Hội
Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Điều 21. Tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Lệ phí gia nhập Hội, hội phí hàng năm của hội viên;
- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;
- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có);
- Các khoản thu hợp pháp khác;
b) Các khoản chi của Hội:
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội;
- Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành.
2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Điều 22. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính, tải sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
Chương VII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 23. Khen thưởng
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng hoặc được Hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 24. Kỷ luật
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên vi phạm pháp luật; vi phạm Điều lệ, quy định, quy chế hoạt động của Hội thì bị xem xét, thi hành kỷ luật bằng các hình thức: ………………………………(18) ………………………………………………………………
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
Chỉ có Đại hội Hội ...(2)... mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ... số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ Hội ...(2)... gồm ... Chương, ... Điều đã được Đại hội ...(19)... Hội ...(2)... thông qua ngày ... tháng ... năm ... tại ... và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của ...
2. Căn cứ quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội ...(2)... có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(*) Mẫu này hướng dẫn nội dung chính của điều lệ hội; nếu sửa đổi, bổ sung thì ghi: Điều lệ (sửa đổi, bổ sung). Căn cứ quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan; căn cứ tính chất, phạm vi, lĩnh vực hoạt động, tổ chức.. của hội, hội có thể bổ sung quy định cho phù hợp;
(1) Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt điều lệ;
(2) Tên hội;
(3) Ghi rõ hội là tổ chức chính trị - xã hội hoặc chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoặc xã hội - nghề nghiệp hoặc xã hội...;
(4) Ghi rõ đối tượng tập hợp của hội;
(5) Ghi rõ phạm vi hoạt động của hội: Cả nước hoặc liên tỉnh hoặc trong tỉnh …, trong huyện …, trong xã...;
(6) Ghi rõ lĩnh vực hoạt động chính của hội;
(7) Cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực hoạt động chính của hội;
(8) Cơ quan nhà nước có liên quan;
(9) Quy định cụ thể hội viên tổ chức (nếu có);
(10) (11) Quy định cụ thể hội viên liên kết, hội viên danh dự (nếu có) phù hợp với quy định tại Điều 17 Nghi định số 45/2010/NĐ-CP;
(12) Quy định cụ thể tiêu chuẩn hội viên chính thức của hội;
(13) Quy định cụ thể thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra hội đối với hội viên;
(14) Quy định cụ thể nhiệm kỳ đại hội của hội nhưng không quá 05 (năm) năm;
(15) Quy định cụ thể số ủy viên Ban Chấp hành được bầu bổ sung: 1/3, 20%, 30%...;
(16) Các tổ chức khác: Thường trực hội, ban thư ký... (nếu có);
(17) Các chức danh khác: Tổng thư ký, thư ký... (nếu có);
(18) Ghi rõ các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ...;
(19) Đại hội thành lập hoặc đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu lần thứ... hoặc đại hội bất thường.
Mẫu 10 - Đơn đề nghị tách hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Tách Hội ...(1)... thành Hội và Hội ...(2)...
Kính gửi: ...(3)...
Theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 45/2010/NĐ-CP; Hội ...(1)... thông qua việc tách Hội ...(1)... thành Hội ...(1)... và Hội ...(2)... như sau:
1. Lý do tách hội
……………………………………(4)…………………………………………………………………
2. Hồ sơ gồm:
……………………………………(5)…………………………………………………………………
- Các tài liệu có liên quan (nếu có).
Thông tin liên hệ:
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
Hội ...(1)... đề nghị ...(3)... xem xét, quyết định cho phép tách Hội ...(1)... thành Hội ...(1)... và Hội ...(2)…./.
Nơi nhận: |
…, ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Tên hội bị tách;
(2) Tên hội được thành lập mới do tách hội;
(3) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tách hội;
(4) Nêu rõ lý do, sự cần thiết phải tách hội và việc tách phù hợp quy định của pháp luật;
(5) Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
(6) Tên gọi khác quy định về thẩm quyền ký văn bản theo điều lệ hội bị tách.
Mẫu 11 - Đơn đề nghị chia hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Chia Hội …(1)… thành Hội ….(2)... và Hội ...(3)…
Kính gửi: ...(4)...
Theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Hội ...(1)... thông qua việc chia Hội thành Hội ...(2)... và Hội ...(3)... như sau:
1. Lý do chia hội
………………………………………(5)…………………………………………………………………
2. Hồ sơ gồm:
………………………………………(6)…………………………………………………………………
- Các tài liệu có liên quan (nếu có).
Thông tin liên hệ:
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………….
Hội …(1)… đề nghị ...(4)... xem xét, quyết định cho phép chia Hội ...(1)... thành Hội …(2)… và Hội ...(3)..../.
Nơi nhận: |
…, ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Tên hội bị chia;
(2) (3) Tên hội được thành lập mới do chia;
(4) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chia hội;
(5) Nêu rõ lý do, sự cần thiết phải chia hội và việc chia hội phù hợp quy định của pháp luật;
(6) Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
(7) Tên gọi khác theo quy định điều lệ hội.
Mẫu 12 - Đơn đề nghị sáp nhập hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Sáp nhập Hội ...(1)... vào Hội …(2)...
Kính gửi: ...(3)…
Theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Hội ...(1)... và Hội ...(2)... đã thông qua việc sáp nhập Hội ...(1)... vào Hội ...(2)... như sau:
1. Lý do sáp nhập hội
……………………………………(4)……………………………………………………………………
2. Hồ sơ gồm:
……………………………………(5)……………………………………………………………………
- Các tài liệu có liên quan (nếu có)
Thông tin liên hệ:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………..
Đề nghị ...(3)... xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Hội ...(1)… vào Hội …(2)…./.
Nơi nhận: |
…, ngày ... tháng ... năm ... |
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ (6) |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (6) |
Ghi chú:
(1) Tên hội bị sáp nhập;
(2) Tên hội được sáp nhập;
(3) Cơ quan có thẩm quyền cho phép sáp nhập hội;
(4) Nêu rõ lý do, sự cần thiết sáp nhập hội và việc sáp nhập phù hợp quy định của pháp luật;
(5) Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
(6) Tên gọi khác theo quy định điều lệ hội.
Mẫu 13 - Đơn đề nghị hợp nhất hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hợp nhất Hội ...(1)... và Hội ...(2)... thành Hội ...(3)…
Kính gửi: ...(4)...
Theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 45/2010/NĐ-CP; Hội ...(1)... và Hội …(2)... đã thông qua việc hợp nhất Hội ...(1)... và Hội ...(2)... thành Hội ...(3)... như sau:
1. Lý do sáp nhập hội
……………………………………(5)……………………………………………………………………
2. Hồ sơ gồm:
……………………………………(6)……………………………………………………………………
- Các tài liệu có liên quan (nếu có).
Thông tin liên hệ:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………..
Đề nghị …(4)... xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Hội …(1)… và Hội ...(2)… thành Hội …(3)…./.
Nơi nhận: |
…, ngày ... tháng ... năm ... |
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ (7) |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (7) |
Ghi chú:
(1) (2) Tên hội bị hợp nhất;
(3) Tên hội thành lập mới do hợp nhất;
(4) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hợp nhất hội;
(5) Nêu rõ lý do, sự cần thiết hợp nhất hội và việc hợp nhất phù hợp quy định của pháp luật;
(6) Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
(7) Tên gọi khác theo quy định điều lệ hội.
Mẫu 14 - Đơn đề nghị giải thể hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Giải thể Hội …(1)…
Kính gửi: ...(2)...
Theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Hội …(1)… đã thông qua việc giải thể như sau:
1. Lý do giải thể hội
…………………………………(3)…………………………………………………………………..
2. Hồ sơ gồm:
………………………………….(4)…………………………………………………………………..
- Các tài liệu có liên quan (nếu có).
Thông tin liên hệ:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………..
Hội ...(1)... đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định giải thể Hội./.
Nơi nhận: |
…, ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Tên hội đề nghị giải thể;
(2) Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thể hội;
(3) Nêu rõ lý do giải thể hội và việc giải thể phù hợp quy định của pháp luật;
(4) Theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
(5) Tên gọi khác theo quy định điều lệ hội.
Mẫu 15 - Đơn đề nghị đặt văn phòng đại diện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN XIN PHÉP
Đặt Văn phòng đại diện
Kính gửi: Ủy ban nhân dân ...(1)...
Hội ...(2)... báo cáo Ủy ban nhân dân ...(1)... xem xét, cho phép Hội đặt Văn phòng đại diện của Hội tại ...(1)... như sau:
1. Sự cần thiết đặt Văn phòng đại diện
…………………………………….(3)………………………………………………………………
2. Hồ sơ gồm:
…………………………………….(4)………………………………………………………………
Thông tin liên hệ:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………..
Hội …(2)... đề nghị Ủy ban nhân dân ….(1)... xem xét, cho phép Hội đặt văn phòng đại diện./.
Nơi nhận: |
…, ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương;
(2) Tên hội đề nghị đặt văn phòng đại diện;
(3) Nêu rõ sự cần thiết đặt văn phòng đại diện và địa chỉ dự kiến nơi đặt văn phòng đại diện;
(4) Hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
(5) Tên gọi khác theo quy định điều lệ hội.
Mẫu 16 - Báo cáo hoạt động hội
…(1)… Số: /BC-…(2)… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …, ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
NĂM ...
Thực hiện quy định của pháp luật, Hội ...(1)... báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội năm ... như sau:
1. Về tổ chức của Hội
a) Về hội viên:
- Tổng số hội viên: …………………………………………………………………………………….
Trong đó:
Hội viên tổ chức: …………………………………………………………………………………….
Hội viên cá nhân: ……………………………………………………………………………………
Số hội viên mới kết nạp trong năm: ………………………………………………………………
Trong đó:
Hội viên tổ chức: …………………………………………………………………………………….
Hội viên cá nhân: …………………………………………………………………………………….
b) Những người làm việc chuyên trách tại Hội: ………………………………………………….
Trong đó: Số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao (nếu có): …………………………..
c) Số lượng các tổ chức trực thuộc Hội (trong đó làm rõ số thành lập mới trong năm báo cáo)
- Tổ chức có tư cách pháp nhân: …………………………………………………………………….
- Phòng, ban, đơn vị trực thuộc: ……………………………………………………………………..
- Tổ chức cơ sở thuộc Hội: ……………………………………………………………………………
- Văn phòng đại diện: ………………………………………………………………………………….
d) Việc kiện toàn tổ chức Hội (tổ chức Đại hội, hội nghị thường niên; họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo quy định của Điều lệ Hội, kiện toàn ban lãnh đạo, các chức danh chủ chốt...)
………………………………………………………………………………………………………………
đ) Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………………
2. Kết quả hoạt động
a) Kết quả những hoạt động của Hội:
………………………………………………………………………………………………………………
b) Việc thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao:
………………………………………………………………………………………………………………
3. Tổng số kinh phí hoạt động trong năm: ……………………………………………….……….
Trong đó:
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ: ………………………………………………………………………….
b) Kinh phí do tổ chức nước ngoài tài trợ: ……………………………………………………………..
c) Hội tự huy động từ các nguồn khác: …………………………………………………………………
4. Dự kiến phương hướng, nhiệm vụ năm...
………………………………………………………………………………………………………………
5. Đề xuất, kiến nghị
………………………………………………………………………………………………………………
Trên đây là nội dung báo cáo về tổ chức, hoạt động năm …, Hội...(1)... báo cáo ...(3)..../.
Nơi nhận: |
TM. BAN THƯỜNG VỤ (4) |
Ghi chú:
(1) Tên hội;
(2) Tên viết tắt của hội;
(3) Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội;
(4) Tên gọi khác theo quy định điều lệ hội.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC MẪU TRÌNH BÀY VĂN BẢN ÁP DỤNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Mẫu 1 - Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội
Mẫu 2 - Quyết định cho phép thành lập hội
Mẫu 3 - Quyết định phê duyệt điều lệ hội
Mẫu 4 - Quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội
Mẫu 5 - Quyết định cho phép tách hội
Mẫu 6 - Quyết định cho phép chia hội
Mẫu 7 - Quyết định cho phép sáp nhập hội
Mẫu 8 - Quyết định cho phép hợp nhất hội
Mẫu 9 - Quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện
Mẫu 10 - Quyết định giải thể hội
Mẫu 11 - Báo cáo hoạt động hội
Mẫu 1 - Quyết định công nhận ban vận động thành lập Hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(2)...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH …(3)…
Căn cứ ………………………………………(4)…………………………………………………;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ ……………………(5)……………………………………………………………………..;
Xét đề nghị của Ban Sáng lập Hội ...(2)... và ...(6)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(2)... gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Ban Vận động thành lập Hội ...(2)... có nhiệm vụ vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia Hội và hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập Hội gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập Hội theo quy định của pháp luật.
Ban Vận động thành lập Hội ...(2)... tự giải thể sau khi Đại hội thành lập Hội bầu ra ban lãnh đạo của Hội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Ban Vận động thành lập Hội ...(2)…, …(6)..., Chánh Văn phòng …(1)… và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) Tên hội dự kiến thành lập;
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(4) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(5) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(6) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định.
Mẫu 2 - Quyết định cho phép thành lập hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép thành lập Hội ...(2)...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH …(3)…
Căn cứ ………………………………………(4)…………………………………………………;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ ……………………(5)……………………………………………………………………..;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Vận động thành lập Hội ...(2)... và ...(6)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép thành lập Hội …(2)...
Điều 2. Hội ...(2)... là tổ chức ...(7)..., tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được ...(3)... phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của ...(8)... và các bộ (sở...), ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội ...(2)… có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Ban Vận động thành lập Hội, Chủ tịch Hội ...(2)..., …(6)... và Chánh Văn phòng ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) Tên hội;
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(4) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(5) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(6) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định;
(7) Xác định rõ hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp …;
(8) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội.
Mẫu 3 - Quyết định phê duyệt điều lệ hội (*)
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Điều lệ (*) Hội ...(2)...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH …(3)…
Căn cứ ………………………………………(4)…………………………………………………;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ ……………………(5)……………………………………………………………………..;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội ...(2)... và ...(6)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (*) Hội ...(2)… đã được Đại hội ...(7)... của Hội thông qua ngày ... tháng... năm ...
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội ...(2)..., ...(6)… và Chánh Văn phòng ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(*) Nếu là điều lệ sửa đổi, bổ sung thì ghi: Điều lệ (sửa đổi, bổ sung);
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) Tên hội;
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(4) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(5) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(6) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định;
(7) Đại hội thành lập hoặc Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu lần thứ..., Đại hội bất thường.
Mẫu 4 - Quyết định cho phép đổi tên và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép đổi tên Hội …(2)… thành Hội …(3)… và phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội …(3)…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH …(4)…
Căn cứ ………………………………………(4)…………………………………………………;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ ……………………(6)……………………………………………………………………..;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội ...(2)... và ...(7)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép đổi tên Hội ...(2)... thành Hội ...(3)… và phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội ...(3)…
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hội ...(3)..., …(7)... và Chánh Văn phòng ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) Tên hội đề nghị đổi tên;
(3) Tên hội sau khi đổi tên;
(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(5) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(6) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(7) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định.
Mẫu 5 - Quyết định cho phép tách hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO PHÉP TÁCH HỘI ...(2)... THÀNH HỘI ...(2)... VÀ HỘI ...(3)...
VÀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI ...(2)...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH ….(4)…
Căn cứ ………………………………………(5)…………………………………………………;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ ……………………(6)……………………………………………………………………..;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội ...(2)... và ...(7)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép tách Hội ...(2)... thành Hội ...(2)... và Hội ...(3)...
Điều 2. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội ...(2)... ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Hội ...(2)... có trách nhiệm chuyển giao một phần tài sản, tài chính, tổ chức, nhân sự, quyền và nghĩa vụ cho Hội ...(3)...
Điều 4. Hội ...(3)... là tổ chức …(8)…, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được …(4)… phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của ...(9)... và các bộ (sở..., ...), ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội ...(3)... có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 6. Chủ tịch Hội ...(2)…, Trưởng Ban Lãnh đạo lâm thời, Chủ tịch Hội ...(3)..., …(7)... và Chánh Văn phòng ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) Tên hội đề nghị tách;
(3) Tên hội thành lập mới do tách;
(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(5) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(6) Căn cứ khác có liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(7) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định;
(8) Xác định rõ hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội…;
(9) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hội hoạt động chính.
Mẫu 6 - Quyết định cho phép chia hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO PHÉP CHIA HỘI …(2)... THÀNH HỘI …(3)... VÀ HỘI ...(4)...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH …(5)…
Căn cứ ……………………………(6)………………………………………………………………;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ …………………………………..(7)…………………………………………………………;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội …(2)… và ...(8)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép chia Hội ...(2)... thành Hội ...(3)... và Hội …(4)…
Điều 2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Hội ...(2)... có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ tài sản, tài chính, tổ chức, nhân sự, các quyền và nghĩa vụ cho Hội …(3)… và Hội …(4)… đồng thời chấm dứt tồn tại, hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Hội ...(3)... là tổ chức ...(9)…, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được ...(5)... phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của ...(10)... và các bộ (sở…, …), ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội ...(3)... có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Điều 4. Hội ...(4)... là tổ chức ...(9)..., tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được ...(5)... phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của ...(10)… và các bộ (sở ..., …), ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội ...(4)... có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 6. Chủ tịch Hội.. .(2)…, Trưởng Ban Lãnh đạo lâm thời, Chủ tịch Hội ...(3)..., Hội ...(4)..., ...(8)... và Chánh Văn phòng ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) Tên hội đề nghị chia;
(3) (4) Tên hội thành lập mới do chia;
(5) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(6) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(7) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(8) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định;
(9) Xác định rõ hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội …;
(10) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội.
Mẫu 7 - Quyết định cho phép sáp nhập hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO PHÉP SÁP NHẬP HỘI ...(2)... VÀO HỘI ...(3)... VÀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI ...(3)...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH ...(4)...
Căn cứ ……………………………………(5)……………………………………………………..;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ …………………………………(6)………………………………………………………….;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội ...(2)…, Chủ tịch Hội ...(3)... và ...(7)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép sáp nhập Hội ...(2)... vào Hội ...(3)...
Điều 2. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội ...(3)... ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Hội ...(2)... có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ tài sản, tài chính, tổ chức, nhân sự, các quyền và nghĩa vụ cho Hội ...(3)..,; đồng thời chấm dứt tồn tại, hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chủ tịch Hội ...(2)..., Chủ tịch Hội ...(3)..., ...(7)... và Chánh Văn phòng ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định:
(2) Tên hội bị sáp nhập;
(3) Tên hội được sáp nhập;
(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(5) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(6) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(7) Thủ truởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định.
Mẫu 8 - Quyết định cho phép hợp nhất hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO PHÉP HỢP NHẤT HỘI ...(2)... VÀ HỘI ...(3)... THÀNH HỘI ...(4)...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH ...(5)...
Căn cứ ……………………………………(6)……………………………………………………..;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ …………………………………(7)………………………………………………………….;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội ...(2)…, Chủ tịch Hội ...(3)... và ...(8)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép hợp nhất Hội ...(2)... và Hội ...(3)... thành Hội …(4)...
Điều 2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Hội ...(2)... và Hội ...(3)... có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ tài sản, tài chính, tổ chức, nhân sự, các quyền và nghĩa vụ cho Hội ...(4)...; đồng thời chấm dứt tồn tại, hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Hội ...(4)... là tổ chức ...(9)..., tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được ...(5)... phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của ...(10)... và các bộ (sở…, ...), ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội ...(4)… có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chủ tịch Hội ...(2)..., Chủ tịch Hội ...(3)..., Trưởng Ban Lãnh đạo lâm thời, Chủ tịch Hội ...(4)..., ...(8)...và Chánh Văn phòng ...(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) (3) Tên hội đề nghị hợp nhất;
(4) Tên hội thành lập mới do hợp nhất;
(5) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(6) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(7) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(8) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định;
(9) Xác định rõ hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội …;
(10) Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội.
Mẫu 9 - Quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO PHÉP HỘI …(2)... ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN ...(1)...
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số .../.../TT-BNV ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội ...(2)... và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép Hội …(2)… đặt Văn phòng đại diện tại: ...(3)...
Điều 2. Văn phòng đại diện Hội...(2)... tổ chức và hoạt động theo quy định của Hội ...(2)... và quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Hội ...(2)..., Giám đốc Sở Nội vụ và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân …(1)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(2) Tên hội đặt văn phòng đại diện;
(3) Địa chỉ đặt văn phòng đại diện.
Mẫu 10 - Quyết định giải thể hội
…(1)… Số: /QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIẢI THỂ HỘI …(2)…
THẨM QUYỀN BAN HÀNH ...(3)...
Càn cứ ………………………….(4)…………………………………………………………………;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ ………………..(5)………………………………………………………………………..;
Xét đề nghị của …(6)... và ...(7)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giải thể Hội ...(2)...
Điều 2. Hội ...(2)... có trách nhiệm nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chấm dứt tồn tại, hoạt động kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch Hội …(2)…, …(7)... và Chánh Văn phòng …(1)… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định;
(2) Tên hội giải thể;
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
(4) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức);
(5) Căn cứ khác liên quan trực tiếp đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có);
(6) Trường hợp hội tự giải thể thì ghi xét đề nghị của Chủ tịch Hội; trường hợp hội bị giải thể thì ghi xét kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận Hội vi phạm pháp luật;
(7) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định.
Mẫu 11 - Báo cáo hoạt động hội (*)
…(1)… Số: /BC-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …., ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG HỘI
NĂM …(2)…
Thực hiện quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở địa phương năm ...(2)... như sau:
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
1. Về tổ chức
a) Tổng số hội trên địa bàn: ………………………………………………………………………..
Trong đó:
- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh: ……………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện: ………………………………………………………….
- Hội có phạm vi hoạt động trong xã: ……………………………………………………………..
b) Số hội thành lập mới trong năm: ……………………………………………………………….
Trong đó:
- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh: ……………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện: …………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong xã: ………………………………………………………………
c) Số hội giải thể trong năm:
Trong đó:
- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh: ……………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện: …………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong xã: ………………………………………………………………
d) Tổng số hội có phạm vi hoạt động cả nước, liên tỉnh có văn phòng đại diện tại địa phương:
đ) Tổng số tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc hội:
Trong đó số thành lập mới trong năm: ………………………………………………………………
e) Tổng số hội viên: ……………………………………………………………………………………
Trong đó số hội viên kết nạp mới trong năm: ……………………………………………………..
2. Tổng số người làm việc chuyên trách tại hội: ………………………………………………
Trong đó:
a) Số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao: ……………………………………………….
- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh: ……………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện: …………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong xã: ………………………………………………………………
b) Số người làm việc tại hội do hội tự hợp đồng: ………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh: ……………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện: …………………………………………………………..
- Hội có phạm vi hoạt động trong xã: ………………………………………………………………
2. Về hoạt động
(Đánh giá các hoạt động nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của hội được quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP).
3. Về kinh phí
a) Tổng số thu kinh phí trong năm: …………………………………………………………………
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ gắn với nhiệm vụ được giao: ……………………………………
- Kinh phí tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài: ……………………………………………..
- Thu từ các nguồn khác: ……………………………………………………………………………
b) Tổng số chi kinh phí trong năm: ………………………………………………………………..
Trong đó:
- Chi cho các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của hội: ………………………………………….
- Chi hoạt động quản lý hội: ………………………………………………………………………..
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI
(Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị; báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 36, Điều 38, Điều 39 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG; ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Những kết quả đạt được
………………………………………………………………………………………………………….
2. Những tồn tại, hạn chế
………………………………………………………………………………………………………….
3. Đề xuất, kiến nghị
………………………………………………………………………………………………………….
Nơi nhận: |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ |
Ghi chú:
(*) Áp dụng cho UBND các cấp, Sở Nội vụ và phòng Nội vụ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp để xác định nội dung báo cáo cho phù hợp;
(1) Tên cơ quan báo cáo;
(2) Năm báo cáo.
THE MINISTRY OF INTERNAL AFFAIRS
Circular No. 03/2013/TT-BNV dated April 16, 2013 of the Ministry of Internal Affairs detailing the implementation of the Decree No. 45/2010/ND-CP dated April 21, 2010 of the Government on the organization, operation and management of associations and the Decree No. 33/2012/ND-CP dated April 13, 2012 of the Government amending, supplementing some articles of the Decree No. 45/2010/ND-CP
Pursuant to Decree No. 61/2012/ND-CP dated August 10, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Internal Affairs;
Pursuant to the Decree No. 45/2010/ND-CP dated April 21, 2010 of the Government on the organization, operation and management of associations and the Decree No. 33/2012/ND-CP dated April 13, 2012 of the Government amending, supplementing some articles of the Decree No. 45/2010/ND-CP;
At the proposal of the Director of Non-governmental organization Department. The Minister of Internal Affairs issues the Circular detailing the implementation of the Decree No. 45/2010/ND-CP dated April 21, 2010 of the Government on the organization, operation and management of associations and the Decree No. 33/2012/ND-CP dated April 13, 2012 of the Government amending, supplementing some articles of the Decree No. 45/2010/ND-CP,
Article 1. Society Establishment Advocacy Committee
1. The dossier to request the recognition of society establishment advocacy Committee complies with provisions in Clause 4, Article 6 of Decree No. 45/2010/ND-CP. For personnel as the expected head of the society establishment advocacy Committee under the management of competent authorities, there must be a written consent of the competent authorities in accordance with regulations on decentralization of cadre management.
In case of necessity, the state management agency of main sector and area in which the society plans to operate may gather opinions of the authorities concerned before consideration and decision on recognition of the society establishment advocacy Committee.
2. The society establishment advocacy Committee may be dissolved in the following cases:
a) Being dissolved under the provisions of Clause 1, Article 1 of Decree No. 33/2012/ND-CP;
b) The decision to allow the establishment of Society has expired as specified in Clause 2, Article 10 of Decree No. 45/2010/ND-CP.
Article 2. Term meeting and extraordinary meeting organization
1. Responsibility for report on organization of meeting:
a) Society with its nationwide or inter-provincial scope of operation will report to the Ministry of Internal Affairs and Ministry managing the main sector and area in which the Society is operating.
b) Society with its scope of operation in provinces, districts or communes will report to provincial-level People’s Committee (or Service of Internal Affairs if authorized by provincial-level People’s Committee);
c) In case Chairman of district-level People’s Committee is authorized by Chairman of provincial-level People’s Committee to permit the establishment, division, separation, merger, consolidation, change of name and society charter approval for the society with its scope of operation in communes, it will report to district-level People’s Committee.
2. Dossier of report on organization of meeting of term:
a) Resolution of the society leadership on organization of meeting of term;
b) Draft of report summarizing the term duties and orientation of operation of the next term of the society. The review report of the leadership and inspection Board and the society’s financial report;
c) Draft of charter amended or supplemented (if any);
d) List of expected personnel of leadership and inspection Board particularly specifying the standards, structure and a number of leadership and inspection Board of the society. For the expected head of society, the provisions in Clause 2, Article 8 of this Circular will be applied.
dd) Expected time and place of organization of meeting, a number of invited delegates and delegates officially attending the meeting and expected meeting program;
e) Report on the number of member particularly a number of official members of the society.
g) Other contents under competence of society as prescribed by the society charter and regulations of law (if any).
3. Dossier of report on extraordinary meeting:
a) Resolution of the leadership on organization of extraordinary meeting particularly specifying the contents of discussion and decision at the meeting;
b) Draft of contents of discussion and decision at the meeting;
c) Expected time and place of organization of meeting, a number of invited delegates and delegates officially attending the meeting and expected meeting program;
4. Within fifteen days after receiving complete and legal dossier of report, the competent state authorities as specified in Article 14, Decree No. 45/2010/ND-CP will express their opinions in writing on organization of meeting.
5. The society organizes the meeting of term and extraordinary meeting after having a written opinion of the competent state authorities as specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP.
6. If the society organizes the meeting without report as specified in Clause 1, 2 and 3 of this Article, the competent state authorities as specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP will not approve the society charter which has been approved by the meeting.
Article 3. Handling time violation of term meeting organization prescribed by the society charter
1. If the 6-month time limit for organizing the meeting by the society is over after it receives the written requirement from the competent state authorities as specified in Clause 3, Article 20 of Decree No. 45/2010/ND-CP, but the society fails to organize its meeting, the competent state authorities as specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP will base on each specific case in order to consider and decide to apply the following measures:
a) Organizing a meeting of society leadership to suspend the operation of the head of society and appoint a member of the leadership to provisionally operate the activities of society and prepare the meeting until the organization of a meeting to appoint a new leadership;
b) Organizing a meeting of society leadership to appoint a preparatory committee for organization of meeting.
2. Within 90 days after having been applied by the measures as specified at Point a or b, Clause 1 of this Article, the society will have to prepare the organization of meeting and report it to the competent state authorities as specified in Clause 1, 2, Article 2 of this Circular. If the society does not implement the organization, the dissolution of society will be considered as specified in Clause 3, Article 29 of Decree No. 45/2010/ND-CP.
Article 4. Establishing legal entity and base organization
1. When there is a need and meeting all conditions to establish legal entity of the society operating in the areas in accordance with the society charters as prescribed by law on conditions, procedures, order and dossier, the competent authorities will issue certificate of operation registration or business license. The society establish its legal entity and report it to the competent authorities as specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP. The dossier includes:
a) Certificate of operation registration or business license issued by the competent authorities (certified copy);
b) Certificate of seal sample registration (certified copy);
2. The society establishing its legal entity not in accordance with regulation of law will take its responsibility before law. The state competent authorities specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP have the right to require the society to issue a decision on dissolution of legal entity and require the state competent authorities to revoke the seal.
3. Every year, the society will have to report the situation of organization and operation of society’s legal entity to the state competent authorities as specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP.
4. The society may establish its inter-branch, branch, association branch and group (generally referred to as base organization of the society) as prescribed by the society charter approved by the state competent authorities specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP.
Article 5. Dispute settlement and inside complaints
1. The settlement of disputes, complaints and discipline inside the society will be decided by the provisions of society charter and law. The society leadership is responsible for specifying the order, procedures and competence in settlement of disputes and complaints inside the society in accordance with the society charter and regulations of law and making a report to the state competent authorities as specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP.
2. The society will report the result of settlement of disputes, complaints and disciplines with the competent authorities as specified in Clause 1, Article 2 of this Circular.
Article 6. Establishing representative office, changing address of head office and key leadership
1. For a society with nationwide or inter-provincial scope of operation, when establishing representative office in provinces and centrally-affiliated cities which are different from the place where its head office is located, there must be permission dossier submitted to the provincial-level People’s Committee where the expected representative office is located. The dossier is prepared into one set including:
a) Application for establishing representative office specifying the necessity for the establishment of representative office;
b) Expected contents of operation of the representative office;
c) Certified copy of valid papers related to the land and house use right where the expected representative office is located;
d) Certified copy of decision on establishment of society and society charter.
2. Within fifteen days after receiving complete and legal dossier, the provincial-level People’s Committee is responsible for considering and deciding to permit the establishment of the society’s representative office. In case of disapproval, there must be a written reply clearly stating the reasons. After having the written consent of the provincial-level People’s Committee concerning the permission for the establishment of representative office, the society will make a written report to the Ministry of Internal Affairs and the Ministries managing the sectors and areas relating to the society’s operation.
3. When changing the address of the society’s head office, the Chairman, Vice- Chairman, General Secretary or equivalent titles, the society’s leadership will have to make a written report to the competent state authorities as specified in Clause 2, Article 2 of this Circular.
Report on the change of address of the head office must specify the new address of the head office, the phone and fax number (if any). Report on the change of the Chairman, Vice- Chairman, General Secretary or equivalent titles is enclosed with the resolution and record concerning the appointment of above titles and the résumé and criminal record of the head of society.
Article 7. Regulations and policies for society’s members
1. For a society with particular characteristics:
a) Being allocated with operating funds based on the staff assigned, making annual report to the competent authorities managing the staff on the use of staff as prescribed. The societies with particular characteristics do not allocate their staff assigned to other legal entities and member societies.
In case of adjustment of performance of tasks by decision of the competent authorities, the societies with particular characteristics will prepare dossier to adjust their staff for submission to the competent authorities managing the staff for consideration and decision. The dossier to adjust the staff includes: a written request, plan for staff adjustment, identification of work position in line with the organizational model, operational scale and documents related to the request for adjustment of staff of the society.
b) For cadres, public servants and officials are turned over, transferred and assigned to work at the societies by the staff target assigned, the regulations and policies implemented as prescribed by law concerning the cadres, public servants and officials.
c) For people recruited by the staff target assigned by the competent authorities, the regulations and policies are applicable as prescribed by law on cadres, public servants and officials.
d) For people enjoying pension as prescribed by law are re-appointed to hold the specialized management titles in the societies with particular characteristics in the staff target assigned by the competent authorities, in addition to their pension, they will be entitled to remuneration from the state budget as specified in the Decision No. 30/2011/QD-TTg dated June 01, 2011 of the Prime Minister on remuneration for pensioner holding specialized management titles in the societies.
2. The regulations and policies for people working in the society not subject to cases specified in Clause 1 of this Article will comply according to agreement between the society with the people working in the society to ensure the correlation inside the society and as prescribed by the Labor Code and relevant laws.
Article 8. Society’s head
1. The number of continuous term to hold the head title of the society, age, standard, procedures for introduction and selection to appoint the head of society as prescribed by the charter or leadership of the society in accordance with regulations of law and competent authorities.
2. The person is expected to be the head of the society must have his/her résumé and criminal record. If this person is under the management of the competent authorities, there must be a written consent of the competent authorities in accordance with regulations on decentralization of cadre management.
Article 9. Establishment and storage of society’s dossier and documents
1. Society must prepare dossiers and regularly store at its head office of the list of members, branches, representative offices and units of society particularly the name, age, occupation, address of the members; books and documents of assets and finance of the society and representative office and document related to its operation, books recording the minutes of the society leadership.
2. The management of documents complies with regulations of law.
Article 10. Change society’s name
1. The change of society name is considered and approved by the meeting of the society.
2. Dossier to change the society name is submitted to the competent authorities as specified in Article 14 of Decree No. số 45/2010/ND-CP including:
a) Application for change of society name specifying the reason and necessity for change of society name;
b) Resolution of society’s meeting concerning the change of society name;
c) Draft of charter amended and supplemented;
d) In case there is a simultaneous change of society leadership, the minutes of appointment of leadership will be enclosed (with the list). For the head of society, the provisions in Clause 2, Article 8 of this Circular will apply.
3. Within thirty days after receiving complete and legal dossier, the competent authorities as specified in Article 14 of Decree No. 45/2010/ND-CP will consider and decide to permit the change of society name and approve the charter (amended or supplemented) of the society. In case of disapproval, there must be a written reply stating the reasons.
Article 11. Responsibility of society’s state management authorities
1. The Ministry of Internal Affairs will assist the Government to uniformly perform the state management over the society, coordinate with the Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committee to perform the state management over the society as specified in Article 36 of Decree No. 45/2010/ND-CP and take responsibility to:
a) Coordinate with the agencies concerned in management of signing and implementation of international agreement of the society as prescribed by law.
b) Gather opinions in writing of the Ministries, ministerial-level agencies performing the state management over the main sectors and areas under operation when permitting the establishment, division, separation, merger, consolidation, change of name, dissolution and approval for society charter applicable to the nationwide or inter-provincial scope of operation.
c) Commend and reward society as prescribed by law.
2. The Ministries or ministerial-level agencies will perform the state management over the society as specified in Decree No. 45/2010/ND-CP and take responsibility to:
a) Facilitate the society’s participation in activities under management area of the Ministries or ministerial-level agencies in accordance with the society’s conditions and capacity.
b) Guide the society to operate in accordance with regulations of law and of the Ministries or ministerial-level agencies.
c) Guide the local Services, departments and sectors to manage the society’s activities under the sectors and areas managed by the Ministries or ministerial-level agencies.
d) Commend and reward society as prescribed by law.
3. People’s Committee at all level will:
a) Facilitate the society’s efficient operation, encourage the society ‘s activities associated with the implementation of the tasks of local social-economic development.
b) Facilitate the society’s participation in socialization of activities of medical, cultural, educational, scientific, technological, sports and fitness development at localities; consider and facilitate the society’s participation in a number of public services for which the society meets the conditions and is eligible for implementation as prescribed by law.
c)Commend and reward society as prescribed by law.
Article 12. Guidance on text presentation’s form
1. List of forms for text presentation applicable to Vietnamese societies, organizations and citizens (Annex I);
2. List of forms for text presentation applicable to the state management authorities over societies (Annex II);
3. The procedures and techniques for text presentation of the forms specified in Circular No. 01/2011/TT-BNV dated January 19, 2011 of the Ministry of Internal Affairs to guide procedures and techniques for administrative text presentation.
Article 13. Implementation effect
1. This Circular takes effect on June 1, 2013.
2. This Circular supersedes the Circular No. 11/2010/TT-BNV dated November 26, 2010 of the Ministry of Internal Affairs detailing the implementation of the Decree No. 45/2010/ND-CP dated April 21, 2010 of the Government stipulating the organization, operation and management of society.
Article 14. Implementation responsibilities
1. Ministers and Heads of ministerial-level agencies, governmental-attached agencies, Chairman of People’s Committee of provinces and centrally-affiliated cities and societies are liable to execute this Circular.
2. Any difficulty arising during the implementation should be promptly reported to the Ministry of Internal Affairs for study, amendment and supplementation accordingly.
For the Minister
Deputy Minister
Nguyen Tien Dinh
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây