Quyết định 2687/2000/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa

thuộc tính Quyết định 2687/2000/QĐ-BGTVT

Quyết định 2687/2000/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2687/2000/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lã Ngọc Khuê
Ngày ban hành:14/09/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Giao thông
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 2687/2000/QĐ-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 2687/2000QĐ-BGTVT
NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH "TIÊU CHUẨN,
CHỨC TRÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐĂNG KIỂM VIÊN
PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA"

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

- Căn cứ Nghị định số 40/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

- Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định của Quyết định này đều bị bãi bỏ.

 

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức - Cán bộ - Lao động, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ phạm vị, trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


TIÊU CHUẨN, CHỨC TRÁCH VÀ NHIỆM VỤ
CỦA ĐĂNG KIỂM VIÊN PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Quyết dịnh số 2687/2000/QĐ-BGTVT
ngày 14 tháng 09 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Bản Tiêu chuẩn này được áp dụng trong việc tuyển dụng, đạo tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm và quản lý hoạt dộng đối với Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa của các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, trực thuộc các Sở Giao thông vận tải, Giao thông Công chính trong cả nước.

 

Điều 2. Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa là viên chức chuyên môn kỹ thuật Nhà nước, thực hiện các hoạt động đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm; đã tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật trợ lên thuộc các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu thuỷ và cơ khí tàu thuyền; được đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm, có phẩm chất tốt, trung thực, khách quan, mẫn cán và được bổ nhiệm theo các quy định của bản tiêu chuẩn này.

 

Điều 3. Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa (gọi tắt là Đăng kiểm viên có các hạng sau:

- Đăng kiểm viên hạng I;

- Đăng kiểm viên hạng II;

- Đăng kiểm viên hạng III.

Căn cứ vào hạng Đăng kiểm viên và các nhiệm vụ được phép thực hiện đã ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, Đăng kiểm viên có thể được thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực được giao.

 

Điều 4. Đăng kiểm viên có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

1. Kiểm tra kỹ thuật hiện trường và thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng cần được kiểm tra theo đúng quy định của quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kuểm viên;

2. Xét duyệt thiết kế có liên quan đến đóng mới, sửa chữa hoán cải, trang bị lại phương tiện, chế tạo vật liệu hoặc sản phẩm được sử dụng trên phương tiện phù hợp với nhiệm vụ được ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên;

3. Tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.

 

Điều 5. Đăng kiểm viên có các quyền hạn cơ bản sau:

1. Yêu cầu chủ phương tiện hoặc xưởng đóng, sửa chữa phương tiện cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

2. Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của phương tiện, sản phẩm;

3. Được ký và sử dụng dầu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện, sản phẩm theo quy định nghiệp vụ hiện hành.

 

Điều 6. Đăng kiểm viên phải thực hiện các hoạt động kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa một cách khách quan, đúng pháp luật, phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ và nhiệm vụ được giao. Mọi hành vi lạm dụng quyền hạn hoặc cố ý làm trái quy định đều bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

 

CHƯƠNG II
TIÊU CHUẨN CÁC HẠNG ĐĂNG KIỂM VIÊN

 

Điều 7. Đăng kiểm viên hạng III

1. Chức trách:

Đăng kiểm viên hạng III là viên chức chuyên môn kỹ thuật thực hiện các hoạt động đăng kiểm theo quy định trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Xét duyệt thiết kế thi công, hoàn công trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu sông;

b) Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật lần đầu, định kỳ, hàng năm, bất thường tàu sông, trừ tàu chở 50 khách trở lên và phà có trọng tải từ 50 tấn trở lên.

c) Kiểm tra mạn khô, thước nước;

d) Kiểm tra vật liệu, máy móc, trang thiết bị lắp đặt trên tàu sông;

e) Lập và cấp Hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng kiểm tra;

f) Tính giá, lệ phí đăng kiểm cho đối tượng kiểm tra;

g) Nghiên cứu và góp ý cho việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;

h) Hướng dãn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên tập sự.

3. Yêu cầu về kiến thức:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành có liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa;

b) Nắm vững quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ tại khoản 2 Điều 8 của Tiêu chuẩn này;

c) Hiểu rõ đối tượng kiểm tra, am hiểu thực tiễn của các cơ sở sản xuất; có phương pháp, có khả năng diễn đạt bằng văn bản, bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ.

4. Yêu cầu về trình độ, thời gian công tác:

a) Đã tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu thuỷ, hoặc cơ khi tàu thuyền;

b) Đã hoàn thành khoá đào tạo nghiệp vụ Đăng kiểm viên hạng III;

c) Đã trải qua thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm tối thiểu là 24 tháng đối với người có trình độ trung cấp, hoặc 12 tháng đối với người có trình độ kỹ sư trở lên.

 

Điều 8. Đăng kiểm viên hạng II

1. Chức trách:

Đăng kiểm viên hạng II là viên chức chuyên môn kỹ thuật thực hiện các hoạt động đăng kiểm theo quy định trong Giấy Chứng nhận Đăng kiểm viên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

Ngoài nhiệm vụ như đối với Đăng kiểm viên hạng III, còn thực hiện những nhiệm vụ sau:

a) Xét duyệt thiết kế hoán cải, thiết kế khôi phục hồ sơ kỹ thuật tàu sông và tàu biển cỡ nhỏ;

b) Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật lần đầu, định kỳ, hàng năm, bất thường cho tàu sông và tàu biển cỡ nhỏ;

c) Kiểm tra chế tạo vật liệu, máy móc, trang thiết bị lắp đặt trên phương tiện;

d) Đo đạc, xác định trọng tải và mạn khô của phương tiện;

e) Kiểm tra nồi hơi, bình chịu áp lực, thiết bị nâng hàng có sức nâng từ 01 tấn trở lên được lắp đặt trên phương tiện, trên bến cảng và trong các nhà máy thuộc ngành Giao thông vận tải;

f) Giám định kỹ thuật, điều tra tai nạn đối với tàu sông và tàu biển cỡ nhỏ;

g) Hướng dẫn nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên hạng III, Đăng kiểm viên tập sự;

h) Ngoài những nhiệm vụ kể trên, đối với Đăng kiểm viên là kỹ sư thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu, cơ khí tàu thuyền nếu được Cục Đăng kiểm Việt Nam đào tạo bổ sung những lĩnh vực không thuộc chuyên ngành đã học thì được thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra hàng năm, bất thường tàu sông không tự chạy có trọng tải dưới 200 tấn, tàu sông tự chạy có tổng công suất máy chính dưới 135 CV, tàu sông chở dưới 50 khách và tàu biển cỡ nhỏ.

3. Yêu cầu về kiến thức:

Ngoài yêu cầu như Đăng kiểm viên hạng III còn phải biết chủ trì, tổ chức thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật, đánh giá tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện.

Đối với Đăng kiểm viên được thực hiện nhiệm vụ tại mục h, khoản 2, Điều 9 phải nắm được các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản pháp quy và hướng dẫn nghiệp vụ của các chuyên ngành liên quan.

4. Yêu cầu về trình độ, thời gian công tác:

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu, cơ khí tàu thuyền;

b) Đã hoàn thành khoá đào tạo nghiệp vụ Đăng kiểm viên hạng II;

c) Có trình độ ngoại ngữ Anh văn bằng A trở lên;

d) Là Đăng kiểm viên hạng III có thời hạn giữ hạng liên tục tối thiểu 3 năm đối với người có trình độ kỹ sư, 5 năm đối với người có trình độ trung cấp.

 

Điều 9. Đăng kiểm viên hạng I

1. Chức trách:

Đăng kiểm viên hạng I là viên chức chuyên môn kỹ thuật thực hiện các hoạt động đăng kiểm theo quy định trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

Ngoài các nhiệm vụ như đối với Đăng kiểm viên hạng II, còn thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng, hoặc bổ sung, sửa đổi quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, giáo trình giảng dạy nghiệp vụ đăng kiểm.

b) Xét duyệt thiết kế đóng mới, hoán cải, duyệt hồ sơ kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa;

c) Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật lần đầu, định kỳ phương tiện thuỷ nội địa theo chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học;

d) Thực hiện toàn bộ khối lượng kiểm tra hàng năm, bất thường phương tiện thuỷ nội địa;

e) Tham gia giám định kỹ thuật, điều tra tai nạn phương tiện thuỷ nội địa;

f) Tham gia đào tạo các hạng Đăng kiểm viên khi được yêu cầu;

g) Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị về những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ đăng kiểm khi được yêu cầu;

3. Yêu cầu về kiến thức:

Ngoài yêu cầu như Đăng kiểm viên hạng II còn phải:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối phát triển của đơn vị, của ngành đăng kiểm và nhu cầu của xã hội;

b) Nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản pháp quy và hướng dẫn nghiệp vụ của các chuyên vỏ tàu, máy tàu và điện tàu để thực hiện nhiệm vụ;

c) Có khả năng xây dựng quy phạm, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.

4. Yêu cầu trình độ, thời gian công tác:

a) Tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu và có trình độ chuyên môn cần thiết về các chuyên ngành khác (vỏ tàu, máy tàu, điện tàu) để thực hiện công tác đăng kiểm cho các loại phương tiện;

b) Có trình độ ngoại ngữ Anh văn bằng B trở lên;

c) Hoàn thành chương trình đào tạo Đăng kiểm viên hạng 1;

d) Là Đăng kiểm viên hạng II, có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 3 năm.

 

CHƯƠNG III
BỔ NHIỆM VÀ MIỄN NHIỆM ĐĂNG KIỂM VIÊN

 

Điều 10. Việc bổ nhiệm các hạng Đăng kiểm viên phải tuân thủ theo các quy định của Tiêu chuẩn này, trên cơ sở đề nghị của đơn vị và kết quả học tập, làm việc của Đăng kiểm viên. Đăng kiểm viên được bổ nhiệm phù hợp với Tiêu chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên.

 

Điều 11. Đăng kiểm viên bị miễn nhiệm và thu hồi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên trong trường hợp bị xử lý kỷ luật từ hình thức "cảnh cáo" trở lên do:

1. Vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của ngành Đăng kiểm khi thực hiện nhiệm vụ;

2. Có hành vi tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

 

Điều 12. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ xét duyệt và quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Đăng kiểm viên.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 13. Tiêu chuẩn này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định của Tiêu chuẩn này đều bị bãi bỏ.

 

Điều 14. Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ:

1. Lập kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo và cấp chứng chỉ cho Đăng kiểm viên theo quy định của Tiêu chuẩn này;

2. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định của Tiêu chuẩn này tại các đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa trên phạm vi toàn quốc.

 

Điều 15. Những Đăng kiểm viên đang công tác tại các đơn vị đăng kiểm trước ngày quyết định này có hiệu lực thì Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức xét duyệt và bổ nhiệm vào hạng Đăng kiểm viên phù hợp với trình độ và khả năng của Đăng kiểm viên. Trong thời hạn 03 năm, các Đăng kiểm viên này phải hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm. Nếu sau thời hạn đào tạo trên, những Đăng kiểm viên không đạt yêu cầu và không có bằng cấp chuyên môn phù hợp theo quy định thì sẽ bị miễn nhiệm Đăng kiểm viên.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất