Nghị định 47/2001/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 47/2001/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 47/2001/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/08/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 47/2001/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 47/2001/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2001
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC
CỦA THANH TRA DU LỊCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;
Căn cứ Pháp lệnh du lịch ngày 8 tháng 2 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạn hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Thanh tra Du lịch là tổ chức Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về du lịch, có chức năng thanh tra trên các lĩnh vực hoạt động du lịch, bao gồm quản lý Nhà nước về du lịch; kinh doanh du lịch; bảo vệ. khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên và tài sản quốc gia trong du lịch; xúc tiến, hợp tác quốc tế về du lịch; khách du lịch và các động động du lịch khác.
Điều 2. Tổ chức của Thanh tra Du lịch
1- Tổ chức của Thanh tra Du lịch gồm:
a) Thanh tra Tổng cục Du lịch: thực hiện chức năng của tổ chức Thanh tra Bộ (cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch, kinh doanh và hoạt động du lịch.
b) Thanh tra Sở Du lịch, Thanh tra Du lịch thuộc Thanh tra của các Sở khác có chức năng quản lý Nhà nước về du lịch (gọi là Sở quản lý Nhà nước về du lịch) thực hiện chức năng của tổ chức Thanh tra Sở trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch, kinh doanh và hoạt động du lịch thuộc địa bàn quản lý.
2- Thanh tra Tổng cục Du lịch, Thanh tra Sở du lịch có con dấu riêng, có Chánh thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, được trang bị sắc phục thống nhất theo quy định của Tổng Thanh tra Nhà nước và Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; Thanh tra Du lịch thuộc Thanh tra Sở quản lý Nhà nước về du lịch sử dụng con dấu chung của Thanh tra Sở chủ quản.
3- Bộ máy tổ chức cụ thể của Thanh tra Du lịch do Thủ trưởng cơ quan cùng cấp quy định sau khi thống nhất với thủ trưởng tổ chức Thanh tra Nhà nước cùng cấp.
Điều 3. Đối tượng của Thanh tra Du lịch
1- Đối tượng của Thanh tra Tổng cục Du lịch
a) Tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch;
b) Tổ chức, cá nhân người Việt Nam tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch trong và ngoài nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch tại Việt Nam trong phạm vi quản lý Nhà nước của Tổng cục Du lịch;
c) Những việc thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở Du lịch, Thanh tra du lich thuộc thanh tra Sở quản lý Nhà nước về du lịch đã giải quyết nhưng đương sự vẫn còn khiếu nại và có đơn đề nghị Thanh tra Tổng cục Du lịch giải quyết.
2- Đối tượng của Thanh tra Sở Du lịch, Thanh tra Du lịch thuộc Thanh tra Sở quản lý Nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là Thanh tra Sở du lịch):
a) Tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở du lịch hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh, hoạt động du lịch thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở quản lý nhà nước về du lịch.
b) Tổ chức, cá nhân người Việt Nam tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch trong và ngoài nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch tại Việt Nam trong phạm vi quản lý Nhà nước về du lịch thuộc địa bàn quản lý.
Điều 4. Nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục Du lịch
1- Thực hiện nhiệm vụ của thanh tra Bộ (cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch:
a) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về Thanh tra du lịch, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Thanh tra Du lịch , trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
b) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý Nhà nước của Tổng cục Du lịch trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác Thanh tra, chương trình, kế hoạch công tác, nghiệp vụ về Thanh tra Du lịch của cấp dưới;
c) Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Thanh tra, công tác Thanh tra Du lịch cho thanh tra viên Du lịch, cộng tác viên Thanh tra Du lịch, Thủ trưỏng cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Sở quản lý Nhà nước về du lịch và các đối tượng khác tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch;
d) Thực hiện nhiệm vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch giao về việc xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch, bao gồm việc tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xác minh, kết luận về vụ việc và kiến nghị với Tổng cục trưởng về biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
đ) Thanh tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi đối tượng thanh tra.
2- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành du lịch, bao gồm:
a) Thanh tra, kết luận về việc thực hiện các quy định của ngành du lịch, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến kinh doanh và hoạt động du lịch đối với các đối tượng thanh tra;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch nếu xét thấy hành vi đó vi phạm nghiêm trọng các quy định của ngành, chính sách và pháp luật của Nhà nước về du lịch;
c) Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật .
d) Kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị hoặc có biện pháp xử lý khiếu nại, tố cáo vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động du lịch đối với các đối tượng thanh tra thuộc thẩm quyền hoặc thuộc đối tượng thanh tra của cấp dưới đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng đương sự vẫn còn khiếu nại.
Điều 5. Nhiệm vụ của Thanh tra Sở Du lịch
1- Thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra Sở đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Du lịch hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh, hoạt động du lịch thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở quản lý Nhà nước về du lịch;
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Thanh tra Du lịch, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
b) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý Nhà nước của Sở trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác Thanh tra.
c) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Thanh tra, công tác Thanh tra Du lịch cho Thanh tra viên Du lịch, cộng tác viên Thanh tra Du lịch, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở du lịch, Sở quản lý Nhà nước về du lịch và các đối tượng khác tham gia kinh doanh, hoạt động du lịch.
d) Thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Sở giao về việc xử lý khiếu nại, tố cáo tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở du lịch, Sở quản lý Nhà nước về du lịch, bao gồm việc tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo; xác minh kết luận về vụ việc và kiến nghị với Thủ trưởng cùng cấp về biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
đ) Thanh tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi đối tượng Thanh tra.
2- Thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành du lịch, bao gồm:
a) Thanh tra, kết luận về việc thực hiện các quy định của ngành Du lịch, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến kinh doanh và hoạt động du lịch đối với các đối tượng Thanh tra.
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh và hoạt động du lịch nếu xét thấy hành vi đó vi phạm nghiêm trọng các quy định của ngành, chính sách và pháp luật của Nhà nước về Du lịch;
c) Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật;
d) Kiểm tra, xác mình, kết luận, kiến nghị hoặc có biện pháp xử lý khiếu nại, tố cáo vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh và hoạt động du lịch đối với các đối tượng Thanh tra.
Điều 6. Quan hệ của Thanh tra Du lịch với các cơ quan khác
1- Thanh tra Du lịch hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưỏng cơ quan cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của tổ chức Thanh tra cấp trên.
2- Thanh tra Du lịch có quan hệ phối hợp với Thanh tra các ngành trong việc chỉ đạo công tác, nghiệp vụ Thanh tra đối với các vấn đề liên quan đến du lịch; với các cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cùng cấp và cơ quan liên quan khác trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các vi phạm, tội phạm.
Điều 7. Quyền hạn của Thanh tra Du lịch
1- Kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, tổ chức Thanh tra cấp trên về biện pháp ngăn chặn, xử lý sau khi Thanh tra, xác minh, kết luận vụ việc.
2- Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan cùng cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác Thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan cử người tham gia công tác Thanh tra.
3- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan cùng cấp hoặc của cấp dưới liên quan đến vụ, việc, đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho công tác Thanh tra.
4- Tạm đình chỉ việc làm nếu xét thấy việc làm đó vi phạm pháp luật, gây tác hại hoặc có nguy có gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
5- Tạm đình chỉ công tác, cảnh cáo đối với các đối tượng Thanh tra thuộc phạm vi quản lý có hành vi cố ý gây cản trở cho việc thực hiện nhiệm vụ Thanh tra; trong trường hợp đối tượng không thuộc phạm vi quản lý thì báo cáo, đề nghị cẫp có thẩm quyền quyết định.
6- Niêm phong tài liệu, kê biên tài sản; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động có liên quan trong trường hợp có căn cứ để nhận định là có vi phạm pháp luật và cần phải ngăn chặn, tìm biện pháp xử lý kịp thời.
7- Trưng cầu giám định, mời cộng tác viên tham gia công tác Thanh tra trong trường hợp cần thiét.
8- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
9- Chuyển hồ sơ về việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự để xử lý theo quy định của pháp luật nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
10- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Thanh tra Du lịch
1- Thanh tra Du lịch có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động, kinh doanh du lịch; giữ gìn pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động du lịch.
2- Thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Du lịch, theo đúng đối tượng và phạm vi thẩm quyền được quy định tại Nghị định này và pháp luật hiện hành về Thanh tra.
3- Trước khi tiến hành Thanh tra, Thanh tra viên phải công bố quyết định Thanh tra của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp đột xuất phải xuất trình thẻ Thanh tra viên.
4- Triển khai kịp thời việc Thanh tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, tổ chức Thanh tra cấp trên.
5- Trong quá trình Thanh tra phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật hiện hành.
6- Khi tiến hành Thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mọi hành vi, quyết định của mình.
7- Báo cáo Thủ trưởng Cơ quan cùng cấp, Tổ chức Thanh tra cấp trên về các kết quả thanh tra và kiến nghị các biện pháp xử lý, ngăn chặn.
Điều 9. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động Thanh tra Du lịch được khen thưởng theo quy định của pháp luật; cán bộ, cộng tác viên Thanh tra Du lịch lợi dụng chức vụ, quyền hạn Thanh tra để vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân mà xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 11. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
Điều 12. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 47/2001/ND-CP | Hanoi, August 10, 2001 |
DECREE
ON THE FUNCTION, TASKS, POWERS AND ORGANIZATION OF THE TOURIST INSPECTORATE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Inspection Ordinance of April 1, 1990;
Pursuant to the Ordinance on Tourism of February 8, 1999;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposals of the General Director of Tourism and the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel,
DECREES:
Article 1.-The Tourist Inspectorate is the State inspection organization specializing in tourism with the function of inspecting the various domains of tourist activities, including State management of tourism; tourist business; protection, exploitation, use and development of natural resources and national properties in tourism; tourist promotion and international cooperation in tourism; tourists and other tourist activities.
Article 2.-Organization of the Tourist Inspectorate
1. The organization of the Tourist Inspectorate includes:
a/ The Inspectorate of the General Department of Tourism, which performs the function of the Inspectorate of a ministry (or a ministerial-level agency or an agency attached to the Government) in the domain of State management over tourism, tourist business and activities;
b/ The Tourist Service Inspectorates, the Tourist Inspectorates belonging to the Inspectorates of other services, which have the function of State management over tourism (called State management services in tourism), perform the function of the Service Inspectorates in the domain of State management over tourism, tourist business and activities in the localities under their jurisdiction.
2. The Inspectorate of the General Department of Tourism and the Tourist Service Inspectorates have their own seals, a Chief Inspector, a number of Deputy Chief Inspectors and Inspectors appointed according to the provisions of law, supplied with the uniform prescribed by the General State Inspectorate and the General Director of Tourism; the Tourist Inspectorate attached to the Service Inspectorate performing State management over tourism shall use the seal of the controlling Service Inspectorate.
3. The concrete organizational apparatus of the Tourist Inspectorate is stipulated by the head of the agency of the same level after consultation with the head of the State inspectorate of the same level.
Article 3.-Objects of the Tourist Inspectorate
1. Objects of the General Inspectorate of the General Department of Tourism include:
a/ Organizations and individuals under the direct management of the General Department of Tourism;
b/ Vietnamese organizations and individuals engaged in tourist business and activities in the country and abroad; foreign organizations and individuals engaged in tourist business and activities in Vietnam under the State management by the General Department of Tourism;
c/ Affairs under the jurisdiction of the Inspectorate of the Tourist Service and the Tourist Inspectorate attached to the Inspectorate of the State management service in tourism, which have been settled but the concerned persons are still protesting and have filed complaints to the Inspectorate of the General Department of Tourism, proposing the settlement.
2. Objects of the Inspectorate of the Tourist Service and Tourist Inspectorate under the Inspectorate of the State management service in tourism (hereafter called collectively as Inspectorate of the Tourist Service):
a/ Organizations and individuals under the direct management of the Tourist Service or organizations and individuals engaged in tourist business activities under the direct management of the State management service in tourism;
b/ Vietnamese organizations and individuals engaged in tourist business and activities in the country or abroad; foreign organizations and individuals engaged in tourist business and activities in Vietnam within the scope of State management over tourism in the locality under its management.
Article 4.-Tasks of the Inspectorate of the General Department of Tourism
1. To perform the tasks of the Inspectorate of a ministry (ministerial-level agency, agency attached to the Government) toward organizations and individuals under the direct management of the General Department of Tourism.
a/ To take part in elaborating legal documents on Tourist Inspectorate, drawing up working programs and plans on Tourist Inspectorate to be submitted to the competent authority for decision;
b/ To monitor, guide and inspect the heads of the agencies and units under State management of the General Department of Tourism in the observance of the law provisions on the inspection work, the working programs and plans as well as professional operations of Tourist Inspectorate of the lower level;
c/ To provide professional fostering in inspectorate and tourist inspectorate for tourist inspectors and collaborators of tourist inspectors, heads of the agencies and units attached to the General Department of Tourism, the Tourist Services, and the State management services in tourism and other objects engaged in tourist business and activities;
d/ To perform the tasks assigned by the General Director of the General Department of Tourism concerning the handling and settlement of complaints and denunciations about the organizations and individuals under direct management of the General Department of Tourism, including the reception of written complaints and denunciations, verification and conclusion on the affairs and proposing to the General Director measures to settle these complaints and denunciations according to the provisions of law;
e/ To inspect the implementation of the State plan, the performance of the assigned tasks and powers, and the observance of policies and laws of the State by organizations and individuals subject to inspection.
2. To perform the function of specialized inspection of tourism, including:
a/ To inspect and conclude on the implementation of regulations of the tourist service, the State’s policies and laws related to the tourist business and activities, by the objects of inspection;
b/ To take measures to prevent acts of organizations and individuals engaged in tourist business and activities if such acts are deemed to have seriously violated the regulations of the service and the State’s policies and laws on tourism;
c/ To take administrative sanctions as prescribed by law;
d/ To check, verify, draw conclusion and propose or take measures to handle complaints and denunciations about violations of the regulations in the domain of tourist business and activities of objects of inspection under its jurisdiction or objects of inspection of the lower level that have been settled by the competent authority but are still complained by the concerned parties.
Article 5.-Tasks of the Tourist Service Inspectorate
1. To perform the task of the Service Inspectorate with regard to organizations and individuals under the direct management of the Tourist Service, or organizations and individuals engaged in tourist business and activities under direct management of the State management service in tourism:
a/ To work out the working programs and plans on tourist inspection, and submit them to the competent authority for decision;
b/ To monitor, guide and inspect the head of the agency or the unit under the State management of the Service in the implementation of the State regulations on inspection work;
c/ To take part in providing professional fostering on inspection work and tourist inspection work for tourist inspectors, and collaborator of tourist inspectorate, heads of agencies and units attached to the Tourist Service, the State management service in tourism and other objects engaged in tourist business and activities;
d/ To perform the tasks assigned by the Service Director in handling complaints and denunciations against organizations and individuals under direct management of the Tourist Service, the State management service in tourism, including the reception of complaints and denunciations; verification and conclusion on the affairs and proposing to the head of the same level measures to settle these complaints and denunciations according to the provisions of law.
e/ To inspect the implementation of the State plans, the performance of the assigned tasks and powers, and the observance of the State’s laws by organizations and individuals being the objects of inspection.
2. To perform the function of specialized inspection in tourism including:
a/ To inspect and conclude on the observance of the regulations of the Tourist Service and the State’s policies and laws related to tourist business and activities by objects of inspection;
b/ To take measures to prevent acts of organizations and individuals engaged in tourist business and activities if such acts are deemed to have seriously violated the regulations of the service as well as the State’s policies and legislation on tourism;
c/ To take administrative sanctions as prescribed by law;
d/ To check, verify, draw conclusions and propose or adopt measures of handling complaints and denunciations against violations of regulations in the domain of tourist business and activities by objects of inspection.
Article 6.-Relations of the Tourist Inspectorate with other agencies
1. The Tourist Inspectorate operates under the direct guidance of the head of the agency of the same level and the direction and guidance in work, organization and profession of the higher-level inspectorate.
2. The Tourist Inspectorate maintains relations of coordination with the inspectorates of other branches in directing the work and profession of inspection concerning the tourism-related questions; with the Public Security Service, the People’s Procuracy, the People’s Court of the same level and other relevant agencies in preventing, checking and fighting violations and criminals.
Article 7.-Powers of the Tourist Inspectorate
1. To propose to the head of the agency of the same level and to the higher level inspectorate measures of prevention and handling after inspecting , verifying and concluding on the affairs.
2. To request the concerned individuals and organizations to supply necessary information and documents in service of the inspection work; to request the relevant agencies and organizations to send their personnel to take part in the inspection.
3. To temporarily suspend the execution of the decision of the agency or unit under the management of the agency of the same or lower level related to the affair and to the object of inspection if it deems that the execution of such decision shall hinder the inspection.
4. To temporarily suspend a work if it deems that such work violates the law and causes damage or threatens to damage the interests of the State or the legitimate rights and interests of agencies, organizations and citizens.
5. To temporarily suspend the work and serve a warning to the object of inspection under its management if he/she/it takes actions of deliberately preventing the performance of the inspection task. In case the object is not under its management, it shall have to report to the competent authority for decision.
6. To seal the documents, sequester properties and request the competent authority to temporarily seize money and objects, suspend operations or withdraw the business registration certificate and the related operation permit if there are grounds to believe that a law-breaking act has been committed and action must be taken to check it and measures must be adopted to handle it in time.
7. To request expertise and to invite collaborators to join in the inspection, if necessary.
8. To take preventive measures and impose sanctions according to the current legislation on handling administrative violations.
9. To transfer the dossier on the violation of law to the criminal investigation agency for handling according to law provisions if signs of criminal offences are detected.
10. To exercise other rights as prescribed by law.
Article 8.-Responsibilities of the Tourist Inspectorate
1. The Tourist Inspectorate has the responsibility to protect the legitimate rights and interests of the State, organizations and individuals engaged in tourist activities and business; defend socialist legality in the domain of tourist business and activities.
2. To perform the tasks of the Tourist Inspectorate towards the right objects and within its competence as stipulated in this Decree according to the current legislation on inspection.
3. Before conducting an inspection, the inspector must make public the inspection decision of the competent authority. In unnotified inspections, he/she must produce the Inspector Card.
4. To carry out in time the inspection as directed by the head of the agency of the same level or the higher-level Inspectorate.
5 .In the process of inspecting, to strictly observe the principles, order, procedure and duration of inspection as according to the current legislation.
6. In conducting the inspection, to obey only the law, and take responsibility before law and the competent State agency for all their acts and decisions.
7. To report to the head of the agency of the same level and the higher-level inspectorate about the results of the inspection and propose measures of handling and prevention.
Article 9.-The agencies, organizations and individuals that make meritorious achievements in tourist inspection activities shall be commended and rewarded according to stipulations of law. Those officials and inspectorate collaborators who misuse their positions and powers to seek their own profits or who, for personal motives, infringe upon the legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals shall, depending on the seriousness of their violations, be dealt with according to the provisions of law.
Article 10.-This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier regulations which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 11.-The General Director of Tourism shall assume the prime responsibility and coordinate with the General Inspector of the State and the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel in guiding the implementation of this Decree.
Article 12.-The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây