Nghị định 29/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 29/2004/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 29/2004/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/01/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định29/2004/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 29/2004/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/2004/NĐ-CP NGÀY 16/01/2004
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ THƯƠNG MẠI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Thương mại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, dự án quan trọng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thương mại đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Thống nhất quản lý nhà nước hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và dịch vụ thương mại;
b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, biên mậu, lưu thông hàng hóa trong nước và dịch vụ thương mại, thương nhân, mặt hàng kinh doanh, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, đồng bào dân tộc; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách sau khi được ban hành;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu;
d) Quản lý việc cấp các loại Giấy chứng nhận về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trong nước, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại của thương nhân theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
đ) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước.
6. Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
7. Thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
8. Về quản lý thị trường:
a) Thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lưu thông hàng hóa trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ thương mại;
b) Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật.
9. Thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; chủ trì, phối hợp với các hội, hiệp hội ngành hàng giải quyết các tranh chấp về bán phá giá.
10. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách về xúc tiến thương mại; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định trên sau khi được ban hành;
b) Quản lý nhà nước về các hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, giới thiệu hàng hóa ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
11. Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan:
- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế;
- Tổ chức đàm phán với các nước và các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế;
- Ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song biên và đa biên giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế theo phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức việc thực hiện các điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại mà Việt Nam là thành viên.
12. Đại diện lợi ích thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; thống nhất quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
13. Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế; biên soạn và xuất bản các ấn phẩm về thông tin thương mại và thị trường.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
15. Quyết định các chủ trương, biện pháp và hướng dẫn việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng chức danh công chức, viên chức, quy định chức danh tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý của Bộ.
22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1. Vụ Xuất nhập khẩu;
2. Vụ Chính sách thị trường trong nước;
3. Vụ Thương mại miền núi và Mậu dịch biên giới;
4. Vụ Thị trường châu á - Thái Bình Dương (gọi tắt là Vụ Khu vực 1);
5. Vụ Thị trường châu Âu (gọi tắt là Vụ Khu vực 2);
6. Vụ Thị trường châu Mỹ (gọi tắt là Vụ Khu vực 3);
7. Vụ Thị trường châu Phi, Tây á và Nam á (gọi tắt là Vụ Khu vực 4);
8. Vụ Chính sách thương mại đa biên;
9. Vụ Thương mại điện tử;
10. Vụ Hợp tác xã;
11. Vụ Kế hoạch và Đầu tư;
12. Vụ Tài chính - Kế toán;
13. Vụ Pháp chế;
14. Vụ Tổ chức cán bộ;
15. Cục Quản lý thị trường;
16. Cục Quản lý cạnh tranh;
17. Cục Xúc tiến thương mại;
18. Thanh tra;
19. Văn phòng.
Chuyển Cục Quản lý chất lượng hàng hóa và đo lường hiện thuộc Bộ Thương mại sang Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các Vụ Chính sách thương mại đa biên và Vụ Xuất nhập khẩu được tổ chức phòng, do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
1. Viện Nghiên cứu thương mại;
2. Trung tâm Thông tin thương mại;
3. Trung tâm Tin học;
4. Tạp chí Thương mại;
5. Báo Thương mại;
6. Báo Đối ngoại Vietnam Economic News (VEN);
7. Trường Cán bộ thương mại Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các trường đào tạo hiện thuộc Bộ Thương mại, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Nghị định số 95/CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Thương mại, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 29/2004/ND-CP | Hanoi, January 16th, 2004 |
DECREE
ON DETERMINING FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZING STRUCTURE OF THE MINISTRY OF TRADE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on organization of the Government dated December 25th, 2001;
Pursuant to Decision No. 02/2002/QH11 dated August 5th, 2002 of the Parliament of Vietnam, 11th session, 1st meeting, on defining list of ministries and offices equivalent to ministries of the Government;
Pursuant to Governmental Decree 86/2002/ND-CP dated November 5th, 2002 on defining functions, tasks, powers and organizing structure of ministries and offices equivalent to ministries;
Based on request from the Ministry of Trade and the Ministry of Home Affairs
DECREE:
Article I: Position and functions
Ministry of Trade is official body of the Government in charge of state management over trade, public services, and is presented as representative of state ownership in state-owned enterprises under the Ministry's management in accordance with laws.
Article II: Tasks and powers:
Ministry of Trade performs tasks, powers as prescribed in Governmental Decree No. 86/2002/ND-CP dated November 5th, 2002 on defining functions, tasks, powers and organizing structure of ministries and bodies equivalent to ministries; and also tasks and powers described in detail as follows:
1. Submitting to the Prime Minister projects, ordinances and legal drafts of the Government, Prime Minister in fields of Ministry's state management.
2. Submitting to the Government, Prime Minister strategies, development schemes, long-term plans, 5-year and annual, significant programs and projects in fields of Ministry's state management.
3. Promulgating of Decisions, Instructions, Circulars in fields of Ministry's state management.
4.Instructing, guiding and taking control and responsibilities in implementation of approved legal documents trade strategy, scheme, plans; providing information, propaganda; spreading and legal education in fields of Ministry's state management.
5.Domestic goods traffic and import export activities:
a) Unified state management over import export activities, and domestic goods traffic and trade services;
b) Submitting to the Government and Prime Minister for further promulgation and promulgating by itself where authorized domestic trade structure and policy, export, import, border trade, domestic goods traffic and trade services, enterprises, trading items, assuring full availability of essential items for mountainous areas, ethnic minorities; organization guidelines on implementing structures and policies after their promulgation;
c) Presiding, coordinating with other governmental ministries and branches in guiding and regulating domestic goods traffic in each period, balancing supply and demand, trade balance, stable development of market of goods, especially essential items;
d) Management over various goods certificates for export, import and domestic use, enterprises' business activities and trade services under legal regulations and international agreements which Socialist Republic of Vietnam has signed or participated in;
e) Analysis of current situation, export plans, import and business activities in trade services nationwide.
6. Unified state management over customer rights protection in accordance with legal regulations.
7. Unified state management on e-commerce;
8. Market management:
a) Unified nationwide guidelines on market management
b) Organizing and coordinating activities between branches, regions in anti-speculation and market destabilization, smuggling, production and trade of counterfeiting and legally prohibited goods, and other activities against laws.
9. Unified state management on competition, anti-monopoly, anti-dumping; presiding, coordinating with groups, commodity associations in settlement of anti-dumping issues.
10. Trade promotion:
a) Presiding, coordinating with other governmental ministries and concerning bodies in promulgation and submission to the Government, Prime Minister for further promulgation and promulgating by itself, where authorized, strategies, schemes, plans, programs, structures, policies of trade promotion; instructing, guiding and organizing implementation of these regulations after publication.
b) State management on trade advertising activities, fairs, trade exhibitions, sales promotions, presentations of goods inside country and overseas under legal regulations.
11. Economic-trade integration:
Presiding, coordinating with other governmental ministries and concerning bodies:
to build up and implement structure and policy in economic-trade integration:
to organize negotiations with other countries and economic-trade organizations;
to sign or joint international multilateral and bilateral agreements between Vietnam and other countries and economic-trade organizations as authorized and assigned by the Government.
to guide, instruct, supervise, organize implementation of international agreements under which Vietnam is bound.
12. Presenting Vietnam's interests overseas; unified management on trade activities of trade representative offices, trade promotion organizations, centers or shops demonstrating Vietnamese goods overseas.
13. Collecting, analysis, processing and providing information on economic, trade, market, domestic and foreign enterprises for bodies under the Communist party, Government and economic organizations; compiling and publishing of publications providing trade and market information
14. Performing international co-operation in fields under Ministry's management in accordance with legal regulations.
15. Making respective decisions on structures, methods and guidelines to implement operating structure of organizations engaged in providing public services in fields under ministry's state management in accordance with legal regulations.
16. Organizing and guiding implementation of sciences research plans and application of science and technological progress in ministry's state management.
17. Exercising specific tasks and powers as to representation of state ownership in state-owned enterprises under the Ministry's management in accordance with current laws.
18. State management on activities of organization of economic collective, private businesses, associations and NGOs in fields under Ministry's management in accordance with current laws.
19. Exercising audits, checks, dispute and denounces settlements, fights against corruption and legal infringements in fields under Ministry's management in accordance with current laws.
20. Making respective decisions and guiding implementation of Ministerial administrative reform programs in accordance with aims and content of the State administrative reform which has been approved by the Prime Minister.
21. Management on organization of mechanism, personnel; guiding implementation of policy, regulations concerning salary, bonus, award, discipline applied to officials, state servants, state workers, under the Ministry's management; training and improving professional specializations and skills in fields under the Ministry's state management; building up titles of state servant, officials; prescribing in details on title, standards, technical and professional levels in fields under the Ministry's state management.
22. Management over assigned finance and property; organizing implementation of apportioned budget in accordance with laws.
Article 3: Organizing structure of Ministry
a) Organizations assisting Minister in performance of state management functions
1. Import Export Department;
2. Domestic Trade Policy Department;
3. Mountainous and Border Trade Department
4. Department for Asia-Pacific Market (shortened as Zone I Department);
5. Department for Europe (shortened as Zone II Department);
6. Department for America (shortened as Zone III Department);
7. Department for Africa, Western and South Asia (shortened as Zone IV Department);
8. Multilateral Trade Policy Department
9. Department for E-Commerce
10. Department for Collectives;
11. Department for Planning and Investment
12. Financial - Accounting Department
13. Department for Legislative ;
14. Department for Personnel Organization ;
15. Market Management Agency;
16. Competition Management Agency;
17. Trade Promotion Agency;
18. Audit Board;
19. Ministerial Office;
Moving Commodity Quality Control and Measurement currently under the Ministry of Trade to General Department for Standards Measurement Quality under the Ministry of Sciences and Technology
Multilateral Trade Department and Import Export Department may organize subordinated offices upon approval of the Minister, by reaching consent with the Minister of Home Affairs.
The Trade Offices of Vietnam overseas are established in accordance with Decision of the Prime Minister, based on proposal of the Minister of Trade.
b) Professional organizations under the Ministry:
1. Trade Research Institute;
2. Trade Information Center;
3. Informatics Center;
4. Trade Magazine;
5. Trade Newspaper;
6. Vietnam Economic News (VEN);
7. Trade Personnel College under Center
The Ministry of Trade instructs and co-ordinates with the Ministry of Home Affairs in draw up arrangement plans for training centers under the Ministry of Trade; and submits to the Prime Minister for respective decision making.
Article 4: Implementing enforcement
This Decree comes to enforcement 15 days after its publication on the Official Gazette, and replaces Decree of the Prime Minister No. 95/CP dated December 4th, 1993 on defining functions, tasks, powers and organizing structure of the Ministry of Trade and those regulations in opposition to ones prescribed in this Decree.
Article 5: Responsibilities for implementation
The Minister of Trade, other Ministers, Heads of departments equivalent to ministries, Heads of governmental departments, Heads of People's Committees of provinces and cities under Center are responsible for full implementation of this Decree.
| FOR GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây