Nghị định 118-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam

thuộc tính Nghị định 118-CP

Nghị định 118-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:118-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:07/09/1994
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 118-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 118-CP NGÀY 7-9-1994 VỀ CHỨC NĂNG,

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UỶ BAN

 BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 16 tháng 8 năm 1991 và Nghị định số 374-HĐBT ngày 14-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Xét đề nghị của Bộ trưởng phụ trách công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1
Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và tổ chức sự phối hợp các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 2
Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ phê duyệt chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em trong phạm vi cả nước; tổ chức phối hợp với các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội để thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch đó.
2- Phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; ban hành theo thẩm quyền các văn bản để hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tổ chức việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể nhân dân, cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
3- Phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tài chính để thực hiện chương trình hành động vì trẻ em. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí dành cho trẻ em theo mục tiêu, kế hoạch được duyệt.
4- Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, việc ký kết, phê duyệt các điều ước quốc tế về trẻ em; tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về trẻ em theo quy định của Chính phủ; tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về trẻ em khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5- Quản lý một số chương trình, dự án quốc tế tài trợ, viện trợ cho các mục tiêu vì trẻ em theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6- Bồi dưỡng, hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý và các dự án, chương trình hành động vì trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp.
7- Quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ trẻ em ở Trung ương, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành.
8- Thực hiện chức năng thanh tra thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện và đề nghị xử lý những vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em.
Điều 3
Thành phần của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam gồm có:
- Chủ nhiệm,
- Phó Chủ nhiệm chuyên trách; các Phó Chủ nhiệm là đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
- Các Uỷ ban kiêm nhiệm là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể: Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tư pháp, Uỷ ban dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Thống kê, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoan Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội đồng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Điều 4
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam:
- Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chuyên trách do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó Chủ nhiệm và Uỷ ban kiêm nhiệm do các cơ quan cử.
- Chủ nhiệm Uỷ ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác của Uỷ ban. Phó Chủ nhiệm chuyên trách giúp việc Chủ nhiệm, được Chủ nhiệm phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm về nhiệm vụ được phân công.
- Các Phó Chủ nhiệm và Uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hội nghị của Uỷ ban, tham gia thảo luận và quyết định những chủ trương công tác của Uỷ ban, chịu trách nhiệm phần việc của Bộ, ngành, đoàn thể mình phải thực hiện về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo phân công của Uỷ ban.
Điều 5
A- Tổ chức bộ máy chuyên trách của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam gồm có:
1- Văn phòng,
2- Thanh tra bảo vệ và chăm sóc trẻ em,
3- Vụ Kế hoạch - Tài chính và quản lý các chương trình,
4- Vụ Quan hệ quốc tế.
B- Các đơn vị trực thuộc Uỷ ban gồm có:
1- Quỹ Bảo trợ trẻ em.
2- Tạp chí Vì trẻ thơ.
Nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của các đơn vị có tên do Chủ nhiệm Uỷ ban quy định.
Điều 6
Tổ chức bộ máy làm việc công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp:
a) ở một số Bộ có nhiều hoạt động liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có cán bộ chuyên trách giúp đồng chí Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về trẻ em.
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trực thuộc Uỷ ban nhân dân. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ nhiệm Uỷ ban hoặc có Chủ nhiệm chuyên trách. Thành viên Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định theo hướng dẫn của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Uỷ ban có một Phó Chủ nhiệm chuyên trách và các chuyên viên giúp việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quy định.
c) ở cấp huyện, quận và tương đương thành lập Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trực thuộc Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ nhiệm Uỷ ban; có chuyên viên chuyên trách giúp việc Uỷ ban đặt tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân.
d) ở cấp xã, phường và tương đương thành lập Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em trực thuộc Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, có cán bộ giúp việc kiêm nhiệm trong số cán bộ của xã, phường đã được quy định.
e) ở các cơ quan, xí nghiệp, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em cần được đưa vào nội dung chương trình công tác của đơn vị, có cán bộ lãnh đạo đơn vị phụ trách và sử dụng các bộ phận chuyên môn của đơn vị giúp việc.
Điều 7
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành. Bãi bỏ Nghị định số 362-HĐBT ngày 6-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.
Điều 8
Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No: 118-CP
Hanoi, September 07, 1994
 
DECREE
ON THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATION OF THE APPARATUS OF THE VIETNAM COMMITTEE FOR CHILD PROTECTION AND CARE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to the Law on the Protection, Care and Education of the Child on the 16th of August, 1991, and Decree No.374-HDBT on the 14th of November, 1991 of the Council of the Ministers (now the Government) detailing the implementation of the Law on the Protection, Care and Education of Children;
At the proposal of the Minister in charge of Child Protection and Care, and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel.
DECREES:
Article 1.- The Vietnam Committee for Child Protection and Care is an agency attached to the Government, having the function of assisting the Government in the exercise of State management over the protection, care and education of children, guiding, controlling, supervising and organizing the cooperation of action among the State agencies, the people's and social organizations and the concerned economic organizations for the realization of the task of protecting, caring and educating children.
Article 2.- The Vietnam Committee for Child Protection and Care has the following tasks and powers:
1. To take the initiative and collaborate with the concerned agencies in elaborating the strategy, programs, projects and plan for caring, protecting and educating children on the national scale; and to organize and in collaboration with the State agencies, the people's and social organizations to implement these programs, projects and plan.
2. In collaboration with the concerned agencies to elaborate and submit to the Government draft bills, ordinances and policies regarding the protecting, care and education of children; to issue under its jurisdiction documents to guide and inspect the branches and localities in the implementation of the laws and policies of the State on the protection and care of children; to arrange the coordination among the ministries, branches and localities, mass organizations and the mass media, in the dissemination and explanation of the laws and policies of the State on the protection and care of children.
3. To coordinate with the State Planning Committee and the Ministry of Finance in elaborating and submitting to the Government the financial plan for the realization of the program of action for the benefits of children; to guide and control the use of the funds devoted to this program according to the approved targets and plans.
4. To report to the Government its participation in the international organizations, the signing and ratification of international treaties and conventions on children; to organize the implementation of international cooperation program for children according to Government regulations; to take part in international conferences and seminars on children with the consent of the Prime Minister.
5. To manage a number of internationally funded or aided programs and projects for the benefits of children according to the regulations of the Prime Minister.
6. To provide training and guidance in the management of the projects and programs of action for the benefits of children for the officials and workers assigned with the protection and care of children at all levels.
7. To manage and use the Child Support Fund at the Center, to guide and control the management of the use of the Child Support Fund at various levels and in various branches.
8. To carry out the function of inspecting the implementation of the Law on the Protection, Care and Education of Children; to coordinate with the concerned agencies in controlling the implementation of the laws and policies of the State regarding children, and propose measures of handling the violations of these laws and policies.
Article 3.- The Vietnam Committee for Child Protection and Care is composed of:
- The Chairman (or Chairwoman)
- The full-time Deputy Chairman (Chairwoman), the Deputy Chairmen or Chairwomen who are representatives of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Health, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, and the Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union.
- The half-time Members who are representatives of the leadership of the various ministries, branches and mass organizations, i.e. the State Planning Committee, the Ministry of Finance, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Justice, the Committee for Population and Family Planning, the Ministry of Defense, the Ministry of the Interior, the General Department for Physical Training and Sports, the General Statistics Department, the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam General Confederation of Labor, the Vietnam Peasants Association, the VIetnam Red Cross, the Vietnam Union of Writers and Artists, and the Council of Ho Chi Minh Young Pioneers Organization.
Article 4.- Tasks and powers of the members of the Vietnam Committee for Child Protection and Care:
- The Chairman (Chairwoman) and the full-time Deputy Chairman (Chairwoman) are appointed and dismissed by the Prime Minister. The half-time Deputy Chairmen (Chairwomen) and half-time Members are appointed by the various agencies.
- The Chairman (Chairwoman) is responsible before the Prime Minister for the whole work of the Committee. The full-time Deputy Chairman (Chairwoman) assists the Chairman (Chairwoman). He/she is assigned by the Chairman (Chairwoman) the direction of a number of aspects of work and takes responsibility before the Chairman (Chairwoman) for the task assigned to him/her.
- The half-time Deputy Chairmen (Chairwomen) and Members of the Committee have the responsibility to take part in all meetings of the Committee, take part in the discussion and decision of the undertakings of the Committee, and take responsibility for the share of work assigned to his/her ministries, branches or mass organizations in the protection, care and education of children as assigned by the Committee.
Article 5.-
A. Organization of the specialized apparatus of the Vietnam Committee for Child Protection and Care. It comprises:
1. The Office.
2. The Inspectorate of the Protection and Care of Children.
3. The Department for Planning-Finance and Management of Programs.
4. The International Relations Department.
B. The units directly under the Committee:
1. The Child Support Fund.
2. The magazine "Vi Tre Tho" (For the Young Generation).
The tasks, powers and working procedures of the above-named units shall be defined by the Chairman (Chairwoman) of the Committee.
Article 6.- Organization of the apparatus for the protection and care of children at different levels:
a/ In the Ministries having many activities related to the protection, care and education of children such as the Ministry of Health, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and Information, and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, there should be a full-time official to assist the Minister in following up, supervising and inspecting the implementation of the Law on the Protection, Care and Education of Children, and in the implementation of the Government program of action on children.
b/ The provinces and cities directly under the Central Government shall set up the Committee for Child Protection and Care directly under the People's Committee. The President or Vice President of the People's Committee shall assume the post of Chairman (Chairwoman) of the Committee, or full-time Deputy Chairman (Chairwoman). The Members of the Committee for Child Protection and Care shall be nominated by the President of the People's Committee in consultation with the Central Committee for Child Protection and Care. The Committee at the provincial level shall have a full-time Deputy Chairman (Chairwoman) and a number of assistant specialists to be nominated by the President of the People's Committee.
c/ The district or equivalent administrative unit shall set up a Committee for Child Protection and Care, directly under the People's Committee, and headed by the President or Vice-President of the People's Committee. It shall have an assistant specialist posted at the Office of the People's Committee.
d/ The commune, ward and equivalent unit shall also set up its Committee for Child Protection and Care directly under the People's Committee, and headed by the President or Vice-President of the People's Committee, and with an assistant selected from among the administrative staff of the commune or ward.
e/ At the offices and enterprises, the protection and care of children should be incorporated into the work program of the unit, and put under the charge of a leading official of the unit assisted by the specialized services of the unit.
Article 7.- This Decree takes effect as from the date of its promulgation. Decree No.362-HDBT on the 6th of November, 1991 of the Council of Ministers, and other earlier regulations contrary to this Decree are now annulled.
Article 8.- The Chairman of the Vietnam Committee for Child Protection and Care, the ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 118-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất