Thông tư 22/2015/TT-BNNPTNT về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện

thuộc tính Thông tư 22/2015/TT-BNNPTNT

Thông tư 22/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/2015/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:10/06/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
Số: 22/2015/TT-BNNPTNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2014/QĐ-TTG

NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ

VỀ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 4, khoản 1 Điều 8 và điểm a khoản 1 Điều 19 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện (sau đây viết tắt là Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg).
Điều 2. Đối tượng áp dụng: thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện
Việc lập quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện (sau đây viết tắt là quy hoạch tổng thể) quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg, thực hiện như sau:
1. Nội dung quy hoạch tổng thể, bao gồm:
a) Điều tra, phân tích, đánh giá thiệt hại vùng lòng hồ và mặt bằng xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện;
b) Xác định giá trị bồi thường thiệt hại về đất ở, đất sản xuất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi vùng ngập lòng hồ, vùng giải phóng mặt bằng công trình và nơi xây dựng khu, điểm tái định cư;
c) Dự báo quy mô dân số, cơ cấu dân số vùng tái định cư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành và chiến lược phân bố dân cư quốc gia và phong tục tập quán của từng dân tộc;
d) Phương án quy hoạch di dân, tái định cư:
- Luận chứng quan điểm, mục tiêu di dân, tái định cư phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành trên địa bàn;
- Tổng số hộ, khẩu di dân, tái định cư; các khu, điểm tái định cư;
- Các hình thức di dân, tái định cư: tập trung, xen ghép, tự di chuyển;
- Tiến độ di dân, tái định cư theo từng năm;
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, khu, điểm tái định cư, đặc biệt chú trọng điều tra, đánh giá toàn diện về quỹ đất, nguồn nước, chất lượng nước đảm bảo cho người dân tái định cư có đủ đất ở, đất sản xuất theo đúng quy định và các điều kiện phát triển bền vững; khả năng bố trí số hộ, khẩu ở từng khu, điểm tái định cư; phương án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư như: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt và các công trình phúc lợi công cộng khác; phương án phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
đ) Khái toán tổng mức đầu tư thực hiện quy hoạch: kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư và kinh phí xây dựng khu, điểm tái định cư; các nguồn vốn thực hiện quy hoạch và phân kỳ vốn đầu tư.
e) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện các mục tiêu quy hoạch.
2. Trình tự lập quy hoạch tổng thể thực hiện theo các bước sau:
a) Thu thập tài liệu đã có, kết hợp với điều tra, khảo sát thực địa để xây dựng đề cương và dự toán kinh phí xây dựng quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch;
d) Thông báo quy hoạch đến các cơ quan có liên quan và người dân.
3. Sản phẩm của quy hoạch tổng thể, bao gồm:
a) Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể (nội dung báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này);
b) Các bản đồ minh họa vị trí, hiện trạng, quy hoạch tỷ lệ từ 1/25.000 đến 1/250.000 tùy theo quy mô vùng tái định cư và bản đồ quy hoạch khu, điểm tái định cư tỷ lệ 1/10.000;
c) Các phụ lục số liệu kèm theo báo cáo (nếu có).
4. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể
a) Hồ sơ thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể, gồm:
- Tờ trình của chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể;
- Các văn bản tham gia ý kiến của các cấp chính quyền (xã, huyện, tỉnh) nơi tái định cư, vùng ngập lòng hồ, mặt bằng công trình và một số văn bản pháp lý khác có liên quan.
- Tài liệu quy hoạch theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Số lượng tối thiểu bộ hồ sơ thẩm định quy hoạch tổng thể: 20 bộ.
c) Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể áp dụng theo thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;
d) Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể: 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định quy hoạch tổng thể có thông báo bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
Điều 4. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư
Việc lập quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư (sau đây viết tắt là quy hoạch chi tiết) quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg, thực hiện như sau:
1. Lập quy hoạch chi tiết theo các nội dung quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự lập quy hoạch chi tiết thực hiện theo các bước sau:
a) Thu thập tài liệu đã có kết hợp khảo sát thực địa để xây dựng đề cương và dự toán kinh phí xây dựng quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
b) Tổ chức lập quy hoạch chi tiết theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Lấy ý kiến tham gia của người dân và các cấp chính quyền nơi đi và nơi tái định cư về phương án quy hoạch;
d) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết;
đ) Thông báo quy hoạch chi tiết đến các cơ quan có liên quan và người dân.
3. Sản phẩm của quy hoạch chi tiết, bao gồm:
a) Báo cáo tổng hợp quy hoạch chi tiết (nội dung báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này);
b) Các loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội khu, điểm tái định cư, tỷ lệ: 1/25.000; Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu, điểm tái định cư, tỷ lệ: 1/10.000 hoặc tỷ lệ: 1/25.000; Bản đồ quy hoạch chi tiết điểm tái định cư, tỷ lệ: 1/500; Bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp điểm tái định cư, tỷ lệ: 1/2.000;
c) Các phụ lục số liệu kèm theo (nếu có).
4. Số lượng tối thiểu bộ hồ sơ thẩm định quy hoạch tổng thể: 20 bộ.
5. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết
a) Hồ sơ thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết, gồm:
- Tờ trình của chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết;
- Các văn bản tham gia ý kiến của các cấp chính quyền (xã, huyện, tỉnh) nơi tái định cư, vùng ngập lòng hồ, mặt bằng công trình và một số văn bản pháp lý khác có liên quan;
- Tài liệu quy hoạch theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Cơ quan thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt tùy theo quy mô của khu, điểm tái định cư;
c) Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết: 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định quy hoạch chi tiết có thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư.
Điều 5. Hỗ trợ làm đường tạm để di chuyển người và tài sản
Đối với những nơi thuộc vùng ngập lòng hồ không thể di chuyển bằng thủ công hoặc bằng các phương tiện vận chuyển khác, được hỗ trợ làm đường tạm để di chuyển người và tài sản, quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg, thực hiện như sau:
1. Đường tạm (đường công vụ): về quy mô thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật của đường vận dụng theo đường giao thông cấp VI trong TCVN 4054-2005 (có châm trước độ dốc dọc, bán kính cong).
2. Các công trình trên tuyến, như: ngầm, tràn kết cấu rọ thép đá hộc; cống thoát nước; cầu tạm với với tải trọng xe theo quy định đường giao thông cấp VI trong TCVN 4054 - 2005.
Điều 6. Lập đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Dự án đầu tư ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện (sau đây viết tắt là Dự án)
1. Cơ quan lập Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Chủ đầu tư dự án) giao nhiệm vụ cho các Sở, ban ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Dự án.
2. Đề cương xây dựng Dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Lập dự toán kinh phí xây dựng Dự án theo quy định tại các văn bản hướng dẫn về kinh phí cho các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành về quản lý tài chính có liên quan.
Điều 7. Trình thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Dự án
1. Cơ quan lập Dự án có trách nhiệm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Dự án.
2. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt, bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập Dự án;
b) Đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Dự án (đã hoàn thiện sau khi lấy ý kiến tham gia góp ý của các cơ quan có liên quan của tỉnh).
3. Số lượng tối thiểu bộ hồ sơ thẩm định: 15 bộ.
4. Thời gian thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí xây dựng Dự án: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định đề cương, dự toán có thông báo bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
Điều 8. Nội dung Dự án
1. Lập dự án theo các nội dung trong đề cương xây dựng dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguyên tắc xác định nội dung hỗ trợ đầu tư
a) Các nội dung hỗ trợ đầu tư phù hợp với các loại quy hoạch sau: phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; sản xuất đối với từng loại cây trồng; nông thôn mới và phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành, lĩnh vực khác có liên quan của địa phương;
b) Đảm bảo công khai, dân chủ.
3. Điều kiện xác định nội dung hỗ trợ đầu tư
a) Đối với hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao:
- Hộ gia đình thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg có đất sản xuất, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng với nội dung của dự án; có đơn đăng ký thực hiện đúng các nội dung hỗ trợ sản xuất đã đăng ký (theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này);
- Tùy theo mục đích, nội dung của dự án và điều kiện cụ thể của địa phương, hộ gia đình tham gia dự án được hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư theo quy định: giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế nằm trong danh mục giống được phép sản xuất và kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phù hợp với quy hoạch, Đề án tái cơ cấu ngành và điều kiện của địa phương; phân bón theo định mức kỹ thuật áp dụng cho từng giống cây trồng, vật nuôi; thức ăn chăn nuôi theo định mức kỹ thuật áp dụng cho từng vật nuôi.
b) Đối với hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động: người lao động thuộc các hộ sau tái định cư và hộ bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu, điểm tái định cư có nhu cầu đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm;
c) Đối với sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm tái định cư: các công trình: giao thông; thuỷ lợi; điện sinh hoạt và sản xuất, nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng tại khu, điểm tái định cư bằng nguồn vốn đầu tư của các dự án thủy lợi, thủy điện.
4. Nội dung, thời gian, mức hỗ trợ đầu tư tại khoản 7 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg.
Điều 9. Thẩm định, phê duyệt Dự án
1. Hồ sơ thẩm định, phê duyệt Dự án, bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Báo cáo tổng hợp Dự án đã hoàn thiện sau khi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan của tỉnh (nội dung báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này);
c) Các văn bản tham gia ý kiến của các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan của tỉnh và Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan lập dự án;
d) Các loại bản đồ, bao gồm: bản đồ hiện trạng kinh tế- xã hội vùng tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện, tỷ lệ 1:25.000; bản đồ đầu tư và ổn định đời sống, sản xuất vùng tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện, tỷ lệ 1:25.000; các phụ lục số liệu kèm theo (nếu có);
2. Số lượng tối thiểu bộ hồ sơ thẩm định: 20 bộ.
3. Cơ quan thẩm định, phê duyệt Dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt Dự án theo quy định tại Điều 18 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg.
4. Thời gian thẩm định Dự án: 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định Dự án có thông báo bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
Điều 10. Giám sát quá trình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện dự án
Thực hiện giám sát quá trình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thẩm định Dự án đầu tư ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện;
- Các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại khoản 1 Điều 19 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg.
b) Các Tổng Cục: Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi và các Cục: Chăn nuôi, Trồng trọt, Quản lý xây dựng công trình phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham gia thẩm định Dự án đầu tư ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện;
- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại khoản 1 Điều 19 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg;
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quá trình triển khai thực hiện dự án theo các lĩnh vực quản lý chuyên ngành tại các địa phương.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Thực hiện Thông tư này và nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Điều 18, Điều 21 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg;
b) Chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quá trình triển khai thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh theo các lĩnh vực quản lý chuyên ngành được phân công;
c) Tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án theo định kỳ 6 tháng, năm, đột xuất gửi các Bộ, ngành Trung ương có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2015.
2. Bãi bỏ Thông tư số 39/2011/TT-BNNNPTNT ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về di dân tái định cư và tổ chức phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc các địa phương báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo, cổng thông tin điện tử;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Chi cục PTNT các tỉnh; TP trực thuộc TW;
- Lưu VT, KTHT.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU, ĐIỂM TÁI ĐỊNH CƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT- BNNPTN ngày 10/6/2015

 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư, bao gồm các nội dung sau:

1. Sự cần thiết lập quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư.

2. Xác định vị trí (địa điểm), ranh giới và mối liên hệ của khu, điểm tái định cư với phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện sở tại.

3. Xác định khả năng dung nạp số hộ, khẩu của khu, điểm tái định cư dự kiến quy hoạch và số hộ, khẩu phải di chuyển tái định cư của dự án được xác định trên cơ sở đơn đăng ký di chuyển của các hộ dân (theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số: 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4. Đánh giá thực trạng khu, điểm tái định cư dự kiến quy hoạch

a) Điều kiện tự nhiên: khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, diện tích và thổ nhưỡng các loại đất; nguồn nước và chất lượng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

b) Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất khác;

c) Thực trạng kinh tế - xã hội:

- Tình hình sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề khác;

- Tình hình cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, trụ sở cơ quan, thương mại, dịch vụ, thông tin liên lạc;

- Tình hình dân cư và phân bố dân cư: số thôn, bản; dân số (số hộ,khẩu; dự báo tăng dân số); lao động; thành phần dân tộc; phong tục tập quán; trình độ dân trí; thu nhập và đời sống;

d) Đánh giá khả năng dung nạp số hộ di chuyển đến khu, điểm tái định cư.

5. Phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân tái định cư.

6. Xây dựng phương án quy hoạch chi tiết, gồm 4 phần sau:

a) Quy hoạch chi tiết sử dụng đất: xác định vị trí, tổng diện tích các loại đất, bao gồm: đất ở; đất sản xuất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất chuyên dùng; đất dự phòng; các loại đất khác. Diện tích bình quân từng loại đất trên cho các hộ tái định cư và hộ sở tại bị ảnh hưởng (nếu có), đảm bảo định mức tối thiểu theo chính sách hiện hành;

b) Quy hoạch chi tiết điểm dân cư xác định: vị trí, địa điểm, quy mô dân số; phân lô bố trí mặt bằng không gian các điểm tái định cư (gồm: nhà ở, vườn, công trình phụ trợ kèm theo nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm tái định cư), diện tích đất ở, đất sản xuất, đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tiến độ di dân, tái định cư;

c) Quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng: xác định quy mô, tiêu chuẩn các công trình giao thông, thủy lợi, cấp và thoát nước, phúc lợi công cộng (gồm: trường học, trạm y tế, nhà trẻ mẫu giáo, nhà văn hóa) và các công trình khác thuộc phạm vi điểm tái định cư và liên vùng, liên khu điểm tái định cư (nếu có) phù hợp với quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc;

d) Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất: xác định diện tích từng loại đất sản xuất (gồm: diện tích đất của các hộ sở tại chuyển nhượng và đất khai hoang, phục hóa) giao cho hộ tái định cư; bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế cạnh tranh (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng); dự tính năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập bình quân của các hộ gia đình.

7. Khái toán tổng mức vốn đầu tư, gồm: chi phí bồi thường thiệt hại đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi nơi đi và nơi đến; chi phí hỗ trợ tái định cư theo chính sách; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư và các công trình liên vùng, liên khu tái định cư; chi phí sản xuất; chi phí quản lý dự án; chi phí khác và dự phòng;

8. Dự kiến các nguồn vốn: ngân sách Nhà nước; vốn các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn; vốn của người dân đóng góp (nếu có); vốn khác.

9. Phân kỳ vốn đầu tư theo từng năm.

10. Dự kiến tiến độ xây dựng khu, điểm tái định cư.

11. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường: các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thu nhập, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa, an ninh, quốc phòng; tác động môi trường.

 

PHỤ LỤC II

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT CHO NGƯỜI DÂN

 SAU TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THUỶ LỢI, THUỶ ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT- BNNPTN ngày 10/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Đề cương xây dựng Dự án, bao gồm các nội dung sau:

1. Sự cần thiết lập Dự án.

2. Căn cứ pháp lý thực hiện Dự án.

3. Mục tiêu của Dự án: mục tiêu chung; mục tiêu cụ thể.

4. Chủ trương đầu tư: căn cứ Điều 18 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép cơ quan có liên quan của của tỉnh nghiên cứu, lập Dự án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

5. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

a) Phạm vi áp dụng: tổng số xã, phường, thị trấn có điểm tái định cư tập trung, xen ghép;

b) Đối tượng áp dụng: thực hiện theo Điều 2 của Thông tư này;

c) Thời gian thực hiện Dự án: tùy theo quy mô của từng Dự án mà quy định thời gian thực hiện thích hợp.

6. Khái quát điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện:

a) Khái quát điều kiện tự nhiên, gồm: vị trí địa lý; đặc điểm địa hình; khí hậu; đất đai - thổ nhưỡng;

b) Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án trong vùng tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện:

- Dự án di dân, tái định cư thủy lợi hoặc thủy điện, bao gồm: tóm tắt nội dung quyết định phê duyệt Dự án di dân, tái định cư; kết quả thực hiện đến thời điểm kết thúc Dự án; đánh giá kết quả thực hiện Dự án;

- Các chương trình dự án khác trên địa bàn vùng tái định cư, như: chương trình 135, chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, chương trình 30a, chương trình khác;

- Kết quả khảo sát, đánh giá các mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang đầu tư trên địa bàn vùng tái định cư.

c) Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội vùng tái định cư (tính đến thời điểm lập Dự án):

- Phương pháp điều tra, khảo sát;

- Địa bàn điều tra, khảo sát, gồm: các khu, điểm tái định cư và các thôn (làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc) có số hộ bị Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu, điểm tái định cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện, nhưng không phải di chuyển chỗ ở (sau đây gọi tắt là thôn bị ảnh hưởng);

- Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra, khảo sát tại các khu, điểm tái định cư, bao gồm hiện trạng: sử dụng đất; dân số, lao động; đời sống của người dân; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại và dịch vụ; các tổ chức sản xuất; y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường và cơ sở hạ tầng;

- Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra, khảo sát tại các thôn bị ảnh hưởng, bao gồm hiện trạng: sử dụng đất; dân số, lao động; đời sống của người dân; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại và dịch vụ; các tổ chức sản xuất; y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường và cơ sở hạ tầng.

d) Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội vùng tái định cư, bao gồm: kết quả đạt được; một số mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

7. Hỗ trợ đầu tư: căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư số: 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các nội dung hỗ trợ đầu tư, bao gồm:

a) Hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao:

- Xác định loại cây trồng hàng năm chuyển đổi sang cây trồng lâu năm (bao gồm: chè, cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều, cao su, cây ăn quả và cây dược liệu, cây nguyên liệu sinh học); xác định diện tích chuyển đổi, số hộ tham gia theo từng khu, điểm tái định cư và thôn bị ảnh hưởng;

- Xác định chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày (bao gồm: cây lương thực, cây dược liệu và các loại cây khác); xác định diện tích chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày, số hộ tham gia theo từng khu, điểm tái định cư và thôn bị ảnh hưởng;

- Xác định số hộ nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo hiện hành) của từng khu, điểm tái định cư và thôn bị ảnh hưởng;

- Xác định các mô hình, các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật và số lượng học viên tham gia các mô hình, các lớp tập huấn về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

b) Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp:

- Xác định số hộ nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu, trung bình nhưng không được khai thác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xác định diện tích khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo từng khu, điểm tái định cư và thôn bị ảnh hưởng;

- Xác định số hộ được giao đất trồng rừng sản xuất, diện tích trồng rừng sản xuất, theo từng khu, điểm tái định cư và thôn bị ảnh hưởng.

c) Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động: xác định số lao động thuộc các hộ sau tái định cư và hộ bị ảnh hưởng có nhu cầu đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm theo từng khu, điểm tái định cư và thôn bị ảnh hưởng;

d) Sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu: xác định số công trình bị hư hỏng, xuống cấp cần hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp và quy mô của từng công trình đã được đầu tư xây dựng tại khu, điểm tái định cư bằng nguồn vốn của các dự án thủy lợi, thủy điện (bao gồm: công trình giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt và sản xuất);

đ) Sắp xếp ổn định dân cư cho điểm tái định cư: xác định các điểm tái định cư tập trung không có điều kiện ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho người dân sau tái định cư, như: đất bạc mầu, không có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và bị ảnh hưởng do thiên tai, như: sạt lở, lũ quét, đá lăn.

8. Tổng hợp nhu cầu vốn, bao gồm: hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp; hỗ trợ hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động; hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; sắp xếp ổn định dân cư cho điểm tái định cư.

9. Nguồn vốn và phân kỳ vốn đầu tư.

10. Giải pháp thực hiện, bao gồm: tuyên truyền, phổ biến chính sách; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; công tác khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và khuyến công; đào đạo nguồn nhân lực; tổ chức thực hiện và giải pháp về vốn.

11. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

12. Kết luận, kiến nghị.

PHỤ LỤC III

ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN Ổ ĐỊNH ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT CHO NGƯỜI DÂN

SAU TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY LỢI (THỦY ĐIỆN) ......
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT- BNNPTN ngày 10/6/2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

UBND Xã .....
Thôn .........
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(Tên thôn), ngày    tháng     năm ......

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN Ổ ĐỊNH ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT CHO NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY LỢI (THỦY ĐIỆN) ......

 

 

Họ và tên chủ hộ: .........................................................................................

Địa chỉ: (thôn, xã, huyện, tỉnh): ...................................................................

1. Điều kiện sản xuất của hộ gia đình

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

1

Diện tích đất để tham gia dự án

m2

 

 

2

Lao động trong độ tuổi

Người

 

 

3

Điều kiện khác

 

 

 

2. Nội dung đăng ký tham gia dự án

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

1

Hỗ trợ giống cây trồng

 

 

 

2

Hỗ trợ giống vật nuôi

 

 

 

3

Hỗ trợ phân bón

 

 

 

4

Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm

 

 

 

...

...

 

 

 

- Nội dung đăng ký tham gia dự án: (địa điểm, mục tiêu): ..........................

.................................................................................................................................

- Căn cứ nội dung hỗ trợ của dự án, tôi cam kết có đủ nguồn lực (đất đai, nhân công, chuồng trại…v v) để thực hiện các hoạt động nói trên và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung, quy định của dự án.

Tôi xin cam đoan thực hiện đầy đủ các điều đã cam kết nêu trên, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

 

CHỦ HỘ ĐĂNG KÝ

 (Ký, ghi rõ họ và tên)

PHỤ LỤC IV

ĐƠN XIN DI CHUYỂN TÁI ĐỊNH CƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT- BNNPTN ngày 10/6/2015

 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ DI CHUYỂN TÁI ĐỊNH CƯ

 

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã: ....................................................................

Họ và tên chủ hộ: .............................................. Dân tộc: ...........................

Sinh ngày: ............. tháng ............. năm .............

Nguyên quán: ..............................................................................................

Nơi ở hiện nay: .............................................................................................

Hộ khẩu thường trú: .....................................................................................

Thuộc đối tượng phải di chuyển tái định cư dự án thủy lợi (thủy điện): ....... (*).

Đến tái định cư tại điểm tái định cư: ....................... thuộc xã: .................., huyện: ............................, tỉnh: ...................................

Số người trong hộ có: ................ khẩu, ................lao động.

 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI PHẢI DI CHUYỂN TRONG HỘ

 

STT

Họ và Tên

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ

Trình độ Văn hoá

Nghề nghiệp

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân

Nam

Nữ

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi tự nguyện làm đơn này xin đăng ký di chuyển đến tái định cư tại điểm tái định cư nêu trên. Nếu được chấp nhận tôi xin cam kết:

- Tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ, quyền công dân theo quy định của Pháp luật;

- Tổ chức xây dựng cuộc sống lâu dài tại nơi ở mới.

Nếu tôi tự ý bỏ đi nơi khác, tôi sẽ phải hoàn trả lại các khoản tiền Nhà nước đã hỗ trợ, diện tích đất ở, đất nông nghiệp đã được giao (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do mình gây ra.

 


XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
(Họ tên, chức vụ, ký, đóng dấu)

......, ngày..... tháng..... năm ......
CHỦ HỘ LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

---------------------------------

(*): Tên dự án thủy lợi hoặc thủy điện.

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe