Quyết định 910/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ giai đoạn từ nay đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 910/1997/QĐ-TTg

Quyết định 910/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ giai đoạn từ nay đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:910/1997/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:24/10/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 910/1997/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 910/1997/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NAY
ĐẾN NĂM 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ vào Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ do Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Công văn số 5834/HĐTĐ ngày 18 tháng 9 năm 1997,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1.- Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ gồm 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận) thời kỳ từ nay tới năm 2010 với nội dung sau:

 

I- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Về kinh tế:

- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 874 USD vào năm 2000; và đạt 2178 USD vào năm 2010.

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,93% từ nay đến năm 2000 và đạt 12,3% giai đoạn 2001-2010.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm từ 29% đến 31% trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2010.

- Tỷ lệ tích luỹ từ GDP phấn đấu đến năm 2000 đạt trên 24%, và đến năm 2010 đạt trên 27%.

2. Về xã hội:

- Phấn đấu giảm mức sinh hàng năm để bảo đảm tỷ lệ tăng dân số bình quân đến năm 2000 là 2,3%; đến năm 2010 còn 1,6%.

- Đảm bảo tốt các nhu cầu về điện, nước, khí đốt, đi lại, thông tin liên lạc, đáp ứng các điều kiện sống cho nhân dân ở các đô thị hạt nhân và dân cư vùng nông thôn có mức sống trên trung bình so với cả nước. Xây dựng gia đình văn hoá gắn với thôn bản, văn minh đô thị, xoá bỏ các tệ nạn xã hội.

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, nâng số lao động được đào tạo lên 25% vào năm 2000 và 50% vào năm 2010. Phấn đấu hoàn thành xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000. Phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; đầu tư cho các trung tâm y học chữa trị các bệnh chuyên khoa hiểm nghèo cho nhân dân các tỉnh phía nam.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

3. Về an ninh quốc phòng:

Giữ gìn kỷ cương, trật tự an toàn xã hội; giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.

 

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Về phát triển công nghiệp:

Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn từ nay tới năm 2000 đạt từ 14,7% -15%, từ năm 2001 tới năm 2010 đạt từ 13,3% - 13,5%.

Phát triển các ngành công nghiệp: Khai thác dầu khí, điện, cơ khí, luyện kim, điện tử tin học, hoá chất, dệt - may, da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh, chế biến lương thực, thực phẩm... Đầu tư thiết bị hiện đại cho các ngành có sản phẩm mũi nhọn mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy xuất khẩu. Đầu tư cho các Khu công nghiệp và khu chế xuất nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trước mắt ưu tiên cho 2 khu chế xuất: Tân Thuận, Linh Trung và 26 khu công nghệp: Hiệp phước, khu kỹ thuật cao Thủ Đức, Cát Lái, Bắc Thủ Đức, Tân Phú Trung, Biên Hoà I, Biên Hoà II, Hố Nai, Sông Mây, Long Bình, Tuy Hạ, Gò Dầu, Mỹ Xuân - Phú Mỹ, Long Hương, Sóng Thần, Bình Đường, Bình Hoà, Thuận Giao, An Phú, Tân Định, Bầu Bèo, Hầm Tân, Phan Thiết, Tuy Phong, Bảo Lộc, La Ngà.

2. Về phát triển thương mại và các ngành dịch vụ:

Phát triển thương mại và các ngành dịch vụ phải gắn với sự phát triển chung của ngành kinh tế nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của vùng. Chuyển dịch cơ cấu các ngành thương mại, dịch vụ, dịch vụ cảng, ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng từ nay tới năm 2000 là 12,93% - 13,2%; và giai đoạn 2001-2010 đạt trên 12%. Phát triển xuất nhập khẩu, xây dựng một số trung tâm thương mại và siêu thị tạo ra môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý hiện đại.

Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các hình thức du lịch, hình thành các tuyến du lịch vùng và liên vùng. Thiết lập 2 trung tâm du lịch hiện đại là Đà Lạt và Vũng Tàu, tạo ra sự gắn kết giữa hai trung tâm này với thành phố Hồ Chí Minh. Phát huy thế mạnh của vùng, mở các tuyến du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, duy trì, bảo dưỡng và phát triển tài nguyên du lịch, giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc.

3. Về phát triển ngành nông, lâm, ngư nghệp:

Phát triển ngành nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phát huy thế mạnh nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường; đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, thâm canh với trình độ cao và ổn định. Chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, chè, điều; cây ăn quả... Phát triển các sản phẩm nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp thời kỳ từ nay tới năm 2000 là 4,5%, giai đoạn 2001-2010 là 4%.

Lâm nghiệp: chú trọng công tác quản lý bảo vệ, khoanh nuôi và gìn giữ cả 3 loại: rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhất là rừng đầu nguồn. Đẩy mạnh trồng rừng vùng đất trống, đồi núi trọc, rừng ngập nước; tăng cường trồng cây phân tán dọc theo kênh mương, trục giao thông, tại vườn hộ gia đình. Thực hiện giao đất, giao và khoán rừng, khuyến khích tăng tỷ lệ che phủ.

Ngư nghiệp: Đẩy mạnh việc nuôi trồng, ươm giống và khai thác, chế biến thuỷ sản. Phát huy tiềm năng về thuỷ sản trên cả 3 vùng sinh thái nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Khuyến khích khai thác tiềm năng về biển khơi, đánh bắt thuỷ sản xa bờ. Tranh thủ sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ để tăng sản phẩm xuất khẩu.

4. Phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng:

Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống cảng biển, đường bộ, đường sắt, sân bay theo quy hoạch nhằm thúc đẩy việc giao lưu hàng hoá, tạo thuận lợi cho vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng phát triển. Từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn.

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp nước ở các đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Cải thiện điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn.

Hiện đại hoá thông tin liên lạc, xây dựng đồng bộ với mạng lưới thông tin quốc gia, hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; đáp ứng nhu cầu thông tin cho sản xuất và đời sống.

Về phát triển nguồn và mạng lưới điện: Đầu tư xây dựng một số công trình như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ A, Phú Mỹ B, nhiệt điện chạy dầu FO tại Hiệp Đức, thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ, Đại Ninh. Phấn đấu đến năm 2000 cung cấp được từ 10-11 tỷ KWh, và giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 35-36 tỷ KWh. Phát triển lưới điện phải được tiến hành đồng thời với phát triển nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng trong thời gian tới.

Về chất thải: Cùng với việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, việc xử lý nước thải, chất thải rắn và chất thải khí cần được giải quyết nghiêm túc nhằm chống ô nhiễm môi trường và giữ gìn cảnh quan.

Về tổ chức không gian đô thị: Xây dựng các đô thị lớn, đồng thời tổ chức không gian phát triển khu vực nông thôn, vùng khó khăn để từng bước khắc phục tình trạng khác biệt giữa thành thị với nông thôn, vùng dân tộc ít người, vùng biên giới.

Việc xây dựng các khu dân cư cần thực hiện theo đúng Quy hoạch, chú trọng các khu nghỉ dưỡng và giành không gian các khu vui chơi giải trí cho dân cư, đặc biệt là trẻ em.

5. Về văn hoá - giáo dục - y tế - xã hội:

Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí và phát trển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao đời sống.

Củng cố và phát triển các cơ sở y tế hiện có phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh; cải tạo và nâng cấp các bệnh viện hiện có, xây dựng một số trung tâm y học, các bệnh viện chuyên khoa tại đô thị thuộc vùng phục vụ nhu cầu chữa bệnh của nhân dân.

Chấn chỉnh, nâng cấp các khu trung tâm khoa học, áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Phát triển hình thức nghiên cứu thử nghiệm, trình diễn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn.

Phát triển văn hoá, thông tin, truyền thanh, truyền hình, thể dục thể thao, đạt trình độ cao và hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Đào tạo bồi dưỡng nghệ sỹ, nghệ nhân, tạo điều kiện cho các loại hình nghệ thuật phát triển; chú trọng loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống.

 

III- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

Để đảm bảo việc thực hiện Quy hoạch cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tiềm năng và nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trên địa bàn từng tỉnh, thành phố phải vận dụng sáng tạo các giải pháp và có các bước đi thích hợp thông qua các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển, các dự án cụ thể.

Về nguồn vốn, nguồn nhân lực, thị trường, khoa học và công nghệ phải được cụ thể bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng địa phương nhằm thực hiên các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong Quy hoạch.

Đầu tư đúng mức vào việc cái tạo các cơ sở sản xuất hiện có, trang bị công nghệ thích hợp, giãn các doanh nghiệp gây ô nhiễm xa các vùng dân cư.

Tập trung xây dựng các khu công nghiệp có hiệu quả cao. Chú trọng phát triển ngành xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống.

Căn cứ vào Quy hoạch đã được phê duyệt, các địa phương trong vùng phải rà soát lại Quy hoạch tổng thể, các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội để bố trí thứ tự ưu tiên hợp lý, thông qua các kế hoạch hàng năm, các dự án thành phần.

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ cần theo dõi, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

 

Điều 2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện Quy hoạch một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp với Quy hoạch vùng.

Các Bộ, ngành ở trung ương có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiên các chương trìng và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch từng tỉnh, thành phố với Quy hoạch vùng và cả nước.

 

Điều 3- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 910/1997/QD-TTg
Hanoi, October 24, 1997
 
DECISION
RATIFYING THE OVERALL PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN EASTERN SOUTH VIETNAM FROM NOW TILL THE YEAR 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Draft Overall Plan for Socio-Economic Development in the Eastern South Vietnam elaborated by the Development Strategy Institute under the Ministry of Planning and Investment;
At the proposal of the Chairman of the State Council for Evaluation of Investment Projects in its Official Dispatch No. 5834/HDTD of September 18, 1997,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the overall plan for socio-economic development of Eastern South Vietnam, encompassing 9 provinces and cities directly under the Central Government (Ho Chi Minh City and the provinces of Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Lam Dong, Binh Thuan and Ninh Thuan), in the period from now to the year 2010, with the following principal contents:
I. MAJOR DEVELOPMENT OBJECTIVES:
1. On the economic plane:
- To achieve a per-capita GDP of 874 USD by the year 2000 and 2,178 USD by the year 2010.
- To attain an average annual economic growth rate of 12.93% for the period from now to the year 2000 and 12.3% for the 2001-2010 period.
- To achieve an average annual export and import value growth rate of 29% - 31% for the whole period from now to the year 2010.
- To achieve an annual GDP accumulation rate of over 24% by the year 2000 and over 27% by the year 2010.
2. On the social plane:
- To reduce the annual birth rate so as to ensure an average annual population growth rate of 2.3% from now to the year 2000, then only 1.6% from there to the year 2010.
- To satisfactorily meet the demands for electricity, water, gas, travel, information and communications, to raise the living standard of the people in the nucleus urban centers and the rural areas to above the national average. To build the cultural families along with the development of villages or hamlets, urban civilization and the elimination of social evils.
- To diversify the forms of training so as to raise the people�s educational level, to raise the percentage of trained laborers to 25% by the year 2000 and 50% by the year 2010. To strive to complete the eradication of illiteracy and the universalization of primary education by the year 2000. To develop the medical services and community-based healthcare; to invest in the medical centers specializing in the treatment of serious diseases for people in the southern provinces.
- To increase economic growth rate in parallel with the protection of the ecology and with sustainable development.
3. On the plane of national security and defense:
To keep up social discipline, order and safety; to firmly maintain national sovereignty and security. To closely combine the two strategic tasks of national construction and defense.
II. THE MAIN DEVELOPMENT TASKS:
1. Regarding the industrial development:
To achieve an industrial growth rate of 14.7% - 15% for the period from now to the year 2000 and of 13.3% - 13.5% for the 2001-2010 period.
To develop such industries as: oil and gas exploitation, electricity, engineering, metallurgy, informatics and electronics, chemistry, textile and garment, shoes and leather, paper, plastics, ceramics, pottery and glass, food and foodstuff processing, etc. To invest modern equipment in sectors making spear-head products, yielding high efficiency and promoting export. To invest in the industrial parks and export processing zones in order to create a change in the economic structure. In the immediate future, priority shall be given to the export processing zones of Tan Thuan and Linh Trung and 26 industrial parks of Hiep Phuoc, Thu Duc hi-tech zone, Cat Lai, Northern Thu Duc, Tan Phu Trung, Bien Hoa I, Bien Hoa II, Ho Nai, Song May, Long Binh, Tuy Ha, Go Dau, My Xuan-Phu My, Long Huong, Song Than, Binh Duong, Binh Hoa, Thuan Giao, An Phu, Tan Dinh, Bau Beo, Ham Tan, Phan Thiet, Tuy Phong, Bao Loc and La Nga.
2. Regarding the development of commerce and service sectors:
The development of commerce and service sectors must be associated with the development of other economic sectors in order to achieve the socio-economic objectives of the region. To restructure the commerce, service, port service, banking, finance and technology transfer sectors. To strive for an annual growth rate of 12.93%-13.2% for the period from now to the year 2000 and over 12% for the 2001-2010 period. To promote export, build a number of trade centers and department stores, thus creating a favorable environment for the exchange and dissemination of knowledge and experience in modern business and management.
To raise the quality of the tourist services and diversify the forms of tourism, to establish the regional and inter-regional tourist lines. To develop two modern tourist centers at Da Lat and Vung Tau and establish a close link between these two centers and Ho Chi Minh City. To bring into full play the advantages of the region, to establish tourist links with countries in the region and around the world. To build the material and technical bases and infrastructure; to combine exploitation with renovation, the maintenance and development of tourist resources, to preserve the national traditions and cultural identity.
3. Regarding the development of agriculture, forestry and fishery:
To develop agriculture so as to turn out more commercial products, to bring into full play its advantages with a view to high economic, social and environmental efficiency; to diversify crops and husbandry, and to practice intensive farming at a high level and with stability. To focus on the development of perennial industrial plants such as rubber, coffee, tea, cashew, fruit trees, etc. To develop the farming products to be used as raw materials for the processing industry and export. To develop husbandry to meet the demand of production and the people�s life. To achieve an agricultural growth rate of 4.5% for the period from now to the year 2000 and 4% for the 2001-2010 period.
Forestry: To pay attention to the management, protection, tending and preservation of forests of all three types: natural forests, special-use forests and protective forests, especially head-water forests. To step up the afforestation on unused land, bare hills and mountains and submerged forests, to intensify the planting of trees along canals, communication lines and in household gardens. To assign land, to assign and contract forests to people and encourage the expansion of the green coverage.
Fishery: To step up aquaculture and nursery, and the exploitation and processing of aquatic products. To make full use of aquatic resources in all three ecological areas: saline water, brackish water and fresh water. To encourage the exploitation of marine potentials and off-shore fishing. To mobilize the capital and technical support and investment in technological renewal so as to increase products for export.
4. Regarding infrastructure development:
To improve and modernize the system of sea ports, land roads, railways and airports according to plan in order to promote goods exchange, to create favorable conditions for the development of deep-lying and remote areas and former revolutionary bases. To gradually improve the mass transit system in large cities.
To renovate and upgrade the existing water supply systems and build new ones in urban centers, industrial zones and export processing zones, so as to meet the demand for clean water for production and business activities and daily life of the people. To improve the living conditions and environmental hygiene in both urban and rural areas.
To modernize the information and communications network to make it a complete national information network and to integrate it with the international and regional community; to meet the information demand of production and life.
Regarding the development of electricity generation and grid: To invest in the construction of a number of power projects such as the thermo-electric power plants of Phu My A and Phu My B, the fuel oil-operated power plant in Hiep Duc, and the hydro-electric power plants of Ham Thuan-Da Mi, Thac Mo and Dai Ninh. To strive to generate 10-11 billion Kwh per year from now to the year 2000 and around 35-36 billion Kwh from 2001 to 2010. The development of the electricity grids shall be carried out simultaneously with the development of electric power sources to meet the growing demand in the coming period.
Regarding waste disposal: Together with the development of the production and improvement of living conditions, the treatment of waste water, solid waste and exhaust must be conducted in a serious manner in order to combat environmental pollution and protect natural landscapes.
Regarding the organization of urban space: To build large cities, at the same time to organize the space for development of rural areas and areas meeting with difficulties in order to gradually narrow the gap between the urban areas and rural areas, as well as areas of ethnic minorities and mountainous areas.
The construction of residential quarters shall comply with the plan, with attention to the rest centers and space for recreation and entertainment for the people, especially children.
5. Regarding culture, education, healthcare and social welfare:
To reform education and training and raise its quality and efficiency so as to raise the peoples intellectual level and develop human resources meeting the requirements of the national industrialization and modernization and raising the people�s living standards.
To consolidate and develop the existing medical establishments in service of the primary healthcare and disease examination and treatment; to renovate and upgrade the existing hospitals, to build a number of medical centers and specialized clinics in urban centers in the region in order to provide healthcare for the people.
To renovate and upgrade the scientific centers, apply advanced and modern technologies to create the motive force for socio-economic development in the region and the whole country. To develop the forms of experimental research and demonstration of agricultural, forestry and fishery promotion in the region.
To develop culture, information, radio and television broadcasting, sports and physical training with a view to attaining a high level and modernity comparable to the other countries in the region. To train and foster artists and master craftsmen, create favorable conditions for the development of various types of art; to give priority to the national traditional arts.
III. THE PRINCIPAL SOLUTIONS:
To ensure the implementation of this planning, there should be a system of synchronous solutions so as to fully mobilize the local potentials as well as domestic and foreign resources in service of socio-economic development in the region. It is necessary to creatively apply solutions and take appropriate steps specified in long-term and short-term plans, development programs and specific projects.
The capital sources, human resources, market, science and technology must be specified through mechanisms and policies suitable to the characteristics of each region and each locality in order to achieve socio-economic development objectives and targets set forth in the overall plan.
To properly invest in the renovation of the existing production establishments, to equip them with proper technologies, to relocate the pollution-causing enterprises to areas far from population areas. To build industrial zones of high efficiency. To focus on the development of building industry so as to meet the requirements of economic development and life.
On the basis of the ratified plan, the localities in the region shall have to revise their master plans, programs, plans and projects for socio-economic development so as to arrange them in a proper priority order through annual plans and sub-projects.
In the course of implementation of the planning, the Ministry of Planning and Investment and the ministries and branches at central level and the Peoples Committees of provinces and cities in the Eastern South Vietnam shall have to monitor, sum up, evaluate and draw experience from the implementation, and to devise timely adjustments and supplements.
Article 2.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Peoples Committees of provinces and cities in Eastern South Vietnam shall have to closely inspect and monitor the implementation of the planning, work out five-year and annual plans, development investment programs and projects in conformity with the region�s planning.
The ministries and branches at central level shall have to coordinate with and support the provinces and cities in the Eastern South Vietnam in the course of revising and organizing the implementation of the set programs and projects with a view to ensuring consistency between planning in each province or city and between the region and the whole country.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The presidents of the Peoples Committees of provinces and cities in Eastern South Vietnam and the concerned ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 910/1997/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất