Quyết định 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 81/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 81/2007/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/06/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 81/2007/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 81/2007/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020",
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở tiếp tục cải cách hành chính, chủ động hội nhập quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, công nghệ tiên tiến, phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu; nâng quy mô, chất lượng các sản phẩm chủ lực và các ngành dịch vụ phù hợp với lợi thế so sánh của Tỉnh; nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để có thể xâm nhập vào thị trường thế giới (nhất là thị trường các nước trong khu vực ASEAN); đồng thời, chú trọng thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm. Ưu tiên đầu tư các ngành, lĩnh vực có lợi thế về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của các tỉnh và vùng lân cận v.v, để tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho nhân dân. Giảm sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong Tỉnh, giữa các huyện phía Bắc với các huyện phíaNamcủa Tỉnh.
Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, bố trí không gian hợp lý. Đặc biệt chú ý phát triển hệ thống giao thông đường bộ hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Đầu tư nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái miệt vườn truyền thống vùng Lái Thiêu và sinh thái ven sông Sài Gòn. Tạo cảnh quan theo hướng cân bằng sinh thái tự nhiên và phát triển theo hướng bền vững.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP. Cụ thể là:
|
Đơn vị |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Quy mô dân số (triệu người) |
Triệu người |
1,2 |
1,6 |
2,0 |
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so sánh năm 2005) |
Triệu đồng/người |
30 |
52 |
89,6 |
Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005) |
USD/người |
2.000 |
4.000 |
5.800 |
Cơ cấu kinh tế: - Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ |
% |
4,5% 65,5% 30% |
3,4% 62,9% 33,7% |
2,3% 55,5% 42,2% |
Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm)
|
2006 - 2010 |
2011 - 2015 |
2016 - 2020 |
2006 - 2020 |
GDP |
15 |
14,9 |
13 |
14,3 |
Nông, lâm nghiệp, thủy sản |
3,2 |
3,4 |
3,6 |
3,4 |
Công nghiệp, xây dựng |
16,8 |
14,5 |
12,3 |
14,5 |
Dịch vụ |
15,6 |
16,5 |
16,1 |
16,0 |
- Kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 16.189 triệu USD vào năm 2010; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 8.662 triệu USD. Các chỉ tiêu tương ứng năm 2015 là 24.000 triệu USD và 14.000 triệu USD, năm 2020 là 40.000 triệu USD và 25.000 triệu USD.
- Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn. Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm còn 20% năm 2010; 14% năm 2015 và còn 10% năm 2020; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên 45% năm 2010, 48% năm 2015 và giảm xuống 45% năm 2020; lao động ngành dịch vụ tăng liên tục từ 35% năm 2010 lên 38% năm 2015 và 45% năm 2020.
- Tỷ lệ đô thị hoá vào năm 2010 đạt 40%; đến 2015 đạt 50% và đến năm 2020 đạt 75%. Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ươngvào năm 2020.
- Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia trên địa bàn và phát triển xã hội như giáo dục, đào tạo, xoá đói giảm nghèo và các vấn đề xã hội khác.
- Bảo đảm vững chắc an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
3. Phương hướng phát triển chủ yếu
a)Các ngành kinh tế:
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng nguyên liệu trong nước. Xây dựng công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Đến năm 2020, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp lớn, tầm quốc gia và khu vực. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30,6%/năm thời kỳ 2006 - 2010; 26%/năm thời kỳ 2011 - 2015 và 24,1%/năm thời kỳ 2016 - 2020. Tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 55% năm 2010 lên 60% năm 2015 và 70% năm 2020, giảm tỷ lệ gia công. Nâng dần hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp. Nâng tỷ lệ công nghiệp sạch từ 20% hiện nay lên 40% năm 2010; 50% năm 2015 và 60% năm 2020.
Phát triển mạnh công nghiệp nhỏ và vừa, các ngành nghề truyền thống giải quyết nhiều việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn và thu hút lao động từ bên ngoài vào địa bàn Tỉnh.
Củng cố và nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn, lựa chọn các ngành công nghiệp có hàm lượng nội địa hoá cao. Đến năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.
-Thương mại - dịch vụ:
Phát triển thị trường nội địa thông qua mở rộng giao thương với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, các khu công nghiệp lớn tập trung trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác.Đối với thị trường nước ngoài, tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực và các sản phẩm xuất khẩu từ các khu công nghiệp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu từ các khu công nghiệp tập trung và các sản phẩm chế biến từ cao su, hạt điều, đồ gỗ tinh chế v.v. Đồng thời, chú trọng nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ cho sản xuất những hàng hóa phục vụ nâng cao đời sống nhân dân.
Thương nghiệp nội địa tăng 18%/năm thời kỳ 2006 - 2010 và tăng 15%/năm thời kỳ 2011 - 2010. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2010 đạt 21 tỷ đồng, năm 2020 đạt 85 tỷ đồng. Xây dựng các chợ kiên cố tại các thị xã, thị trấn, thị tứ, một số xã và cụm dân cư. Dịch vụ vận tải không ngừng tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Tốc độ tăng giá trị vận tải thời kỳ 2006 - 2010 đạt 26%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 25%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 24%/năm.
Xuất khẩu được đẩy mạnh, tổng giá trị xuất khẩu đạt 8.662 triệu USD năm 2010, đạt 14.000 triệu USD năm 2015 và trên 25.000 triệu USD năm 2020. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 80 - 85% giá trị xuất khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 7.527 triệu USD năm 2010, đạt 10.000 triệu USD năm 2015 và đạt 15.000 triệu USD năm 2020.
Phát triển dịch vụ nhà ở cho công nhân có thu nhập thấp ở các khu công nghiệp tập trung; thị trường nhà ở cho người có thu nhập vừa và cao theo loại hình nhà ở sinh thái tại vùng Lái Thiêu và dọc sông Sài Gòn. Trong đó, giai đoạn đầu đến năm 2010 phát triển từ Lái Thiêu lên Thủ Dầu Một, giai đoạn sau tiếp tục phát triển đến Hồ Dầu Tiếng nhằm khai thác lợi thế của sinh thái ven sông Sài Gòn.
Doanh thu du lịch tăng bình quân 13,5%/năm thời kỳ 2006 - 2010; khoảng 13%/năm thời kỳ 2011- 2015 và 12% thời kỳ 2016 - 2020. Về giá trị, năm 2010 đạt 210 tỷ đồng, năm 2015 đạt 387 tỷ đồng, năm 2020 đạt 682 tỷ đồng.
-Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản:
Phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững, năng suất cao trên cơ sở khai thác hợp lý các lợi thế về vị trí địa lý, các nguồn lực, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Phát triển nông thôn mới trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Áp dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao trong nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đầu tư phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cao su; cây ăn trái, rau đậu, cây kiểng và chăn nuôi đại gia súc và gia cầm. Phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi, bảo vệ rừng; trồng phân tán dọc theo trục lộ, kênh mương và đất vườn ở hộ gia đình. Phát triển thuỷ sản theo hướng quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp chặt chẽ khâu nuôi, bảo quản chế biến và quản lý bảo vệ môi trường.
Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp trong giá trị gia tăng ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn đạt 90% năm 2010 và giảm xuống 75% năm 2020. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 56% năm 2010 xuống 48% vào năm 2015 và 42% vào năm 2020. Tương ứng, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 37% năm 2010 lên 42% năm 2015 và 46% năm 2020.
Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp thu hút 20% lao động vào năm 2010, khoảng 14% vào năm 2015 và 10% tổng số việc làm vào năm 2020.
b) Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
-Giao thông:
Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa. Chuẩn bị kết nối hệ thống Metro (Tàu điện ngầm) từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi Thủ Dầu Một vào sau năm 2020. Mạng lưới tỉnh lộ và huyện lộ sẽ kết nối với các trục giao thông và các đường vành đai nhằm kết nối giao thông thông suốt tới các khu, cụm công nghiệp và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp. Phát huy hiệu quả các tuyến đường sắt trên địa bàn.
Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.
-Cấp điện, cấp nước:
Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 - 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 - 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.
-Thông tin liên lạc:
Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mật độ điện thoại năm 2010 đạt 42 máy/100 dân, năm 2015 đạt 50 máy/100 dân và năm 2020 đạt 60 máy/100 dân; tăng nhanh số người được sử dụng mạng internet.
c) Phát triển các ngành văn hoá - xã hội:
- Dân số:
Dân số tăng bình quân 4,2%/năm giai đoạn 2006 - 2010, tăng 5,9%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 4,6%/năm giai đoạn 2015 - 2020; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm, tốc độ tăng cơ học được duy trì ở mức hợp lý. Dự báo dân số đạt 1,2 triệu người năm 2010; đạt 1,6 triệu người năm 2015 và khoảng 2 triệu người năm 2020 (quy mô dân số đạt mức đô thị loại I).
-Giáo dục -đào tạo:
Phát triển giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ chiến lược nhằm nâng cao nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của sản xuất. Phát triển giáo dục phải đồng bộ ở tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tiếp tục xây dựng các trường mầm non và tiểu học ở những xã, phường, thị trấn chưa có. Tách hệ trung học cơ sở và hệ trung học phổ thông theo mô hình thống nhất của cả nước vào cuối 2007. Năm 2010, bảo đảm mỗi xã, phường có ít nhất một trường trung học cơ sở. Tiếp tục kiên cố hoá hệ thống trường học, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về thiết bị dạy học trong tất cả các trường của Tỉnh.
Phát triển trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học hợp lý trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Quán triệt phương châm xã hội hoá công tác đào tạo, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo các mô hình đào tạo khác nhau: công lập, tư thục và dân lập. Chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao cho các ngành công nghệ cao.
Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp của Tỉnh và các tỉnh khác trong Vùng, tiến tới đào tạo lao động cho xuất khẩu.
-Ytế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Phát triển đồng bộ và hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chương trình, chính sách y tế của Nhà nước. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cộng đồng, giải quyết tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Củng cố và phát triển hệ thống y tế dự phòng. Coi trọng việc phát triển nguồn dược liệu đặc hữu tại địa phương để phục vụ cho công tác chữa bệnh, nhất là trong lĩnh vực y học cổ truyền. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 10%; đến năm 2020 cơ bản không còn trẻ em suy dinh dưỡng. Tuổi thọ trung bình đạt 75 tuổi vào năm 2010; 77 tuổi vào năm 2015 và 80 tuổi vào năm 2020.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế. Tăng cường đầu tư phát triển toàn diện ngành y tế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Từng bước hiện đại hoá thiết bị chẩn đoán, điều trị cho bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đầu tư xây dựng mới một số bệnh viện đa khoa khu vực phục vụ cho chuyên gia và các khu công nghiệp. Khuyến khích đầu tư một số bệnh viện ngoài công lập theo hình thức xã hội hóa nhằm thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong tỉnh, trong vùng và người nước ngoài. Số cán bộ y tế (CBYT) 27 CBYT/vạn dân vào năm 2010, trong đó có 8 bác sĩ/vạn dân; tăng lên 38 CBYT/vạn dân, trong đó có 15 bác sĩ/vạn dân vào năm 2015. Đến năm 2020, đạt 55CBYT/vạn dân, trong đó có 30 bác sĩ/vạn dân.
Phát triển mạnh mẽ các cơ sở cung ứng dịch vụ chất lượng cao để chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn. Đặc biệt chú trọng việc xây dựng bệnh viện đa khoa và bệnh viện phụ sản đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm giảm tải cho các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tăng nhanh cơ cấu cung ứng dịch vụ an sinh xã hội của Tỉnh thời kỳ sau năm 2015.
-Văn hóa thông tin, thể dục - thể thao:
Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục - thể thao. Chú trọng phát triển các hoạt động này ở vùng nông thôn. Củng cố và phát triển thư viện ở các cấp, từ đô thị đến nông thôn. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình; xây dựng Đài phát thanh truyền hình tỉnh và các trạm cơ sở với quy mô phù hợp điều kiện thực tế và theo đúng quy hoạch chung hệ thống phát thanh, truyền hình trong cả nước. Phát triển, củng cố hoạt động bảo tồn, bảo tàng nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hoá, di tích lịch sử và phát huy bản sắc dân tộc.
Phấn đấu đến năm 2010 có 91% gia đình văn hóa, 73% số ấp, khu phốđạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa; năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 96% và 85%.
-Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và chính sách đối với người có công:
Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn.Hàng năm, tạo thêm việc làm cho lực lượng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,4% năm 2010; 4,2% năm 2015; 4% vào năm 2020 và trên 70% lao động qua đào tạo vào năm 2020.
Nâng cao thu nhập của người lao động trên cơ sở tăng nhanh tốc độ phát triển đạt mức bình quân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào năm 2015 và vượt mức bình quân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào năm 2020. Thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án xoá đói, giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các chính sách trợ giúp về tín dụng, việc làm và các dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng thời, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo; quan tâm, giúp đỡcác hộ diện chính sách, các đối tượng có công với cách mạng.
d) Môi trường:
Quan điểm chung tăng trưởng kinh tế kết hợp với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trước hết phải thẩm định quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường trong quy trình xét duyệt, cấp giấy phép cho dự án đầu tư. Trong các khu công nghiệp, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường phải bảo đảm tiêu chuẩn. Năm 2010 thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn; cơ bản hoàn thành cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống thu gom rác thải đúng quy hoạch; bảo đảm 50% các khu dân cư, cụm công nghiệp có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, thu gom rác theo đúng quy hoạch. Thực hiện xong quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường khu vực Nam Bình Dương đã được phê duyệt. Đến năm 2020, các vấn đề nêu trên được hoàn chỉnh và đồng bộ.
đ) Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh:
Xây dựng Tỉnh, huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc. Rà soát quy hoạch và điều chỉnh đất quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu thế bố trí trong khu vực phòng thủ, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngăn chặn kịp thời, đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch, giải quyết kịp thời mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn; có nhiều biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông.
4. Phương án tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội
a) Khu vực đô thị:
Quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra nhanh chóng theo hướng hiện đại hoá, đi đầu trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người.Tập trung phát triển điểm đô thị ở thị xã, thị trấn có sức lan tỏa lớn như Thủ Dầu Một, khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương, các thị trấn trung tâm huyện lỵ và các khu đô thị gần các khu công nghiệp. Mở rộng các khu vực ngoại vi, hướng tới mở rộng đô thị theo mô hình đô thị hoá các vùng nông thôn, trên cơ sở nâng cao kết nối hạ tầng và các dịch vụ phúc lợi xã hội. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.
b) Khu vực nông thôn:
Phát triển kinh tế nông thôn hài hòa, giảm dần chênh lệch với khu vực thành thị. Phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Khôi phục các làng nghề truyền thống. Hình thành các vùng chuyên canh trồng rau, cây công nghiệp, cây ăn quả ổn định cung cấp thực phẩm cho các thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị, khu công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Tăng cường đầu tư cho nông thôn bằng cách thu hút các nguồn lực, phát triển kinh tế tư nhân, đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất v.v.
c) Phát triển các tiểu vùng:
Không gian đô thị phát triển vùng theo hướng đô thị hoá nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
Vùng I (Nam Bình Dương) là vùng phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ gắn với đô thị hoá. Vùng I có tổng diện tích 538 km2, chiếm 19,96% tổng diện tích; dân số khoảng 1.248 nghìn người, chiếm 62,4% tổng dân số. Ranh giới Vùng I bao gồm đô thị Thủ Dầu Một, đô thị Thuận An, Dĩ An và khu đô thị mới Bến Cát, Tân Uyên.
Vùng II (Bắc Bình Dương) là vùng phát triển nông nghiệp - nông thôn, có tổng diện tích 2.157,54 km2, chiếm 80,04% tổng diện tích; dân số khoảng 752 nghìn người, chiếm 37,6% tổng dân số. Trọng tâm là phát triển nông nghiệp tập trung và công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Phân bố không gian Vùng II gồm huyện mới 1 (huyên Tân Uyên tách ra), huyện mới 2 (huyện Bến Cát tách ra), huyện Phú Giáo và huyện Dầu Tiếng.
d) Lộ trình phát triển đô thị:
Thị xã Thủ Dầu Một trở thành đô thị loại III vào năm 2007; loại II và là thành phố trực thuộc tỉnh vào trước năm 2010. Đến năm 2010, Bình Dương có 01 thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại II) và 03 thị xã, 04 huyện, 62 xã, 31 phường và 10 thị trấn. Đến năm 2020, Bình Dương trở thành thành phố loại I, trực thuộc Trung ương với 6 quận, 4 huyện ngoại thành, 40 xã, 60 phường và 13 thị trấn.
5. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
a) Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh:
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan, các cấp; tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí đi đôi với đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của các cấp, cơ quan tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
b) Nguồn vốn đầu tư:
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 34.955 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 70.328 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 129.916 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 236.000 tỷ đồng (tính theo giá 1994).
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, chính sách huy động vốn và thu hút đầu tư phải được xây dựng hấp dẫn đến từng nhóm dự án; đồng thời, thực hiện tốt công tác định hướng đầu tư đi đôi với chính sách khuyến khích đầu tư. Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; chú trọng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài Tỉnh, nhất là những tập đoàn kinh tế lớn, những doanh nghiệp lớn. Huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường tài chính, đẩy nhanh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao v.v.
c) Phối hợp, liên kết phát triển giữa tỉnh Bình Dương với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Để phát triển có hiệu quả, cân đối và bền vững, Bình Dương cần phối hợp chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về việc thực hiện các chương trình, cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp, du lịch sinh thái miệt vườn sông nước ven sông Sài Gòn, cung cấp và trao đổi thông tin, phát triển giao thông và dịch vụ vận tải, nâng cao khả năng khai thác các ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, đào tạo - nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và nhà ở cho người có thu nhập vừa và cao theo loại hình nhà ở sinh thái tại vùng Lái Thiêu và dọc sông Sài Gòn.
d) Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
đ) Xây dựng hệ thống biện pháp thích hợp để khuyến khích và thúc đẩy phát triển kinh tế ngoài quốc doanh.
e) Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp ở thị trường trong nước và ngoài nước.
g) Xây dựng những chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng nhu cầu.
h) Tổ chức thực hiện Quy hoạch: công bố rộng rãi Quy hoạch sau khi đã được phê duyệt; nghiên cứu triển khai thực hiện Quy hoạch đồng bộ và toàn diện; xây dựng các kế hoạch để thực hiện Quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao; thường xuyên cập nhật để đề nghị điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch khi cần thiết.
Điều 2.Quyết định phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020" là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 3.Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh được nêu trong Quy hoạch này, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.
- Điều chỉnh các quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4.Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh được phê duyệt trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan được dự kiến đầu tư nêu trong Báo cáo quy hoạch.
Điều 5.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(ban hành kèm theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG KINH TẾ | |
| CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC |
1 | Hệ thống thoát nước Dĩ An |
2 | Dự án khu liên hợp xử lý rác thải Nam Bình Dương |
3 | Cấp nước và vệ sinh đô thị Nam Thủ Dầu Một khoản vay 1880VIE(SF) (Trong đó: 3.000 triệu vốn ODA) |
4 | Hệ thống thoát nước thị xã Thủ Dầu Một (giai đoạn 2) |
5 | Nạo vét Bưng Biệp suối Cát |
6 | Nạo vét Suối Giữa - thị xã Thủ Dầu Một |
7 | Thoát nước Chòm Sao Suối Đờn |
8 | Hệ thống đê bao Chánh Nghĩa Phú Thọ |
9 | Khu chung cư phường Phú Hòa |
10 | Nâng cấp toàn diện hệ thống cấp nước thị xã |
11 | Thoát nước và xử lý nước thải cụm đô thị Nam Bình Dương. |
12 | Nhà máy nước Tân Hiệp |
13 | Nạo vét suối chợ Tân Phước Khánh |
| NÔNG NGHIỆP |
14
| Chương trình dự án lớn (5 triệu ha rừng) |
- Dự án trồng rừng của Ban Quản lý dự án núi Cậu - Dầu Tiếng | |
- Dự án trồng rừng của Lâm trường Phú Bình | |
15 | Nội đồng An Sơn Lái Thiêu |
| GIAO THÔNG |
16 | Nâng cấp ĐT 744 Suối Giữa đi Cầu Cát (Km32+000 đến Cầu Cát) |
17 | Cầu qua Cù Lao Thạnh Hội |
18 | Xây dựng cầu Thủ Biên |
19 | Xây dựng cầu An Linh - An Long |
20 | Đường Nguyễn Thị Minh Khai |
21 | Cầu qua Cù lao Bạch Đằng |
22 | Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn |
23 | Đường ĐT 744 (đoạn từ cầu Ông Cộ đến km 32+000) |
24 | Đường Nguyễn Chí Thanh (ngã 3 Suối giữa đến cầu Ông Cộ) |
25 | Đường Bạch Đằng thị xã nối dài |
26 | Đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa |
27 | Xây dựng đường Châu Văn Tiếp (cầu Lái Thiêu - bờ sông Sài Gòn) |
28 | Xây dựng mới đường giáp ĐT 745 đại lộ Bình Dương |
29 | Đường Châu Văn Tiếp (cầu Tân Phú - cầu Lái Thiêu) |
30 | Đường Gia Long (cầu Tân Phú - cầu Lái Thiêu) |
31 | Đường Hoàng Hoa Thám 2, thị xã Thủ Dầu Một |
32 | Xây dựng mới cầu Phú Long |
33 | Xây dựng cầu bê tông An Linh - An Long |
34 | Xây mới tuyến từ Quốc lộ 13 Thới Hòa - An Tây |
35 | Nâng cấp ĐT747b đoạn Miếu Cống Cù - Hội Nghĩa dài 14,037 km |
HẠ TẦNG VĂN HÓA - XÃ HỘI | |
| CÔNG TRÌNH Y TẾ |
36 | Trường Cao đẳng y tế Bình Dương |
37 | Đầu tư tổng thể Bệnh viện đa khoa giai đoạn 2003 - 2005 |
38 | Thiết bị Bệnh viện đa khoa tỉnh |
39 | Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng |
40 | Bệnh viện chuyên khoa Nhi |
41 | Bệnh viện chuyên khoa Lao |
42 | Bệnh viện Tâm thần |
| GIÁO DỤC |
43 | Trường THPT Hùng Vương (Giai đoạn IV) |
44 | Trường THPT chuyên tỉnh Bình Dương |
45 | Trường năng khiếu Thể dục - Thể thao |
46 | Tăng cường Trang thiết bị tin học trong nhà trường |
47 | Đại học Bình Dương |
48 | Trường Trung học kỹ thuật Bình Dương |
49 | Trường Đào tạo kỹ thuật Bình Dương |
| CÔNG TRÌNH VĂN HÓA |
50 | Cổng chào tỉnh Bình Dương |
51 | Di tích rừng Kiến An |
52 | Nhà thi đấu đa năng Sân vận động tỉnh |
53 | Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao Dĩ An |
54 | Khu trung tâm quần thể tượng đài thuộc di tích lịch sử địa đạo Tam Giác Sắt (giai đoạn 2) |
55 | Nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ tỉnh |
56 | Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao Dầu Tiếng (đền bù) |
57 | Khu liên hợp thể dục thể thao |
58 | Hồ bơi thi đấu Sở Thể dục thể thao |
59 | Xe truyền hình lưu động |
60 | Trang thiết bị sản xuất chương trình kỹ thuật số |
61 | Đầu tư phát triển Đài Phát thanh truyền hình 2006 - 2010 |
62 | Trường quay nhà Bá âm FM |
CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO QUẢN LÝ | |
63 | Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý giáo dục đào tạo |
64 | Trang thiết bị hệ thống vô tuyến Trunking Công an tỉnh |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - AN NINH QUỐC PHÒNG | |
| KHỐI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC |
65 | Nhà khách Tỉnh ủy |
66 | Mở rộng trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường |
67 | Trung tâm lưu trữ tỉnh |
68 | Trụ sở làm việc Khối Đảng - Khối Nhà nước - Khối Đoàn thể huyện Dĩ An |
69 | Trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên |
70 | Cải tạo, nâng cấp và mở rộng Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Thuận An |
| KHỐI AN NINH - QUỐC PHÒNG |
71 | Hệ thống theo dõi mạng lưới giao thông ngoại ô |
72 | Tiểu đoàn 1 Bộ binh - Bộ Chỉ huy quân sự |
73 | Bệnh viện quân dân y - Bộ Chỉ huy quân sự |
| CÁC KHU - CỤM CÔNG NGHIỆP |
74 | 1 cụm công nghiệp thị xã Thủ Dầu Một |
75 | 6 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp thuộc huyện Dĩ An |
76 | 3 khu công nghiệp và 3 cụm công nghiệp thuộc huyện Thuận An |
77 | 5 khu công nghiệp và 10 cụm công nghiệp thuộc huyện Tân Uyên |
78 | 9 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp thuộc huyện Bến Cát |
79 | 1 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp thuộc huyện Dầu Tiếng |
80 | 1 khu công nghiệp và 1 cụm công nghiệp thuộc huyện Phú Giáo |
81 | 6 Khu công nghiệp trong Liên hợp Công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 81/2007/QD-TTg |
Hanoi, June 05, 2007 |
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF BINH DUONG PROVINCE UP TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on elaboration, approval and management of master plans on socio-economic development;
At the proposal of the Ministry of Planning and Investment and the People's Committee of Binh Duong province on the approval of the master plan on socio-economic development of Binh Duong province up to 2020,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development of Binh Duong province up to 2020 (referred to as the plan for short) with the following principal contents:
1. Development viewpoints
The master plan on socio-economic development of Binh Duong province up to 2020 aims to build Binh Duong province into one with fast and comprehensive economic development, ensuring economic growth and proper settlement of social affairs, hunger eradication and poverty alleviation and continuously improving the people's material and spiritual life.
To focus on taking advantage of the province's geographical location and its cooperation with other provinces in the southern key economic region and Ho Chi Minh City for socio-economic development.
On the basis of further administrative reforms, to actively intensify international integration, attract domestic and foreign investment capital and advanced technologies for development of key industries; to raise production scale and quality of key products and services based on the province's comparative advantages; to quickly create high-quality goods capable of penetrating into the world market (especially the ASEAN market) and, at the same time, attach importance to the domestic market, especially Ho Chi Minh City and provinces in the southern key economic region.
To increase economic efficiency in association with social development on the basis of making targeted investments. To prioritize investment in branches and domains with labor, natural resource and raw material advantages of surrounding provinces and areas in order to create jobs, improve productivity and increase income for people. To narrow the socio-economic gap between areas and between northern districts and southern districts of the province.
To build a synchronous infrastructure network with rational spatial arrangement. To pay special attention to developing a modern road system up to standards of advanced countries in the region and the world. To carry out industrial development in association with urban and service development with a view to boosting economic growth and sustainable development.
To closely combine socio-economic development with environmental protection. To make investment so as to raise economic efficiency of ecological gardens in Lai Thieu area and of ecological areas along Saigon river. To create landscape along the line of natural ecological balance and sustainable development.
To closely combine socio-economic development with the maintenance of defense and security in the locality.
2. Development objectives
a/ General objectives:
To strongly step up economic and labor restructuring toward industrial and service development. To maintain an economic growth rate higher than that of the southern key economic region; to attach importance to developing housing, human resource training and development and healthcare services. To complete the industrialization process and achieve balanced and sustainable development in the period after 2015.
b/ Specific targets:
To develop and restructure the economy along the line of increasing the proportion of industries and services to total GDP. Specifically:
|
Unit of calculation |
2010 |
2015 |
2020 |
Population |
Million |
1.2 |
1.6 |
2.0 |
Per-capita average income (at 2005 comparative prices) |
VND million/person |
30 |
52 |
89.6 |
Per-capita average income (at 2005 comparative prices) |
USD/person |
2,000 |
4,000 |
5,800 |
Economic structure: agriculture, forestry and fishery - industry - services % |
% |
4.5% - 65.5% -30% |
3.4% - 62.9% -33.7% |
2.3% - 55.5% - 42.2% |
Average growth rates of branches and domains (%/year)
|
2006-2010 |
2011-2015 |
2016-2020 |
2006-2020 |
GDP |
15 |
14.9 |
13 |
14.3 |
Agriculture, forestry and fishery |
3.2 |
3.4 |
3.6 |
3.4 |
Industry and construction |
16.8 |
14.5 |
12.3 |
14.5 |
Services |
15.6 |
16.5 |
16.1 |
16.0 |
- Import and export turnover will reach USD 16,189 million by 2010, of which USD 8,662 million will be export turnover. These figures will be USD 24,000 million and USD 14,000 million by 2015 and USD 40,000 million and USD 25,000 million by 2020.
- Labor restructuring will be effected together with economic restructuring toward reducing labor in low-productivity sectors and increasing labor in high productivity and efficiency sectors. The proportion of labor in agriculture, forestry and fishery to the total workforce will drop to 20% by 2010, 14% by 2015 and 10% by 2020; the proportion of labor in industry and construction will rise to 45% by 2010, 48% by 2015 and then reduce to 45% by 2020; the proportion of labor in services will constantly increase from 35% by 2010 to 38% by 2015 and 45% by 2020.
- The urbanization rate will reach 40% by 2010, 50% by 2015 and 75% by 2020. By 2020, Binh Duong will become a centrally run grade-I urban center.
- To well implement target programs on development of national infrastructure systems in the province and social development programs on education and training, hunger eradication and poverty alleviation and settlement of other social issues.
- To firmly maintain political security and social order and safety in all circumstances.
3. Major development orientations:
a/ Economics:
- Industries, cottage industries and handicrafts:
To continue attracting investment in industrial development along the line of diversifying products, attaching importance to industries of a high technological content or using home-made raw materials. To develop industries up to advanced and modern level, turning out products of high competitiveness in the domestic and overseas markets. By 2020, Binh Duong will become a big industrial center in the country and region. The value of industrial production will increase by 30.6%/year on an average in the 2006-2010 period, 26% in the 2011-2015 period and 24.1% in the 2016-2020 period. The localization rate will increase from 55% in 2010 to 60% and 70% by 2015 and 2020, respectively. To reduce the processing proportion. To gradually increase the high-technology content in industrial products. To increase the proportion of clean industries from the current level of 20% to 40%, 50% and 60% by 2010, 2015 and 2020, respectively.
To strongly develop small- and medium-sized industries and traditional trades with a view to creating jobs for rural laborers and attracting laborers from other provinces.
To consolidate and raise the efficiency of industrial parks in the province, to focus on industries of high localization rates. By 2020, the province will have 31 industrial parks with a total area of 9,360.5 hectares and 23 industrial clusters with a total area of 2,704 hectares.
- Trade and services:
To develop the domestic market through expanding trade relations with Ho Chi Minh City, Dong Nai, Ba Ria -Vung Tau and Binh Phuoc provinces and big industrial parks in the southern key economic region, Mekong River delta and other regions. For foreign markets, to concentrate efforts on developing key products and exported products produced in industrial parks in order to raise the export value of these industrial parks and products processed from rubber, cashew, and woodworks. At the same time, to attach importance to the import and supply of supplies and technological devices for the manufacture of goods to serve people's life.
Domestic trade will increase by 18% in the 2006-2010 period and by 15% in the 2011-2020 period. The total value of retailed goods will reach VND 21 billion by 2010 and VND 85 billion by 2020. To build permanent marketplaces in towns, townships and some communes and population clusters. Transport services will be gradually developed to meet production and daily-life needs. The transport value will grow at an annual rate of 26% in the 2006-2010 period, 25% in the 2011-2015 period and 24% in the 2016-2020 period.
Export will be boosted to achieve the total value of USD 8,662 million by 2010, USD 14,000 million by 2015 and over USD 25,000 million by 2020. The proportion of export value of products of light industries, cottage industries and handicrafts will account for 80-85% of the total export value. The total import value will be USD 7,527 million by 2010, USD 10,000 million by 2015 and USD 15,000 million by 2020.
To provide housing services for low-income workers in industrial parks; and develop a housing market for medium- and high-income earners in the direction of building ecological houses in Lai Thieu area and along Saigon river. In the first phase up to 2010, to construct these houses in the area from Lai Thieu to Thu Dau Mot and, in the next phase, to expand the construction up to Dau Tieng lake in order to tap ecological advantages of the area along Saigon river.
Tourism turnover will increase by 13.5% on a yearly average in the 2006-2010 period, around 13% in the 2011-2015 period and 12% in the 2016-2020 period and reach the value of VND 210 billion, 387 billion and 682 billion by 2010, 2015 and 2020, respectively.
- Agriculture-forestry-fishery:
To develop high-yield agriculture in a stable and sustainable manner on the basis of rationally exploiting geographical and resource advantages while conserving and protecting the ecological environment. To conduct agricultural and rural economic restructuring in the direction of producing high-value goods. To develop a new countryside in the process of industrialization and modernization. To apply biotechnologies and use plant varieties and animal breeds of high yield and high quality in order to meet the increasing market demand. To invest in the development of areas under perennial industrial trees such as rubber trees; areas under fruit trees, vegetables, ornamental trees and areas for raising cattles and poultry. To develop forestry towards forest zoning and protection; to plant scattered trees on land areas along roads, canals and in households' gardens. To develop fishery according to aquaculture plannings, closely combining the rearing, preservation and processing of aquatic products with environmental management and protection.
Agriculture will be restructured toward a larger proportion of forestry and fishery. The proportion of agricultural added value will account for 90% of the total added value of agriculture-forestry-fishery by 2010 and reduce to 75% by 2020. The proportion of farming products will gradually reduce from 56% in 2010 to 48% and 42% by 2015 and 2020, respectively. Correspondingly, the proportion of husbandry products will increase from 37% in 2010 to 42% by 2015 and 46% by 2020.
Agriculture-forestry- fishery will attract 20% of the total workforce by 2010, 14% by 2015 and 10% by 2020.
b/ Technical infrastructure:
- Roads:
To develop roads in the direction of connecting with a system of modern national highways up to regional standards, international airports, Thi Vai-Vung Tau port cluster and other technical infrastructure. To develop trunk roads from Binh Duong avenue to Hoa Lu border-gate, from Binh Duong avenue to Dong Xoai, from Binh Duong avenue to Dau Tieng and My Phuoc - Tan Van expressway. To closely coordinate with the Ministry of Transport in building belt-road 3, belt-road 4, and Thuong Tan - Tan Hung - Hung Hoa road. To prepare for the connection to a metro system from the center of Ho Chi Minh City to Thu Dau Mot after 2020. Provincial- and district-level roads will be connected to trunk roads and belt-roads in order to ensure smooth travel to industrial parks and clusters and agricultural areas. To bring into full play the efficiency of railways in the locality.
For waterway navigation: To continue dredging fairways in Saigon, Dong Nai and Thi Tinh rivers; to renovate, upgrade and build a system of ports in service of transport, tourism and life.
- Electricity and water supply:
To make coordinated investment in the upgrading and building of electricity and water supply systems so as to meet production and daily-life needs, especially in industrial parks and urban centers. The annual average electricity growth rate will be 24% in the 2006-2010 period and reduce to 13% in the 2011-2015 period. The total electricity demand will be 6,700 GWh and 12,400 GWh in the period up to 2010 and 2015, respectively. Electricity load for production and daily-life activities will account for 20% and 18% of the total load in the period up to 2015 and 2020, respectively. Electricity load for tourist development will account for 36% of the total load in the 2006-2015 period and be kept at 30% in the period after 2015. By 2010, 247,000 m3 of water will be treated a day and by 2020, 462,000 m3 of water will be treated a day. To ensure that 95-97% of rural households will have access to electricity and clean water by 2010 and this figure will increase to 100% by 2020.
- Communication:
To develop a modern and comprehensive post and telecommunications sector according to digitalization and automation standards in order to ensure smooth communication within the province and connection to the southern key economic region. The telephone density per 100 inhabitants will be 42 telephone sets by 2010, 50 telephone sets by 2015 and 60 telephone sets by 2020; to quickly increase the number of Internet users.
c/ Development of socio-economic sectors:
- Population:
The annual population growth rate will be 4.2% in the 2006-2010 period, 5.9% in the 2011-2015 period and 4.6% in the 2015-2020 period, in which the natural population growth rate will decrease while mechanical growth will be maintained at a rational rate. The population is expected to reach 1.2 million by 2010, 1.6 million by 2015 and around 2 million by 2020 (the population size of grade-I urban centers).
- Education and training:
Education and training development constitutes a strategic mission aiming to qualitatively and quantitatively improve human resources, meeting the demand for strong development of production. Education must be developed in a coordinated manner at all grades, from pre-school and primary education to lower secondary and upper secondary education. To continue building kindergartens and primary schools in communes, wards and townships where these establishments have not yet been built. To separate lower secondary education from upper secondary education according to the model applied uniformly throughout the country by the end of 2007. By 2010, each commune or ward will have at least one lower secondary school. To continue building permanent schools, striving for the target that all schools in the province will satisfy national standards on teaching facilities.
To develop professional secondary education, job training and university education in a rational manner on the basis of planning the network of universities, colleges and vocational schools in the province. To strictly adhere to the policy of socialization of training activities, encouraging all economic sectors to actively participate in human resource training and development in different forms, public, private and people-founded. To attach importance to training a workforce of high technical qualification for hi-tech industries.
To develop job training to meet the demands of industrial parks in and outside the province, and for export.
- Medical services and healthcare for the people:
To develop and perfect the medical network from provincial to grassroots level, ensuring the implementation of the State's healthcare programs and policies. To continuously improve the quality of community healthcare services and properly provide primary healthcare for the people. To consolidate and develop a system of preventive medicine. To attach importance to the development of local pharmaceutical material sources in service of medical treatment, especially in traditional medicine. To strive to reduce the proportion of malnourished children to below 10% by 2010 and 0% by 2020. The average life expectancy will be 75 years by 2010, 77 years by 2015 and 80 years by 2020.
To boost socialization in healthcare activities. To increase investment in the development of the health sector's material foundations, equipment and human resources. To step by step modernize diagnosis and treatment equipment for provincial- and district-level hospitals up to national and international standards. To invest in the construction of a number of regional general hospitals in service of foreign specialists and industrial parks. To promote investment in building a number on non-public hospitals in order to attract sources from various economic sectors for investment in the development of the health sector, meeting the increasing and diversified needs of local and regional people and foreigners. The ratio of medical workers will be 27/10,000 inhabitants, including eight doctors of medicine by 2010, 38/10,000 inhabitants, including 15 doctors of medicine by 2015. By 2020, this ratio will be 55/10,000 inhabitants, including 30 doctors of medicine.
To strongly develop high-quality establishments in order to provide better health services to the people. To attach importance to the construction of a general hospital and an obstetric hospital up to international standards in order to lessen the burden for big hospitals in Ho Chi Minh City, contributing to quickly increasing the structure of social security services in the province after 2015.
- Culture, information, physical training and sports:
To develop and raise the quality of culture and information, physical training and sports activities. To attach importance to developing these activities in rural areas. To consolidate and develop libraries in different places from urban centers to rural areas. To improve the quality of radio and television programs; to build the Radio and Television Station of the province and its relay stations in compatibility with practical conditions and in accordance with the general planning on development of the national radio and television system. To develop and consolidate conservation and museum activities aiming to preserve, restore and promote the value of cultural heritages, historical relics and national identity.
To strive for the target that by 2010, 91% of households will be recognized as cultured households and 73% of population quarters will reach cultural standards. By 2020, these figures will be 96% and 85%.
- Employment, hunger eradication, poverty alleviation and policies towards the meritorious
The labor structure will change to suit the economic structure toward creating a movement of labor from low-productivity sectors to high-productivity and high-efficiency sectors. Jobs will be created annually so that the unemployment rate will increase to under 4.4% by 2010; 4.2% by 2015 and 4% by 2020; and by 2020, trained laborers will account for more than 70% of the total workforce.
To increase laborers' income on the basis of speeding up development growth to a rate equal to and higher than the average rate of the southern key economic region by 2015 and 2020, respectively. To coordinatedly implement hunger eradication and poverty alleviation programs and project, creating opportunities for the poor to benefit from support policies on credit provision, employment and basic social services and, at the same time, increasing their awareness and sense of responsibility and self-reliance to escape from poverty. To care for and assist households with social policy beneficiaries and people with meritorious services to the revolution.
d/ Environment-related issues:
The general viewpoint is that economic growth must be associated with social development and environmental protection, striving for the target of preventing and minimizing environmental pollution. First of all, it is necessary to assess water drainage and environmental sanitation plannings in the process of approving and licensing investment projects. Water drainage systems and environmental sanitation in industrial parks must satisfy set standards. By 2010, 90% of total solid waste volume will be collected, the renovation and upgrading of water drainage and wastewater treatment systems and garbage-collection systems will be basically completed according to planning; 50% of population quarters and industrial clusters will have water drainage and wastewater treatment systems and garbage-collection systems according to planning. The implementation of the approved planning on water drainage and environmental sanitation in South Binh Duong area will be completed. By 2020, these issues will have been completely and coordinatedly solved.
e/ Socio-economic development in association with defense and security:
To build the province, together with its districts, into a firm defense area. To revise plannings and adjust land areas reserved for defense and security so as to meet requirements of defense areas and create favorable conditions for socio-economic development. To timely prevent and effectively struggle against hostile forces, promptly settle disputes among the people and prevent the occurrence of hotpoints in the locality; to adopt appropriate measures so as to reduce traffic accidents.
4. Plan on territorial organization for socio-economic development
a/ Urban areas:
The urbanization process will be carried out quickly towards modernization, with economic growth and economic restructuring playing the leading role. The urbanization rate will reach 40% by 2010, 50% by 2015 and 75% by 2020. Urban population is forecasted to reach 418,000 by 2010 and 1.5 million by 2020. To concentrate efforts on developing urban points in towns and townships of great importance such as Thu Dau Mot, Binh Duong industrial-service-residential complexes, district capitals and urban centers near industrial parks. To expand vicinities and urban centers after the model of rural urbanization on the basis of improving infrastructure connection and social services. To strive to develop Binh Duong province into a centrally run grade-I urban center by 2020. Binh Duong city will be connected with Ho Chi Minh city and Bien Hoa city to form a mega city of the country.
b/ Rural areas:
To develop rural economy in a harmonious manner, gradually reduce the gap between rural and urban areas. To strongly develop rural industries, cottage industries and handicrafts. To restore traditional trade villages. To form areas under vegetables, industrial trees and fruit trees which will supply food for cities, towns, townships, urban centers and industrial parks and raw materials for processing and export. To increase investment in rural areas by attracting resources, developing private economy and applying scientific and technological achievements to production.
c/ Sub-regional development:
Urban space will be developed in the direction of rural urbanization and economic restructuring from agriculture to non-agricultural sectors.
Region I (South Binh Duong) will be for urban, industrial and service development in association with urbanization; have a total area of 538 km2, accounting for 19.96% of the total land area, and a population of 1,248,000, accounting for 62.4% of the total population. Region I consists of Thu Dau Mot urban center, Thuan An and Di An urban centers, and Ben Cat and Tan Uyen new urban centers.
Region II (North Binh Duong) will be for agricultural and rural development; have a land area of 2,157.54 km2, accounting for 80.04% of the total land area, and a population of 752,000, accounting for 37.6% of the total population. To pay attention to the development of agriculture and processing of agricultural products for export. Region II consists of two new districts (to be separated from Tan Uyen and Ben Cat districts), and Phu Giao and Dau Tieng districts.
d/ Urban development roadmap:
Thu Dau Mot township will become a grade-III urban center by 2007 and a grade-II urban center by 2010. By 2010, Binh Duong province will have one provincial city (grade-II urban center) and three towns and four districts with 62 communes, 31 wards and 10 townships. By 2020, Binh Duong will become a centrally run grade-I urban center with six urban districts, four rural districts, 40 communes, 60 wards and 13 townships.
5. Solutions for implementation of the Plan:
a/ Building strong administrations at all levels:
To boost administrative reform, raising the quality of the contingent of cadres and civil servants and clearly defining the powers of agencies and administrations at all levels; to enhance administrative discipline, combating bureaucracy, corruption and wastefulness while ensuring people's democracy rights. This is an important solution to raising the effectiveness of socio-economic management by administrations and agencies at all levels and facilitating the attraction of resources for development investment.
b/ Investment capital:
The investment capital need is estimated at VND 34,955 billion for the 2006-2010 period, VND 70,328 billion for the 2011-2015 period and VND 129,916 billion for the 2016-2020 period. The total investment capital for the whole 2006-2020 period will be around VND 236,000 billion (calculated at 1994 prices).
In order to satisfy the investment capital need, attractive capital mobilization and investment attraction policies must be formulated for each project group and, at the same time, investment orientations must be well drawn up together with investment promotion policies. To boost the development of enterprises of all economic sectors; to attach importance to attracting investment from enterprises outside the province, especially great economic groups and enterprises. To mobilize the utmost capital from land funds for urban development, industries, cottage industries and handicrafts, attaching importance to attracting foreign investment capital, developing the financial market, and accelerating socialization in the health, educational, cultural and sports domains.
c/ Association and coordination between Binh Duong province and Ho Chi Minh City and other provinces in the southern key economic region.
In order to develop in an efficient, balanced and sustainable manner, Binh Duong province should coordinate closely with Ho Chi Minh City and other provinces and cities in the southern key economic region in implementing programs, mechanisms and policies on attraction of foreign investment capital, on industrial development and development of industrial parks and eco-tourism in areas along Saigon river, on information supply and exchange, on development of traffic and transport services, on the raising of the capacity of financial and banking services, education and training, on technology transfer and on housing for medium- and high-income earners in Lai Thieu area and along Saigon river.
d/ Intensifying the research and application of scientific and technological advances to production and life.
e/ Formulating a system of proper measures to encourage and boost the development of non-state economic sectors.
f/ Boosting investment promotion activities and expanding domestic and overseas markets for industrial products.
g/ Formulating appropriate policies for attracting, using, training and developing human resources to meet demands.
h/ Organizing the implementation of the master plan: To publicize the master plan after it is approved; to study and implement the mater plan in a coordinated and comprehensive manner; to draw up plans so as to ensure the effective implementation of the master plan; and regularly update, amend and supplement the master plan when necessary.
Article 2.- The Decision approving the master plan on socio-economic development of Binh Duong province up to 2020 will serve as a basis for the elaboration, approval and implementation of specialized plannings (construction planning, land-use plannings and plans and other specialized plannings) and investment projects in Binh Duong province.
Article 3.- To assign the People's Committee of Binh Duong province to base itself on socio-economic development objectives, tasks and orientations of the province stated in this master plan to coordinate with concerned ministries and branches in directing the elaboration, approval and implementation of:
- Strategic environmental impact assessment reports;
- Adjustments to plannings on development of the system of urban centers and population quarters, construction plannings, land-use plans and plannings, and branch development plannings so as to ensure comprehensive and coordinated development.
- Studying, formulating and promulgating or proposing competent state agencies to promulgate a number of mechanisms and policies in response to development requirements of the province in each period in order to attract and mobilize resources for the implementation of the master plan.
Article 4.- To assign concerned ministries and branches to assist the People's Committee of Binh Duong province in formulating the abovesaid plannings; study, formulate and propose competent state agencies to promulgate a number of mechanisms and policies in response to socio-economic development requirements of the province in each period in order to mobilize and effectively use resources, encourage and attract investment so as to ensure the fulfillment of the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations approved in the master plan. To accelerate the investment in and implementation of regional works and projects important to the development of the province, in which investment has been decided. To study, adjust and supplement branch development plannings and plans on investment in related works and projects.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 6.- The president of the People's Committee of Binh Duong province, ministers, heads of ministerial-level and government-attached agencies shall implement this Decision.
|
THE PRIME MINISTER |
APPENDIX
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 81/2007/QD-TTg of June 5, 2007)
ECONOMIC INFRASTRUCTURE PROJECTS
WATER SUPPLY WORKS
1. Di An water drainage system
2. The project on South Binh Duong garbage treatment complex
3. South Thu Dau Mot water drainage and urban sanitation, funded with 1880VIE(SF) loan, including an ODA amount of VND 3,000 million
4. Water drainage system of Thu Dau Mot town (phase 2)
5. Dredging Bung Biep, Cat spring
6. Dredging Giua spring, Thu Dau Mot town
7. Chom Sao Suoi Don water drainage
8. Chanh Nghia-Phu Tho dyke system
9. Apartment building in Phu Hoa ward
10. Comprehensively upgrading the water-supply system for the provincial town
11. Water drainage and wastewater treatment systems for South Binh Duong urban center cluster
12. Tan Hiep water plant
13. Dredging Tan Phuoc Khanh spring
AGRICULTURE
14. The project on planting 5 million hectares of forests
- Afforestation project of the Cau mountain - Dau Tieng project management board
- Afforestation project of Phu Binh forestry farm
15. An Son Lai Thieu intrafield irrigation system
TRANSPORT
16. Upgrading provincial road 744, the section from Giua spring to Cat bridge (Km 32 + 000 to Cat bridge)
17. Bridge connecting Thanh Hoi islet
18. Building Thu Bien bridge
19. Building An Linh-An Long bridge
20. Nguyen Thi Minh Khai road
21. Bridge connecting Bach Dang islet
22. My Phuoc - Tan Van expressway
23. Provincial road 744 (the section from Ong Co bridge to Km 32 + 000)
24. Nguyen Chi Thanh road (from Giua spring T-junction to Ong Co bridge)
25. Extended Bach Dang road
26. Thuong Tan - Tan Hung - Hung Hoa road
27. Building Chau Van Tiep road (Lai Thieu bridge -Saigon river bank)
28. Building a new road close to provincial road 745 - Binh Duong avenue
29. Chau Van Tiep road (Tan Phu bridge - Lai Thieu bridge)
30. Gia Long road (Tan Phu bridge - Lai Thieu bridge)
31. Hoang Hoa Tham 2 road, Thu Dau Mot town
32. Building new Phu Long bridge
33. Building An Linh - An Long concrete bridge
34. Building a new route from National Highway 13, Thoi Hoa - An Tay Section
35. Upgrading provincial road 747b, the 14.037 km-long section from Cong Cu temple to Hoi Nghia
SOCIO-CULTURAL INFRASTRUCTURE
HEALTH FACILITIES
36. Binh Duong Medicine College
37. Investment in the general hospital in the 2003-2005 period
38. Supply of equipment for the provincial general hospital
39. Functional rehabilitation hospital
40. Pediatrics hospital
41. Tuberculosis hospital
42. Psychiatrics Hospital
EDUCATION
43. Hung Vuong Upper Secondary School (phase IV)
44. Binh Duong province upper secondary school for talented pupils
45. Sports-oriented school
46. Supply of informatics equipment and devices for schools
47. Binh Duong University
48. Binh Duong Technical Secondary School
49. Binh Duong Technical Training School
CULTURAL WORKS
50. Binh Duong province entrance gate
51. Kien An forest relic
52. The provincial stadium-competition house
53. Di An Culture, Physical Training and Sports Center
54. Monument center within the historical relic of Iron Triangle tunnel (phase 2)
55. Upgrading the provincial fallen heroes’ cemetery
56. Dau Tieng Cultural, Physical Training and Sports Center (compensation phase)
57. Physical training and sports complex
58. Competition swimming pool of the provincial Physical Training and Sports Service
59. Mobile television vehicle
60. Equipment and facilities for production of digital programs
61. Investment in development of the Radio and Television Station in the 2006-2010 period
62. FM radio studio
PROGRAMS ON TECHNOLOGICAL APPLICATION TO MANAGEMENT ACTIVITIES
63. Application of information technology to education and training management
64. Supply of the trunking radio system for the provincial Police Department
STATE MANAGEMENT - SECURITY AND DEFENSE
STATE MANAGEMENT
65. Guess house of the provincial Party Committee
66. Expansion of the working office of the provincial Natural Resources and Environment Service
67. The provincial archival center
68. Working offices of Party and State agencies and associations of Di An district
69. Working offices of the People’s Council and People’s Committee of Tan Uyen district
70. Renovating, upgrading and expanding the working office of the People’s Committee of Thuan An district
SECURITY AND DEFENSE
71. The suburban traffic observation system
72. Infantry battalion 1 - the Military Command
73. Civilian-Military Hospital - the Military Command
INDUSTRIAL PARKS AND CLUSTERS
74. One industrial cluster in Thu Dau Mot town
75. Six industrial parks and two industrial clusters in Di An district
76. Three industrial parks and three industrial clusters in Thuan An district
77. Five industrial parks and 10 industrial clusters in Tan Uyen district
78. Nine industrial parks and four industrial clusters in Ben Cat district
79. An industrial park and two industrial clusters in Dau Tieng district
80. An industrial park and an industrial cluster in Phu Giao district
81. Six industrial parks in Binh Duong industrial-service-urban complex
* Note: The location, scope, land areas and investment capital level of the above works and projects will be calculated, selected and determined specifically in each period of elaboration and approval of investment projects, depending on the demand and capacity of investment capital balance and mobilization.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây