Quyết định 677/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 - 2010

thuộc tính Quyết định 677/TTg

Quyết định 677/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 - 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:677/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:23/08/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 677/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 677/TTg NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - Xà HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI KỲ 1996-2000

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại Công văn số 36/PTV ngày 06 tháng 01 năm 1997, của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Công văn số 1924/HĐTĐ ngày 03 tháng 4 năm 1997;

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996-2010 với định hướng chủ yếu sau:

 

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:

 

Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bìhh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây; có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc - Tây Bắc - Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng không của các tỉnh miền Bắc; có Thủ đô Hà Nội, Trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước.

 

II- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUNG:

 

1- Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước.

2- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước khoảng 1,2 - 1,3 lần.

3- Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, về cơ bản điện khí hoá toàn vùng.

4- Đến năm 2010, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 8 đến 9 lần so với năm 1996; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1400 USD.

5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.

6- Phát huy đầy đủ nguồn lực của các thành phần kinh tế. Kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế với tỷ trọng khoảng 60% trong GDP. Khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước cùng phát triển.

7- Xây dựng xã hội văn minh, giảm chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, nhân dân có cuộc sống ấm no, có đủ nhà ở kiên cố, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hoá cao.

8- Giữ vững kỷ cương, trật tự công cộng, an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

 

III- MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

 

1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng khoảng 11% (giai đoạn 1996-2000) và khoảng 14% (giai đoạn 2001-2010);

Chuyển dịch cơ cấu GDP trong vùng theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; đến năm 2000, dịch vụ chiếm khoảng 51%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 33%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 16%; đến năm 2010, dịch vụ chiếm khoảng 50%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 7%.

2- Tập trung đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh;

3- Phát triển nhanh hai tuyến công nghiệp dọc quốc lộ 18 và quốc lộ 5;

4- Hình thành cụm công nghiệp, văn hoá, khoa học, du lịch phía Tây Hà Nội;

5- Hoàn chỉnh và nâng cấp kết cấu hạ tầng;

6- Phát triển mạnh du lịch và dịch vụ;

7- Phát triển nhanh kinh tế biển;

8- Giữ gìn môi trường sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội;

9- Bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng.

 

IV- NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

 

1. Về phát triển nông nghiệp:

- Tham gia tích cực nhiệm vụ bảo đảm an toàn lương thực quốc gia. Nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất lúa, ngô chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu;

- Khai thác tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, chất lượng cao; phát triển và làm giầu môi trường sinh thái, tiết kiệm đất đai trong phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng;

- Xây dựng các vùng chuyên canh và phát triển sản xuất rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa và vật nuôi nhằm tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2000, tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi khoản 35-40% so với giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp; tỷ trọng giá trị sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp đạt trên 35% so với giá trị sản phẩm trồng trọt;

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển, đánh bắt thuỷ sản ven bờ;

- Phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghiệp chế biến, với xây dựng nông thôn mới; tiến tới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền nông nghiệp và nông thôn;

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, trước hết là các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, các cơ sở giống, các mô hình trình diễn kỹ thuật.

2. Về phát triển công nghiệp:

- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao để làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trong vùng;

- Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kết hợp sản xuất hàng thay thể nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước với chất lượng cao; giảm xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phầm, tăng xuất khẩu thành phẩm (trên 70% qua chế biến có giá trị cao);

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Khuyết khích các ngành sản xuất tư liệu sản xuất; đổi mới công nghiệp cơ khí; phát triển công nghiệp điện tử, đưa tin học vào các hoạt động kinh tế, quản lý và xã hội; phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường;

- Ưu tiên phát triển công nghiệp kỹ thuật cao; công nghiệp nhẹ (dệt, da, giầy, nhựa, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em, thủ công mỹ nghệ); công nghiệp cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, tin học; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ - hải sản; công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản như kim loại màu, thép, vật liệu xây dựng; công nghiệp nặng và nguyên liệu;

- Đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, theo tuyến quốc lộ 21A, quốc lộ 1, quốc lộ 5 và quốc lộ 18.

3. Về phát triển các ngành dịch vụ:

- Khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các ngành du lịch, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các tỉnh trong vùng và các tỉnh lân cận;

- Mở rộng mạng lưới thương mại, phát triển các trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho nhân dân trong vùng và các tỉnh lân cận;

- Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động du lịch, thông tin liên lạc, các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các dịch vụ khác.

4. Về phát triển cơ sở hạ tầng:

- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không theo quy hoạch: nâng cấp hệ thống cảng, sân bay; hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn; nâng cao chất lượng vận tải và các dịch vụ vận tải, chú trọng phát triển giao thông nông thôn, điện khí hoá nông thôn; đa dạng hoá và hiện đại hoá các loại dịch vụ thông tin liên lạc;

- Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển, các cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống và hạn chế bão lụt; hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu đồng bộ và cơ bản hoàn thành việc bê tông hoá hệ thống kênh mương;

- Bảo đảm nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn.

- Cơ bản hoàn thành điện khí hoá trong vùng;

- Nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, bệnh xá, nhà văn hoá;

- Bố trí không gian công nghiệp: Hình thành ba cụm công nghiệp và các hành lang phát triển công nghiệp chính: cụm Hà Nội, cụm Hải Phòng, cụm phía Nam của vùng (gồm Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình và Tam Điệp); các khu công nghiệp trên các hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 21A và quốc lộ 10;

- Hình thành một mạng lưới đô thị gồm các cấp: thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn, thị tứ phân bố đều trên toàn vùng với các đô thị trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Mạng lưới đô thị nêu trên là cơ sở để phát triển đô thị hoá, hiện đại hoá các điểm dân cư nông thôn trong vùng.

5. Về phát triển các ngành văn hoá - xã hội:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng và cả nước;

- Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp các bệnh viện thuộc Trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội, thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình;

- Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống phát thanh truyền hình, bảo đảm nhu cầu thông tin của nhân dân. Phát triển hoạt động thể dục thể thao rộng rãi trong nhân dân, nâng cao trình độ một số môn có tiền năng thi đấu trong nước và quốc tế;

- Lồng ghép các chương trình quốc gia phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo trên toàn vùng.

 

V- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1- Để thực hiện quy hoạch, cần có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng. Phải thể hiện và cụ thể hoá phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng các chương trình phát triển và các dự án đầu tư cụ thể trên địa bàn từng tỉnh trong vùng.

2- Cần cụ thể hoá và để xuất các giải pháp về huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ và nôi trường, mở rộng thị trường bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của toàn vùng, phù hợp với từng tỉnh, từng thành phố trong vùng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định (những vấn đề vượt thẩm quyền của địa phương) nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong quy hoạch.

3- Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, cần ra soát các chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, danh mục các dự án đầu tư và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý để đưa dần vào kế hoạch hàng năm của từng tỉnh, từng thành phố trong vùng. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, phải cập nhật tình hình; có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời.

 

Điều 2.- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đồng bằng sông Hồng và các Bộ, ngành Trung ương cần có kế hoạch cụ thể 5 năm, hàng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi chỉ đạo của Bộ, ngành và tỉnh mình theo các mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra trong quy hoạch này.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đồng bằng sông Hồng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt một cách chặt chẽ. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố nêu trên trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình và các dự án đã đề ra nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh, thành phố với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

 

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng có quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 677/TTg
Hanoi, August 23, 1997
 
DECISION
APPROVING THE 1996-2010 MASTER PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE RED RIVER DELTA
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Science, Technology and Environment in Official Dispatch No.36/PTV of January 6, 1997 and of the Chairman of the State Council for Appraisal of Investment Projects in Official Dispatch No.1924/HDTD of April 3, 1997,
DECIDES:
Article 1.- To approve the 1996-2010 master plan for socio-economic development in the Red River Delta along the following major orientations:
I. POSITION AND FUNCTIONS:
The Red River delta includes the following provinces and cities directly under the Central Government: Hanoi, Hai Phong, Hai Duong, Hung Yen, Thai Binh, Nam Dinh, Ha Nam, Ninh Binh and Ha Tay; occupies the central position in the exchange between northeastern Vietnam, northwestern Vietnam, the northern Midlands and northern Central Vietnam; is a sea and air gateway of northern provinces; and embraces Hanoi capital, the political, economic, commercial, cultural, scientific and technical center of the whole country.
II. GENERAL DEVELOPMENT OBJECTIVES:
1. To develop the Red River delta into one of the regions as the motive force for industrial and agricultural development in the whole country.
2. To achieve an economic growth rate of 1.2 - 1.3 times the national average for the whole region.
3. To achieve a level of relative modernization of the productive force and the basic electrification of the region.
4. To increase social labor productivity by eightfold to ninefold compared with 1996; and achieve an average per-capita GDP of around 1,400 USD by 2010.
5. To restructure the economy by increasing the shares of industry and services, while gradually reducing the agricultural share in the GDP.
6. To bring into full play the resources of all economic sectors. The State-run economic sector shall play the leading role and together with the cooperative economic sector serve as the foundation of the national economy, accounting for about 60% of the GDP. To encourage and create conditions for the parallel development of the private economy and the State capital economy.
7. To build a civilized society, to narrow the gap in living standards between urban and rural areas; to build a prosperous life for the people with enough brick or concrete dwelling houses, with favorable conditions for travel, schooling and medical treatment and with a higher-level cultural life.
8. To firmly maintain discipline, public law and order, social safety and ensure security and defense.
III. SPECIFIC OBJECTIVES AND MAJOR TARGETS:
1. The average GDP growth rate of the region shall be around 11% (in the 1996-2000 period) and around 14% (in the 2001-2010 period);
The region�s GDP shall be restructured along the direction: service-industry-agriculture with services accounting for around 51%, industry and construction for around 33%, and agriculture- forestry-fishery for around 16%; by the year 2000, GDP shall be respectively about 50% for services, about 43% for industry and construction and about 7% for agriculture-forestry-fishery;
2. To concentrate on stepping up the development of northern Vietnam�s key economic area, comprising Hanoi, Hai Phong and Quang Ninh;
3. To quickly develop two industrial complexes along Highways No.18 and No.5;
4. To form industrial, cultural, scientific and tourist centers in western Hanoi;
5. To complete and upgrade the infrastructures;
6. To strongly develop tourism and services;
7. To quickly develop the maritime economy;
8. To preserve the ecological environment as well as the socio-economic environment;
9. To firmly maintain security and defense.
IV. MAJOR DEVELOPMENT TASKS:
1. Regarding agricultural development:
- To actively participate in ensuring national food safety. To quickly form areas specialized in the production of high-quality rice and corn to meet consumption, reserve and export demands;
- To efficiently exploit the land potentials so as to build and develop a diversified commodity agriculture of high quality; to develop and enrich the ecological environment, to economically use land in the development of industry and infrastructure construction;
- To build up areas specialized in growing and developing vegetables, fruits, short-term industrial plants, fruit-trees and flowers and livestock breeding so as to quickly increase their percentages in the gross agricultural product. By the year 2000, husbandary product value shall make up about 35-40% of the gross agricultural product; and the value of fruit-tree and industrial plant products shall account for more than 35% of the agricultural product value;
- To develop coastal aquaculture and fishing;
- To develop agriculture in parallel with the processing industry and the building of a new-type countryside; proceed toward achieving agricultural and rural industrialization and modernization;
- To strengthen the technical and material foundation for agricultural production and processing industry, first of all the scientific and technological research institutions, breed supply establishments, and technical demonstration models.
2. Regarding industrial development:
- To achieve a high rate of industrial development so as to create a motive force for the development of the economic branches in the region;
- To give priority to the development of industries that produce export goods in combination with the production of import substitutes by using high-quality domestic materials; to reduce the export of raw materials and semi-finished products while increasing the export of finished products (more than 70% of which must go through processing and have high value);
- To strongly develop consumer goods industries. To encourage branches to manufacture means of production; to renovate manufacturing industry; to develop the electronic industry, apply informatics to economic, managerial and social activities; to selectively develop those industries which cause little pollution to the environment;
- To give priority to the development of high-tech industries; light industries (textile, leather, shoe making, plastics, teaching equipment, children�s toys, handicarft articles); manufacturing industry, electric and electronic techniques, informatics; the processing of agricultural, forest, and aquatic products; the production of basic materials like non-ferrous metals, steel, construction materials; heavy industry and raw materials;
- To invest in the construction of a number of industrial parks in Hanoi, Haiphong and Hai Duong along Highways No.21A, No.1, No.5 and No.18.
3. Regarding the development of services:
- To exploit the advantages of the region�s geography to quickly develop tourism and services, meeting the demand of the provinces in the area and neighboring provinces;
- To expand the commercial network and develop trade centers to ensure the supply of goods and services for people in the region and neighboring provinces;
- To expand tourist activities, communications, banking, financial, ensurance and other services, and raise their quality and efficiency.
4. Regarding the development of infrastructure:
- To develop land, water and air transport in accordance with the general plan: to upgrade the system of seaports and airports; to perfect the mass transit systems in big cities; to raise the quality of transport and transport services, attach importance to the development of rural communications and electrification; to diversify and modernize communication services;
- To upgrade and perfect the system of river and sea dikes and infrastructures in service of flood and storm prevention, combat and control; to build up a comprehensive irrigation and drainage system and basically complete the reinforcement of the dike system with concrete;
- To meet the demand of clean water for production, business and daily life; improve the living and environmental conditions in urban and rural areas.
- To basically complete electrification of the area;
- To upgrade the system of schools, hospitals, clinics and cultural houses;
- To arrange industrial spaces: to form three industrial clusters and major industrial development corridors: Hanoi, Hai Phong and the southern cluster (including Nam Dinh, Phu Ly, Ninh Binh and Tam Diep); and industrial parks along the corridors of highways No.1, No.5, No.18. No.21A and No.10;
- To form a network of urban agglomerations, including cities directly under the Central Government, provincial cities, towns, district towns, and townships evenly distributed in the whole region around Hanoi, Hai Phong and Nam Dinh centers. The above-said network shall serve as basis for promotion of urbanization and modernization of the rural population areas in the region.
5. Regarding socio-cultural development:
- To raise the quality and efficiency of educational and training system so as to meet the requirements of regional and national industrialization and modernization;
- To expand the network of primary healthcare and medical examination and treatment for the people, to invest in upgrading hospitals attached to the Hanoi intensive healthcare center, and implement well the family planning program;
- To expand the radio and television broadcasting system and raise its quality to meet the people�s demand for information. To widely expand physical education and sport activities among the population and raise the level of some sports with good potentials for competition at home and abroad;
- To incorporate national programs for socio-economic development so as to implement well the program on hunger elimination and poverty alleviation in the whole region.
V. MAIN SOLUTIONS:
1. To implement the master plan, there should be a system of comprehensive measures to mobilize every resource inside and outside the country for socio-economic development of the Red River delta. It is necessary to reflect and concretize the master plan�s major orientations and tasks of socio-eonomic development, the long-term, medium-term and short-term plans in the development programs and specific investment projects on the territory of each province in the region.
2. It is necessary to concretize and propose solutions for the mobilization of capital, development of human resources, science, technology and environment, to expand markets through mechanisms and policies suitable to the characteristics of the whole region, to each province or city in the region and submit them to the Prime Minister for consideration and decision (for issues beyond the competence of the local authorities), with a view to fulfilling well the objectives, tasks and specific norms for the socio-economic development already set in the master plan.
3. On the basis of the approved master plan, it is necessary to revise the regional socio-economic development programs and list of investment projects and arrange them rationally according to the order of priority so that they can be gradually put into the annual plan of each province or city in the region. In the course of implementing the master plan, it is necessary to update information; make preliminary and final review so as to draw experiences for evaluation and timely readjustment.
Article 2.- The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and located in the Red River delta shall, together with the ministries and branches at the central level, elaborate detailed five-year plans and annual plans for organizing the implementation of the specific programs and projects under their respective management in accordance with the targets and development orientations already set in this master plan.
The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and located in the Red River delta shall have to closely inspect and supervise the implementation of the approved master plan. The ministries and branches at the central level shall have to coordinate with and support the above-said provinces and cities in organizing the implementation of the elaborated programs and projects already adopted in order to ensure uniformity between the master plan on the socio-eonomic development of each province or city, and the planning on key economic areas in Northern Vietnam, the territorial planning of the Red River delta and of the whole country.
Article 3.- This Decision takes effect from the date of its signing. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in the Red River delta and the related provinces shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 677/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất