Quyết định 647/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020

thuộc tính Quyết định 647/QĐ-TTg

Quyết định 647/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:647/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:26/04/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Năm 2020, 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ xã hội

Đây là mục tiêu được đề ra tại Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/ADIS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020, được ban hành theo Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/04/2013.
Tại Đề án này, Thủ tướng chủ trương huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, trong đó, đến năm 2020, 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp.
Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nội dung quan trọng cần thực hiện là tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và áp dụng mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho cho các đối tượng trẻ em này. Bên cạnh đó, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà ở xã hội để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có được điều kiện chăm sóc tốt nhất; xây dựng mô hình ngôi nhà tạm lánh để tiếp nhận, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa tại một số địa phương…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định647/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------------------

Số: 647/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI

KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI, TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS,

TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, TRẺ EM KHUYẾT TẬT NẶNG

VÀ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THIÊN TAI, THẢM HỌA DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

GIAI ĐOẠN 2013 – 2020

----------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020 (sau đây gọi là Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020) với những nội dung cơ bản sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung:

Huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trẻ em bình thường tại nơi cư trú.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

a) 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp.

b) Phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

c) Nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và cộng đồng.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Xây dựng chính sách, pháp luật về huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2. Tiếp tục thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và một số mô hình trợ giúp khác.

3. Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng mô hình ngôi nhà tạm lánh để tiếp nhận, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa tại một số địa phương.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

III. CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN

1. Truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

4. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động khác (nếu có).

Điều 2. Phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai Đề án trên phạm vi cả nước; điều phối các hoạt động của Đề án; chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung, giải pháp đã được phân công trong Đề án này theo quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

2. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế trong việc trợ giúp khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện miễn, giảm các khoản đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hằng năm, bố trí ngân sách để thực hiện Đề án, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan vận động các nguồn viện trợ nước ngoài cho công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền thông trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

7. Các Bộ, ngành liên quan khác, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án; nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về phát triển công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố.

c) Bố trí ngân sách thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

9. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; huy động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tham gia công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  647/QD-TTg dated April 26, 2013 of the Prime Minister approving the Scheme on caring helpless orphans, neglected children, HIV/AIDS infected children, victims of chemical toxic, serious disable children and children that are affected by natural disasters and community-based disasters in 2013-2020

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Decision No. 1555/QD-TTg dated October 17, 2012 of the Prime Minister, on approving the national action program for children in the 2012-2020 period;   

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECIDES:

Article 1.To approve the scheme on caring helpless orphans, neglected children, HIV-AIDS-infected children and children being victim of chemical toxic, serious disable children and children influenced by natural disasters, other community-based disasters in the 2013-2020 period (hereinafter called Scheme on caring children with special difficult community-based circumstance in the 2013-2020 period) with primary contents as follows:

I. SCHEME’S OBJECTIVES

1. General objectives:

Mobilizing the participation of society, especially families and community in caring and providing assistances for children with special difficulty circumstance to stabilize life, have opportunity for realization of children s rights and integrate into the community in accordance with law; developing the caring modalities for children with special difficult circumstance that rely on assistance of community; gradually narrowing the living gap between children with special difficult circumstance with normal children in their residence.

2. Specific objectives by 2020:

a. 95% of children with special difficult circumstance shall receive the assistance and be provided suitable social services.

b. To develop modalities of receipt for the defined-term nurturing with respect to children with special difficult circumstance; the semi-boarding caring for seriously-disable children, children being victim of chemical toxic, HIV/AIDS-infected children. 

c. To improve the quality of caring, providing assistance with respect to children with special difficult circumstance at social relief establishments, social houses and community.

II. SCHEME’S OPERATIONAL CONTENTS

1. To formulate policies and laws on mobilization of participation of community in caring and assisting children with special difficult circumstance.

2. To implement the pilot modalities of which families and individuals receiving for nurturing children with special difficult circumstance; provision of vocational training in association with creating jobs for children with special difficult circumstance and several other assistance modalities. 

3. To improve the material facilities and equipment for social relief establishments and social houses to be eligible for caring children with special difficult circumstance; formulating modality of temporary shelters for receiving and nurturing children influenced by natural disasters, other disasters in some localities.

4. To set up the database and information system of social relief for children with special difficult circumstance.

III. SCHEME’S SOLUTIONS

1. To perform communication activities to raise awareness and responsibility of community in caring and assisting children with special difficult circumstance.

2. To strengthen examination, supervision and evaluation in execution of policies and laws on caring and assisting children with special difficult circumstance.

3. To step up the science studies in areas of prevention, detecting, early intervention and caring for children with special difficult circumstance that rely on community.

4. To strengthen the cooperation with foreign organizations, individuals in technical, experience and resource supports to care for children with special difficult circumstance that rely on community.

IV. FUNDING FOR SCHEME IMPLEMENTATION

To fund for implementation of scheme is covered by the State budget, and is allocated in the annual budget estimates of Ministries, central and local agencies; grants, aids, and other mobilized resources (if any).

Article 2.Responsibilities assignment of Ministries, sectors

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other relevant Ministries, sectors and the provincial People’s Committee in carrying out the Scheme nationwide; coordinate activities of the Scheme; assume the prime responsibility for organization and implementation of contents, solutions that it has been assigned in this Scheme in accordance with the existing regulations; guide, examine and sum up the situation of implementation of the Scheme and periodically report to the Prime Minister; organize preliminary and final reviews on implementation of the Scheme.

2. The Ministry of Health shall provide direction and guidance for medical establishments in medical examination and treatment assistance for children with special difficult circumstance.

3. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other relevant Ministries and sectors in carrying out the education and integration program for children with special difficult circumstance; provide direction and guidance for educational facilities in exemption or reduction of payable amounts to build material facilities applicable to children with special difficult circumstance.

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, based on the annual the State budget capacity, allocate budget for implementation of Scheme, guide, inspect, examine the utilization of budget for Scheme implementation in accordance with the State budget law and other relevant laws.

5. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other relevant Ministries, sectors and localities in mobilization foreign aid for caring children with special difficult circumstance that relies on community.

6. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in formulating the communication plans on caring children with special difficult circumstance that relies on community; provide directions for the information and communication agencies in stepping up the propagation on caring children with special difficult circumstance that relies on community.

7. Other relevant Ministries and sectors shall, based on their assigned functions and tasks, carry out the Scheme; study, formulate, issue under their authorities or submit to competent agencies for issuance of policies and laws on development of caring for children with special difficult circumstance that relies on community.

8. The provincial People’s Committee shall:

a. Formulate the plans to implement the Scheme on caring children with special difficult circumstance that relies on community.

b. Direct and carry out contents, solutions of the Scheme in provinces and cities.

c. Allocate budget for Scheme in accordance with the State budget law.

9. The Central Committee of Vietnam Fatherland Front and its members should participate in propagation, popularization and education on policies and laws, examination, supervision over implementation of policies and laws on caring children with special difficult circumstance that relies on community; mobilize their individual and organizational members in caring for children with special difficult circumstance that relies on community.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date.

Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, heads of relevant agencies and organizations, the chairpersons of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decision.

For the Prime Minister

Deputy Minister

Nguyen Thien Nhan

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 647/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất