Quyết định 62/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ thời kỳ từ nay đến năm 2010 (điều chỉnh)

thuộc tính Quyết định 62/2000/QĐ-TTg

Quyết định 62/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ thời kỳ từ nay đến năm 2010 (điều chỉnh)
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:62/2000/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:06/06/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 62/2000/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 62/2000/QĐ-TTG
NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2000 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH CẦN THƠ THỜI KỲ
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 (ĐIỀU CHỈNH)

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Công văn số 33/TĐNN ngày 05 tháng 4 năm 2000,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ thời kỳ từ nay đến năm 2010 (điều chỉnh) với những nội dung chủ yếu sau:

 

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
VÀ MỤC TIÊU CƠ BẢN:

 

1. Phương hướng phát triển:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển kinh tế bền vững và an ninh quốc phòng.

- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ suất hàng hoá, dịch vụ; tăng cường sản phẩm có hàm lượng chất xám thông qua phát huy vai trò của khoa học và công nghệ, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, huy động tối đa nội lực; tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua liên doanh, liên kết về kỹ thuật, công nghệ nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ đời sống và mở rộng xuất khẩu.

- Thực hiện chiến lược con người thông qua phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội, xây dựng xã hội công bằng văn minh, bảo đảm cho người dân được cung ứng các dịch vụ phúc lợi, nhất là vùng sâu, vùng xa, các gia đình và đối tượng chính sách.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh trong quá trình mở cửa hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.

2. Nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.

- Đẩy mạnh sự nghiệp phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ, nhất là việc sử dụng các loại giống mới, tạo ra sản phẩm mới phục vụ nhu cầu dân sinh và xuất khẩu.

- Từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chiến lược từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong sạch, được phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh, trong đó thành phố Cần Thơ với vị trí và chức năng là thành phố trung tâm cấp vùng.

- Phát triển văn hoá - xã hội, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng vấn đề nhà ở, nước sạch, từng bước nâng cao dân trí, nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Thực hiện tốt cơ chế dân chủ cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng vững mạnh.

3. Mục tiêu phát triển:

a) Về kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2010 từ 8-9%/năm;

- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 13%/năm;

- Thu nhập bình quân (đầu người/năm): Năm 2000 đạt 358USD, năm 2005 đạt 550USD, đến năm 2010 đạt 875USD.

- Tăng tỷ lệ tích lũy/GDP từ 21,5% năm 2000 lên 23% năm 2005 lên 25% năm 2010.

b) Về xã hội.

Phấn đấu thực hiện tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,50% vào năm 2000, 1,32% vào năm 2005 và 1,15% vào năm 2010; giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 6,75% vào năm 2000 xuống khoảng 3% vào năm 2010; phấn đấu xoá hẳn các hộ đói vào năm 2000, giảm các hộ nghèo xuống mức thấp nhất vào năm 2010; tăng tỷ lệ hộ dùng điện từ 72% năm 2000 lên 90% vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2005 phổ cập giáo dục trung học cơ sở 60% phường, thị trấn, 50% số xã để đến năm 2010 hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn tỉnh; thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế của tỉnh. Từng bước khống chế bệnh sốt rét, giảm tỷ lệ mắc bệnh lao xuống dưới 5%, thực hiện toàn dân dùng muối iốt; làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu; xoá bỏ các tệ nạn xã hội.

 

II. PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC KINH TẾ - Xà HỘI:

 

1. Nông nghiệp.

Phấn đấu giai đoạn từ 2001-2010 đạt mức tăng trưởng nông nghiệp bình quân từ 3-3,5%, bảo đảm an toàn lương thực và đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu. Thực hiện thâm canh cao, từng bước hình thành các vùng cây chuyên canh, ứng dụng các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, nâng cao tỷ suất hàng hoá nông sản từ 65% năm 2000 lên 80% vào năm 2010. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây lúa với giống tốt, chất lượng cao, hạ giá thành, có khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển sản lượng lương thực. Phát triển mạnh việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến... thuỷ hải sản nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh Cần Thơ. Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí và từng bước cải thiện đời sống nông dân. Phát triển nông nghiệp phải gắn kết với việc bảo vệ môi trường sinh thái, mở rộng thị trường, tạo thuận lợi cho phát triển bền vững.

2. Công nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp trọng điểm, chú trọng phát triển các cụm công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhằm từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Phấn đấu mức tăng trưởng công nghiệp thời kỳ từ 2001-2010 đạt từ 13-14%. Phát triển công nghiệp để từng bước thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng công nghệ sau thu hoạch; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng vừa ổn định nhịp độ phát triển các ngành có tỷ trọng lớn, vừa tăng nhanh tỷ trọng các ngành mũi nhọn như điện tử, tin học, hoá chất... Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Gắn quá trình phát triển công nghiệp với việc hình thành đô thị và đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư.

3. Thương mại, du lịch và dịch vụ.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thương mại, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường nông thôn nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Tiến hành liên doanh, liên kết với các tổ chức thương mại, với các tỉnh trong vùng và cả nước để trao đổi hàng hoá, sản phẩm nhằm kích cầu cho sản xuất phát triển, phấn đấu tăng thị phần những mặt hàng tinh chế. Từng bước đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển du lịch Cần Thơ theo hướng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng... của khách du lịch trong nước và ngoài nước. Từng bước liên kết kinh doanh du lịch trong vùng và liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4. Kinh tế đối ngoại.

Thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại năng động trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tiến hành liên doanh, liên kết nhằm từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Xây dựng chương trình xuất khẩu trên cơ sở phát huy ưu thế về đất đai, lao động để từng bước tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến lương thực - thực phẩm, công nghệ thông tin, chế biến vật liệu mới... Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

5. Kết cấu cơ sở hạ tầng:

Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội theo khả năng và điều kiện cho phép. Kết hợp xây dựng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi với phát triển giao thông thuỷ, bộ, nhất là giao thông nông thôn, trong đó cần giải quyết sớm hệ thống cầu phục vụ giao lưu kinh tế - xã hội.

Nâng cấp các tuyến đường quốc lộ 1, 91 lên đường cấp II đồng bằng; 80, 91B, 61 lên cấp III đồng bằng. Nâng cấp các trục đường tỉnh, đường huyết mạch quan trọng tạo điều kiện cho các tiểu vùng phát triển. Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường huyện.

Mở rộng cảng Cần Thơ, Cái Cui kết hợp với nạo vét luồng Định An.

Cải tạo và nâng cấp sân bay Cần Thơ.

Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 90% số hộ dùng điện, trong đó nông thôn 85%.

Về bưu điện: đến năm 2010 phấn đấu đạt 8,5 máy/100 dân. Thực hiện chiến lược phát triển với tốc độ cao, hiện đại và bền vững, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài tỉnh thuận lợi, chính xác.

6. Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ - môi trường: Thực hiện định hướng tiếp tục nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Phấn đấu đến năm 2010 phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100% số xã, phường. Chú trọng đào tạo đội ngũ người lao động có tay nghề cao. Từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là các chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, từng bước thực hiện vai trò trung tâm khoa học - công nghệ cho khu vực. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.

7. Y tế, văn hoá, thể thao và xã hội:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, từng bước xã hội hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở gắn với chương trình phát triển nông thôn và đô thị hoá. Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; nâng cao năng lực đội ngũ phục vụ trong ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Làm tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đi đôi với công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, phấn đấu thực hiện tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1,5%, năm 2005 là 1,32% và năm 2010 là 1,15%.

- Thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư", mở rộng công tác tuyên truyền nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Duy trì và bảo tồn, trùng tu các công trình văn hoá, các di tích lịch sử và giữ gìn các di sản văn hoá dân tộc.

- Thực hiện xã hội hoá các hoạt động thể dục thể thao, tổ chức các phong trào thể thao truyền thống và quần chúng, lựa chọn các môn thể thao phù hợp và đặc thù của tỉnh để phát triển.

- Về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội: Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá nông thôn nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, theo phương châm rời ruộng nhưng không rời làng; tạo việc làm cho người nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ người chưa có việc làm xuống còn 3% vào năm 2010. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đền ơn, đáp nghĩa và các chính sách xã hội khác. Khuyến khích người làm giàu chân chính; nhân rộng mô hình giúp nhau vượt khó, xoá đói giảm nghèo.

8. Phát triển đô thị:

- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt hình thành hành lang phát triển đô thị trên tuyến quốc lộ IA, và 91, bao gồm: thành phố Cần Thơ, các thị trấn Thốt Nốt, Ô Môn, Cái Răng, Phụng Hiệp và khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung Trà Nóc, khu công nghiệp Hưng Phú. Phát triển thị xã Vị Thanh tạo ra sức lan toả của hành lang đô thị. Xây dựng thành phố Cần Thơ theo quy hoạch để phát huy vai trò là thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chú trọng phát triển các thị tứ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

- Thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự kiến trúc và xây dựng đô thị, chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật.

- Tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai, tăng cường quản lý sử dụng đất đô thị.

 

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

Uỷ ban nhân dân tỉnh Cần Thơ có nhiệm vụ:

- Chủ trì có sự giúp đỡ của các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, lập quy hoạch chi tiết, xây dựng các chương trình mục tiêu phù hợp với quy hoạch. Để thực hiện được quy hoạch phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong tỉnh và sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài như huy động vốn, thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ...

- Nghiên cứu và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

- Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.

- Đầu tư tập trung để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ky thuật, hạ tầng xã hội tạo động lực cho một số ngành chủ lực mà tỉnh có thế mạnh: chế biến lương thực - thực phẩm, dịch vụ cảng và phát huy đầu mối trung chuyển hàng hoá, dệt - may - da...

- Lập các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các dự án cụ thể để từng bước bố trí ưu tiên hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

 

Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cần Thơ có kế hoạch kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch một cách chặt chẽ. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ địa phương trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật - xã hội, phù hợp với quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cần Thơ có trách nhiệm điều chỉnh Quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

 

Điều 3. Quyết định này thay cho Quyết định số 88-TTg ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 62/2000/QD-TTg
Hanoi, June 06, 2000
 
DECISION
RATIFYING THE OVERALL PLANNING FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF CAN THO PRO-VINCE IN THE PERIOD FROM NOW TO THE YEAR 2010 (READJUSTED)
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Chairman of the State Council for Evaluation of Investment Projects at Official Dispatch No.33/TDNN of April 5, 2000,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the overall planning for socio-economic development of Can Tho province in the period from now to the year 2010 (readjusted) with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT ORIENTATION, MAJOR TASKS AND BASIC OBJECTIVES
1. Development orientation:
- The overall planning for socio-economic development of Can Tho province must be in line with the overall planning of the Mekong River delta and the strategy for socio-economic development of the whole country. It must also ensure the relationships between the economic growth and the social development, between the production development and the market expansion, and between the sustainable economic development and the national security and defense.
- To step up the economic restructure along the direction of raising the commodity and service ratio; to increase products with high "gray-matter" content by bringing into play the role of sciences and technologies, thus creating premise for the attainment of the industrialization and modernization target.
- To encourage all economic sectors to develop their production and business, in order to efficiently tap all potentials and mobilize to the utmost the internal resources; to get a quick access to all external resources through technical and technological joint ventures and cooperation, with a view to diversifying and raising the quality of products in service of people�s life and export expansion.
- To implement the human resource development strategy by harmoniously developing economic, cultural and social domains, building an equitable and civilized society, ensuring that the people can get access to welfare services, particularly people in deep-lying and remote regions, families and subjects being social policy beneficiaries.
- To firmly maintain political security, social order and safety; to enhance national defense and security in the process of "open-door" integration and international cooperation expansion.
2. Major tasks:
- To build and develop a sustainable economy, to materialize the economic restructure along the direction of gradually increasing the ratios of industry, construction and service sectors, and relatively reducing those of agriculture, forestry and fishery.
- To step up the scientific development and technological application, particularly the use of new breeds and strains, creating new products in service of people’s livelihood and export.
- To step by step carry out the agricultural and rural industrialization and modernization; to materialize the strategy of gradually building and improving the urban system with a modern socio-economic and technical infrastructure and a clean urban environment, which is rationally arranged in the provincial territory, in which Can Tho city shall have the position and function of a regional-level central city.
- To step up the socio-cultural development, to reduce the population growth rate, to create jobs for laborers, to attach importance to the question of housing and clean water, to step by step elevate the population’s intellectual level, to raise the quality of medical examination and treatment services as well as primary health care, to preserve the national cultural identity and repell social vices.
- To well implement the grassroots democracy mechanism, to firmly maintain the political security and to consolidate the national defense.
3. Development objectives:
a/ Economically:
- To attain an average economic growth rate of 8-9%/year in the 2001-2010 period;
- To increase the export and import turnover by 13%/year on average;
- To raise the average income level (per capita per year) to 358 USD by 2000, 550 USD by 2005 and 875 USD by 2010.
- To raise the accumulation GDP rate from 21.5% in 2000 to 23% by 2005 and 25% by 2010.
b/ Socially:
To strive to keep the natural population growth rate at 1.50% by 2000, 1.32% by 2005 and 1.15% by 2010; to reduce the unemployment rate from 6.75% by 2000 down to around 3% by 2010; to strive to completely eliminate hungry households by 2000, and to reduce poor households to the lowest level by 2010; to raise the proportion of electricity-supplied households from 72% in 2000 to 90% by 2010. To strive to complete the junior-high education universalization in 60% of wards and district townships and 50% of communes by 2005, proceeding to complete the universalization of junior-high education in the whole province by 2010; to undertake the strategy of training human resources for the province’s economy. To step by step check malaria, to reduce the rate of tuberculosis sufferers to under 5%, to stimulate the entire population to use iodized salt; to well carry out the primary health care; to eliminate social vices.
II. DEVELOPMENT OF SOCIO-ECONOMIC BRANCHES AND FIELDS
1. Agriculture:
To strive to attain in the 2001-2010 period an average agricultural growth rate of from 3-3.5%, to ensure food security and high economic efficiency, to create raw material sources in service of processing industry and export. To practice highly-intensive farming, to step by step form areas under specialized crops and plants, to use new varieties with high yields and quality, to raise the farm commodity produce ratio from 65% in 2000 up to 80% by 2010. To step up the intensive rice farming, with high-quality strains, raising the rice yield and output, reducing the production cost, raising the competitiveness of products, sustaining and increasing the food output. To strongly boost the aquatic and marine product rearing, harvesting, catching and processing, with a view to bringing into play all advantages of Can Tho province. To combine the fulfillment of agricultural growth objectives with the construction of infrastructure, elevation of people’s intellectual level and gradual improvement of peasants’ life. The agricultural development must be associated with the protection of ecological environment, market expansion and creation of favorable conditions for sustainable development.
2. Industry:
To concentrate efforts on the development of key industries, with importance being attached to the development of industrial clusters in localities where exist favorable conditions therefor to serve agricultural production and rural life there, so as to step by step industrialize and modernize the countryside. To strive to achieve an industrial growth rate of 13-14% in the 2001-2010 period. To develop industry for step-by-step materialization of the target of economic growth and restructure along the industrialization and modernization direction. To concentrate investment in the processing industry, to apply modern technologies to the processing of agricultural products, especially post-harvest technology; to make the economic restructure along the direction of stabilizing the growth rate of high-ratio sectors while quickly raising the ratios of such spearhead industries as electronics, informatics, chemistry... To encourage all economic sectors to develop industry and cottage industry in service of agriculture and rural areas, and use the local labor and raw material sources. To combine the process of industrial development with the formation of urban areas and the urbanization, and to build the socio-economic infrastructure thereof. To pay attention to the building of infrastructure of industrial parks and export processing zones to attract investment therein.
3. Trade, tourism and services:
To encourage all economic sectors to participate in trade activities, to step by step expand domestic and foreign markets, especially rural markets in order to promote the economic exchange in service of the people’s life. To set up joint ventures and partnerships with trade organizations, other provinces in the region and the whole country for exchange of goods and products, in order to stimulate the demand and develop the production, to strive to raise the market shares of refined goods items. To step by step invest in the development of Can Tho city into a commercial center of the province as well as the Mekong River delta region.
To develop Can Tho province’s tourism along the direction of green and ecological tourism in combination with tours to relics of cultural, historical and/or humanistic values, to promote the advantages of rivers, canals and orchards of the Mekong River delta region. To develop tourism according to planning in order to meet the domestic and foreign tourists’ demands for visit, recreation, convalescence... To gradually form intra-regional and inter-regional tourist business linkages to meet diversified needs of tourists.
To develop various types of financial, banking and postal and telecommunications services in order to serve the cause of industrialization and modernization.
4. External economy:
To materialize a dynamic external economy strategy on the basis of bringing into play the potentials and advantages of the province, to set up joint ventures and business cooperations in order to raise the quality of and diversify products in service of production and consumption. To work out an export program on the basis of promoting advantages in land and labor in order to step by step turn out high-quality products. To attach importance to the encouragement of foreign investors to invest in fields where the biological technology, post-harvest technology, food and foodstuff processing technology, information technology and new materials processing technology... are applied, to efficiently use the ODA capital sources and other capital sources in boosting the socio-economic development.
5. Infrastructure:
To step by step build the technical and social infrastructure according to the province’s capability and conditions. To combine the building and perfection of irrigation system with the development of water-way navigation and land-road traffic, especially in rural areas, in which the bridge system in service of socio-economic exchange must soon be built.
To upgrade sections of national highways No.1 and 91 to grade-II delta roads; and those of roads No.80, 91B and 61 to grade-III delta roads. To upgrade provincial axis roads and vital arterial routes with a view to creating favorable conditions for sub-regions to develop. To renovate and upgrade the system of district roads.
To expand Can Tho and Cai Cui ports in combination with the dredging of Dinh An canal.
To renovate and upgrade Can Tho airport.
To strive to supply electricity to 90% of households (85% in rural areas) by the year 2010.
On postal service: To strive to achieve the rate of 8.5 telephones/100 people by the year 2010. To materialize the strategy for speedy, modernized and sustainable development, thus meeting the demand for information and communications within and without the province in a convenient and accurate manner.
6. Education and training, and science, technology and environment: To pursue the orientation of continued raising of the people’s intellectual level, training of human resources and fostering of talented people. To strive to complete the universalization of the junior-high education in 100% of communes and wards by the year 2010. To pay attention to the training of a contingent of skilled laborers. To step by step apply scientific and technological advances to production and daily life, especially export goods production programs. To build scientific and technological research and development institutions, so that the province can play its role as a scientific and technological center in the region. To develop the production in combination with the protection of ecological environment.
7. Health care, culture, sports and social affairs:
- To well carry out the tasks of primary health care, gradual socialization and raising of quality of medical services. To build the grassroots medical network in association with the program for rural development and urbanization. To gradually upgrade the material foundation and equipment; to raise the capacity of personnel working in the health service in order to raise the quality of medical examination and treatment for the people. To well carry out the population and family planning work in parallel with the care for the health of mothers and children, to strive to attain the natural population growth rate of 1.5% by 2000, 1.32% by 2005 and 1,15% by 2010.
- To well undertake the campaign "The entire population unite to build a new way of life in population quarters", to broaden the propagation work aimed at building an advanced culture deeply imbued with the national identity. To maintain, preserve and revamp cultural works and historical relics, and preserve the national cultural heritage.
- To socialize the physical training and sport activities, to organize the traditional and mass sport movements, to select sport and games appropriate to the province’s peculiarities for development.
- Regarding the job creation and social policy implementation: To step up the rural industrialization process in order to make the labor restructure, transferring agricultural laborers to industry, under the guiding principle of "leave fields, but not leave villages"; to create jobs for the poor, to strive to reduce the unemployment rate to 3% by the year 2010. To continue to well implement the gratitude policies and other social policies. To encourage people to get rich by doing lawful businesses; to propagate the model whereby people help one another overcome difficulties, eliminate hunger and alleviate poverty.
8. Urban development:
- On the basis of the already ratified overall planning for development of Vietnam’s urban centers till the year 2020, to form an urban development corridor along national highways No.IA and 91, including: Can Tho city; Thot Not, O Mon, Cai Rang and Phung Hiep provincial towns; Tra Noc export processing zone, and Hung Phu industrial park. To develop Vi Thanh provincial town so as to spread the urban corridor. To build Can Tho city under the planning to bring into play its role as a central city of the Mekong River delta region. To pay attention to the development of district townships in rural, deep-lying and remote areas and former revolutionary bases.
- To perform the task of restoring the urban architectural and construction order, and to take the initiative in controlling the urban development according to the planning, plans and law.
- To focus on the direction of the work of elaborating detailed land use planning, and to enhance the urban land use management.
III. MAJOR SOLUTIONS
The People’s Committee of Can Tho province is tasked to:
- Assume the prime responsibility with assistance of the concerned ministries and branches for studying and formulating the socio-economic development strategy and programs, elaborating the detailed planning and working out target programs in line with the planning. To materialize the planning, there must be a system of synchronous solutions concerning the capital mobilization, investment attraction, scientific and technological application... to make the fullest use of resources within the province as well as supports from domestic and foreign organizations.
- Study and propose to the Prime Minister specific mechanisms and policies, which are suitable to the province’s conditions and aimed to encourage all economic sectors to invest in production, market expansion, human resource development and environmental protection, in order to achieve socio-economic objectives.
- Carry out the organizational and managerial renewal as well as the administrative reform, in order to create a favorable environment for domestic and foreign investment promotion.
- Make intensive investments that can soon bring about practical efficiency; give priority to the building of the technical and social infrastructure as motive force for development of a number of key branches of the province: food -foodstuff processing, port services, commodity entrepot services, textile - garment - leather, etc.
- Work out long-term and short-term plans as well as specific projects, then step by step dispose them in a rational priority order, thus facilitating the sustainable economic development.
Article 2.- The People’s Committee of Can Tho province shall devise plans for closely inspecting and monitoring the planning implementation. The ministries and central branches shall have to coordinate with and support the locality in the implementation course in order to ensure that the overall planning for socio-economic development is in line with the strategy and planning for development of economic-technical-social branches, the territorial planning and the overall planning for socio-economic development of the Mekong River delta region and the whole country. In the course of implementation, the president of the People’s Committee of Can Tho province shall have to readjust the planning to make it suitable to practical conditions of the locality.
Article 3.- This Decision replaces the Prime Minister’s Decision No.88-TTg of February 5, 1996 and takes effect 15 days after its signing.
The president of the People’s Committee of Can Tho province, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
 

 
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 62/2000/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất