Quyết định 532/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2000

thuộc tính Quyết định 532/TTg

Quyết định 532/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2000
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:532/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:12/07/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 532/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 532/TTg NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1996 - 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 4552/UB-TH ngày 23 tháng 12 năm 1996 và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1891-BKH/VPTĐ ngày 3 tháng 4 năm 1997,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2010 với định hướng chủ yếu sau:

 

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:

 

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, một trung tâm nhiều chức năng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh - Sông Bé - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng tàu; là trung tâm phát triển của khu vực phía Nam và cả nước. Từng bước phát triển thanh phố thành trung tâm hiện đại; liên kết chặt chẽ về quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với các tỉnh Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Nam Tây Nguyên và Nam Trung bộ để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ môi trường, góp sức cùng cả nước mở rộng hợp tác, nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế.

 

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUNG:

 

1. Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn mức bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng.

2. Tạo sự chuyển biến đồng bộ, mạnh mẽ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế (đặc biệt là các ngành sản xuất và dịch vụ then chốt) với cơ cấu kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước.

3. Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề nghiệp và thể chất. Coi trọng phát triển khoa học, công nghệ, văn hoá - nghệ thuật tương xứng với một trung tâm của khu vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo.

4. Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Song song với việc chỉnh trang, cải tạo nâng cấp khu vực đô thị cũ, phát triển nhanh các khu vực đô thị mới, đô thị hoá vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại.

5. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành và quản lý Nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố; nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố.

6. Giữ vững kỷ cương, trật tự công cộng, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

 

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

 

1. Về dân số và nguồn lao động.

Hạn chế mức tăng dân số không quá 2,80%

Đến năm 2010, quy mô dân số thành phố đạt khoảng 7,5 đến 8 triệu người, trong đó có khoảng 5 đến 6 triệu lao động. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm còn khoảng 5%.

2. Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố bình quân từ nay đến năm 2000 là 13% và duy trì được tốc độ này trong những năm tiếp theo. Trong đó khu vực dịch vụ khoảng 14,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 14%; khu vực nông lâm ngư và khai thác khoảng 4% (năm 2010);

GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1600 USD (năm 2000) và khoảng 4540 USD (năm 2010);

Đến năm 2010, cơ cấu GDP của thành phố tiếp tục phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm 54%; công nghiệp 45,3%; nông - lâm - ngư và khai thác 0,7%; chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: quốc doanh khoảng 30%, ngoài quốc doanh khoảng 40% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30%;

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân từ nay đến năm 2000 và đến năm 2010 khoảng 22%; tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân từ nay đến năm 2000 khoảng 24% và từ năm 2000 đến năm 2010 khoảng 19%;

Tổng vốn đầu tư thời kỳ 1996 - 2000 khoảng 133.641 tỷ đồng (khoảng 12,149 tỷ USD) và thời kỳ 2000 - 2010 khoảng 782.141 tỷ đồng (khoảng 71,103 tỷ USD).

3. Về phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng:

- Lượng điện nhận từ lưới: khoảng 8.073 triệu Kwh (năm 2000) và khoảng 23.913 triệu Kwh (năm 2010);

- Lượng nước sản xuất: 1.250.000 m3/ngày (năm 2000) và 2.820.000 m3/ngày (năm 2010);

- Diện tích nhà ở bình quân đầu người: 7 m2 (năm 2000) và 12 m2 (năm 2010);

- Tăng diện tích thảm xanh đô thị bình quân đầu người trong khu vực nội thành hiện hữu lên 3,6 m2 (năm 2000) và 4 m2 (năm 2010); trong khu vực nội thành phát triển từ 30 m2 đến 35 m2 (sau năm 2000).

4. Giáo dục: Mặt bằng học vấn: lớp 7,5 (năm 2000) và lợp 10 (năm 2010).

5. Y tế: Số giường bệnh: 16.900 (năm 2000) và 19.700 (năm 2010).

 

IV. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Phát triển và hiện đại hoá các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, thông tin viễn thông, khoa học - công nghệ và các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh cũng như các mặt hoạt động đa dạng của thành phố và khu vực phái Nam. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong các Trung tâm thương mại - tài chính - ngân hàng của cả nước và của khu vực Đông Nam á.

2. Đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp hiện có. Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí chế tạo; điện tử - công nghệ thông tin; công nghệ sinh học phục vụ chế biến nông, lâm, thuỷ - hải sản; công nghệ chế tạo vật liệu mới; các ngàng công nghiệp chủ lực phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển các khu công nghiệp của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hoà với các khu công nghiệp của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Từng bước di dời các cơ sở công nghiệp không còn thích hợp ở nội thành ra các khu công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp phải đảm bảo môi trường bền vững

3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển các loại rau, quả, thực phẩm sạch. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật như: điện, giao thông, nước sạch, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà ở và phát triển giáo dục nâng cao mặt bằng văn hoá, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

4. Cải thiện đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho nhu cầu phát triển theo các mục tiêu đã đề ra. Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến cảng...; phát triển đội tàu biển và các cơ sở dịch vụ vận tải biển. Phối hợp với các tỉnh lân cận nâng cấp các quốc lộ 1A, 22, 13, 50, 51 và mở các trục đường giao thông mới nối liền thành phố với các vùng đô thị phát triển, các khu công nghiệp tập trung đang và sẽ hình thành theo quy hoạch. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đối ngoại của thành phố cả về tuyến, công trình đầu mối và phương tiện vận tải thuỷ bộ, bảo đảm giao thông thuận lợi giữa thành phố với khu vực phía Nam, với cả nước và giao thông Xuyên á.

Hệ thống giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của thành phố phải được nâng cấp, phát triển từng bước theo kế hoạch, quy hoạch dài hạn, theo hướng hiện đại, ngang tầm trình độ về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị văn minh tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Nghiên cứu, tổ chức thực hiện quy hoạch và kiến trúc đô thị nhằm mục tiêu đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị hiện đại và mang bản sắc dân tộc; giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc tiêu biểu và cảnh quan thiên nhiên.

Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản giải toả các khu nhà ở lụp xụp trên và ven kênh rạch, nạo vét thông thoát nước thải thành phố. Kết hợp giải toả với bố trí lại dân cư, cải thiện điều kiện sống và việc làm cho đồng bào.

5. Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội tương xứng với phát triển kinh tế và đáp ứng các yêu cầu của một trung tâm khu vực. Tổ chức đời sống dân cư đô thị theo hướng văn minh hiện đại nhưng phải giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc. Coi trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

6. Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hoá và đầu tư, xây dựng. Kết hợp cải tạo, chỉnh trang khu đô thị cũ với mở rộng đô thị mới theo đúng quy hoạch và đảm bảo các chỉ tiêu về quy hoạch, kỹ thuật đô thị, kiến trúc, tiện ích công cộng và các chỉ tiêu khác của một đô thị hiện đại, văn minh.

Phát triển thành phố thành một đô thị đa trung tâm, nối kết với các tỉnh trong khu vực bằng những hành lang đô thị hoá. Hạn chế tăng dân số tự nhiên và cơ học kết hợp với bố trí lại dân cư. Khống chế dân số toàn thành phố đến năm 2010 khoảng 7,5 - 8 triệu người, trong đó tại 12 Quận nội thành cũ khoảng 3 triệu người, các quận mới phát triển và các đô thị vùng ngoại vi khoảng 3 triệu người, vùng nông thôn ngoại thành khoảng 2 triệu người. Thực hiện đồng thời việc cải tạo, chỉnh trang, hiện đại hoá 12 Quận nội thành hiện nay với hình thành các Quận mới ở vùng ven. Khẩn trương xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung nhằm tiếp nhận một bộ phận dân cư của nội thành chuyển ra.

Quy hoạch cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng, huyện lỵ mới và các khu dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung.

Hướng phát triển chính của thành phố:

- Hướng Đông: vùng Thủ Đức cũ ra tới giáp Nhơn Trạch, Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai;

- Hướng Nam: vùng quận 7, 8, huyện Nhà Bè - Nam Bình Chánh hướng ra biển;

- Hướng Bắc: theo Quốc lộ 22 (đường xuyên á) vùng Hóc Môn, Củ Chi tới giáp Tây Ninh và theo hướng Quốc lộ 13 tới giáp Bình Dương;

- Hướng Tây: theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50 đi đồng bằng sông Cửu Long.

 

V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

Để thực hiện quy hoạch, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện và vận dụng sáng tạo các biện pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của thành phố nhằm huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Sau khi quy hoạch tổng thể được phê duyệt, cần cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư; xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để điều hành và quản lý. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải cập nhật tình hình, có sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cùng với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm phát triển đúng định hướng đã đề ra; huy động vốn, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường.

 

Điều 2.- Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch một cách chặt chẽ. Các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch của thành phố với chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật - xã hội, phù hợp với quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam và của cả nước.

 

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 532/TTg
Hanoi, July 12, 1997
 
DECISION
TO APPROVE THE MASTER PLAN ON THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF HO CHI MINH CITY IN THE PERIOD 1996-2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the President of the People’s Committee of Ho Chi Minh City in Report No. 4552/UB-TH of December 23, 1996 and the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No. 1891-BKH/VPTD of April 3, 1997;
DECIDES:
Article 1.- To approve the Master Plan on the Socio-Economic Development of Ho Chi Minh City in the Period 1996-2010 along the following major orientations:
I. LOCATION AND FUNCTIONS:
Ho Chi Minh City is a large city, a multi-functional center located in the key economic development zone comprising Ho Chi Minh City - Song Be - Dong Nai - Ba Ria - Vung Tau; a development center of the Southern region and the whole country. The city shall be developed step by step into a modern hub, which is closely associated in terms of planning and socio-economic infrastructure with the provinces of eastern and southern Vietnam, Mekong River Delta, southern Central Highlands and south-Central Vietnam. This will enable the acceleration of the process of industrialization, modernization and environmental protection, and combined efforts of the entire country in expanding cooperation and enhancing the competitiveness of the national economy on the regional and international markets
II. GENERAL DEVELOPMENT OBJECTIVES:
1. To keep the city�s growth rate higher than the national average and develop the city economically, culturally and socially in a comprehensive, balanced and sustainable manner while ensuring stable security and defense.
2. To bring about strong and synchronous changes and raise the productivity, quality and efficiency of the entire economy (particularly key production branches and services) with an export-oriented economic structure. To create a rational structure of interactive economic components including: a State run economy, a cooperative economy, a private economy and a State capitalist economy
3. To control the population growth rate and rationally redistribute inhabitants in the region and in the city. To improve the quality of human resources in terms of educational level, professional skills and physical strength. To attach importance to the scientific, technological, cultural and artistic development to a level commensurate with that of a regional center. To overcome negative phenomena and social vices and narrow the gap between the rich and the poor.
4. To develop synchronously and advance the system of socio-economic and technical infrastructure, especially urban traffic. In parallel with renovating and upgrading the old city quarters, to quickly develop new urban areas and urbanize rural areas so as to reduce the overconcentration of population in the central quarters; to increase the density of green trees, overcome the problem of pollution, improve the ecological environment and strive for a civilized and modern city.
5. To continue the administrative reform, promote the State management capacity at the various administrative levels of the city; study and propose adjustments and supplements to the mechanisms, policies and legal issues so as to create a new driving force for and mobilize the people to take part in building the city.
6. To firmly maintain discipline and public order, social safety and ensure security and defense.
III. Specific objectives and major targets:
1. Population and sources of labor:
To restrict the population growth at a rate of not higher than 2.8%.
By the year 2010, the city�s population shall be about 7.5 to 8 million, of whom 5 to 6 million will be laborers.
To reduce the unemployment rate to around 5 %.
2. Economically:
From now to the year 2000 and in the subsequent years, the city shall maintain an average GDP growth rate of 13%. Particularly, the service sector shall grow by about 14.4%, the industrial and construction sector by about 14% and the agricultural, forestry, fishery and mining sector by about 4% (by the year 2010);
The average per capita GDP shall be about 1,600 USD (by the year 2000) and about 4,540 USD (by the year 2010);
By the year 2010, the city�s GDP structure shall continue to develop along the service-industry-agriculture direction, in which services make up 54%; industries: 45.3%; agriculture-forestry-fishery and mining: 0.7%; The structure of economic sectors shall be: the State-run sector accounting for about 30%; non-State sector: about 40% and foreign invested enterprises: about 30%;
From now to the year 2000 and then to 2010, the average growth rate of total import and export value shall be about 22%; the average growth rate of total import value shall be about 24% from now to the year 2000 and about 19% from 2000 to 2010;
Total investment capital shall be about 133,641 billion VND (around 12.149 billion USD) in the 1996 - 2000 period and about 782,141 billion VND (around 71.103 billion USD) in the 2000 - 2010 period.
3. Urban and infrastructure development:
- The amount of electricity received from the national power grid: about 8,073 million Kwh (by the year 2000) and about 23,913 million (by the year 2010);
- The amount of water produced: 1,250,000 m3/day (by the year 2000) and 2,820,000 m3/day (by the year 2010);
- The average per-capita housing space: 7 m2 (by the year 2000) and 12 m2 (by the year 2010);
- The average per-capita urban greenery in existing urban areas shall be increased to 3.6 m2 (by the year 2000) and 4 m2 (by the year 2010); and in expanded urban areas from 30 m2 to 35 m2 (after the year 2000).
4. Education: The average highest educational level attained shall be grade 7.5 (by the year 2000) and grade 10 (by the year 2010).
5. Health: The number of hospital beds shall be 16,900 (by the year 2000) and 19,700 (by the year 2010).
IV. Major development tasks:
1. To develop and modernize such key branches and services as commerce, import and export, finance and banking, insurance, tourism, information and telecommunication, science and technology and others in service of production and business, as well as diversified activities of the city and the southern region. To build Ho Chi Minh City into one of the commercial, financial and banking centers of the whole country and the Southeast Asian region.
2. To invest in new technologies and advanced technical equipment in order to improve the quality of products of the existing industries. To concentrate investment on the development of such spearhead industries as mechanical engineering; electronics-information technologies; biological technologies in service of agricultural, forestry and aquatic products processing; new materials manufacturing technologies; and key industries serving domestic consumption and export needs. To develop the city�s industrial zones in conformity with the strategy on the development and distribution of the production force in the whole region, ensuring the cooperative relations and harmonious assignment of operation with the industrial zones of adjoining provinces within a uniform system. To gradually move industrial establishments that are no longer suitable for an inner city location to concentrated industrial parks. The development of industries must ensure a sustainable environment.
3. To speed up the development of ecological agriculture in close association with processing industries. To attach importance to the development of clean vegetables, fruit and food. To develop agriculture hand in hand with the building of a new countryside, with attention paid to upgrading the socio-economic infrastructure and technical infrastructure, including power, communications, clean water, information and communication, schools, medical care and hospitals and and dwelling houses as well as improving education in order to raise the cultural level of the population.
4. To simultanueously improve and modernize the technical infrastructure of the city so as to quickly overcome the existing over-loaded situation, while at the same time preparing necessary conditions for development of the set objectives. To concentrate investment on developing the mass transit, upgrading existing airports and sea ports and to develop a sea-going fleet and maritime shipping services. To coordinate with nearby provinces in upgrading National Highways 1A, 22, 13, 50 and 51 and open new main roads linking the city to developing urban areas and concentrated industrial zones which are being formally designed. To upgrade and expand the city�s outbound traffic system with new routes, key constructions and means of land and water transport, ensuring smooth traffic flow between the city and the southern region and the entire country, as well as trans-Asian transport.
The city’s system of transport and communications, power supply, water supply and drainage; information and communication and urban sanitation shall have to be upgraded and developed step-by-step according to long-term and overall planning and along the direction of modernization on a par with the technological and managerial level of civilized and advanced cities in the region and the world.
To research and implement the urban planning and architecture in order to transform Ho Chi Minh City into a modern city bearing the nation�s identity; to preserve and renovate typical historical, cultural and architectural relics and natural landscapes.
By the year 2010, to basically complete the clearance of the slums located on and along the canals and dredge up the drainage system of the city. To combine the clearance of the slums with the population resettlement and the improvement of people’s living and working conditions.
5. To promote the cultural and social development commensurate with the economic development to meet the conditions of a regional center. To organize the life of the city population along a modern and civilized orientation, while firmly preserving the nation’s cultural identity. To attach importance to teaching and improving the quality of education, to create human resources for meeting the requirements of industrialization and modernization and socio-economic development of the city.
6. To strictly manage the process of urbanization, investment and construction. To combine the renovation and repair of the old urban quarters with the building of new urban quarters in accordance with the master plan and satisfy the criteria for urban planning and technical infrastructure, architecture, public utilities and other criteria of a modern and civilized city.
To develop the city into a multi-centered city linked to other provinces in the region through urbanized corridors. To control the natural and physical population growth together with population resettlement. To restrict the population of the whole city to about 7.5 and 8 million by the year 2010, of which about 3 million will reside in 12 old inner districts, about 3 million in newly developed districts and urban centers in peripheral areas, and about 2 million in suburban rural areas. To renovate, upgrade and modernize the 12 existing inner districts simultaneously with developing new urban districts in peripheral areas. To rapidly construct new urban quarters and concentrated industrial zones to accommodate that part of the population moving from the inner city.
To plan the renovation of rural areas in connection with the development of peripheral towns, expandion and new rural districts and urban population quarters attached to concentrated industrial zones.
Major development directions of the city will be:
- Eastward: The former Thu Duc area up to the border of Nhon Trach and Long Thanh in Dong Nai province;
- Southward: The area of urban Districts 7 and 8, Districts Nha Be - Nam Binh Chanh and to the sea;
- Northward: Along National Highway 22 (Trans-Asian route) in the Hoc Mon and Cu Chi areas to the border of Tay Ninh and along National Highway 13 to the border of Binh Duong;
- Westward: Along National Highway 1 and National Highway 50 to the Mekong River delta.
V. Major solutions:
To implement the master plan, the People’s Committee of Ho Chi Minh City should creatively apply simultaneous mechanisms and policies suitable to the conditions of the city in order to mobilize all possible resources inside and outside the country to achieve the set socio-economic development objectives.
After the master plan is approved, it is necessary to specify the objectives and start the implementation thereof through socio-economic development programs and investment projects, to design and approve short-term, mid-term and long-term plans for the execution and management thereof. In the course of implementing the master plan, it may be necessary to update data on the situation and organize preliminary and summary meetings to draw experiences for evaluation and making timely adjustments.
The People�s Committee of Ho Chi Minh City shall, together with the concerned Ministries and branches, study and propose to the Government specific mechanisms and policies to ensure that the city develops along the set orientation; mobilize capital, expand the market, develop human resources, develop sciences and technologies, and protect the environment.
Article 2.- The People�s Committee of Ho Chi Minh City shall plan to closely inspect and supervise the implementation of the master plan The Ministries and branches at the central level shall coordinate with and support Ho Chi Minh City in the implementation process so as to ensure the uniformity between the city�s master plan and the development strategy and planning of the economic, technical and social branches, in conformity with the territorial planning, the planning of key economic zones of the Southern region and the whole country.
Article 3.- This Decision takes effect from the date of its promulgation. The President of the People�s Committee of Ho Chi Minh City, the concerned Ministers, Heads of the concerned ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall implement this Decision.
 


 
THE PRIME MINISTER




VO VAN KIET
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 532/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất