Quyết định 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 332/QĐ-TTg

Quyết định 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:332/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:03/03/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ngành nuôi trồng thủy sản thu hút 3,5 triệu lao động 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011, phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu nâng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.
Trong đó, cá tra đạt sản lượng khoảng 1,5 đến 2 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 4,8%/năm; tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 5,67%; tôm càng xanh đạt 60.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 11,6%; nhuyễn thể đạt 400.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 16%; cá biển là 200.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 14,9%...
Nhiệm vụ từ nay đến năm 2020 đặt ra với ngành thủy sản là phải tập trung sản xuất giống, phấn đấu 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao, sạch bệnh. Đồng thời, mở rộng diện tích nuôi thâm canh, kết hợp với tăng năng suất, sản lượng các vùng hiện có; trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và áp dụng công nghệ nuôi thủy sản lồng, bè vùng ven biển, đảo và hồ chứa.
Thủ tướng cũng yêu cầu cần nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông, ngư dân thành lập và tổ chức các mô hình kinh tế hợp tác nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến mua trữ thủy sản nguyên liệu, đảm bảo ổn định giá và lợi nhuận cho người nuôi.
Dự kiến tổng nhu cầu vốn để thực hiện đề án khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước 10%, vốn vay tín dụng đầu tư 10%, vốn vay thương mại 50% và vốn tự có và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân là 30%.
Ưu tiên đầu tư cho 06 dự án và nhóm dự án trong ngành, đáng chú ý là: nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, nhóm dự án đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản, nhóm dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường nuôi trồng...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/3/2011.

Xem chi tiết Quyết định332/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------------
Số: 332/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020
------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động.
b) Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.
Trong đó:
- Cá tra đạt sản lượng khoảng 1,5 đến 2 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 4,8%/năm.
- Tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 5,76%/năm.
- Nhuyễn thể đạt 400.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 16,0%/năm.
- Cá biển đạt 200.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 14,9%/năm.
- Cá rô phi đạt 150.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 7,9%/năm.
- Rong tảo biển đạt 150.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 7,2%/năm.
- Tôm càng xanh đạt 60.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 11,6%/năm.
II. NHIỆM VỤ
1. Phát triển sản xuất giống: hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản từ Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2015: cung cấp 100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020: 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao, sạch bệnh.
2. Phát triển nuôi trồng thủy sản: mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có năng suất cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng suất, sản lượng các vùng nuôi tôm quảng canh hiện có, trên cơ sở nâng cấp hệ thống thủy lợi, áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối tượng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng và áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi thủy sản lồng, bè, phù hợp với điều kiện môi trường và kinh tế xã hội ở các vùng ven biển, đảo và hồ chứa.
3. Về sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, gắn kết với xây dựng các vùng nuôi thủy sản nguyên liệu, đồng thời đảm bảo các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý.
4. Tổ chức lại sản xuất: tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đến 2012, hoàn thiện quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản toàn quốc, quy hoạch nuôi một số đối tượng nuôi chủ lực và quy hoạch chi tiết ở các địa phương. Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi đồng bộ, gắn với xây dựng tổ chức, quản lý của các mô hình kinh tế hợp tác, quản lý cộng đồng và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
a) Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng và một số đối tượng nuôi chủ lực nhằm sử dụng có hiệu quả các loại hình đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong đó, chú trọng quy hoạch chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh ở vùng bán đảo Cà Mau; nuôi công nghiệp ở các vùng ven biển, vùng đất cát, vùng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; quy hoạch các đối tượng nuôi chủ lực: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, rô phi, các loài cá bản địa có giá trị kinh tế, các loài rong biển, vi tảo và quy hoạch các vùng sản xuất giống tập trung.
b) Trên cơ sở quy hoạch phát triển của ngành, các địa phương rà soát, điều chỉnh và xây dựng quy hoạch chi tiết, lập danh mục các dự án ưu tiên về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung; chú trọng đầu tư đảm bảo gắn kết giữa thủy lợi phục vụ nông nghiệp và thủy sản, phòng chống thiên tai, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
c) Thực hiện công bố công khai các quy hoạch nuôi trồng thủy sản, đồng thời kiểm tra thực hiện quy hoạch một cách thường xuyên và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch.
2. Về khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư
a) Nghiên cứu xây dựng và áp dụng công nghệ cao về nuôi trồng các đối tượng chủ lực, các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế; xử lý môi trường, dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng.
b) Lựa chọn để nhập công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm nhằm ứng dụng, chuyển giao nhanh nhất các thành tựu khoa học tiên tiến trong nước và nước ngoài vào sản xuất.
c) Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý nước thải tại các cơ sở, vùng nuôi thủy sản tập trung; xử lý và tái sử dụng nền đáy ao nuôi độc canh lâu ngày bị suy thoái; xử lý nguồn nước cấp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.
d) Rà soát, chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
đ) Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi luân canh, xen canh; tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến nuôi cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, các loài nguyễn thể và cá biển; ứng dụng công nghệ tiên tiến để trồng các loài rong, tảo ở vùng triều, trên biển, eo vụng và vùng đất cát.
e) Hỗ trợ nghiên cứu và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản mới nhằm giảm thiểu rủi ro và phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân
g) Xã hội hóa công tác nghiên cứu phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản, khuyến khích các thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
a) Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, từng bước đưa các cơ sở nuôi, sản xuất giống tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
b) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng các vật tư trong nuôi trồng thủy sản (giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường …), đồng thời đẩy nhanh quá trình xã hội hóa việc kiểm tra chất lượng và khảo nghiệm các vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản.
c) Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát điều kiện vùng nuôi trồng, môi trường dịch bệnh, chất lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường, hóa chất và thuốc thú y … ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến sử dụng; từng bước thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng, giữ vững uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
d) Rà soát và kiện toàn hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường dịch bệnh từ Trung ương đến địa phương để phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm thiểu thiệt hại cho nông, ngư dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
đ) Xây dựng hệ thống thống kê và dự báo về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước đang từng bước hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Về tổ chức lại sản xuất
a) Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ người nuôi, với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông, ngư dân. Người nuôi ổn định phát triển sản xuất khi tham gia liên kết với doanh nghiệp đảm bảo thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với người nuôi, đồng thời cũng yên tâm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Thí điểm, nhân rộng mô hình người nuôi, người cung ứng vật tư và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cùng góp cổ phần, tạo mối liên kết hữu cơ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
b) Tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình kinh tế hợp tác, các hội, hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
c) Tăng cường công tác vận động, tập hợp cộng đồng nông, ngư dân tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Chi hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, Chi hội sản xuất giống … để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng cường sự giám sát tuân thủ quy định pháp luật của cộng đồng, góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
d) Mở rộng áp dụng việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi trong vùng quy hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, nhằm tạo các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
5. Về cơ chế chính sách
a) Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, gắn với nguồn vốn của các chương trình, dự án đã và đang triển khai để tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời gắn việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, giao thông … với nhiệm vụ phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản trên cùng địa bàn các địa phương.
b) Nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông, ngư dân thành lập và tổ chức hoạt động các mô hình kinh tế hợp tác nuôi trồng thủy sản; các cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi như: áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt (GAP), xử lý nước thải, sử dụng nước ngọt tiết kiệm …; hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến mua trữ thủy sản nguyên liệu, bảo đảm ổn định giá và lợi nhuận cho người nuôi; chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển và ven các đảo xa…
c) Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản; hỗ trợ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát môi trường, dịch bệnh; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại …
6. Vốn thực hiện đề án
Vốn thực hiện đề án được huy động từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình và cá nhân.
Trong đó:
a) Ngân sách trung ương thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư dở dang thuộc Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1999-2010.
- Đầu tư cho các dự án mới về phát triển hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng ven biển và nội đồng, gồm các hạng mục chính: hệ thống thủy lợi đầu mối cấp I (cống, đê bao, kè, kênh cấp, kênh tiêu nước, trạm bơm), đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, khu xử lý nước thải …
- Hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cho các dự án mới đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các vùng nuôi tập trung trên biển, eo vịnh, đầm phá, hải đảo và hồ chứa.
- Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường (trọng tâm là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất giống tập trung); xây dựng 3 Trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm và khảo nghiệm ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Bắc, miền Trung; nhập công nghệ và chuyển giao công nghệ mới về sản xuất giống năng suất cao, sạch bệnh, công nghệ nuôi tiên tiến, xử lý và cải tạo môi trường.
b) Ngân sách địa phương cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương: đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các vùng nuôi tập trung trên biển, eo vịnh, đầm phá, hải đảo và hồ chứa; xây dựng hệ thống thủy lợi đầu mối cấp I (cống, đê bao, kè, kênh cấp, kênh tiêu nước, trạm bơm), đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, khu xử lý nước thải …; tăng cường quản lý điều kiện vùng nuôi, xử lý và cải tạo môi trường; hỗ trợ kinh phí mua giống, làm lồng bè cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản trên vùng biển, đảo xa; hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) và các chứng chỉ áp dụng các Quy trình nuôi tiên tiến; kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản và khuyến ngư (đào tạo, tập huấn ngắn ngày cho cán bộ và nông ngư dân, xây dựng mô hình …).
c) Vốn của các thành phần kinh tế:
- Các doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho vùng nuôi, cơ sở sản xuất giống, xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở chế biến theo hướng công nghiệp, hiện đại … theo dự án được phê duyệt; xây dựng, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại ...
- Cá nhân, hộ gia đình: đầu tư xây dựng các ao nuôi; hệ thống cấp, thải nước từ kênh mương cấp, thoát nước cấp II; mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường ao nuôi.
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung chủ động dành kinh phí đầu tư bảo đảm các điều kiện cho việc áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) và các chứng chỉ áp dụng các Quy trình nuôi tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
7. Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án
a) Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án đến 2020: khoảng 40.000 tỷ đồng.
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 10%
- Vốn vay tín dụng đầu tư: 10%
- Vốn vay thương mại: 50%.
- Vốn tự có và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân: 30%.
b) Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2011-2015: 25.000 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: 15.000 tỷ đồng.
IV. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
- Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
- Nhóm dự án đầu tư phát triển hệ thống giống thủy sản.
- Nhóm dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một số đối tượng: tôm nước lợ, nhuyễn thể, rong biển và nuôi thủy sản biển, hồ chứa.
- Dự án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản.
- Dự án thông tin, thống kê phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
a) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ và phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
b) Ban hành, hướng dẫn các quy chế về kiểm tra, quản lý các cơ sở nuôi, sản xuất các sản phẩm đầu vào; rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển, quy hoạch vùng miền, quy hoạch đối tượng nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc và các địa phương.
c) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường kiểm tra, xử lý về chất lượng giống, thức ăn, chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y thủy sản.
d) Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có biện pháp cụ thể để quản lý chất lượng, giá cả xuất khẩu.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: cân đối, bố trí đủ nguồn vốn để các địa phương thực hiện các nhiệm vụ; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hướng dẫn cơ chế tài chính để triển khai, thực hiện có hiệu quả; nghiên cứu việc bổ sung danh mục được hưởng cơ chế lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP; tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về điều kiện vay và thủ tục giải ngân tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển sản xuất; phối hợp với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chấn chỉnh lại công tác thị trường xuất khẩu, đổi mới và tăng cường xúc tiến thương mại, xử lý kịp thời các vướng mắc, rào cản thương mại ở các thị trường nhập khẩu để giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, đồng thời phát triển thị trường nội địa nhằm thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tại địa phương phù hợp với quy hoạch chung của vùng; cân đối ngân sách địa phương, dành phần vốn thích đáng cùng với nguồn vốn của trung ương để thực hiện Đề án; chỉ đạo xây dựng các dự án cụ thể để trình duyệt theo quy định. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước, đặc biệt là kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, môi trường, chất lượng sản phẩm, điều kiện sản xuất, kinh doanh; sơ kết, tổng kết hàng năm và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp:
a) Nghiên cứu việc thành lập một số Hiệp hội ngành nghề cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nuôi và giúp người nuôi tổ chức lại sản xuất, đồng thời tạo mối liên kết giữa người nuôi với ngân hàng, cơ quan khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, bảo đảm phát triển ổn định, chất lượng và hiệu quả.
b) Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các thành viên phát triển, đi đôi với tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường; tham gia xây dựng định hướng chiến lược phát triển thị trường; thường xuyên thông tin về thị trường khu vực và trên thế giới cho doanh nghiệp và người nuôi để chủ động trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.
Điều 2. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Hội Nghề cá Việt Nam;
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PRIME MINISTER
-------

No. 332/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, March 03, 2011

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF AQUACULTURE THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.To approve the Scheme on development of aquaculture through 2020 with the following contents:

I. OBJECTIVES

1. General objectives

To rapidly develop aquaculture in the direction of industrialization, modernization,

high effectiveness and competitiveness and sustainable development; to develop it into a major production sector to supply raw materials for export processing and domestic consumption, and concurrently create a lot of jobs, increase incomes for farmers and fishermen, thus assuring social security and contributing to hunger eradication and poverty alleviation and maintenance of security and defense in the country s seas and islands.

2. Specific targets

a/ By 2015, the aquaculture output will reach 3.6 million tons and total area for aquaculture will reach 1.1 million ha; the aquatic product export value will reach USD 3.5 - 4 billion and jobs will be created for some 3 million laborers.

b/ By 2020, the aquaculture output will reach 4.5 million tons and total area for aquaculture will reach 1.2 million ha; the aquatic product export value will reach USD 5-5.5 billion and jobs will be created for some 3.5 million laborers.

In which:

-Tra (Asian)catfish output will be 1.5 - 2 million tons, with an annual growth rate of 4.8%.

- Brackish water shrimp output will be 700,000 tons, with an annual growth rate of 5.76%.

- Mollusk output will be 400,000 tons, with an annual growth rate of 16%.

- Marine fish output will be 200,000 tons, with an annual growth rate of 14.9%.

- Tilapia output will be 150,000 tons, with an annual growth rate of 7.9%.

- Sea weed and algae output will be 150,000 tons, with an annual growth rate of 7.2%.

- Blue-legged prawn output will be 60,000 tons, with an annual growth rate of 11.6%.

II. TASKS

1. Development of production of breeds: To improve the system for research, production and supply of aquatic animal breeds from the central to local levels. By 2015, to supply 100% of aquatic animal breeds to aquaculture farms; 70% of supplied breeds of major cultured aquatic species (common tiger prawn, while-legged green prawn,Tra catfish, blue-legged prawn, tilapia and mollusks) will be disease-free. To strive for (he target that by 2020, 100% of supplied breeds of major cultured aquatic species will be of high quality and disease-free.

- Development of aquaculture: To expand areas for intensive aquaculture with high yield and applying clean and environmentally friendly technologies. To raise yield and output of existing zones for extensive aquaculture on the basis of upgrading the irrigation system and widely applying advanced technologies. To strive for the target that by 2015, 100% of aquaculture establishments and zones rearing major aquatic species attain modem standards on food quality and hygiene. To develop and widely apply technologies to rear aquatic animals in cages and rafts suitable to environmental and socio-economic conditions of coastal areas, islands and reservoirs.

3. Production of feed, biological preparations, supplies arid equipment for aquaculture: To rapidly develop the industry producing feed, biological preparations, supplies and equipment for aquaculture combined with building zones for rearing aquatic animals for use as processing materials, and at the same time assure high quality and reasonable prices of products.

4. Reorganization of production: To properly implement the master plan on aquaculture in compliance with regulations on requirements on production and assurance of food hygiene and safety, and at the same lime create a close link between aquaculture and processing and sale. By 2012. to finalize the national master plan on development of aquaculture and master plans on rearing of some major aquatic species and local detailed plans. To build synchronous infrastructure facilities in aquaculture zones, combined with organization and management of cooperative economic models, community-based management and implementation of the program to build a new countryside.

III. MAJOR SOLUTIONS

1. Perfecting master plans and organizing the implementation thereof

a/ To revise and supplement the development master plan and master plans on important zones and major cultured aquatic species in order to efficiently use various categories of land and water surface for aquaculture. To attach importance to planning the transformation of extensive aquaculture into semi-intensive and intensive aquaculture in Ca Mau peninsula; industrial-scale aquaculture in coastal areas, sandy areas, Red River and Mekong River deltas; to plan major cultured aquatic species, such as,Tra catfish,common tiger prawn, while-legged green prawn, mollusks, tilapia and indigenous fish strains of economic value, seaweed and micro-algae, and consolidated breed production zones;

b/ Based on the sector development master plan, localities shall revise and elaborate detailed plans and draw up lists of prioritized projects to build infrastructure in consolidated aquaculture zones; to attach importance to investment in irrigation works that concurrently serve agriculture, aquaculture, natural disaster prevention and combat and adaptation to climate change;

c/ To publicize master plans on aquaculture, and at the same time to inspect the implementation of these master plans on a regular basis and take measures to resolutely handle cases of aquaculture not in accordance with the master plan, assuring strict management of the implementation of the master plan.

2. Science and technology and fishery extension

a/ To research, develop and apply high technologies for aquaculture of major aquatic species and indigenous species of economic value; technologies for treating the environment and diseases; technologies for producing feed, biological preparations and products for treating and improving the aquaculture environment;

b/ To select and import new and modern technologies suitable to domestic conditions, and at the same time to build models of breed production and commercial rearing for quickest application and transfer of scientific advances from abroad or in the country to production;

c/ To research and transfer technologies for treating wastewater in aquaculture establishments and consolidated zones; to treat and reuse pond substrates for long-term monoculture which have degraded; to treat water supply sources and mitigate environmental pollution in aquaculture pond water;

d/ To revise and convert branch standards into national standards and regulations to meet international integration requirements;

e/ To study and develop models of rotational or alternative aquaculture; to review and widely apply good models of rearingTra catfish, common tiger prawn, while-legged green prawn, lobster, mollusks of various species and marine fishes; to apply advanced technologies to culturing seaweed and algae of various species in tidal zones, at sea or in straits and sandy areas:

f/ To support research into and multiplication of new forms of aquaculture in order to minimize risks and suit investment capacity of farmers;

g/ To mobilize social resources for researches in the service of development of aquaculture and encourage economic sectors to research, develop and apply new technologies.

3. Enhancing the state management

a/ To revise, build and perfect the system of legal documents for the state management of aquaculture, step by step making rearing and breed production establishments comply with regulations on production conditions, assurance of food quality, hygiene and safety and conform with standards of the world market;

b/ To build and perfect the system for control of quality of aquaculture supplies (breeds, feed, biological preparations and environmental improvers), and at the same time to step up the socialization of quality control and testing of supplies used in aquaculture;

c/ To build capacity for the system managing, inspecting and supervising conditions of aquaculture zones; epidemic and disease environment; quality of feed, feed additives, biological preparations; products for treating and improving the environment, chemicals and veterinary drugs, etc., in all stages, from production to use; to step by step perform the tracking of origin to meet requirements on assuring quality and preserving the brand reputation of Vietnam s aquatic products on the world market;

d/ To review and strengthen the epidemic and disease environment observation and warning system from the central to local levels to serve the development of sustainable aquaculture, thereby minimizing damage for farmers and fishermen and protecting the eco-environment;

e/ To build the system for statistics on and forecasts about production output and outlets from the central to local levels as well as in enterprises and production establishments, meeting requirements of the modernized state management and international economic integration.

4. Reorganization of production

a/ To reorganize production along the value chain of products from rearing ponds to markets, with collecting, purchasing, processing enterprises and outlets playing the core role in linking and organizing the chain. To promote the signing of contracts between processing enterprises or outlets and farmers or representatives of farmer household groups, or cooperative economic organizations of farmers and fishermen. Stable farmers shall extend their production when associating with enterprises which assure markets. Processing enterprises and outlets may share profits and risks with farmers and shall make farmers feel secure in developing production and expanding the market. To apply on a pilot or wide basis models whereby farmers, supplies providers, processing enterprises and outlets jointly contribute equity, thereby creating a close link between production and sale of products;

b/ To reorganize small-sized production establishments under the mechanism of community-based management, attaching importance lo cooperative economic models, professional societies and line associations, in order lo intensify mutual assistance in production and product sale and to join hands in environmental protection for sustainable development of the community;

c/ To intensify the mobilization of farmers and fishermen to join chapters of such socio-professional organizations as fishery association, aquaculturists association, breeders association, etc., in order to protect their interests and assist their production and product sale, an al the same time to enhance the law observance supervision by the community, contributing lo supporting the state management of aquaculture in localities;

d/ To widely implement regulations on tracing of origin of rearing establishments in planned zones, and at the same time lo quickly build brands for aquatic products, aquatic rearing establishments and aquaculture zones in localities, with a view to creating products with prestigious brands on the domestic and world markets.

5. Mechanisms and policies

a/ To further diversify capital sources lo be raised, combined with capital sources of ongoing programs and projects, for continuing investment in infrastructure facilities; at the same time, to associate investment in building irrigation, power and road systems with the task of serving the development of aquaculture in localities;

b/ To study, supplement and complete incentive and supportive mechanisms and policies for farmer and fisherman households forming and operating economic cooperation models for aquaculture; aquaculture establishments applying advanced technologies in production and environmental and resources protection such as good aquaculture practice (GAP), wastewater treatment and economical use of freshwater; and enterprises procuring, processing and procuring for reserve aquatic materials; ensuring stable prices and profits for raisers; and policies to support development of aquaculture at sea and along remote islands;

c/ To further implement policies on investment and credit to support aquatic breed and feed producers, raisers and processors; provide risk support in aquaculture; to control the environment and epidemics; and build trademarks and conduct trade promotion.

6. Funds for implementation

Funds for scheme implementation shall be raised from the state budget, enterprises, households and individuals.

Of which:

a/ Central budget funds shall be allocated for:

- Implementing ongoing projects under the program on aquaculture development during 1999-2010.

- Investing in new projects on infrastructure development in consolidated aquaculture zones in coastal and inland areas, including level-I key irrigation systems (sewers, dykes, embankments, water supply and drainage channels, pump stations), roads, electricity supply systems, wastewater treatment zones, etc.

- Supporting localities in investing in new investment projects to build key works and physical- and technical foundations for aquaculture in consolidated aquaculture zones at sea and in gulfs, lagoons, islands and reservoirs.

- Building and completing environmental observation and warning systems (focusing on the Mekong River delta and Red River delta regions and consolidated breed production zones) building 3 inspection, assay and testing centers in the Mekong River delta, northern and central regions; import and transfer new technologies for production of high-yield and disease-free breeds and advanced rearing and environmental treatment and improvement technologies.

b/ Local budget funds together with central budget supports shall be allocated for building key works and physical and technical foundations for aquaculture in consolidated aquaculture zones at sea and in gulfs, lagoons, islands and reservoirs; building level-I key irrigation systems (sewers, dykes, embankments, water supply and drainage channels, pump stations), roads, electricity supply systems, wastewater treatment areas, etc.; increasing management of rearing zone conditions and environment treatment and improvement; supporting households conducting aquaculture at sea and on remote islands in procuring breeds and making cages; supporting consolidated aquaculture establishments in applying GAP and obtaining certificates of application of advanced aquaculture processes; funding trade promotion activities, building of trademarks for aquatic products and fishery extension (training and short-term courses for officials, farmers and fishermen, model building, etc).

c/ Funds from economic sectors:

- Enterprises and farm owners building infrastructure works for aquaculture areas and breed production establishments, building or upgrading processing establishments into industrial and modern ones under approved projects; and building and promoting trademarks and conducting trade promotion.

- Individuals and households building rearing ponds and supply and drainage systems from level-II water supply and drainage channels; and procuring breeds, feed and chemicals for epidemic control and rearing environment treatment.

- Enterprises, organizations and individuals having aquaculture establishments shall proactively set aside funds for investment in meeting the conditions for applying GAP and obtaining certificates of application of advanced rearing processes and advanced standards on food quality, hygiene and safely and environmental protection.

7. Total capital for scheme implementation

a/ The total capital needed to implement the Scheme to 2020: around VND 40 trillion.

Of which:

- State budget: 10%.

- Investment credit loans: 10%.

- Commercial loans: 50%.

- Capital of and raised by organizations and individuals: 30%.

b/ Period-based investment:

- 2011-2015: VND 25 trillion.

- 2016-2020: VND 15 trillion.

IV. PRIORITIZED PROJECTS

- Investment projects to build infrastructure for consolidated aquaculture zones.

- Investment projects to develop aquatic breeds.

- Projects to study and transfer technologies for aquaculture, breed production, epidemic control and aquaculture environment improvement.

- Investment projects to develop production and sale of brackish shrimps, mollusks, seaweed and aquatic products raised at sea and in reservoirs.

- Project to build environmental observation and environmental and epidemic warning systems for aquaculture.

- Project on communication and statistical work for aquaculture development.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Direct its functional units and coordinate with concerned ministries, sectors and localities in performing the tasks under the Scheme;

b/ Promulgate and guide regulations on inspection and management of input product rearing and production establishments; review and supplement development and regional master plans and master plans on aquaculture nationwide and in localities;

c/ Elaborate and promulgate legal documents and increase inspection and handling matters related to breed, feed and product quality, environment management, food hygiene and safety and aquatic animal health;

d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Vietnam Association of Seafood Exporters and Processors in taking specific measures to control export quality and prices.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the State Bank of Vietnam and concerned ministries and sectors shall, based on their functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in. balancing and allocating sufficient funds for localities to perform their tasks; studying, revising and guiding financial mechanisms for effective implementation; studying the supplementation of the list of projects entitled to state investment credit interest mechanism under Decree No. 151/20067ND-CP and Decree No. 106/2008/ND-CP; further studying and addressing problems related to borrowing conditions and disbursement procedures to create favorable conditions for economic sectors to access production development loans; coordinating with the Vietnam Association of Seafood Exporters and Processors in redressing export market-related work, renewing and increasing trade promotion; promptly handling problems and trade barriers in import markets to retain traditional markets and seek new markets and concurrently developing the domestic market to develop aquaculture.

3. Provincial-level People s Committees shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in reviewing and revising local master plans in line with regional planning; balance local budgets, set aside proper funds together with central funds to implement the Scheme; direct the formulation of specific projects for submission and approval under regulations; increase slate management measures, specially inspection of breed, feed, environment and product quality and production and business conditions; annually review and report implementation results to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

4. Professional societies and associations:

a/ To study the establishment of some line associations necessary for protecting the legitimate rights and interests of raisers and helping them reorganize production, and concurrently creating links between raisers and banks, science and technology transfer institutions, processors and traders, ensuring stable, quality and effective development.

b/ The Vietnam Fishing Association and Vietnam Association of Seafood Exporters and Processors shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in taking measures to encourage and support development of their members in association with stricter management of product quality, particularly exports; boosting trade promotion, stabilizing and expanding markets; participating in the formulation of market development strategies; and frequently providing information on regional and world markets to enterprises and raisers for proactive export production and business.

Article 2.Implementation provisions

This Decision takes effect on the date of its signing.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 332/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Quyết định 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sỹ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật" thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/06/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

văn bản mới nhất