Quyết định 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010

thuộc tính Quyết định 30/QĐ-TTg

Quyết định 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:30/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:10/01/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Cải cách thủ tục hành chính - Ngày 10/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010. Mục tiêu của đề án nhằm: đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí. Các yêu cầu của đề án: Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, điêÌ€u kiêÌ£n kinh doanh, mẫu đơn, mẫu tơÌ€ khai haÌ€nh chính vaÌ€ hôÌ€ sơ thủ tuÌ£c haÌ€nh chính phải đươÌ£c chuẩn hóa, công khai hóa để mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện, Thủ tục hành chính trên tưÌ€ng lĩnh vực quản lý, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hôÌ€ sơ thủ tuÌ£c haÌ€nh chính phải được xem xét, đánh giá để bãi bỏ hoăÌ£c sửa đổi theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp... Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2007.

Xem chi tiết Quyết định30/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 30/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 30/QĐ-TTg NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN HOÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRÊN CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010.
Điều 2. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng 

ĐỀ ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

I.BỐI CẢNH CỦA ĐỀ ÁN

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001) đã kết thúc giai đoạn I (2001 - 2005). Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã có Báo cáo tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001 - 2005) và khẳng định 5 năm qua cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện trên mọi lĩnh vực quản lý, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận. Cải cách hành chính được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đổi mới từng bước hệ thống chính trị.

Để thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010), nhất là trong bối cảnh Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Chính phủ đã đề ra Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch này là xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách hành chính thế giới cho thấy, đơn giản hoá thủ tục hành chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hiện đại hoá hành chính của Chính phủ các nước phát triển.

Trong giai đoạn I (2001 - 2005) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước và những năm trước đó, Chính phủ đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính thông qua công tác rà soát, sửa đổi và bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức cho tới nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác này (Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc áp dụng cơ chế một cửa ở các địa phương; Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005 về việc thành lập tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp về thủ tục hành chính; Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2006 về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2006 về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Công văn số 1877/TTg-CCHC ngày 15 tháng 11 về việc đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg; Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2006 số 01/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2007). Theo đó, các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện những biện pháp để cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm quyền quản lýcải thiện mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản hoá.

Kết quả cải cách thủ tục hành chính thời gian qua cho thấy, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp được cải thiện một bước đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực quản lý, thủ tục hành chính vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; vẫn còn tư tưởng bao cấp, cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng và ban hành thủ tục hành chính; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Do đó, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội. Cụ thể là:

- Thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau chưa bảo đảm được tính nhất quán, đồng bộ, vẫn còn tình trạng rườm rà, chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý; được ban hành bởi nhiều cấp, nhiều cơ quan, dưới nhiều hình thức văn bản;

Điều kiện kinh doanh tiếp tục là những lực cản, trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Có không ít điều kiện kinh doanh được ban hành theo hướng thuận lợi cho cơ quan quản lý, chưa tính tới những khó khăn trong việc thực hiện của người dân và doanh nghiệp;

- Hệ thống các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành còn thiếu thống nhất, nhiều quy định bất hợp lý gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nhưng chậm được chuẩn hoá theo hướng đơn giản, thuận lợi; chưa có sự kiểm soát chặt chẽ về tính công khai, minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Thực trạng này đã gây phiền hà, khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển;

- Không chỉ có hạn chế về mặt nội dung các quy định về thủ tục hành chính, việc tổ chức thực hiện trên thực tế cũng rất yếu kém. Nhiều quy định về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp với thực tế nhưng chậm được phát hiện để điều chỉnh, sửa đổi kịp thời. Điều này đã được phát hiện từ lâu nhưng chậm được khắc phục trên thực tế.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là:

Thứ nhất, nhận thức, tư duy về quản lý nhà nước trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt chậm được đổi mới. Biểu hiện của tư duy này là muốn quản lý chặt, ôm đồm, áp đặt vẫn còn khá phổ biến  các ngành, các cấp.

Thứ hai, thủ tục hành chính là vấn đề rộng lớn, phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng thực thi trong xã hội và gắn liền với thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền. Trong không ít trường hợp, thực hiện cải cách thủ tục hành chính là tự cắt bỏ quyền và lợi ích do thủ tục hành chính hiện hành mang lại. Do đó, gặp phải sự chống đối từ phía một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước.

Thứ ba, các bộ, ngành trung ương cũng như địa phương chưa kiên quyết, nhất quán tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chưa thấy được hết ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của việc tháo gỡ những cản trở, vướng mắc cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính để phát huy mạnh mẽ tiềm năng sức mạnh vật chất, tinh thần của người dân cho mục tiêu phát triển. Chính vì vậy mà chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt và dành ưu tiên các nguồn lực cho công tác này.

Thứ tư, các thủ tục hành chính hiện nay còn được thực hiện cắt khúc, thiếu tính liên thông và phối hợp trong thực hiện thủ tục hành chính. Khi có nhu cầu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp còn phải đến nhiều cơ quan, nhiều đầu mối để thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ năm, chưa có một cơ chế pháp lý đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý nhanh chóng, kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí.

2. Yêu cầu

- Thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính phải được xem xét, đánh giá để bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp;

- Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và hồ sơ thủ tục hành chính phải được chuẩn hóa, công khai hóa để mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện;

- Có cơ chế pháp lý hữu hiệu đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp;

- Tạo bước chuyển căn bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong giải quyết và thực hiện thủ tục hành chính.

3. Phạm vi

Đơn giản hoá thủ tục hành chính được thực hiện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau.

III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

 Tiểu Đề án 1: Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước

1. Mục tiêu

Hệ thống, đánh giá tổng thể thực trạng các thủ tục hành chính hiện hành, phát hiện các bất cập trên cơ sở đó đưa ra các phương án giải quyết, hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

2. Nội dung

a) Thống kê, tập hợp các thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm quyền giải quyết của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, của Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) thuộc chức năng và phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính và việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên các mặt: quy định pháp luật; quy trình giải quyết công việc; hồ sơ giấy tờ; thẩm quyền giải quyết; vấn đề liên thông, phối hợp và kỷ luật, kỷ cương trong giải quyết thủ tục hành chính; những khó khăn, vướng mắc đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính; thời hạn giải quyết thủ tục hành chính; tính khả thi, phù hợp của thủ tục hành chính; vấn đề phí, lệ phí;

c) Xây dựng báo cáo Đơn giản hóa thủ tục hành chính; tổ chức lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan về dự thảo báo cáo này và trình Ban Điều hành Đề án xem xét, cho ý kiến;

d) Xem xét, sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân;

đ) Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về hồ sơ thủ tục hành chính, phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, cơ chế liên thông, trách nhiệm phối hợp và kỷ luật, kỷ cương trong giải quyết và thực hiện thủ tục hành chính, pháp điển hóa các quy định về thủ tục hành chính (nếu cần thiết) để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi;

e) Tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính được quy định trong các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội;

g) Xây dựng và trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về đơn giản hóa thủ tục hành chính để sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp được quy định trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo hướng Nghị định này sửa nhiều Nghị định;

h) Xây dựng và trình Chính phủ Dự án Luật Đơn giản hóa thủ tục hành chính để sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp được quy định trong các luật, pháp lệnh, theo hướng Luật này sửa nhiều luật, pháp lệnh;

i) Xây dựng cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước;

k) Xây dựng báo cáo tổng kết tiểu đề án.

3. Phân công thực hiện

3.1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

- Thực hiện nhiệm vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, i, k mục 2;

- Thiết lập cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của bộ, ngành mình;

- Cung cấp cho Văn phòng Chính phủ cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với Văn phòng chính phủ trong việc thiết lập cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính để công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ 

- Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện.

3.2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu tại mục 3.1.

- Rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương liên quan đến cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp;

- Sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành không phù hợp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp;

- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương.

- Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính;

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ thiết lập cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của địa phương;

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng ban hành các quy định về cơ chế liên thông, trách nhiệm phối hợp, kỷ luật, kỷ cương trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp;

- Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện;

- Xây dựng Báo cáo tổng kết tiểu đề án.

3.3. Văn phòng Chính phủ:

- Đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá thủ tục hành chính theo quy định tại mục 3.1, 3.2;

- Thực hiện nhiệm vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định tại các điểm e, g, h mục 2;

- Chủ trì, phối hợp với Trang thông tin điện tử của Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thiết lập cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ;

- Xây dựng báo cáo tổng kết tiểu Đề án.

4. Sản phẩm

- Báo cáo Đơn giản hoá thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý không phù hợp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp;

- Văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự thảo văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về hồ sơ thủ tục hành chính, phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, cơ chế liên thông, trách nhiệm phối hợp, kỷ luật, kỷ cương trong giải quyết thủ tục hành chính, pháp điển hóa những quy định về thủ tục hành chính (nếu cần thiết);

- Báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ về những đề xuất, kiến nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp được quy định trong các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Dự thảo Nghị định về đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Dự án Luật về đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Báo cáo tổng kết tiểu Đề án của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Thời gian thực hiện

- Thời gian thực hiện tiểu Đề án: từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010;

- Thời gian các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ mục 2: bắt đầu từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007;

- Thời gian các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Ban Điều hành Đề án Báo cáo Đơn giản hoá thủ tục hành chính để xem xét, cho ý kiến: trước ngày 15 tháng 01 năm 2008;

 Thời gian Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá thủ tục hành chính quy định tại mục 3.2: từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 15 tháng 10 năm 2010;

- Thời gian Văn phòng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ nêu tại mục 3.3: từ ngày 15 tháng 01 năm 2007 đến ngày 15 tháng 10 năm 2010. Cụ thể như sau:

+ Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về đơn giản hóa thủ tục hành chính: trước 20 tháng 8 năm 2008;

+ Trình Chính phủ Dự án Luật về Đơn giản hóa Thủ tục hành chính: trước ngày 20 tháng 10 năm 2008.

- Thời gian các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Ban Điều hành Đề án Báo cáo tổng kết tiểu đề án: trước ngày 15 tháng 10 năm 2010;

Tiểu Đề án 2: Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh

1. Mục tiêu

Xây dựng hệ thống điều kiện kinh doanh minh bạch, hợp lý, thống nhất vừa đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước, vừa bảo đảm yêu cầu thông thoáng và giảm chi phí về thời gian, vật chất cho người dân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

2. Nội dung

a) Thống kê, tập hợp các điều kiện kinh doanh, bao gồm: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác;

b) Rà soát, đánh giá cụ thể từng loại điều kiện kinh doanh trên các mặt: quy định pháp luật; tính phù hợp, khả thi của điều kiện kinh doanh; những khó khăn, vướng mắc đối với người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh; những vấn đề khác có liên quan;

c) Xây dựng báo cáo Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp và tổ chức có liên quan về dự thảo báo cáo, trình Ban Điều hành Đề án xem xét, cho ý kiến;

d) Xây dựng và trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về đơn giản hóa điều kiện kinh doanh để sửa đổi, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ, theo hướng Nghị định này sửa nhiều Nghị định;

đ) Xây dựng và trình Chính phủ Dự án Luật về đơn giản hóa điều kiện kinh doanh để sửa đổi, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp được quy định trong các luật, pháp lệnh, theo hướng Luật này sửa nhiều luật, pháp lệnh;

e) Xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện kinh doanh trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước;

g) Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện;

h) Xây dựng Báo cáo tổng kết tiểu Đề án.

3. Phân công thực hiện

3.1. Cơ quan thực hiện: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3.2. Cơ quan phối hợp: Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thực hiện Đề án này.

4. Sản phẩm

- Báo cáo Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh;

- Dự thảo Nghị định về đơn giản hóa điều kiện kinh doanh;

- Dự án Luật về đơn giản hóa điều kiện kinh doanh;

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về điều kiện kinh doanh trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước được thiết lập và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của các bộ, ngành và địa phương;

- Báo cáo tổng kết tiểu đề án.

5. Thời gian thực hiện

- Thời gian thực hiện tiểu đề án: từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008;

- Thời gian trình Ban Điều hành Đề án cho ý kiến về Báo cáo Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh: trước ngày 31 tháng 12 năm 2007;

- Thời gian trình Chính phủ Nghị định về Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh: trước ngày 20 tháng 02 năm 2008;

- Thời gian trình Chính phủ Dự án Luật về Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh: trước ngày 20 tháng 6 năm 2008.

Tiểu Đề án 3: Đơn giản hoá mẫu đơn, tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính

1. Mục tiêu

Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong ban hành, quản lý và sử dụng mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính; chống việc lạm dụng mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính phục vụ lợi ích cục bộ, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và thuận lợi trong việc tiếp cận, sử dụng các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.

2. Nội dung

a) Thống kê, tập hợp các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thẩm quyền giải quyết của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, của Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) thuộc chức năng, phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Rà soát, đánh giá các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trên các mặt: nội dung, hình thức, ngôn ngữ, thẩm quyền ban hành và những vấn đề khác có liên quan;

c) Chuẩn hóa các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước theo hướng đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho người sử dụng;

d) Xây dựng báo cáo đơn giản hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan về dự thảo Báo cáo và trình Ban Điều hành Đề án xem xét, cho ý kiến;

đ) Ban hành mới các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính hoặc sửa đổi, bãi bỏ những mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính không phù hợp;

e) Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bãi bỏ ngay các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính không phù hợp hoặc do địa phương ban hành không đúng thẩm quyền;

g) Xây dựng cơ sở dữ liệu về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;

h) Xây dựng báo cáo tổng kết tiểu đề án.

3. Phân công thực hiện

3.1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

- Thực hiện nhiệm vụ đơn giản hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo quy định tại mục 2;

- Thiết lập cơ sở dữ liệu về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của bộ, ngành mình;

- Cung cấp cho Văn phòng Chính phủ cơ sở dữ liệu về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với Văn phòng chính phủ trong việc thiết lập cơ sở dữ liệu về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính để công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ;

- Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính về tình hình và kết quả thực hiện.

3.2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện tiểu Đề án;

- Thực hiện bãi bỏ các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính không phù hợp theo yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc những mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính ban hành không đúng thẩm quyền;

- Công khai hoá các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính;

- Thiết lập cơ sở dữ liệu về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trên Trang thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở dữ liệu về mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện;

- Xây dựng báo cáo tổng kết tiểu đề án.

3.3. Văn phòng Chính phủ:

- Đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính theo quy định tại mục 3.1 và 3.2;

- Chủ trì, phối hợp với Trang thông tin điện tử của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thiết lập cơ sở dữ liệu về hệ thống các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ, trên cơ sở hệ thống các cơ sở dữ liệu về tờ khai và mẫu đơn hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp;

4. Sản phẩm

- Báo cáo đơn giản hoá mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quyết định của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính;

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về các mẫu tờ khai và mẫu đơn hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý được thiết lập, công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương;

- Báo cáo tổng kết tiểu đề án của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Thời gian thực hiện

- Thời gian thực hiện tiểu Đề án : từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008;

- Thời gian các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại mục 3.1: từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007;

- Thời gian trình Ban Điều hành Đề án Báo cáo đơn giản hóa mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: trước ngày 31 tháng 12 năm 2007;

- Thời gian Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc thực hiện nhiệm vụ quy định tại mục 3.2: tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008;

- Thời gian Văn phòng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại mục 3.3: từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Tiểu Đề án 4: Xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp.

1. Mục tiêu

Kịp thời điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

2. Nội dung

a) Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

b) Xây dựng, trình Chính phủ Nghị định quy định về công tác tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính;

c) Lấy ý kiến chuyên gia quản lý, nhà khoa học, cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định;

d) Xây dựng báo cáo tổng kết tiểu đề án.

3. Phân công thực hiện

3.1. Cơ quan thực hiện: Văn phòng Chính phủ.

3.2. Cơ quan phối hợp: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho Văn phòng Chính phủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Sản phẩm

- Báo cáo đánh giá thực trạng công tác tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

- Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về công tác tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính.

5. Thời gian thực hiện

- Thời gian thực hiện tiểu Đề án: từ tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007.

- Thời gian trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về công tác tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính: quý IV năm 2007.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công thực hiện

1.1. Văn phòng Chính phủ:

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Ban Điều hành Đề án về các nhiệm vụ được Thủ tướng giao quy định trong Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ huy động nguồn lực quốc tế cho việc thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010.

1.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Ban Điều hành Đề án về các nhiệm vụ được Thủ tướng giao quy định trong Đề án;

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ huy động nguồn lực quốc tế cho việc thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010.

1.3. Bộ Tài chính

Bố trí đủ nguồn kinh phí cho việc xây dựng, triển khai và thực hiện Đề án theo quy định tại Thông tư số 99/2006/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2006; kiểm tra tài chính trong việc thực hiện Đề án; tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho các tiểu đề án và duyệt quyết toán kinh phí các tiểu đề án đã kết thúc;

1.4. Bộ Nội vụ

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ trong việc huy động các nguồn lực quốc tế hỗ trợ thực hiện Đề án.

1.5. Bộ Tư pháp

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Dự án Luật về Đơn giản hóa thủ tục hành chính và Dự án Luật về Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Đưa 2 dự án Luật này vào dự kiến chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII, bảo đảm phù hợp với thời gian đã nêu trong Đề án.

 1.6. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Ban Điều hành Đề án trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao nêu trong từng tiểu Đề án;

- Trong phạm vi chức năng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai những nội dung có liên quan đã nêu trong từng tiểu Đề án, định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện.

2. Thời gian thực hiện

Thời gian của Đề án được xác định trong từng tiểu Đề án. Đến cuối năm 2010 sẽ tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

3. Các yêu cầu về nguồn lực

3.1. Về nhân lực:

- Đội ngũ chuyên gia của các bộ, ngành và địa phương;

- Các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực liên quan không thuộc biên chế bộ, ngành hay địa phương.

3.2. Về tài chính:

- Các khoản chi:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch của các tiểu Đề án;

+ Tổ chức khảo sát các bộ, ngành, địa phương và nước ngoài;

+ Điều tra, khảo sát, thống kê, tập hợp: thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, mẫu đơn, mẫu tờ khai trong hồ sơ thủ tục hành chính, hồ sơ thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước;

+ Thuê chuyên gia tư vấn;

+ Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý;

+ Xây dựng, hoàn chỉnh dự thảo báo cáo và các văn bản pháp quy;

+ Tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của bộ, ngành và địa phương.

- Dự toán kinh phí cho việc thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý giai đoạn 2007 - 2010:

Căn cứ vào Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự toán chi tiết do cơ quan chủ trì lập, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bố trí kinh phí ngân sách để thực hiện Đề án, trong đó có phân theo nhu cầu hàng năm.

Kinh phí thực hiện cho từng tiểu Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ đã quy định trong từng tiểu Đề án.

4. Ban Điều hành Đề án

Thành lập Ban Điều hành Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010.

Thành phần: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Trưởng ban, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội; đại diện lãnh đạo Vụ Cải cách hành chính Văn phòng Chính phủ là ủy viên thư ký.

Giúp việc Ban Điều hành Đề án có Tổ thư ký, bao gồm lãnh đạo, chuyên viên Vụ Cải cách hành chính và một số cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội.

Ban Điều hành và Tổ thư ký hoạt động kiêm nhiệm.

Ban Điều hành được sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định thành lập Ban Điều hành, Tổ thư ký và ban hành Quy chế làm việc của Ban Điều hành.

Ban Điều hành chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổ chức thực hiện Đề án; xem xét, cho ý kiến và nghiệm thu sản phẩm của từng tiểu đề án; theo dõi, đôn đốc kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; tổng kết Đề án, xây dựng nhiệm vụ cho những năm tiếp theo, trình Thủ tướng xem xét, quyết định; tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ./.

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 30/QD-TTg

Hanoi, January 10, 2007

 

DECISION

APPROVING THE 2007-2010 SCHEME ON SIMPLIFICATION OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN THE STATE MANAGEMENT DOMAINS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 136/2001/QD-TTg of September 17, 2001, approving the 2001-2010 overall program on the state administrative reform;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 94/2006/QD-TTg of April 27, 2006, approving the 2006-2010 plan on administrative reform;

At the proposal of the Minister-Director of the Government Office,

DECIDES:

Article 1.- To approve the 2007-2010 Scheme on simplification of administrative procedures in the state administrative domains.

Article 2.- To assign the Government Office to assume the prime responsibility for, monitor and urge ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees in, the implementation of this Scheme.

Article 3.- This Decision takes effect after its signing.

The Minister-Director of the Government Office, other ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

2007-2010 SCHEME

ON SIMPLIFICATION OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN THE STATE MANAGEMENT DOMAINS
(Approved together with the Prime Minister's Decision No. 30/QD-TTg of January 10, 2007)

I. BACKGROUND

The first phase (2001-2005) of the 2001-2010 overall program on the state administrative reform which was approved by the Prime Minister (together with his Decision No. 136/2001/QD-TTg of September 17, 2001) has ended. The first phase-review report of the Government's Steering Committee for administrative reform affirmed that over the past five years, the administrative reform has been carried out comprehensively in all management domains, creating recognizable changes. Administrative reform is identified as one of the important solutions to implementation of the socio-economic development strategy and incremental renewal of the political system.

In order to accelerate the successful performance of the five-year (2006-2010) socio-economic tasks, especially when Vietnam has officially become a member of the World Trade Organization (WTO), and to achieve the objective of building a democratic, clean, strong, professional, effective and efficient administration, which centers on the people and enterprises, the Government has mapped out the 2006-2010 plan on state administrative reform. One of the central tasks of this plan is to formulate and organize the implementation of a scheme on simplification of administrative procedures in the state management domains. Studies of the world's experience in administrative reform show that simplification of administrative procedures is the key task of programs on modernization of administration of the governments of developed countries.

In the first phase (2001-2005) of the overall program on state administrative reform and the years before, the Government paid attention to the reform of administrative procedures by revising, amending and abolishing inappropriate administrative procedures, which had caused difficulties to production and business of enterprises as well as the people's life. Since the Government promulgated Resolution No. 38/CP of May 4, 1994, on further reform of administrative procedures in the settlement of citizens' and organizations' affairs, the Government and the Prime Minister promulgated many legal documents directing this work (Decision No. 181/2003/QD-TTg on the application of one-stop shop (OSS) mechanism in localities; Directive No. 09/2005/CT-TTg of April 5, 2005, on further intensifying the administrative reform; Decision No. 23/2005/QD-TTg of January 26, 2005, setting up a joint working group for handling problems and petitions of enterprises regarding administrative procedures; Decision No. 22/2006/QD-TTg of January 24, 2006, assigning the task of handling problems and petitions of individuals, organizations and enterprises; Directive No. 32/2006/CT-TTg of September 7, 2006, on a number of urgent measures to reestablish administrative discipline and order in the settlement of affairs of citizens and enterprises; Official Letter No. 1877/TTg-CCHC of November 15, urging the implementation of Directive No. 32/2006/CT-TTg; and Resolution No. 01/2007/NQ-CP of January 3, 2007, on the Government's December 2006 regular meeting). Accordingly, ministries, branches and localities have taken various measures to reform administrative procedures within the ambit of their management competence, thereby improving the relationship between the State and people and enterprises along the direction of publicity, transparency and simplicity.

Results of administrative reform over the past years show that the relationship between state administrative bodies and people as well as enterprises has been improved remarkably, through a series of measures such as reform of administrative procedures in association with the application of the OSS mechanism; making public and transparent regulations on administrative reform; reviewing, amending and abolishing administrative procedures towards simplicity and convenience for citizens and enterprises.

Apart from the results and positive changes in various administrative management domains and administrative procedures, there still remains a fairly common tendency that administrative bodies create convenience for themselves but difficulties for individuals, organizations and enterprises; still exists the ideology of subsidy and sectionalism among ministries and branches in the formulation and promulgation of administrative procedures; and the lack of responsibility in inspection of the implementation organization. Hence, administrative procedures remain troublesome and complicated, causing difficulties for individuals, organizations and enterprises, missing investment opportunities and hindering production capacity of various economic sectors in society. Specifically:

- Administrative procedures in the relationship between state administrative bodies and individuals, organizations and enterprises, and between state administrative agencies themselves have not yet ensured the consistency and uniformity, remaining cumbersome, overlapping, contradictory and unreasonable; they were promulgated by various levels and agencies in various forms of legal document;

- Business conditions remain to be hindrances and obstacles to production and business of citizens and enterprises. There exist not a few business conditions favorable for management agencies but unfavorable for citizens and enterprises;

- The system of administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers issued by state administrative bodies still lacks consistency, with many irrational provisions, causing troubles to individuals, organizations and enterprises, which, however, are late to be standardized towards simplicity and convenience; lacks a strict control of publicity, transparency, uniformity and rationality in terms of their contents and forms. This situation has caused a lot of troubles and difficulties to individuals, organizations and enterprises, giving rise to harassment and negative acts;

- In addition to the limitations in contents of regulations on administrative procedures, weaknesses were also seen in the organization of implementation. Many provisions on administrative mechanisms, policies and procedures are incompatible with realities but late to be detected for timely adjustment and amendment. Though recognized for long, this situation has not yet been redressed.

The above limitations and shortcomings are attributed to the following:

First, the state management awareness and thinking of not a few officials and employees, including key leaders, are late to be renewed, as reflected in their desires to impose strict management, to take upon themselves others' business or impose their ideas on others, which are quite common in different branches and at different levels.

Second, administrative procedures constitute a broad and complicated issue related to different subjects in society and associated with the powers of various state administrative bodies and authorities. In not a few cases, the implementation of administrative procedures also means the abolition of powers and benefits they bring about. Therefore, it is opposed by a section of cadres and civil servants.

Third, ministries, central branches and localities remain irresolute and inconsistent in organizing the administrative reform under direction of the Government and the Prime Minister. They are not fully aware of the significance, importance and urgency of the removal of obstacles and hindrances in administrative procedures for individuals, organizations and enterprises in order to strongly promote the potential material and spiritual strengths of the people for development objectives. That's why efforts have not yet been concentrated on drastic direction and resources have not been prioritized for this work.

Fourth, current administrative procedures are implemented part by part, lacking transferability and coordination, requiring individuals, organizations and enterprises to contact different agencies in carrying out the procedures.

Fifth, there still lacks a mechanism strong enough bind on state administrative bodies in the receipt and prompt handling of reports and petitions of individuals, organizations and enterprises regarding inappropriate mechanisms or administrative procedures.

II. OBJECTIVES, REQUIREMENTS AND SCOPE OF THE SCHEME

1. Objectives

To simplify administrative procedures in the state management domains with a view to ensuring their uniformity, consistency, simplicity, publicity and transparency; creating favorable conditions for individuals, organizations and enterprises to access and implement administrative procedures; raising effectiveness and efficacy of the state management and promoting socio-economic development; contributing to the prevention and combat of corruption and waste.

2. Requirements

- Administrative procedures in each management domain, business conditions, administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers must be considered and evaluated for abolition or amendment towards simplicity and convenience for individuals, organizations and enterprises;

- Administrative handling processes, business conditions, administrative application and declaration forms as well as administrative procedures must be standardized and publicized for all individuals, organizations and enterprises to know and implement;

- There must be effective legal mechanisms for state administrative bodies to receive and handle reports and petitions of individuals, organizations and enterprises regarding inappropriate administrative mechanisms, policies or procedures;

- Substantial improvement must be created in the relationship between state administrative bodies and individuals, organizations as well as enterprises and among state administrative bodies in the handling and implementation of administrative procedures.

3. Scope

Administrative procedures shall be simplified in the state management domains, in the relationship between state administrative bodies and individuals, organizations as well as enterprises, and among state administrative bodies.

III. CONTENTS OF THE SCHEME

Sub-scheme 1: Simplification of administrative procedures in each state management domain

1. Objectives

To systemize and comprehensively assess the current state administrative procedures, detect shortcomings, thereby mapping out solutions to handling and perfecting the system of administrative procedures towards simplicity and convenience for individuals, organizations and enterprises.

2. Contents

a/ Making statistics on and gathering administrative procedures related to individuals, organizations and enterprises in each state management domain which fall within the handling competence of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies; of professional bodies attached to and of People's Committees at all levels (provincial, district, commune), and within the functions and scope of state management of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies;

b/ Revising, assessing administrative procedures and the organization of implementation of administrative procedures in different aspects: legal provisions; handling processes; procedural dossiers; handling competence; transferability, coordination, discipline and order in the handling of administrative procedures; difficulties and obstacles for individuals, organizations and enterprises in carrying out administrative procedures; time limit for the handling of administrative procedures; feasibility and appropriateness of administrative procedures; charges and fees;

c/ Making reports on simplification of administrative procedures; collecting opinions of relevant individuals, organizations and enterprises on the drafts of those reports and submitting them to the Scheme Administration Board for consideration and comments;

d/ Considering, amending, abolishing according to competence or proposing competent authorities to consider, amend or abolish inappropriate administrative procedures, which cause difficulties to production and business of enterprises and the people's life;

e/ Studying for promulgation according to competence or proposing competent agencies to promulgate regulations on administrative procedural dossiers, the decentralization of, the mechanism of transferability, responsibilities for coordination as well as discipline and order in, the handling and implementation of administrative procedures, codifying regulations on administrative procedures (when necessary) in order to create conditions for individuals, organizations and enterprises to access and carry out administrative procedures quickly, easily and conveniently;

f/ Summing up suggestions and proposals of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees on the amendment and abolition of administrative procedures provided in legal documents of the Prime Minister, the Government, the National Assembly Standing Committee and the National Assembly;

g/ Drafting and submitting to the Government a decree on simplification of administrative procedures so as to amend and abolish those which are inappropriate in legal documents of the Government and the Prime Minister in the direction that this decree amends many other decrees;

h/ Drafting and submitting to the Government a law on simplification of administrative procedures so as to amend and abolish those which are inappropriate in law and ordinances in the direction that this law amends many other laws and ordinances;

i/ Establishing a database on administrative procedures in each state management domain;

j/ Making a final-review report on this sub-scheme.

3. Division of responsibility for implementation

3.1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies:

- To perform the task of simplification of administrative procedures defined at Points a, b, c, d, e, i and j, Section 2;

- To establish databases on administrative procedures in their management branches and domains for publicization on their respective websites;

- To supply the Government Office with databases on administrative procedures in their management branches and domains; to coordinate with the Government Office in establishing databases on administrative procedures for publicization on the Government website.

- Biannually, to report to the Prime Minister on the implementation situation and results.

3.2. Provincial/municipal People's Committees:

- To coordinate with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in the latter's performance of the task of simplification of administrative procedures mentioned in Section 3.1.

- To revise, assess administrative procedures which fall under the promulgating competence of local authorities and are related to individuals, organizations and enterprises;

- To amend, abolish administrative procedures falling under their promulgating competence which are inappropriate and cause difficulties to individuals, organizations and enterprises;

- To propose the Prime Minister, ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies to amend or abolish inappropriate administrative procedures which fall under the promulgating competence of central state management agencies.

- To make public and transparent administrative procedures in order to create conditions for citizens, organizations and enterprises to get easy and convenient access to and carry out administrative procedures;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office in, establishing a database on administrative procedures and publicize it on the local websites;

- To promulgate according to its competence or propose the Prime Minister to direct functional agencies in promulgating regulations on the mechanism of transferability, responsibility for coordination, discipline and order in the handling of administrative procedures related to individuals, organizations and enterprises;

- Biannually, to report to the Prime Minister on the implementation situation and results;

- To make reports on final review of the sub-scheme.

3.3. The Government Office:

- To urge ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees in performing the task of simplifying administrative procedures according to the provisions of Sections 3.1 and 3.2;

- To perform the task of simplifying administrative procedures according to the provisions of Points f, g and h, Section 2;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government website, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees in, establishing a database on administrative procedures and publicize it on the Government website;

- To make final-review reports on the sub-scheme.

4. Products

- Reports on the simplification of administrative procedures of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies;

- Legal documents of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial/municipal People's Committees, amending or abolishing administrative procedures which fall under their competence and are inappropriate and cause difficulties to individuals, organizations and enterprises;

- Legal documents of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial/municipal People's Committees or draft legal documents of the Government or the Prime Minister, providing for administrative procedures, the decentralization of the handling of administrative procedures, the mechanism of transferability and coordination responsibility, discipline and order in the handling of administrative procedures, the codification of regulations on administrative procedures (when necessary);

- The Government's sum-up reports on suggestions and proposals of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees regarding the amendment or abolition of inappropriate administrative procedures provided in legal documents of the Prime Minister, the Government, the National Assembly or the National Assembly Standing Committee;

- Draft decrees on the simplification of administrative procedures;

- A bill on the simplification of administrative procedures;

- Final-review reports on the sub-scheme of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial/municipal People's Committees.

5. Implementation schedule

- Time for execution of the sub-scheme: From January 2007 to December 31, 2010;

- Time for ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies to perform the tasks defined at Points a, b, c, d and e, Section 2: From January 2007 to December 31, 2007;

- Time for ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies to submit to the Scheme Administration Board reports on simplification of administrative procedures for consideration and comments: Before January 15, 2008;

- Time for provincial/municipal People's Committees to perform the task of simplifying administrative procedures defined in Section 3.2: From January 2007 to October 15, 2010;

- Time for the Government Office to perform the tasks specified in Section 3.3: From January 15, 2007 to October 15, 2010. Specifically:

+ To submit to the Government a draft decree on simplification of administrative procedures: Before August 20, 2008;

+ To submit to the Government a bill on simplification of administrative procedures: Before October 20, 2008.

- Time for ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees to send to the Scheme Administration Board reports on final review of the sub-scheme: Before October 15, 2010.

Sub-scheme 2: Simplification of business conditions

1. Objectives:

To establish a transparent, reasonable and uniform system of business conditions, which meets the requirements of state management tasks, on the one hand, and the requirements for simplification, cost- and time-reduction for citizens and enterprises of all economic sectors, on the other.

2. Contents

a/ Making statistics on and gathering business conditions, including business permits, business eligibility certificates, practice certificates, certificates of professional liability insurance, requirements on legal capital or other requirements;

b/ Revising, evaluating each type of business conditions on the following aspects: legal provisions; their suitability and feasibility; difficulties and obstacles for people and enterprises when implementing regulations on business conditions; and relevant issues;

c/ Making reports on the simplification of business conditions; collecting opinions of citizens, relevant enterprises and organizations on draft reports and submitting them to the Scheme Administration Board for consideration and comment;

d/ Drafting and submitting to the Government a decree on simplification of business conditions for modification and abolition of inappropriate ones which fall under the deciding competence of the Government along the direction that this decree amends many other decrees;

e/ Drafting and submitting to the Government a law on simplification of business conditions for modification or abolition of inappropriate ones which are provided for in laws or ordinances along the direction that this law amends many other laws and ordinances;

f/ Establishing a database on business conditions in each state management domain;

g/ Biannually, reporting to the Prime Minister on the implementation situation and results;

h/ Making final-review reports on the sub-scheme.

3. Division of responsibility for implementation

3.1. Implementing agency: The Ministry of Planning and Investment.

3.2. Coordinating agencies: The team for enforcement of the Enterprise Law and the Investment Law, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees.

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in the implementation of this Scheme.

4. Products

- Reports on simplification of business conditions;

- A draft decree on simplification of business conditions;

- A bill on simplification of business conditions;

- Database system on business conditions in each state management domain, which will be established and publicized on websites of the Government, ministries, branches and localities;

- Final-review reports on the sub-scheme.

5. Implementation schedule

- Time for implementation of the sub-scheme: From January 2007 to December 31, 2008;

- Time for submission to the Scheme Administration Board for comment the reports on simplification of business conditions: Before December 31, 2007;

- Time for submission to the Government for comment the decree on simplification of business conditions: Before February 20, 2008;

- Time for submission to the Government the bill on simplification of business conditions: Before June 20, 2008.

Sub-scheme 3: Simplification of administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers

1. Objectives

To ensure uniformity and consistency in the issuance, management and use of administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers; to combat the abuse of administrative application and declaration forms for sectional benefits, which causes difficulties to individuals, organizations and enterprises; to ensure simplicity, comprehensibility, usability and convenience in the access to and use of administrative application and declaration forms.

2. Contents

a/ Making statistics on and gather administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers in each state management domain which fall under the processing competence of ministries, ministerial-level agencies, or government-attached agencies; the processing competence of specialized bodies attached to or of People's Committees of all levels (provincial, district and commune) and within the functions and state management scope of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies;

b/ Revising, evaluating administrative application and declaration forms in the following aspects: contents, presentation, languages, promulgating competence and relevant issues;

c/ Standardizing administrative application and declaration forms in the state management branches and domains towards simplicity, comprehensibility and convenience for users;

d/ Making reports on simplification of administrative application and declaration forms within the state management scope of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies; gathering opinions of individuals, concerned organizations and enterprises on draft reports and submitting them to the Scheme Administrative Board for consideration and comment;

e/ Promulgating new administrative application and declaration forms or modifying or annulling those forms which are inappropriate;

f/ Requesting provincial/municipal People's Committees to immediately annul those administrative application and declaration forms which are inappropriate or promulgated by local authorities ultra vires;

g/ Establishing a database on administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers for branches and domains under their management;

h/ Making final-review reports on the sub-scheme.

3. Division of responsibility for implementation

3.1. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies:

- To perform the task of simplifying administrative application and declaration forms according to the provisions of Section 2;

- To establish databases on administrative application and declaration forms in branches and domains under their management for publicization on their respective websites;

- To supply the Government Office with databases on administrative application and declaration forms in branches and domains under their management; to coordinate with the Government Office in establishing databases on administrative application and declaration forms for publicization on the Government's website;

- Bianually, to report to the Prime Minister on the implementation situation and results.

3.2. Provincial/municipal People's Committees:

- To coordinate with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in organizing the implementation of the sub-scheme;

- To abolish inappropriate administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers at the request of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies or those which are promulgated ultra vires.

- To publicize administrative applications and declaration forms;

- To establish databases on administrative application and declaration forms on websites of provinces or centrally run cities, databases of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies;

- To report biannually to the Prime Minister on the implementation situation and results;

- To make final-review reports on the sub-scheme.

3.3. The Government Office:

- To urge ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees to perform the task of simplifying administrative application and declaration forms according to the provisions of Sections 3.1 and 3.2;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with websites of the Government, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, establishing databases on the system of administrative application and declaration forms and publicize them on the Government's website, on the systems of databases on administrative application and declaration forms of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial/municipal People's Committees.

4. Products

- Reports on simplification of administrative application and declaration forms of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies;

- Decisions of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies, promulgating administrative application and declaration forms;

- Systems of databases on administrative application and declaration forms in administrative procedural dossiers in the management domains which are established and publicized on websites of the Government, ministries, branches and localities;

- Final-review reports on the sub-scheme of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial/municipal People's Committees.

5. Implementation schedule

- Time for implementation of the sub-scheme: From January 2007 to December 31, 2008;

- Time for ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies to perform the tasks defined in Section 3.1: From January 2007 to December 31, 2007;

- Time for submission to the Scheme Administration Board the reports on simplification of administrative application and declaration forms: Before December 31, 2007;

- Time for People's Committees of provinces or centrally run cities to perform the tasks defined in Section 3.2: From January 2007 to December 31, 2008.

- Time for the Government Office to perform the tasks defined in Section 3.3: From January 2007 and December 31, 2008.

Sub-scheme 4: Formulating mechanisms for receipt and handling of reports and petitions of individuals, organizations and enterprises on inappropriate administrative mechanisms, policies or procedures

1. Objectives

To promptly adjust, amend and perfect administrative mechanisms, policies or procedures which are no longer suitable to reality, causing difficulties to individuals, organizations and enterprises; to raise the efficiency of the receipt and handling of reports and petitions on administrative mechanisms, policies or procedures of state administrative agencies.

2. Contents

a/ Studying, evaluating the actual situation on receipt and handling of reports and petitions of individuals, organizations and enterprises on administrative mechanisms, policies or procedures of agencies in the state administrative system;

b/ Drafting and submitting to the Government a decree providing for the receipt and handling of reports and petitions of individuals, organizations and enterprises on administrative mechanisms, policies or procedures;

c/ Collecting opinions of managers, scientists, individuals, organizations and enterprises on the draft decree before submitting it to the Government for consideration and decision;

d/ Making final-review reports on the sub-scheme.

3. Division of responsibility for implementation

3.1. Implementing agency: The Government Office.

3.2. Coordinating agencies: ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels.

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall assist and create conditions for the Government Office to perform the assigned tasks.

4. Products

- Reports evaluating the actual situation of receipt and handling of reports and petitions on inappropriate administrative mechanisms, policies and procedures of agencies in the state administrative system;

- A draft decree of the Government providing for the receipt and handling of reports and petitions of individuals, organizations and enterprises on mechanisms, policies or administrative procedures.

5. Implementation schedule

- Time for implementation of the sub-scheme: From January 2007 to December 31, 2007.

- Time for submission to the Government the draft decree providing for the receipt and handling of reports and petitions of individuals, organizations and enterprises on administrative mechanisms, policies and procedures: The fourth quarter of 2007.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Division of responsibility for implementation

1.1. The Government Office:

- To perform and take responsibility before the Prime Minister and the Scheme Administration Board for the tasks assigned by the Prime Minister and defined in the Scheme;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Home Affairs in, mobilizing international resources for implementation of the 2007-2010 Scheme on simplification of administrative procedures in the state management domains.

1.2. The Ministry of Planning and Investment:

- To perform and take responsibility before the Prime Minister and the Scheme Administration Board for the tasks assigned by the Prime Minister and defined in the Scheme;

- To coordinate with the Government Office and the Ministry of Home Affairs in mobilizing international resources for implementation of the 2007-2010 Scheme on simplification of administrative procedures in the state management domains.

1.3. The Ministry of Finance

To arrange enough funding sources for the formulation and implementation of the Scheme according to the provisions of Circular No. 99/2006/TT-BTC of October 20, 2006; to conduct financial inspection in the implementation of the Scheme; to sum up the situation of annual fund allocation for sub-schemes and approve the final settlements of the completed sub-schemes;

1.4. The Ministry of Home Affairs

To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Government Office in mobilizing international resources in support of the implementation of the Scheme.

1.5. The Ministry of Justice

To coordinate with the Government Office and the Ministry of Planning and Investment in drafting a bill on simplification of administrative procedures and a bill on simplification of business conditions. To include these two bills in the tentative legislative program of the XIIth National Assembly, ensuring the implementation schedule mapped out in the Scheme.

1.6. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees:

- To take responsibility before the Prime Minister and the Scheme Administration Board for performance of the tasks assigned in each sub-scheme;

- To coordinate, within the ambit of their functions, with the prime agencies, in implementing the relevant contents mentioned in each sub-scheme and biannually to report to the Prime Minister on the implementation situation and results.

2. Implementation schedule

The Scheme's implementation schedule is defined in each sub-scheme. By the end of 2010 a final review will be organized to assess the results of implementation of the Scheme.

3. Requirements on human resources

3.1. On human resources:

- A contingent of experts of ministries, branches and localities;

- Outstanding experts in relevant domains who are not on the payrolls of ministries, branches or localities.

3.2. On finance:

- Expenditures:

+ To elaborate programs and plans of sub-schemes;

+ To organize surveys at ministries, branches, localities and in foreign countries;

+ To investigate into, survey, make statistics on and gather administrative procedures, business conditions, application and declaration forms in administrative procedural dossiers and administrative procedures in the state management domains;

+ To hire consultants;

+ To organize seminars to collect opinions of scientists and managers;

+ To make and complete draft reports and normative documents;

+ To organize training and implementation;

+ To establish databases and systems of databases on the websites of the Government, ministries and localities.

- Funding estimates for implementation of the 2007-2010 Scheme on simplification of administrative procedures in the state management domains:

Based on the Scheme already approved by the Prime Minister and detailed estimates made by the prime agencies, the Finance Ministry shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment in arranging budget funds for implementation of the Scheme, which shall be allocated based on the annual demands.

Funds for implementation of each sub-scheme shall be assured within the annual budget estimates of the task-performing agencies defined in each sub-scheme.

4. Scheme Administration Board

To set up the Scheme Administration Board for simplification of administrative procedures in the state management domains during 2007-2010.

It is composed of the Minister-Director of the Government Office as its head and representatives of leaderships of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice and the National Assembly Office as its members; a representative of the leadership of the Administrative Reform Department of the Government Office as its secretary.

The Scheme Administration Board is assisted by a secretariat, comprising leaders and members of the Administrative Reform Department and a number of cadres and experts of the Government Office, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice and the National Assembly Office.

The Administration Board and the Secretariat shall work on a part-time basis.

The Administration Board may use the seal of the Government Office. The Minister-Director of the Government Office shall decide to set up the Administration Board, the secretariat and promulgate the working regulation of the Administration Board.

The Administration Board shall take responsibility before the Prime Minister for the results of implementation of the Scheme; consider, comment on and accept after test products of each sub-scheme; monitor and urge inspection by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees in performance of the assigned tasks; conduct final review of the Scheme, set tasks for the subsequent years and submit them to the Prime Minister for consideration and decision; and automatically dissolve after fulfilling their tasks.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 30/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất