Quyết định 264/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 264/2005/QĐ-TTg

Quyết định 264/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:264/2005/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:25/10/2005
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát triển kinh tế - xã hội - Ngày 25/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 dân số khoảng 50.000 người, thu nhập nội địa 1800 - 2000 USD/người, khách du lịch 500.000 - 700.000 người/năm... Về côngnghiệp sẽ phát triển côngnghiệp chế biến hải sản cao cấp phục vụ du lịch và xuất khẩu, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, Khai thác đá ốp lát và đá xây dựng... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định264/2005/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 264/2005/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 264/2005/QĐ-TTG
NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - Xà HỘI HUYỆN CÔNG ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ĐẾN NĂM 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 7370/TTr-UB ngày 24 tháng 12 năm 2004 và Công văn số 5779/UBND-VP ngày 10 tháng 10 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1032 BKH/TĐ và GSĐT ngày 21 tháng 02 năm 2005 và ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 với những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và định hướng phát triển như sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Xây dựng Côn Đảo thành Khu Kinh tế - Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di cách mạng đặc biệt của Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn Quốc gia Côn Đảo.

- Xây dựng Côn Đảo tương xứng với vị trí tiền tiêu, góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, gắn kết chặt chẽ với phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc.

- Phát triển Côn Đảo phải có tầm nhìn dài hạn, hướng tới hiện đại và trong thế ổn định, bền vững, có hiệu quả với những bước đi thích hợp, tạo thế đột phá ngay từ giai đoạn đầu, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, lợi thế của Côn Đảo.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Phát triển Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế.

b) Trong giai đoạn đến năm 2020 phấn đấu đạt:

- Quy mô dân số khoảng 50 nghìn người.

- Thu nhập nội địa (GDP) bình quân đầu người đến 2010 đạt khoảng từ 900 -1.000USD/người; đến năm 2020 khoảng từ 1.800 – 2.000 USD/người.

- Khách du lịch dự kiến đến 2010 khoảng 200 - 250 nghìn người/năm; đến 2020 khoảng từ 500 - 700 nghìn người/năm.

3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu:

a) Duy tu, bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử:

- Xây dựng chi nhánh Bảo tàng lịch sử Cách mạng Việt Nam.

- Hình thành các phòng trưng bày các hiện vật, tranh ảnh, mô hình các nhà tù, khu tù điển hình, nơi giam giữ những chiến sỹ cách mạng trong cả nước, qua các thời kỳ thực dân Pháp và đến quốc Mỹ tại khuôn viên khu vực nhà tù Côn Đảo.

- Bảo tồn, tôn tạo nghĩa trang Hàng Dương và các di tích, chứng tích lịch sử cách mạng khác ở Côn Đảo.

b) Phát triển du lịch biển - đảo chất lượng cao, với những khu du lịch sinh thái đa đạng, hấp dẫn, khu du lịch văn hóa - di tích lịch sử.

c) Bảo tồn, phát huy giá trị vườn quốc gia Côn Đảo. Coi trọng việc bảo vệ, giữ gìn thảm cây xanh hiện có, di thực một số loài cây phù hợp để trồng tại Côn Đảo, khuyến khích nhân dân trồng cây phân tán để tạo ra những khu vực có cảnh quan xanh, sạch, đẹp phục vụ phát triển du lịch.

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng các tuyến du lịch giữa đảo với đất liền, với các điểm du lịch trong nước và với các nước trong khu vực.

đ) Phát triển công nghiệp:

- Phát triển công nghiệp chế biến hải sản cao cấp phục vụ du lịch và xuất khẩu; cơ khí sửa chữa tàu thuyền và phương tiện giao thông vận tải, các loại máy phục vụ xây dựng.

- Khai thác đá ốp lát và đá xây dựng duy trì ở mức không làm tổn hại đến cảnh quan, môi trường của đảo.

e) Phát triển hải sản và nông nghiệp:

- Phát triển nuôi trồng đặc sản biển; trong đó, chú trọng nuôi ngọc trai, cá lồng phục vụ đời sống, xuất khẩu và du lịch.

- Khai thác hải sản có giá trị xuất khẩu cao gắn với việc xây dựng cảng cá, khu neo đầu tàu thuyền.

- Phát triển nông nghiệp đa dạng với các sản phẩm tiêu biểu: chăn nuôi đặc sản, trái cây, rau quả, hoa tươi phục vụ tiêu thụ tại chỗ và khách du lịch.

g) Phát triển thương mại và dịch vụ:

- Phát triển thương mại giữa Đảo với nội địa.

- Phát triển hệ thống chợ tại thị trấn Côn Đảo, khu Bến Đầm và khu Cỏ Ống.

- Xây dựng cơ sở vật chất để Côn Đảo trở thành một trung tâm dịch vụ biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

h) Phát triển kết cấu hạ tầng:

- Hệ thống giao thông vận tải:

+ Đường bộ: nâng cấp các tuyến giao thông đường bộ xuyên Đảo; xây dựng đường bộ vòng quanh Đảo; xây dựng tuyến nối Cỏ Ống với Đầm Tre; xây mới và cải tạo hệ thống đường nội thị, thị trấn Côn Đảo.

+ Đường biển: nâng cấp cảng cá Bến Đầm; xây dựng cảng thương mại dịch vụ hàng hải, dịch vụ dầu khí tại Bến Đầm; xây dựng cảng du lịch tại vịnh Côn Sơn; các bến vận chuyền hành khách trên các đảo.

+ Đường hàng không: hoàn thiện sân bay Cỏ Ống.

- Cấp thoát nước:

+ Cấp nước: xây dựng hệ thống cấp nước công suất 5.000m3/ngày vào năm 2010. Xây dựng hệ thống hồ chứa nước tại những nơi có điều kiện.

+ Thoát nước: cải tạo hệ thống thoát nước tại Khu trung tâm Côn Đảo và xây dựng mới hệ thống thoát nước cho các khu khác.

- Cấp điện: phát triển mạng lưới cung cấp điện; trước hết, từ khu trung tâm đến khu Bến Đầm, khu Cỏ Ống; dọc theo tuyến đường du lịch vòng quanh Đảo.

Mở rộng nhà máy điện diezel với công suất gấp 3 lần công suất hiện nay. Đối với những nơi dân cư sống phân tán phát triển lưới điện năng lượng mặt trời. Khi có dầu khí sẽ nghiên cứu khả năng xây dựng nhiệt điện trên Đảo.

- Bưu chính, Viễn thông: để đảm bảo giao lưu giữa Đảo với đất liền và các hoạt động trên biển, trong 10 năm tới trọng tâm phát triển bưu chính, viễn thông trên đảo là: nâng cấp trang thiết bị của ba bưu cục (trung tâm, Bến Đầm, Cỏ Ống), đảm bảo có thể liên lạc thuận tiện với quốc tế. Phát triển hệ thống viễn thông phục vụ công tác đánh bắt xa bờ, dịch vụ cứu hộ, cứu nạn. Xây dựng trạm tiếp sóng truyền hình công suất 300w.

i) Phát triển văn hóa - xã hội:

- Mở rộng và phát triển các đường phổ thông của Đảo theo quy mô phát triển dân số. Kiên cố hóa trường, lớp học theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Xây dựng trung tâm y tế kết hợp quân - dân y, có đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sỹ, y sỹ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý, thuốc chữa bệnh…. để phục vụ nhân dân.

- Thành lập thêm 2 trung tâm văn hóa tại Bến Đầm và Cỏ Ống; các thư viện, các trung tâm thể dục thể thao, các sân vận động.

- Xây dựng hệ thống thông tin điện tử.

k) Tổ chức không gian kinh tế - xã hội:

Việc tổ chức không gian phải theo hướng tạo dựng không gian xanh, mở và hiện đại đáp ứng nhu cầu trước mắt và dài hạn. Xây dựng 3 khu vực: trung tâm, Bến Đầm và Cỏ Ống theo hướng hình thành những khu đô thị gắn với những điểm dân cư một cách hợp lý. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý quỹ đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo.

l) Về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội,đặc biệt là phát triển du lịch chất lượng cao cần có các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững. Những dự án đầu tư tại Côn Đảo phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Tài nguyên và Môi trường, xử lý tốt chất thải rắn, nhất là chất thải độc hại, chất thải bệnh viện; nước trước khi thải phải xử lý đạt tiêu chuẩn B. Tỉnh cần đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải và chất thải, cố gắng tái chế một số chất thải để thành vật dụng phục vụ sản xuất và đời sống.

m) Củng cố quốc phòng, an ninh:

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 107/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.

- Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Côn Đảo trong mọi tình huống.

 

Điều 2. Phân kỳ đầu tư phát triển

1. Giai đoạn từ nay đến 2010:

- Tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các di tích theo quy hoạch.

- Xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí, triển khai các công trình dịch vụ biển.

2. Giai đoạn 2011- 2020:

Hoàn thiện về cơ bản các công trình dự kiến theo quy hoạch phát triển.

 

Điều 3. Mô hình quản lý hành chính nhà nước và cơ chế chính sách cho Côn Đảo.

1. Quản lý hành chính nhà nước:

Việc lựa chọn mô hình quản lý cho Côn Đảo phải hướng tới mô hình quản lý kiểu đô thị hiện đại, theo hai giai đoạn: trước mắt là mô hình quản lý hành chính cấp huyện quản lý trực tiếp đến tổ dân cư; khi có đủ điều kiện và có yêu cầu áp dụng mô hình quản lý hành chính nhà nước đối với đô thị: toàn Đảo là một đô thị lớn, dưới đô thị là các phường.

2. Cơ chế chính sách:

- Cho phép Côn Đảo được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi hiện hành tại Việt Nam.

- Nghiên cứu một số cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho Côn Đảo.

- Về vốn đầu tư: Chính phủ ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA, vốn tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Có biện pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư phát triển Côn Đảo.

 

Điều 4. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì tổ chức thực hiện Đề án; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để trong 2 năm 2006 và 2007 hoàn thành việc lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch chủ yếu sau:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đến năm 2020.

- Quy hoạch tổng thể xây dựng và tổ chức không gian kiến trúc huyện Côn Đảo; Quy hoạch chi tiết 3 khu vực Cỏ Ống, Trung tâm và Bến Đầm.

- Quy hoạch phát triển du lịch Côn Đảo.

- Phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát quy hoạch, đề xuất giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị vườn quốc gia Côn Đảo.

- Các quy hoạch ngành kinh tế quan trọng khác của huyện Côn Đảo.

Cho phép Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được mời chuyên gia và tổ chức tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng và kiến trúc đối với Côn Đảo.

2. Giao Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, tổ chức lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Côn Đảo, bao gồm nghĩa trang Hàng Dương và các nghĩa trang khác; cho phép mời chuyên gia và tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia lập quy hoạch.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bàn giao nhiệm vụ quản lý đối với Nghĩa trang Hàng Dương và các nghĩa trang khác cho Bộ Văn hóa - Thông tin.

3. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu khẩn trương cân đối, bố trị vốn để thực hiện Đề án.

 

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Thủ tướng

Phan Văn Khải

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No.264/2005/QD-TTg
Hanoi, October 25, 2005
 
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN CON DAO DISTRICT, BA RIA – VUNG TAU PROVINCE, TILL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the People’s Committee of Ba Ria – Vung Tau province in Report No. 7370/TTr-UB dated December 24, 2004, and Official Letter No. 5779/UBND-VP dated October 10, 2005;
At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 1032-BKH/TD&GSDT dated February 21, 2005; and on the basis of the opinions of concerned ministries, agencies,
DECIDES:
Article 1.
To approve the Scheme on socio-economic development in Con Dao district, Ba Ria - Vung Tau province, till 2020, with the following development viewpoints, objectives, tasks, solutions and orientations:
1. Development viewpoints:
- To build Con Dao district into a high-quality economic-tourist and service zone in association with conservation and embellishment of Vietnam's special revolutionary relics and development and raising of the value of Con Dao national park.
- To build Con Dao district to suit its position of an outpost, actively contributing to the process of opening up the country and integrating into the global economy, preserving national defense and security in close combination with development of the entire southern region of Vietnam.
- Con Dao district must be developed with a long-term vision toward modernity, stability, sustainability and effectiveness with appropriate steps, creating a breakthrough right in the initial stage, bringing into full play its potentials and advantages.
2. Development objectives:
a) To develop Con Dao district into a modern and unique economic-tourist zone of regional and international importance.
b) In the period from now to 2020, to strive to attain:
- A population of around 50,000.
- An average per-capita GDP of around US$900-1,000 by 2010; and around US$1,800-2,000 by 2020.
- About 200,000-250,000 tourists/year by 2010; and 500,000-700,000 tourists/year by 2020.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 264/2005/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp