Quyết định 251/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 251/2006/QĐ-TTg

Quyết định 251/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:251/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/10/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát triển kinh tế - xã hội - Ngày 31/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Theo đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành những ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất và hàm lượng giá trị gia tăng cao, những vùng động lực phát triển của Tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế... Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế của Tỉnh, huy động tối đa nội lực đi đôi với thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư, khoa học - công nghệ và phát triển thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh... Đầu tư phát triển toàn diện, kết hợp đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển nông thôn, giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng trong Tỉnh... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định251/2006/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 251/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 251/2006/QĐ-TTg NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tại Tờ trình số 4650/TT-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2005 và Tờ trình số 2314/UBND-SKHĐT ngày 08 tháng 5 năm 2006 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5696/BKH-TĐ&GSĐT ngày 03 tháng 8 năm 2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020,

 

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 bảo đảm nguyên tắc phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của Vùng miền Trung; xây dựng Khánh Hoà trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị, nền hành chính nhà nước và bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hình thành những ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất và hàm lượng giá trị gia tăng cao, những vùng động lực phát triển của Tỉnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế của Tỉnh; huy động tối đa nội lực đi đôi với thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư, khoa học - công nghệ và phát triển thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đầu tư phát triển toàn diện, kết hợp đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phát triển nông thôn; giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng trong Tỉnh.

Thực hiện chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng miền núi và các đối tượng chính sách.

 

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN.

1. Về phát triển kinh tế:

Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 12%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 12,5%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 13%/năm. Tổng GDP của tỉnh (giá so sánh 1994) đạt 13.226 tỷ đồng vào năm 2010; đạt 23.834 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt 43.913 tỷ đồng vào năm 2020. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là công nghiệp - xây dựng 43,5%; nông - lâm - ngư nghiệp 13%; dịch vụ 43,5%. Năm 2015 là: công nghiệp - xây dựng 45%; nông - lâm - ngư nghiệp 8%; dịch vụ 47%. Đến năm 2020 là: công nghiệp - xây dựng 47%; nông - lâm - ngư nghiệp 6%; dịch vụ 47%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 22% GDP, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 22-23% GDP, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 24% GDP.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18%/năm giai đoạn 2006 - 2010, tăng 15 - 16%/năm giai đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3,2 - 3,5 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2006 - 2010 đạt 38 - 40% GDP, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 40 - 45% GDP.

2. Về phát triển xã hội:

Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2006 - 2010 là 1,6 - 1,7%, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 1,4 - 1,5%. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 4,2% vào năm 2010 và xuống dưới 4% vào năm 2020, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 68,5 - 70%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khoảng 70%; mức sống bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I.

Đẩy mạnh các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt khoảng 40%; năm 2020 đạt khoảng 60 - 70%. Đến năm 2010, có 80% lao động sau khi đào tạo có việc làm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.

3. Về bảo vệ môi trường:

Phòng ngừa có hiệu quả ô nhiễm môi trường, giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch. Cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm nguồn nước hợp vệ sinh và đến năm 2010, khoảng 96% dân số được sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực quản lý môi trường.

 

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC.

1. Phát triển du lịch.

Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Duy trì tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân 16%/năm, tăng trưởng về lượt khách du lịch bình quân 10%/năm.

Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch văn hóa Chàm và văn hóa Sa Huỳnh; du lịch nghỉ ngơi giải trí và thể thao, du lịch cuối tuần; du lịch cảnh quan ven biển, trú đông nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo. Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Khánh Hòa ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới. Chú trọng đầu tư tại Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh,... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước. Từng bước nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.

2. Phát triển các ngành dịch vụ: huy động mọi khả năng, nguồn lực để phát triển các ngành dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng khối ngành dịch vụ bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 13,8%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 là 13,1%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 là 12,8%/năm. Trong đó, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu sau:

- Dịch vụ vận tải: đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có thể tiếp nhận tàu container trọng tải từ 4.000 - 6.000 TEU. Năng lực hàng hóa thông qua đạt 500 nghìn TEU trong giai đoạn trước năm 2010, đạt 1,0 triệu TEU trong giai đoạn từ 2010 trở đi và đạt khoảng 4,5 triệu TEU vào năm 2020. Mở rộng, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế; có thể đón 1 triệu lượt khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu lượt khách vào năm 2020.

- Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu: phát triển thương mại, từng bước hiện đại, bảo đảm lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích sản xuất phát triển. Tập trung củng cố mạng lưới thương nghiệp toàn khu vực. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế kinh doanh theo cơ chế thị trường và đúng pháp luật. Xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại Nha Trang và Cam Ranh. Hoàn thiện mạng lưới chợ, đặc biệt là các chợ trung tâm thành phố Nha Trang và các huyện. Hình thành khu vực chợ đầu mối tại phía Tây thành phố Nha Trang. Xây dựng ở mỗi huyện từ 1 - 2 chợ trung tâm và khu vực, hoàn chỉnh hệ thống chợ ở nông thôn. Về xuất khẩu, chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu quy hoạch xây dựng trung tâm giao dịch thương mại quốc tế tại Nha Trang.

- Các ngành dịch vụ khác như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, công nghệ thông tin và phần mềm, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.v.v…

3. Phát triển công nghiệp.

Phát triển công nghiệp với nhịp độ cao và ổn định. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm tính theo giá trị gia tăng thời kỳ 2006 - 2010 là 14%, thời kỳ 2011 - 2020 là 14,6%. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển mạnh 8 nhóm ngành sản phẩm: chế biến thủy sản; chế biến nông sản; chế biến lâm sản và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; khai thác - chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, phụ liệu may, giày dép; sản xuất bia, nước giải khát nước khoáng; cơ khí, điện tử, đóng và sửa chữa tầu biển; công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp khác. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến, nâng cao giá trị các sản phẩm.

Từ nay đến năm 2010, hình thành 5 khu công nghiệp trên địa bàn: suối Dầu, Ninh Thủy, Nam Cam Ranh, Bắc Cam Ranh, Vạn Ninh. Hình thành một số khu công nghiệp vừa và nhỏ có quy mô 40 - 50 ha như: khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hòn Ông và khu công nghiệp Đắc Lộc tại thành phố Nha Trang, khu công nghiệp Diên Phú tại huyện Diên Khánh, khu công nghiệp Ninh Xuân tại huyện Ninh Hòa, KCN Sông Cầu tại huyện Khánh Vĩnh.

4. Nông - lâm - ngư nghiệp và phòng chống thiên tai.

- Nông nghiệp: đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, tăng các loại nông sản hàng hóa có lợi thế của tỉnh. Bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng nội bộ và khách du lịch.

- Lâm nghiệp: đến năm 2010, toàn tỉnh có 231.812 ha rừng, chiếm 44,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng mới, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng và khai thác rừng hợp lý.

- Thủy sản: tiếp tục đầu tư phát triển nuôi trồng thủy, hải sản và phát triển khai thác xa bờ; đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đến năm 2010, sản lượng khai thác đạt 100 - 110 nghìn tấn, sản lượng nuôi, trồng đạt 30 - 35 nghìn tấn. Diện tích nuôi, trồng thủy sản khoảng 5.000 - 5.500 ha.

- Phòng chống thiên tai: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để làm tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, hiện đại hóa các thiết bị tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Đầu tư trồng rừng ngập mặn, rừng chống cát bay, đầu tư đê sông, đê biển, hệ thống tiêu thoát lũ.

5. Xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Giao thông:

+ Hàng hải và đường thủy nội địa: xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong tại khu vực vũng Đầm Môn; nâng cấp, mở rộng cảng Ba Ngòi; phát triển cảng, bến đỗ đường thủy nội địa; phát triển đội tàu vận tải biển và đường thủy nội địa.

+ Đường bộ: cải tạo và nâng cấp đoạn quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I đồng bằng. Mở rộng đường từ chân đèo Cổ Mã đến Đầm Môn thành đường 4 làn xe. Chuyển đoạn quốc lộ 1A thuộc thị xã Cam Ranh ra ngoài về phía Tây thị xã. Xây dựng các tuyến đường nối thị xã Cam Ranh với bán đảo Cam Ranh và đường từ sân bay Cam Ranh nối tới thành phố Nha Trang (04 tuyến). Cải tạo và nâng cấp đoạn quốc lộ 26 đi qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng. Nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh lộ 1A, 1B, 2, 3, 4, 4B, 5, 6, 7, 8B, 9 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Nối một số tuyến đường huyện, đường xã thành trục đường liên huyện, liên xã. Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại đồng thời với phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Xây dựng các bến xe tại trung tâm các huyện và các điểm đô thị.

+ Đường sắt: cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất và các nhà ga trên địa bàn. Nghiên cứu theo hướng ga Nha Trang phục vụ vận tải hành khách, xây dựng nhà ga mới tại Vĩnh Lương (Nha Trang) để phục vụ vận tải hàng hóa. Xây dựng tuyến đường sắt nối cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong với đường sắt Thống Nhất, xây dựng ga lập tàu tại Tu Bông và ga mới tại Vạn Giã. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt từ Ba Ngòi đến ga Ngã Ba nối với đường sắt Thống Nhất. Nghiên cứu xây dựng 1 ga mới trên tuyến đường sắt Thống Nhất tại xã Cam Nghĩa.

+ Đường hàng không: tiếp tục xây dựng và nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh thành cảng hàng không quốc tế.

- Cấp điện:

Tiêu chuẩn hóa mạng lưới phân phối; nâng cao chất lượng nguồn điện và phạm vi cung cấp điện. Nghiên cứu phát triển năng lượng sạch (gió, địa nhiệt, năng lượng mặt trời). Tiếp tục chương trình phủ điện nông thôn; đến năm 2010, có 100% số xã với 90 - 95% số hộ dùng điện từ lưới điện quốc gia. Đối với các xã vùng biển đảo, đầu tư phát triển thủy điện nhỏ, dùng năng lượng mặt trời, sức gió. Đầu tư phát triển nguồn cung cấp điện cho các khu kinh tế Vân Phong, Cam Ranh.

- Cấp thoát nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường:

Tập trung xây dựng dứt điểm các công trình đang thi công; tu sửa, nâng cấp, kiên cố hóa các công trình hiện có. Xây dựng thêm các công trình mới, chú ý liên kết các công trình hồ chứa, đập dâng và trạm bơm để tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước. Hoàn chỉnh và từng bước kiên cố hóa hệ thống kênh mương. Xây dựng hệ thống tiêu nước, đê kè ngăn mặn.

Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước từ hồ Hoa Sơn ra vịnh Vân Phong, từ hồ Suối Dầu và hồ Cam Ranh cho khu vực Nha Trang và Bắc thị xã Cam Ranh; xem xét phương án hợp tác với tỉnh Phú Yên để có nguồn cấp nước quy mô lớn lấy từ lưu vực sông Ba.

Về cấp nước sinh hoạt : đến năm 2010, đạt tiêu chuẩn cấp nước sạch là: thành phố Nha Trang: 150 lít/người/ngày, đêm; thị xã Cam Ranh: 120 lít/người/ngày, đêm; các thị trấn:100 lít/người/ngày đêm; các khu dân cư nông thôn: 60 - 80 lít/người/ngày đêm. Nâng cấp nhà máy nước Võ Cạnh lên 100.000 m3/ngày đêm.

+ Đối với khu vực các huyện phía Bắc: đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi và cấp nước trọng điểm như: các hồ chứa nước Hoa Sơn, Tiên Du, Tà Rục, Sông Cạn, Đồng Điền Nam; hệ thống tưới nước sau thủy điện Ekrongru.

+ Đối với khu vực Nha Trang, Diên Khánh: hoàn thành việc xây dựng hồ Suối Dầu, tiếp tục xây dựng hồ chứa Đắc Lộc.

+ Đối với khu vực các huyện phía Nam: đầu tư nâng cấp cải tạo nhà máy nước Cam Ranh hiện có lên 6.000 m3/ngày đêm. Xây dựng hồ Cam Ranh Thượng và nhà máy nước số 2 công suất khoảng 24.000 m3/ngày đêm.

+ Phát triển cấp nước sạch nông thôn; đến năm 2010, 100% dân cư nội thị và 90% dân cư nông thôn được dùng nước sạch.

- Thoát nước và thu gom xử lý rác thải:

+ Xây dựng hệ thống cống thoát nước riêng hoàn toàn và bán riêng. Nước bẩn của thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh và các thị trấn, thị tứ được thu về trạm xử lý tập trung để xử lý làm sạch trước khi xả ra ngoài.

+ Tùy theo tính chất của từng vùng để có giải pháp xử lý rác thải riêng. Rác được xử lý tại các bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh.

- Khi quy hoạch xây dựng các đô thị, điểm dân cư, dành quỹ đất thích đáng để mở rộng và xây dựng các nghĩa trang, nghĩa địa.

- Bưu chính - viễn thông, phát thanh - truyền hình:

Hiện đại hóa mạng lưới thông tin bưu điện toàn tỉnh; hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc vùng ven biển và hải đảo. Đến năm 2010, đạt bình quân từ 32 - 35 máy điện thoại/100 dân; đến năm 2020, đạt bình quân 50 máy điện thoại/100 dân. Đầu tư, nâng cấp các tổng đài điện thoại. Phát triển các loại hình dịch vụ mới. Hiện đại hóa công nghệ phát thanh - truyền hình. Đến năm 2010, 100% số xã được phủ sóng phát thanh - truyền hình và 100% xã, phường có trạm truyền thanh.

6. Phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội.

- Dân số và lao động:

+ Phát triển dân số: tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp bố trí lại dân cư hợp lý; tỷ lệ dân số đô thị tăng lên 59 - 60% vào năm 2010 và 68,5 - 70% vào năm 2020.

+ Tích cực giải quyết việc làm cho người lao động cả ở thành thị và nông thôn, trong đó quan tâm lao động đã qua đào tạo.

- Giáo dục và đào tạo:

+ Đến năm 2010, cơ cấu quy mô phát triển học sinh cho từng bậc học, cấp học như sau: tiểu học 52%, trung học cơ sở 30 - 35%, trung học phổ thông 12 - 15%. 100% số xã có trường mầm non, 68% trẻ em từ 3 - 5 tuổi đến nhà trẻ, 98% số cháu 5 tuổi vào mẫu giáo; 99% trẻ em từ 6 - 11 tuổi học ở cấp tiểu học, 85% trẻ em từ 11 - 15 tuổi học ở cấp trung học cơ sở, 58% trẻ em từ 16 - 18 tuổi học ở trung học phổ thông; xóa mù chữ cho các đối tượng lớn tuổi.

Đến năm 2010, có 40% trường học phổ thông thực hiện giảng dạy tin học trong nhà trường và có kết nối Internet; đến năm 2020, các chỉ tiêu này đều là 80%.

+ Đầu tư phát triển hệ thống trường lớp ở các cấp học; xây dựng kiên cố, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư mở rộng các trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp cấp tỉnh, huyện để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Củng cố trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Tận dụng cơ sở vật chất các trường học để mở các lớp học, tạo điều kiện cho mọi con em người dân tộc thiểu số, vùng xa, vùng khó khăn có điều kiện tiếp tục học lên. Cải tạo và xây dựng mới các trung tâm giáo dục thường xuyên. Thành lập các trung tâm học tập cộng đồng phường, xã; đến năm 2010, đạt 50% số phường, xã có loại hình trung tâm này.

+ Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô đào tạo nghề. Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%; đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 50 - 55%. Đến năm 2010, khoảng 80% lao động sau khi đào tạo có việc làm.

+ Đến năm 2010, 80% công chức sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm, có 20 - 30% cán bộ chính quyền cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, tin học.

+ Nâng cấp Trường Trung học kỹ thuật và nghiệp vụ thành Trường Cao đẳng công nghệ Khánh Hòa. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường trung học Y tế, Kinh tế, Văn hóa nghệ thuật. Hình thành Trường công nhân kỹ thuật ở Cam Ranh, Trường kỹ nghệ Khánh Hòa. Đầu tư nâng cấp các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã. Hình thành các trung tâm dịch vụ việc làm. Tăng cường công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

- Y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân:

+ Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tạo điều kiện để mọi người dân đều được tiếp cận và được cung cấp các dịch vụ y tế. Đến năm 2010, 100% thành phố, huyện, thị xã có trung tâm y tế được nâng cấp, xây dựng mới, có quy mô phù hợp; 100% số cụm xã có phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng kiên cố, có đủ trang thiết bị cần thiết để khám, chữa bệnh; 100% phường, xã có trạm y tế được xây dựng theo mô hình chuẩn quốc gia; 100% thôn, bản, khu phố có nhân viên y tế.

+ Đến năm 2010, đạt 8 bác sỹ và 1,5 dược sỹ/1vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10%; số giường bệnh đạt 24 giường bệnh/1vạn dân. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; khống chế tới mức thấp nhất các loại bệnh dịch. Phòng và quản lý có hiệu quả các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, tai nạn.

+ Đầu tư xây dựng bệnh viện tỉnh với quy mô 700 giường; nghiên cứu đầu tư xây dựng mới bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Nhi đồng, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Mắt, bệnh viện du lịch Bãi dài; trung tâm kiểm dịch quốc tế, trung tâm sức khỏe môi trường và bệnh nghề nghiệp; đầu tư nâng cấp bệnh viện Da liễu, Lao, Tâm thần, bệnh viện Cam Ranh, bệnh viện Ninh Hòa; nâng cấp các chuyên khoa tuyến tỉnh; nghiên cứu xây dựng mới trường Y tế tỉnh, nâng cấp trường Đại học Y - Dược. Ở tuyến huyện, 100% có đội Y tế dự phòng và đội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình có đủ trang thiết bị cần thiết. Tăng cường công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.

- Văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao:

+ Phát triển phong trào văn hóa cơ sở, thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; mở rộng các hình thức dịch vụ văn hóa. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động văn hóa thông tin. Thực hiện chương trình phủ sóng truyền hình trong toàn tỉnh. Tăng thêm số giờ phát hình và chất lượng chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa.

Đến năm 2010, có 95% số cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa, 100% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh - truyền hình; có 60% số làng, thôn, ấp, bản, buôn có Nhà văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia; có 80% số xã, phường, thị trấn có Nhà văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, có 100% số làng, thôn, ấp, bản, buôn, xã, phường, thị trấn có Nhà văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2010, xây dựng Trung tâm Văn hóa, thông tin và Hội chợ tại Nha Trang. Tăng cường công tác xã hội hóa trong hoạt động văn hóa - thông tin.

+ Phát triển sự nghiệp thể dục - thể thao quần chúng. Xây dựng và phát triển các môn thể thao mang tính đặc thù của tỉnh, từng bước đầu tư và đào tạo phát triển các môn thể thao thành tích cao. Quy hoạch phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp thể dục - thể thao. Tăng cường công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục - thể thao.

- Khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường:

+ Phát huy và ứng dụng có hiệu quả các chương trình khoa học - công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ mới. Sử dụng phổ biến các công nghệ, thiết bị, hệ thống điện tử, tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý, giáo dục - đào tạo. Hình thành và phát triển ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ một số sản phẩm trong các lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học.v.v…

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững. Bảo vệ và làm giàu vốn rừng tự nhiên hiện có, trồng mới rừng và cây phân tán. Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh. Kiểm soát việc sử dụng và xử lý các loại hóa chất có chứa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong nông - lâm - ngư nghiệp. Có kế hoạch tổng thể, hợp lý việc sử dụng tài nguyên nước. Giám sát thường xuyên, chặt chẽ các biện pháp xử lý nước thải, chất thải, rác thải. Phát triển mô hình sản xuất khép kín VAC, RAC; chú trọng việc xử lý chất thải nông nghiệp. Tăng cường công tác quản lý về môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Kế thừa và phát huy hiệu quả dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Việt Nam - dự án Hòn Mun.

- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, biên phòng nhân dân. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quân sự, biên phòng, công an và các sở, ban, ngành, mặt trận và toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, xây dựng tỉnh vững mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường tiềm lực kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ.

1. Phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn.

2. Đầu tư phát triển trọng điểm.

- Khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận.

- Cảng trung chuyển quốc tế và Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong.

- Khu kinh tế Cam Ranh.

3. Phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.

 

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ.

(Phụ lục kèm theo)

 

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH.

1. Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh

Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan các cấp, tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi đôi với bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; qua đó nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

2. Huy động vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư của Tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2020 là rất lớn so với nguồn lực và khả năng cân đối của Tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương; vì vậy, Tỉnh cần đề xuất phương án huy động vốn cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý và có những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

- Đối với nguồn vốn ngân sách: ngoài các nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, Tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, trong đó có các công trình thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, lưới điện.

- Trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Đối với các nguồn vốn bên ngoài: cùng với việc làm tốt công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cần tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho hạ tầng nông thôn, chú ý đầu tư cho xã nghèo, vùng khó khăn.

- Có cơ chế, chính sách để động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

- Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này.

3. Giải pháp về quy hoạch

Đưa công tác quy hoạch vào nền nếp, trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế. Triển khai phân cấp công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và giám sát quy hoạch. Thực hiện đầu tư theo quy hoạch, phù hợp với khả năng cân đối về vốn và các nguồn lực khác.

4. Đổi mới, sắp xếp và phát triển các thành phần kinh tế

Thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp; sắp xếp, đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Nghiên cứu, ban hành một số chính sách ưu đãi phát triển một số ngành chủ lực, ngành có tiềm năng lợi thế; hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn nhà đầu tư. Khuyến khích và hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ bằng việc bảo đảm hành lang pháp lý và sự công bằng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển.

5. Chính sách khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các ngành sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, chuyển giao công nghệ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật. Chú trọng việc bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí; có kế hoạch đào tạo lực lượng lao động phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh; tạo động lực khuyến khích người lao động phát huy sức lực, trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Có chính sách thu hút nguồn lao động chất lượng cao từ các địa phương khác đến làm việc tại Tỉnh.

7. Tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường

Tăng cường hợp tác kinh tế với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, hình thành cơ chế riêng phù hợp với quy định của pháp luật để kêu gọi các nhà đầu tư đến với Khánh Hoà; xây dựng chương trình vận động nguồn vốn ODA, FDI ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn, y tế, giáo dục, xoá đói, giảm nghèo.

Quan tâm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường một cách vững chắc; quan tâm hơn nữa việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có tiềm năng phát triển.

8. Tổ chức thực hiện

Công bố rộng rãi Quy hoạch được phê duyệt; nghiên cứu, triển khai thực hiện Quy hoạch đồng bộ và toàn diện; xây dựng các kế hoạch để thực hiện Quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao; thường xuyên cập nhật để đề nghị điều chỉnh Quy hoạch khi cần thiết.

Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh theo quy định.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của nhà nước trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.

Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng liên vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án đầu tư được nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Tỉnh tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg

ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

_______

 

I. Chương trình phát triển và đầu tư xây dựng các dự án theo định hướng quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế và Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong.

1. Khu cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

2. Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong.

II. Chương trình phát triển và đầu tư các dự án theo định hướng quy hoạch Khu kinh tế Cam Ranh.

1. Nhà máy nước Cam Ranh Thượng và hệ thống cấp nước đô thị.

2. Nâng cấp cải tạo sân bay Cam Ranh.

3. Hệ thống đường nội bộ Bắc bán đảo Cam Ranh.

4. Nâng cấp cảng Ba Ngòi và cảng cá Cam Ranh.

5. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp điện Cam Ranh.

6. Hệ thống thoát nước đô thị tại Cam Ranh.

7. Xây dựng tường rào, bảo vệ và di dời các công trình quân sự ở Bắc bán đảo Cam Ranh.

8. Các khu công nghiệp Ba Ngòi và Cam Thịnh Đông.

9. Nâng cấp nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu Ba Ngòi.

10. Xí nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền Ba Ngòi.

11. Nhà máy thủy tinh và kính xây dựng Cam Thuận.

12. Nhà máy sản xuất thức ăn tôm, cá Cam Thịnh Đông.

13. Các nhà máy may mặc và giày da xuất khẩu.

14. Nhà máy bê tông thương phẩm Cam Thịnh Đông.

15. Nhà máy đồ hộp, chế biến nông sản Cam Thịnh Đông.

16. Nhà máy đóng tàu Cam Ranh.

17. Nhà máy xi măng Cam Ranh.

18. Trung tâm du lịch - giải trí biển Bãi Dài.

19. Trung tâm thương mại - hội nghị quốc tế ở Bắc bán đảo Cam Ranh.

20. Khu công viên vui chơi giải trí và cây xanh cảnh quan.

21. Khu du lịch sinh thái Cam Lập.

22. Cải tạo khu vực bãi tắm tại cây số 4 Cam Ranh.

23. Nâng cấp dịch vụ tắm nước nóng tại Ba Ngòi.

24. Các trung tâm thương mại - dịch vụ khu vực tại thị xã Cam Ranh.

25. Trung tâm thông tin du lịch tại sân bay Cam Ranh.

26. Trường trung học nghiệp vụ du lịch tại Nha Trang.

27. Khu thương mại thuế quan và phi thuế quan tại Vân Phong.

28. Trung tâm hội chợ triển lãm và hội thảo.

29. Trung tâm thương mại - siêu thị bán lẻ.

30. Hệ thống thương mại bán lẻ, cửa hàng miễn thuế tại cảng hàng không Cam Ranh.

31. Khu thương mại tổng hợp tại huyện Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh.

32. Dự án sản xuất tôm giống Cam Lộc, quy mô 1.000 ha.

33. Dự án nuôi tôm cao triều Cam Hải Đông, quy mô 30 ha.

34. Dự án nuôi trồng thủy sản Cam Hải Đông, quy mô 40 - 50 ha.

35. Dự án vùng nuôi tôm công nghiệp Cam Thịnh Đông, quy mô 390 ha.

36. Dự án phát triển đánh bắt xa bờ.

37. Cải tạo và xây dựng mới mạng lưới trường học, dạy nghề.

38. Nâng cấp phòng khám đa khoa tại các thị tứ mới.

39. Cải tạo và xây dựng trạm y tế các phường, xã.

40. Xây dựng các khu dân cư mới cho các khu vực nội thị.

41. Xây dựng các trung tâm cụm xã.

42. Xây dựng vườn hoa trung tâm thị xã Cam Ranh và sân chơi ở các phường, xã.

43. Xây dựng mạng lưới chợ khu vực và các chợ phường, xã.

III. Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư xây dựng mở rộng thành phố Nha Trang.

1. Các dự án về giao thông.

2. Các dự án về xây dựng khu đô thị mới trên quy mô khu vực mở rộng của thành phố Nha Trang.

3. Các dự án về cấp nước đô thị và nông thôn.

4. Các dự án về xây dựng các trung tâm thương mại và dịch vụ.

5. Các dự án về kết cấu hạ tầng xã hội.

IV. Chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

V. Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2010: nghiên cứu đưa việc phát triển cây mì vào chương trình.

VI. Chương trình phát triển và các dự án kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp.

1. Nhà máy sản xuất muối công nghiệp, tại Ninh Diêm, Ninh Hòa, công suất 50.000 - 200.000 tấn/năm.

2. Nhà máy sản xuất lắp ráp động cơ, máy công cụ, phụ tùng cơ khí.

3. Nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em.

4. Nhà máy sản xuất thủy tinh cao cấp.

5. Nhà máy sản xuất vật tư y tế.

6. Nhà máy sản xuất phụ kiện ngành dệt may.

7. Nhà máy sản xuất hạt Nix đã qua sử dụng từ chất thải của Nhà máy tàu biển Hyunđai - Vinasin, tại khu công nghiệp Ninh Thủy.

8. Nhà máy sản xuất hàng kim khí tiêu dùng.

9. Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp, cồn thực phẩm.

10. Nhà máy chế biến sản phẩm thủy sản từ nhuyễn thể 2 mảnh.

11. Xưởng chế tạo các thiêt bị bằng vật liệu Composite để phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

12. Nhà máy sản xuất phân vi sinh và chế phẩm sinh học, công suất 350 -400 tấn/ngày.

13. Nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm.

14. Nhà máy sản xuất gỗ nhân tạo.

15. Nhà máy cưa xẻ, sản xuất các sản phẩm từ đá Granite.

16. Cảng trung chuyển container quốc tế.

17. Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp máy vi tính.

18. Nhà máy sản xuất các thiết bị và lắp ráp điện tử, điện lạnh.

19. Nhà máy sản xuất thiết bị và dụng cụ thể dục, thể thao.

20. Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm và dụng cụ học đường.

21. Nhà máy sản xuất lắp ráp xe tải nhẹ phục vụ nông nghiệp.

22. Kêu gọi đầu tư khu công nghiệp Bắc Cam Ranh.

 

* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên, sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 251/2006/QD-TTg
Hanoi, October 31, 2006
 
DECISION
APPROVING THE OVERALL PLANNING ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF KHANH HOA PROVINCE UP TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the People's Committee of Khanh Hoa province in Report No. 4650/TT-UBND of October 11, 2005, and Report No. 2314/UBND-SKHDT of May 8, 2006, and the opinions of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 5696/BKH-DT&GSDT of August 3, 2006 on the overall planning on socio-economic development of Khanh Hoa province up to 2020,
DECIDES:
Article 1.- To approve the overall planning on socio-economic development of Khanh Hoa province up to 2020 with the following major contents:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS
The overall planning on socio-economic development of Khanh Hoa province up to 2020 ensures the principle of compatibility with the strategies on socio-economic development of the whole country and of Central Vietnam; aims to build Khanh Hoa into a center of southern Central Vietnam and the Central Highland; ensures the relationship between economic growth and satisfactory settlement of social issues, particularly employment, poverty rate reduction and handling of ethnic and religious affairs; between economic development and maintenance of security and defense, consolidation of political system and state administration as well as environmental protection.
To accelerate the economic growth rate and economic restructuring in the direction of industrialization and modernization; to form production branches and services of high productivity and high added-value contents and development motive regions of the province; to raise the quality, efficiency and competitiveness of the economy.
Socio-economic development is based on the promotion of the province's strengths and advantages; the maximum mobilization of internal resources in parallel with strong attraction of external resources, particularly investment capital, science and technology and market development. Economic sectors are encouraged to develop production and business.
To invest in comprehensive development in combination with the acceleration of urbanization and rural development; to gradually narrow the development gap between regions in the province.
To adopt the strategy on human development, raising people's intellectual levels and human resources' quality; to constantly improve and raise the living standards of people, particularly mountainous people and policy beneficiaries.
II. DEVELOPMENT OBJECTIVES
1. Economic development:
To maintain and accelerate the economic growth rate to be higher than the national average. The GDP growth rate achieves around 12%/year in the 2006-2010 period, about 12.5% in the 2011-2015 period and around 13%/year in the 2016-2020 period. The province's GDP (at the 1994 comparative prices) reaches VND 13,226 billion by 2010; VND 23,834 billion by 2015 and VND 43,913 billion by 2020. The per-capita GDP (at the current prices) reaches VND 19.477 million by 2010, VND 32.777 million by 2015 and VND 56.71 million by 2020.
The economy is quickly restructured in the direction of increasing the service and industrial ratios. The economic structure in 2010 will be industry-construction: 43.5%; agriculture-forestry-fishery: 13%; services: 43.5%; in 2015 it will be: industry-construction: 45%; agriculture-forestry-fishery: 8% and services: 47%; and in 2020, it will be: industry-construction: 47%; agriculture-forestry-fishery: 6% and services: 47%.
The state budget remittance rate will represent about 22% of the GDP in the 2006-2010 period; about 22-23% of the GDP in the 2011-2015 period; and about 24% of the GDP in the 2016-2020 period.
The export turnover rises 18%/year on average in the 2006-2010 period, 15-16%/year in the 2011-2020 period. To strive for an export turnover of USD 1 billion by 2010 and around USD 3.2-3.5 billion by 2020.
The total social investment capital will represent 38-40% of the GDP in the 2006-2010 period and around 40-45% of the GDP in the 2011-2020 period.
2. Social development:
The population growth rate will be 1.6-1.7% in the 2006-2010 period and 1.4-1.5% in the 2011-2020 period. To create jobs and reduce the urban unemployment rate to 4.2% by 2010 and under 4% by 2020, and raise the rate of using the working time in rural areas.
To strive to achieve by 2020 the urbanization rate of 68.5-70%, the non-agricultural labor rate of around 70%; and the grade-I city standards for average per-capita income, economic structure and socio-economic infrastructure.
To step up the national cultural and medical programs, raise the quality of education, complete the lower secondary education universalization. To socialize education, increase investment in schools and classrooms and diversify training forms. To raise the quality of labor force, raising the rate of trained laborers to 40% by 2010, around 60-70% by 2020. By 2010, 80% of trained laborers are employed and the poverty rate drops to below 3%.
3. Environmental protection:
To efficiently prevent environmental pollution, preserving the marine and coastal environment in order to develop tourism. To improve the environment quality, ensuring hygienic water sources and by 2010, around 96% of the population are supplied with clean water, 100% of daily-life waste are collected and treated and 100% of hazardous industrial waste and medical waste are managed and treated. To conserve and rationally use natural resources and protect biodiversity. To strengthen education, raise people's awareness of environmental protection. To enhance the environment management capability.
III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES, DOMAINS AND KEY PRODUCTS
1. Tourist development
To develop tourism into an economic branch with important contributions to the province's economic development. To maintain the average tourist revenue growth rate of 16%/year and the average growth of 10%/year in the number of arrivals.
To strongly develop international tourism, considering it a driving force for the development of domestic tourism and services. To diversity tourist products, focusing on Cham culture tourism and Sa Huynh culture tourism; rest and recreation and sport tourism, weekend tourism; coastal landscape tourism, winter escape and convalescence tourism; ecological tourism; conference or workshop -cum tourism. To step up tourist promotion and marketing, building and advertising Khanh Hoa tourism brand to the world market, seeking new markets. To attach importance to investment in Nha Trang, Van Phong, Cam Ranh, a number of tourist resorts and sites of international standard, being able to compete with a number of big marine tourist centers of neighboring countries. To invest in development of synchronized infrastructure systems and services for tourist development. To organize tourist routes and link the provincial tourist routes with national ones. To step by step raise the tourist standards to the international level.
2. To develop services: To mobilize all capabilities and resources for development of services. The average service growth rate achieves 13.8%/year in the 2006-2010 period; 13.1%/year in the 2011-2015 period and 12.8%/year in the 2016-2020 period, focusing on the development of the following key services:
- Transport service: To invest in construction of Van Phong international entrepot port, which can receive container ships of 4,000-6,000 TEU. The volume of cargo to be handled at the port reaches 500,000 TEU in the period before 2010, one million TEU in the period from 2010 on and around 4.5 million TEU by 2020. To expand and upgrade Cam Ranh airport into an international airport which can receive one million arrivals by 2010 and around 2 million arrivals by 2020.
- Commerce and export-import business: To develop commerce, to step by step conduct the modernization, ensure fast, convenient goods circulation, stimulating production to develop. To concentrate on consolidation of regional commercial network. To encourage all economic sectors to do business under market mechanism and law. To build modern trade-service centers in Nha Trang and Cam Ranh. To perfect the network of marketplaces, particularly the central marketplaces in Nha Trang city and districts. To form a wholesale market west of Nha Trang city. To build in each district 1-2 central and regional marketplaces, perfect the rural marketplace system. To restructure export in the direction of increasing the processed products of high added value. To study the planning on construction of an international commercial transaction center in Nha Trang city.
- Other services such as financial, banking, insurance, consultancy services, information and software technology, research into and transfer of scientific and technical advances, provision of technical supplies in service of agricultural production, etc.
3. To develop industries
To develop industries at high rates and in a stable manner. The annual average growth rate is 14% in the 2006-2010 period and 14.6% in the 2011-2020 period. Industries will be restructured in the direction of concentrating on strong development of 8 production lines: aquatic product processing; farm produce processing; forest product processing and production of handicraft fine-art articles; minerals exploitation and processing, production of building materials; textile and garment, garment accessories and footwear; production of beer and mineral water; mechanical engineering, electronics, sea-going ship building and repair; information technology and other industries. To strongly develop rural industries, traditional handicraft and cottage industry. To encourage enterprises to renew technologies, raise the managerial level, quickly raise the ratio of processed industrial products, raise the value of products.
From now till 2010, to form 5 industrial parks in the locality: Suoi Dau, Ninh Thuy, southern Cam Ranh, northern Cam Ranh and Van Ninh. To form a number of medium- or small-sized industrial parks of 40-50 ha each such as northern Hon Ong fishery logistical service zone and Dac Loc industrial park in Nha Trang city, Dien Phu industrial park in Dien Khanh district, Ninh Xuan industrial park in Ninh Hoa district, Song Cau industrial park in Khanh Vinh district.
4. Agriculture-forestry-fishery and natural disaster prevention and combat
- Agriculture: To invest in agricultural development in the direction of diversification of crops and animal husbandry; to combine it with processing industry and the outlets, suitable to the local practical conditions. To restructure the agricultural economy in the direction of raising the ratio of husbandry product value and increasing kinds of advantageous commodity farm produce of the province. To meet the food and foodstuff demands of local consumers and tourists.
- Forestry: By 2010, the whole province will have 231,812 ha of forests, accounting for 44.6% of the total land area. To tend and protect the existing forest areas, to plant new forests, zone off forests for regeneration and to foster and exploit forests rationally.
- Fishery: To continue investing in development of aquaculture and offshore fishing; to accelerate the investment in construction of fishery infrastructure. To tend and closely combine fishing development with aquatic resources protection. By 2010, the fishing output reaches 100,000- 110,000 tons and the aquaculture output reaches 30,000-35,000 tons. The total aquaculture area reaches around 5,000-5,500 ha.
- Natural disaster prevention and combat: To increase investment in material foundations and equipment in order to well perform the task of natural disaster forecasts and warning, modernize search and rescue equipment and overcome disaster consequences. To invest in planting of submerged forests, sand-shielding forests, in the construction of river and sea dykes and flood drainage systems.
5. Infrastructure construction
- Traffic:
+ Maritime and inland waterway: To build Van Phong international container entrepot port in Dam Mon lagoon area; to upgrade and expand Ba Ngoi port; to develop inland waterway ports and landing stages; to develop sea and inland waterway transport fleets.
+ Roads: To renovate and upgrade the national highway 1A section running through the province to grade-I delta technical standards. To expand the road from the foot of Co Ma pass to Dam Mon lagoon into a four-lane road. To divert the national highway 1A section in Cam Ranh provincial town to the west of the town. To build routes linking Cam Ranh provincial town with Cam Ranh peninsular and linking Cam Ranh airport with Nha Trang city (04 routes). To renovate and upgrade the national highway 26 section running through the province up to the grade-I delta road standards. To upgrade and renovate provincial roads 1A, 1B, 2, 3, 4, 4B, 5, 6, 7, 8B and 9 up to grade-IV road standards. To connect a number of district and communal roads into inter-district and inter-communal roads. To develop a modern urban traffic network in parallel with the development of rural traffic network. To build car terminals in district centers and urban areas.
+ Railways: To renovate and upgrade the Thong Nhat (North-South) railway route and stations in the locality. To conduct study in the direction that the existing Nha Trang station is used in service of passenger transportation and a new station will be built in Vinh Luong (Nha Trang) in service of cargo transportation. To build the railway route linking Van Phong international entrepot port to the Thong Nhat railway route, and build the train formation station in Tu Bong and a new station in Van Gia. To renovate and upgrade the railway route from Ba Ngoi to Nga Ba station, linking with the Thong Nhat railway route. To study the construction of a new station on the Thong Nhat railway section in Cam Nghia commune.
+ Airways: To continue constructing and upgrading Cam Ranh airport into an international airport.
- Electricity supply:
To standardize the distribution networks; the raise the quality of electricity sources and electricity supply scope. To research into the development of clean energy (wind, geothermal, solar energy). To continue with the program on rural electrification; by 2010, 100% of the communes with 90-95% of their households are supplied with electricity from national grids. For island communes, to invest in development of small-sized hydropower plants, powered by solar and wind energy. To invest in the development of electricity supply sources for Van Phong and Cam Ranh economic zones.
- Water supply and drainage, garbage treatment and environmental sanitation:
To concentrate on the definite completion of works being under construction; to repair, upgrade and solidify the existing ones. To build new works, paying attention to linking water reservoirs with spillways and pumping stations in order to make the fullest use of natural water sources, raise the use efficiency of water sources. To complete and gradually solidify canal systems. To build water drainage systems and anti-salt water dykes and embankments.
To invest in the construction of the systems of water supply from Hoa Son reservoir to Van Phong gulf, from Suoi Dau and Cam Ranh reservoirs to Nha Trang and northern Cam Ranh provincial town; to consider the plan on cooperation with Phu Yen province in creating a large-scale water supply source from Ba river basin.
Daily-life water supply: By 2010, to reach the clean water standards for Nha Trang city: 150 liters/person/day; Cam Ranh provincial town: 120 liters/person/day; district towns: 100 liters/person/day; rural population areas: 60-80 liters/person/day. To upgrade Vo Canh water plant to reach an output of 100,000 m3/day.
+ For the region of northern districts: To invest in the construction of a number of key irrigation and water supply works such as Hoa Son, Tien Du, Ta Ruc, Song Can, Dong Dien Nam water reservoirs; post-hydroelectricity irrigating system of Ekrongru.
+ For Nha Trang and Dien Khanh areas: To complete the construction of Suoi Dau reservoir, continue building Dac Loc reservoir.
+ For the region of southern districts: To invest in upgrading and renovating the existing Cam Ranh water plant to reach an output of 6,000 m3/day. To build upper Cam Ranh reservoir and water plant No. 2 with the capacity of around 24,000 m3/day.
+ To develop rural clean water supply; by 2010, 100% of the urban population and 90% of the rural population are supplied with clean water.
- Water drainage and garbage collection and treatment:
+ To build separate and semi-separate water drainage culverts. Wastewater of Nha Trang city, Cam Ranh provincial town and district towns and townships is gathered to concentrated treatment stations before being discharged into the environment.
+ Garbage will be treated at hygienic burial sites with separate garbage treatment solutions taken by regions, depending on their respective characteristics.
- Upon planning on construction of urban centers and population areas, to reserve satisfactory land funds for expansion or construction of cemeteries and graveyards.
- Post and telecommunications, radio and television:
To modernize the provincial postal networks; to perfect the coastal and island information and communication networks. By 2010, to reach the average of 32-35 telephone sets/100 inhabitants; by 2020, to reach the average of 50 telephone sets/100 inhabitants. To invest in upgrading telephone switchboards. To develop new service forms. To modernize radio-television technology. By 2010, 100% of the communes are covered with radio-television broadcasts and 100% of the communes and wards have their own public-address systems.
6. Development of branches and social domains
- Population and labor:
+ Population development: To continue stepping up the population- family planning work. To combine rational population redistribution with economic restructuring; to raise the urban population rate to 59-60% by 2010 and 68.5-70% by 2020.
+ To actively settle the question of employment for urban and rural laborers, paying attention to trained laborers.
- Education and training:
+ By 2010, the structure of general education pupil development will be as follows: primary education pupils: 52%; lower secondary education pupils: 30-35%; upper secondary education pupils: 12-15%. 100% of the communes will have pre-schools; 68% of the children aged between 3 and 5 years are sent to crches, 98% of children aged 5 years are enrolled in kindergartens; 99% of children aged between 6 and 11 years are enrolled in primary schools; 85% of children aged between 11 and 15 years are enrolled in lower secondary schools and 58% of children aged between 16 and 18 years are enrolled in upper secondary schools; to get rid of illiteracy for adults.
By 2010, informatics is taught at 40% of the general education schools with Internet connection, which will rise to 80% by 2020.
+ To invest in development of the systems of schools at different educational levels; to solidify schools and classrooms, upgrade and modernize material foundations and equipment up to the national standards. To invest in expansion of provincial- and district-level technical centers for vocational guidance practice in order to provide vocational education to upper secondary school pupils. To consolidate provincial boarding schools for ethnic minority pupils. To make full use of school material foundations to open classes, creating conditions for ethnic minority children in remote areas and difficulty-hit regions to further their schoolings. To renovate and build more continuing education centers. To set up community-based study centers of wards and communes, achieving the target that by 2010, 50% of the communes and wards have such centers.
+ To intensify investment in, and expand the scale of, vocational training. The rate of trained laborers will reach 35% by 2010 and 50-55% by 2020. And around 80% of the trained laborers will be employed by 2010.
+ By 2010, 80% of the public employees are trained and fostered to raise their professional qualifications. Annually, 20-30% of the grassroots administration officials are trained and fostered to raise their political theoretical levels as well as state management, legal, professional and informatics knowledge.
+ To upgrade the technical and professional secondary school into Khanh Hoa technology college. To invest in equipment and material foundations for medical, economic, cultural and art secondary schools. To establish the technical workers' school in Cam Ranh, the Khanh Hoa industrial secondary school. To invest in upgrading vocational training centers in districts and provincial towns. To form employment service centers. To intensify the socialization in the education and training domain.
- Healthcare and protection of people's health:
+ To consolidate and perfect the grassroots healthcare networks, creating conditions for everyone to access and be provided with the healthcare services. By 2010, 100% of the cities, districts and provincial towns will have their healthcare centers upgraded or newly built with appropriate scale; 100% of the commune clusters will have regional consultation clinics solidly built and fully equipped for medical examination and treatment; 100% of the communes and wards have health stations built up to the national standards; 100% of the villages, hamlets and street quarters have their own medical personnel.
+ By 2010, every 10,000 inhabitants will have 8 medical doctors and 1.5 pharmacist; the rate of malnourished under-5 children will be under 10%; the number of hospital beds will reach 24 beds/10,000 inhabitants. To reduce the rates of morbidity and mortality due to contagious diseases; to control epidemics to the lowest level. To efficiently prevent and control social diseases, occupational diseases and accidents.
+ To invest in construction of a provincial hospital of 700 beds; to study the investment in construction of obstetric, pediatric, traditional medicine and ophthalmologic hospitals and Bai dai tourist hospital; an international quarantine center, an environmental health and occupational disease center; to invest in upgrading the skin disease, tuberculosis, mental hospitals, Cam Ranh hospital, Ninh Hoa hospital; to upgrade provincial specialized hospitals; to study the construction of provincial medical school, upgrade the university of medicine and pharmacy. At the district level, 100% of the districts will have preventive medicine teams and teams for protection of mothers' and children's health and for family planning, furnished with necessary equipment. To enhance the socialization in the medical domain.
- Culture-information, physical training-sports:
+ To develop the grassroots cultural movements, well implementing the movement "All people unite together in building cultural life," expanding forms of cultural services. To diversify forms of cultural and information activities. To realize the program on television coverage of the whole province. To increase time volume for television broadcasts and raise the quality of programs of Khanh Hoa radio-television station.
By 2010, 95% of the agencies achieve the cultural standards, 100% of the population areas are covered with radio and television broadcasts; 60% of the villages and hamlets have their own cultural and information houses up to the national standards; 80% of the communes, wards, district townships have their own cultural and information houses up to the national standards. By 2020, 100% of the villages, hamlets, communes, wards, district townships have their own cultural and information houses up to the national standards. By 2010, a culture, information and trade fair center will be built in Nha Trang; To enhance the socialization in the culture-information domain.
+ To develop mass physical training and sports. To build and develop sports bearing the province's particular characters, to step by step invest in the training and development of high-achievement sports. To plan the development of material foundations and infrastructures in service of physical training and sports. To enhance the socialization in the physical training-sport domain.
- Science and technology, environmental protection:
+ To bring into full play and efficiently apply scientific-technological programs, apply technical advances and transfer technologies. To formulate mechanisms and policies to encourage scientific research, application of scientific advances and transfer of new technologies. To widely apply technology, equipment, electronic system, informatics to managerial work, education and training. To form and develop branches manufacturing, dealing in, or providing services on, a number of products in the domains of informatics, new materials, new energy, biotechnology, etc.
+ To sustainably develop the ecological agriculture. To protect and enrich the existing natural forests, to plant new forests and scattered trees. The expansion of aquaculture area must be in line with the province's general economic development plan. To control the use and treatment of chemicals containing environment pollutants in agriculture, forestry and fishery. To work out a general plan on rational use of water resources. To regularly and strictly supervise wastewater, waste and garbage treatment measures. To develop the enclosed VAC (garden-pond-animal stable) and RAC (field-pond-animal stable) production model; to attach importance to the treatment of agricultural waste. To enhance the management of environment and protection of biodiversity. To inherit and promote the outcome of the pilot Vietnam sea conservation zone project - Hon Mun project.
- To combine economic development with defense and security maintenance as well as political system consolidation:
To closely combine socio-economic development with defense- security maintenance as well as external activities, building the all-people defense posture and people security posture, people border-guard posture. To ensure close and synchronous coordination between defense, border-guard, police offices and provincial departments, services, branches, Front Committees and entire people, creating the integrated strength and building a political firm, economically rich, defense-security strong province. To concentrate on building a firm and strong political system, increasing the socio-economic, cultural, defense and security potentials.
IV. TERRITORY-BASED DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. To develop systems of urban centers and rural population quarters.
2. To invest in focal development.
- The Nha Trang city and its vicinity region.
- The Van Phong international entrepot port and general economic zone.
- The Cam Ranh economic zone.
3. The socio-economic development in mountainous region.
V. PROGRAMS AND PROJECTS WITH INVESTMENT STUDY PRIORITY
(See the enclosed appendix)
VI. SOME MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMENTATION OF THE PLANNING
1. To build strong administrations at all levels
To step up the process of administrative reform, to raise the capabilities of the contingent of cadres and public servants and clearly define the competence among agencies of all levels, enhance the administrative discipline, combat red tape, corruption and waste in couple with ensuring the people's mastery; thereby raising the efficiency of socio-economic management by administrations at all levels, creating a favorable environment for attraction of resources for development investment.
2. Mobilization of investment capital
The province's investment capital demand in the 2006-2020 period is extremely great compared to its resources and balancing capability and the support from the central government. Therefore, the province should propose capital mobilization plan for each period, arrange and select projects with investment study priority, rationally phase out the investment and work out specific and practical solutions to the attraction of investment capital, ensuring the attainment of the set objectives.
- For the budget capital source: Apart from the sources of investment capital for centrally run projects in the locality, the province uses the source of central budget capital support for construction of essential socio-economic infrastructures, including irrigation works, daily-life water supply works, expansion of rural traffic networks and power grids.
- Within the framework of the land law, to take appropriate measures for the maximum mobilization of capital sources from land fund for development of urban centers, industries, handicrafts and cottage industry.
- For external capital sources: In parallel with the attraction of foreign direct investment capital, ODA capital sources should be mobilized for investment in key programs and projects, giving priority to rural infrastructure, attaching importance to investment in poor communes and difficulty-hit regions.
- To adopt mechanisms and policies to mobilize and encourage various economic sectors to invest capital in economic development, particularly production and business development in rural areas.
- To step up the socialization in the domains of education and training, healthcare, culture-information, physical training-sport, aiming to mobilize all social resources for investment in the development of these domains.
3. Planning solutions
To put the planning work in order, making it a powerful tool of the State in economic management. To decentralize the formulation, evaluation, approval, implementation and supervision of the planning. To invest according to planning and in suitability to the capability to balance capital and other resources.
4. To renew, reorganize and develop the economic sectors
To well implement the Enterprise Law; remove difficulties for enterprises; to reorganize, renew the production and business activities of state enterprises. To study and promulgate a number of preferential policies on the development of a number of key branches, branches with advantage; to perfect the policy on industrial development, creating favorable and attractive environment for investment. To encourage and support non-state enterprises to develop particularly through ensuring the favorable legal environment and equality for them.
5. Science-technology and environmental protection policies
To step up the application of scientific and technical progress to industrial and agricultural production, construction and service sectors; to raise the quality of training, technology transfer, to efficiently employ the contingent of science and technical workers. To attach importance to environmental protection and ecological balance maintenance, sustainable socio-economic development.
6. Human resource development policies
To attach importance to education and training, raising the people's intellectual level; to work out plans on training of labor force suitable with orientations for development of production and business branches; to create motivation to encourage laborers to bring into full play their strength and intellect to raise the labor efficiency. To formulate planning and plans on training and fostering in order to step by step raise the quality of the contingent of cadres and civil servants. To work out policies to attract high-quality labor forces from other localities to the province.
7. To enhance cooperation with other provinces and expand markets
To enhance economic cooperation with other localities throughout the country, particularly Ho Chi Minh City and Central and Central Highland provinces, formulating specific mechanisms in accordance with the provisions of law in order to call on investors to come to Khanh Hoa; to work out programs on mobilization of ODA capital and FDI for prioritized investment in development of urban and rural infrastructures, healthcare, education, hunger elimination and poverty alleviation.
To attach importance to expanding the domestic and overseas markets. To raise the quality and renew the patterns of products, increasing their competitiveness and develop the markets in a sustainable manner; to further attach importance to building up and advertising the brands of products, commodity and services with development potentials.
8. Organization of implementation
To widely publicize the approved planning; to study and implement the planning in a synchronized and comprehensive manner; to draw up plans for fruitful and efficient implementation of the planning; to conduct regular updating in order to propose the adjustment of the planning when necessary.
Article 2.- This planning serves as orientations and bases for the formulation, approval and implementation of specialized plannings and investment projects in the province according to regulations.
Article 3.- The People's Committee of Khanh Hoa province shall, based on the province's socio-economic development objectives tasks and orientations stated in the planning, assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, directing the formulation, submission for approval, and implementation of the following according to regulations:
- The socio-economic development plannings of districts, provincial towns; the plannings on development of urban centers and population quarters; the construction planning; the land use planning and plan; the plannings on development of branches and domains, in order to ensure the comprehensive and synchronized development.
- A number of mechanisms and policies suitable to the requirements of the province's development and the state law in each period with a view to attracting and mobilizing various resources for implementation of the planning.
- Long-term, medium-term and short-term plans; key development programs and specific projects for concentrated investment or rational priority investment.
- Timely adjustments and supplements to this planning, suitable to the socio-economic development situation of the province and the whole country in each planning period, which will be submitted to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 4.- To assign the concerned ministries and central branches to support the People's Committee of Khanh Hoa province in studying and elaborating the above-said plannings; studying and elaborating a number of mechanisms and policies suitable to the province's socio-economic development requirements in each period, to be submitted to competent state bodies for promulgation; in stepping up the investment in, and construction of, large-scale works and projects of inter-regional impacts and important significance for the province's development, for which the investment has been already decided; in studying for submission to competent authorities for approval the adjustments and supplements to branch development plannings and plans on investment in works and projects stated in the planning; and to support the province in seeking and arranging domestic and foreign investment capital sources for implementation of the planning.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 6.- The president of the People's Committee of Khanh Hoa province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.
 

 




 
APPENDIX
LIST OF DEVELOPMENT PROGRAMS AND PROJECTS WITH INVESTMENT STUDY PRIORITY
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 251/2006/QD-TTg of October 31, 2006)
I. DEVELOPMENT AND INVESTMENT PROGRAMS ON FORMULATION OF PROJECTS UNDER THE ORIENTATIONS FOR PLANNING OF VAN PHONG INTERNATIONAL ENTREPOT PORT AND GENERAL ECONOMIC ZONE
1. Van Phong international entrepot port area.
2. Van Phong general economic zone.
II. DEVELOPMENT AND INVESTMENT PROGRAMS ON PROJECTS UNDER THE ORIENTATIONS FOR PLANNING OF CAM RANH ECONOMIC ZONE
1. Cam Ranh Thuong water plant and urban water supply systems.
2. Upgrading and renovation of Cam Ranh airport.
3. Thoroughfare system north of Cam Ranh peninsular.
4. Upgrading of Ba Ngoi port and Cam Ranh fish port.
5. Renovation and upgrading of Cam Ranh electricity supply systems.
6. Urban water drainage systems in Cam Ranh.
7. Building of fence walls, protection and relocation of military facilities north of Cam Ranh peninsular.
8. Ba Ngoi and Cam Thinh Dong industrial parks.
9. Upgrading of Ba Ngoi export marine product-processing plant.
10. Ba Ngoi ship building and repairing factory.
11. Cam Thuan glass and construction glass factory.
12. Cam Thinh Dong shrimp and fish feed plant.
13. Export garments and leather shoes factories.
14. Cam Thinh Dong commercial concrete plant.
15. Cam Thinh Dong canned food and agricultural product processing plant.
16. Cam Ranh shipyard.
17. Cam Ranh cement plant.
18. Bai Dai marine tourist and recreation resort.
19. The international conference-trade center north of Cam Ranh peninsular.
20. Entertainment and recreation botanical garden.
21. Cam Lap ecotourism resort.
22. Improvement of sea beach at Km 4 Cam Ranh.
23. Upgrading of hot water bath services at Ba Ngoi.
24. Regional trade-service centers in Cam Ranh provincial town.
25. Tourist information center at Cam Ranh airport.
26. The tourism secondary school at Nha Trang.
27. The tariff and non-tariff trade zone in Van Phong.
28. Exhibition-trade fair-workshop center.
29. Trade center-department store.
30. The retail shop system and duty-free shops at Cam Ranh airport.
31. The general trade zone in Ninh Hoa district, Cam Ranh provincial town.
32. Cam Loc breeding shrimp project, 1,000 ha.
33. Cam Hai Dong high-tide shrimp rearing project, 30 ha.
34. Cam Hai Dong aquaculture project, 40-50 ha.
35. Cam Thinh Dong industrial shrimp rearing project, 390 ha.
36. Offshore fishing development project.
37. Renovation and construction of vocational training schools.
38. Upgrading of general consultation clinics in new townships.
39. Renovation and construction of health stations of communes, wards.
40. Construction of new population quarters for inner city areas.
41. Construction of commune cluster centers.
42. Construction of central flower garden in Cam Ranh provincial town and playgrounds in communes, wards.
43. Construction of networks of regional markets and commune/ward marketplaces.
III. PROGRAM ON INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT AND INVESTMENT IN EXPANSION OF NHA TRANG CITY
1. Traffic projects.
2. Projects on construction of new urban centers on the expanded area of Nha Trang city.
3. Urban and rural water supply projects.
4. Projects on construction of trade and service centers.
5. Social infrastructure projects.
IV. PROGRAM ON HIGH-QUALITY HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT.
V. Further implementation of program on economic development in mountainous regions of Khanh Hoa province in the 2006-2010 period: To study the inclusion of manioc development in the program.
VI. INDUSTRIAL DEVELOPMENT PROGRAM AND PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT IN INDUSTRIAL DEVELOPMENT.
1. Industrial salt production plant in Ninh Diem, Ninh Hoa, of a capacity of 50,000-200,000 tons/year.
2. Motor, machine tool, mechanical part manufacture and assembly factory.
3. Childrens toys factory.
4. High-grade glass factory.
5. Medical supplies factory.
6. Textile and garment industry accessories plants.
7. Factory for production of used Nix granules from waste of Hyundai-Vinasin shipyard, in Ninh Thuy industrial park.
8. Metal consumer goods factory.
9. Industrial alcohol and food alcohol production factory.
10. Factory for processing aquatic products from bivalve mollusk.
11. Workshop for manufacture of equipment of composite materials in service of ship building and repair.
12. The micro-biological fertilizer and biological preparation plant of a capacity of 350-400 tons/day.
13. Cattle and poultry meat processing plant.
14. Artificial wood production factory.
15. Granite stone product factory.
16. International container entrepot port.
17. Computer component manufacture and assembly factory.
18. Electronic and electro-refrigerating equipment manufacture and assembly factory.
19. Physical training and sport equipment production factory.
20. Stationery and school instrument manufacture factory.
21. Factory for manufacture and assembly of light trucks in service of agriculture.
22. Calling for investment in the industrial park north of Cam Ranh.
* Note: The positions, scales, land areas, total investment amounts and investment capital sources of the listed projects will be calculated, selected and specifically identified in the period of formation and submission for approval of investment projects, depending on the demands and capability to balance and mobilize resources of each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 251/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Quyết định 247/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước

Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí, Chính sách

văn bản mới nhất