Quyết định 25/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 25/2008/QĐ-BCT

Quyết định 25/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2008/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành:04/08/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 25/2008/QĐ-BCT NGÀY 04 THÁNG 08 NĂM 2008   

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG ĐÁ QUÝ, ĐẤT HIẾM VÀ URANI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015,

CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Thực hiện Thông báo số 5487/VPCP-CN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 221/TTr-NCPT ngày 9 tháng 6 năm 2008 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp;

Xét đề nghị của các Vụ trưởng: Vụ Kế hoạch và Vụ Công nghiệp nặng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. Quan điểm phát triển
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani  phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản;
- Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani ổn định và bền vững, với công nghệ tiên tiến, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước;
- Thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng đá quý, đất hiếm và urani tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong giai đoạn quy hoạch;
- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani trên cơ sở lợi thế về tài nguyên, chiếm lĩnh thị trường nội địa sẵn có và điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của từng khu vực có khoáng sản;
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đất hiếm gắn liền với hợp tác, liên kết với các tập đoàn, công ty nước ngoài để tranh thủ công nghệ và đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Khai thác, chế biến và sử dụng quặng urani vì mục đích hoà bình. Nhà nước độc quyền trong khai thác, chế biến và sử dụng quặng urani cũng như các chế phẩm phóng xạ. Trong giai đoạn đến năm 2025, nghiên cứu khai thác và chế biến quặng urani chủ yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển điện hạt nhân trong nước.
II. Mục tiêu phát triển
- Tập trung thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng đá quý, đất hiếm và urani đã được điều tra, đánh giá để đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác và chế biến trong giai đoạn quy hoạch;
- Khai thác triệt để và tiết kiệm tài nguyên kết hợp chế biến sâu với công nghệ tiên tiến các loại khoáng sản đá quý, đất hiếm và urani. Đảm bảo hiệu quả kinh tế trong khai thác, chế biến và bảo vệ môi trường sinh thái tại tại các địa bàn hoạt động khoáng sản;
- Phấn đấu sản lượng khai thác, chế biến sâu các loại sản phẩm như sau:
+ Đá quý: Đến năm 2015 khai thác quy mô công nghiệp 6 mỏ tại Nghệ An và Yên Bái. Tổng công suất khai thác 200-300 ngàn m3 đất quặng/năm. Sản lượng chế tác mài cabachon ~ 500.000 cts/năm, hàng faset ~ 150.000-200.000 cts/năm. Giai đoạn sau 2015, kêu gọi đầu tư thăm dò khai thác thêm 3 mỏ ở Yên Bái và 4 mỏ tại Nghệ An; tiếp tục đầu tư phát triển gia công, chế tác đá quý đáp ứng nhu cầu trong nước và gia công cho các đối tác nước ngoài;
+ Đất hiếm: Đến năm 2015 khai thác và chế biến được các sản phẩm ôxyt đất hiếm riêng rẽ với tổng sản lượng đạt 10 ngàn tấn REO, sản xuất được một số kim loại đất hiếm với quy mô nhỏ. Đến năm 2025 sẽ nâng sản lượng lên gấp đôi, đạt 20 ngàn tấn/năm REO, phấn đấu sản xuất được một số sản phẩm ứng dụng của đất hiếm;
+ Urani: Đến năm 2025, từng bước thực hiện một số khâu của chu trình nhiên liệu hạt nhân, tiến tới sản xuất nhiên liệu hạt nhân từ nguồn tài nguyên urani khai thác trong nước. Giai đoạn đầu sản xuất urani kỹ thuật (yellowcake) từ quặng cát kết khu vực Nông Sơn, tiếp đó thực hiện từng bước các giai đoạn chế tạo viên gốm và thanh nhiên liệu urani thiên nhiên và urani giàu (theo phương án thuê gia công hoặc nhập nguyên liệu giàu) phục vụ cho các nhà máy điện hạt nhân trong nước.
III. Dự báo nhu cầu đá quý, đất hiếm và urani Nhu cầu về đá quý, đất hiếm, urani dự báo như sau:

TT

Chủng loại

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

1

 Đá quý không kể kim cương

Triệu USD

15-16

21-23

28-34

38-50

2

 Đất hiếm

Ngàn tấn REO

0,8-1

1,5-1,8

3-3,5

4-5

3

 Urani

Tấn U

-

-

170

680

IV. Quy hoạch thăm dò
1. Thăm dò quặng đá quý
- Đến 2015 chủ yếu tập trung thăm dò các khu vực triển vọng cấp A. Trong đó tập trung các khu vực Đồi Tỷ, Bãi Triệu, Bản Gié và Bản Khứm- Bản Kên, Pom Lâu (Nghệ An); Các mỏ Trúc Lâu, Nước Lạnh, Vĩnh Đồng và vùng lân cận thuộc Yên Bái;
- Triển khai việc điều tra nghiên cứu phát hiện và tìm kiếm các khu vực triển vọng cấp B và C. Trong trường hợp có kết quả khả quan, sẽ chuyển tiếp sang thăm dò vào giai đoạn sau 2015.
2. Thăm dò quặng đất hiếm
- Giai đoạn 2008-2015: thăm dò mỏ Đông Pao; Yên Phú;
- Giai đoạn 2016-2020: thăm dò mỏ Nam Nậm Xe.
3. Thăm dò quặng urani
Giai đoạn 2008 - 2015: thăm dò mỏ Pà Lừa đạt 4.000 tấn U3O8; mỏ Pà Rồng đạt 4.000 tấn U3O8; mỏ Khe Cao và các diện tích khác đã được đánh giá khoảng 6.000 tấn U3O8.
V. Quy hoạch khai thác, chế biến
1. Khai thác, chế biến quặng đá quý
- Giai đoạn đến 2015: Khai thác quy mô công nghiệp 6 mỏ: Đồi Tỷ, Bãi Triệu, Bản Gié (Quỳ Châu, Nghệ An) và ở khu vực Trúc Lâu (Km51), Nước Lạnh, Vĩnh Đồng (Lục Yên, Yên Bái) với quy mô 20.000-50.000 m3 quặng/năm mỗi mỏ. Đầu tư chiều sâu các cơ sở chế tác và xử lý nhiệt đá quý hiện có. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực gia công, chế tác đá quý, bán quý, đồ trang sức trên cơ sở lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo tay của nước ta tại 2 Trung tâm lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gắn với tham quan, du lịch;
- Giai đoạn 2016 đến 2025: Phát triển khai  thác các mỏ: Bản Khứm- Bản kên, Pom Lâu, Chà Lim- Đồng Xường (Nghệ An), đá ngọc Jade Cò Phương (Sơn la) và các khu vực khác trên cơ sở phát hiện, tìm kiếm đánh giá có triển vọng tốt ở giai đoạn trước. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các cơ sở chế tác đã có, kết hợp kêu gọi đầu tư để có thế sản xuất các sản phẩm cao cấp sử dụng nguyên liệu khai thác trong nước và nhập khẩu.
2. Khai thác, chế biến quặng đất hiếm
Tổng trữ lượng tiềm năng đất hiếm của Việt Nam dự báo có trên 22 triệu tấn REO. Trong đó, trữ lượng cấp B + C1 + C2 là 9.783 ngàn tấn, còn lại là cấp P1 và P2.
- Giai đoạn 2008- 2015: Tập trung khai thác mỏ Đông Pao. Công suất khai thác, chế biến thô khoảng 200.000 tấn quặng một năm. Tinh quặng đất hiếm sau tuyển 45% RE2O3 và  sản phẩm phụ đi kèm là tinh quặng barit 95% BaSO4  và fluorit  97% CaF2. Từ tinh quặng tiếp tục thuỷ luyện ra sản phẩm ôxyt Ce, La, Pr, Nd riêng rẽ và REO2 nhóm nặng. Tổng sản phẩm các ôxyt đất hiếm riêng rẽ đạt khoảng 10.000 tấn/năm. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu, một phần nhỏ tiêu dùng trong nước.
Hợp tác đầu tư đưa mỏ Yên Phú vào khai thác do có nhiều nguyên tố nhóm nặng với công suất từ 3-5 ngàn tấn REO/năm.
Xây dựng cơ sở sản xuất kim loại đất hiếm quy mô nhỏ, ban đầu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, sau đó sẽ sử dụng sản phẩm ôxyt đất hiếm riêng rẽ sản xuất từ quặng Đông Pao.
- Giai đoạn 2016-2025: Tuỳ theo khả năng thị trường, có thể huy động thêm mỏ Nam Nậm Xe vào khai thác. Kêu gọi đầu tư vào các dự án công nghệ cao sản xuất các kim loại đất hiếm và các sản phẩm ứng dụng đất hiếm như: ắc quy, nam châm vĩnh cửu, bột mài cao cấp, phân bón, chất xúc tác.
3. Quy hoạch khai thác, chế biến quặng urani
Tổng trữ lượng tài nguyên urani của Việt Nam dự báo khoảng 218 ngàn tấn U3O8, trong đó cấp C1 và C2 khoảng 17 ngàn tấn; cấp P khoảng 201 ngàn tấn.
- Giai đoạn 2008-2015: kết hợp với công tác thăm dò, triển khai nghiên cứu công nghệ quy mô bán công nghiệp. Trên cơ sở kết quả thăm dò và nghiên cứu công nghệ, lập báo cáo khả thi khai thác mỏ Pà Lừa hoặc Pà Rồng.
- Giai đoạn sau 2015: khai thác với quy mô nhỏ (công suất khoảng 50-100 ngàn tấn quặng nguyên khai/năm) ở khu vực Nông Sơn.
Giai đoạn đầu sản xuất urani kỹ thuật (yellowcake) từ quặng, tiếp đó thực hiện từng bước các giai đoạn chế tạo viên gốm và thanh nhiên liệu urani thiên nhiên và urani giàu (theo phương án thuê gia công hoặc nhập nguyên liệu giàu).
VI. Vốn đầu tư
Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani trong giai đoạn quy hoạch khoảng 3.330-4.060 tỷ đồng Trong đó: giai đoạn 2008-2015 khoảng 1.460-1.660 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2025 khoảng 1.870-2.400 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư: Gồm vốn tự thu xếp của doanh nghiệp, vốn vay đầu tư phát triển của Nhà nước và vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn ngân sách nhà nước cho thăm dò, nghiên cứu công nghệ các mỏ urani khoảng 245-300 tỷ đồng.
VII. Các giải pháp, chính sách chủ yếu
1. Nhóm giải pháp, chính sách tổng thể
- Khuyến khích chế biến sâu quặng đá quý, đất hiếm và urani chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
- Tăng cường phân cấp quản lý tài nguyên, hoàn thiện quy chế và tăng cường đấu thầu hoạt động khoáng sản, đặc biệt là khai thác chế biến quặng đá quý; thành lập các Công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác đến chế biến. Khuyến khích đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm theo định hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước; liên doanh liên kết với  nước ngoài trong lĩnh vực chế biến đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như chế biến đất hiếm;
- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản đá quý, đất hiếm và urani như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút, đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể, đặc thù cho từng loại khoáng sản
2.1. Đối với đá quý
Cho phép tổ chức khai thác tận thu các khu vực mỏ đã bị đào đãi trước đây trên cơ sở xây dựng các biện pháp khai thác hàng năm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu đá quý và bán quý từ nước ngoài để gia công tại Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào việc gia công và chế tác hàng xuất khẩu trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu thông qua chính sách điều chỉnh giảm thuế VAT đối với gia công chế tác đá quý và thuế nhập khẩu đá quý (kể cả kim cương) thô phục vụ gia công xuất khẩu.. 
- Đổi mới các thủ tục cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác đá quý nhằm gắn liền thăm dò với khai thác và chế biến sâu khoáng sản; tăng cường công tác  đấu thầu các diện tích chứa đá quý.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đá quý của Việt Nam thông qua việc tham gia tích cực và thường xuyên các hội chợ quốc tế về đá quý.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chí, thông số phân loại đá quý dựa trên thông lệ quốc tế.
Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trong lĩnh vực đá quý nhằm đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm giám định, xử lý nhiệt đá quý, cập nhật những thông tin mới về khoa học công nghệ của ngành đá quý.
Thu hút và khuyến khích các Viện quốc tế như GAA, GA, thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh đá quý. Tham gia tích cực vào các tổ chức hiệp hội quốc tế về đá quý.
Củng cố hoạt động của Hiệp hội Đá quý Việt Nam theo hướng nâng cao vai trò làm đầu mối thực sự cho các doanh nghiệp đá quý.
2.2. Đối với đất hiếm
Tập trung tháo gỡ vấn đề thị trường để phát triển ngành thông qua việc hợp tác với các tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới để tranh thủ công nghệ và bao tiêu sản phẩm. Trước mắt có thể là các tập đoàn của Nhật Bản.
Tạo điều kiện để cấp phép khai thác nhanh cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Cho phép các doanh nghiệp ứng dụng đất hiếm trong sản xuất phân bón, phụ gia dầu điêzen, sản xuất ferô đất hiếm, hợp kim trung gian và kim loại đất hiếm được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ như đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao để khuyến khích phát triển sản xuất quy mô công nghiệp.
2.3. Đối với urani
Urani là loại khoáng sản đặc biệt, Nhà nước độc quyền quản lý, vì vậy, trước mắt, cần ưu tiên cấp vốn ngân sách cho chương trình thăm dò và điều tra tài nguyên; nghiên cứu công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tiếp thu công nghệ nước ngoài trong quá trình hợp tác nghiên cứu, khai thác và chế biến urani theo nội dung của Quyết định số 114/2007/QĐ-TTg ngày  23  tháng 7  năm  2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020.
VIII. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, có trách nhiệm công bố và chủ trì tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ cập nhật, thời sự hoá tình hình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng đá quý, đất hiếm, urani.
2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng đá quý, đất hiếm và urani trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản;
- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani thuộc thẩm quyền cấp phép của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này. Khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản đá quý, đất hiếm và urani;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ

SỬ DỤNG  QUẶNG ĐÁ QUÝ, ĐẤT HIẾM VÀ URANI ĐẾN NĂM 2015,

CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2008/QĐ-BCT ngày 04  tháng 8   năm 2008

 của Bộ Công Thương )

Phụ lục 1.  Danh mục mỏ, điểm quặng đá quý đến 30/6/2007 và quy hoạch thăm dò, khai thác

STT

Tên mỏ, điểm quặng

Tỉnh

Vị trí-Toạ độ địa lý

Mức độ điều tra

Trữ lượng và TNDB

Quy hoạch phát triển

1

Đá ngọc Jade Cò Phương, h. Sông Mã

Sơn La

 

TCT đá quý và vàng điều tra (1993, 1999)

Có triển vọng

Điều tra đánh giá đến 2015; kêu gọi thăm dò khai thác sau 2015

2

Đá quý Trúc Lâu

 

Yên Bái

Xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên

22o 03’ 30”;

104o 39’ 45"

Công ty đá quý và vàng Yên Bái đã điều tra đánh giá.

Điểm khoáng sản cozindon 

Trữ lượng cấp C1 = 129,0kg;  C2 = 1328,0 kg,,

C1+C2+P= 1.516 kg.

Đã khai thác trước đây, nay đã dừng.

Quy hoạch tiếp tục thăm dò và khai thác  đến năm 2015

3

Đá quý Nước Lạnh

Yên Bái

Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên

22o 04’ 40”;

104o 48’ 38"

Xí nghiệp 183 tìm kiếm đánh giá tỷ lệ 1/25.000 năm 1989- 1992.

Mỏ khoáng. Trữ lượng corindon = 3,6 tấn, trong đó quặng thương phẩm là 717 kg.

Quy hoạch thăm dò và khai thác đến năm 2015

4

Đá quý Hin Om

Yên Bái

Xã Minh Tiến, huyện Lục Yên

22o 03’ 25”;

104o 49’ 43"

Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm đánh giá tỷ lệ 1/25.000.

Tổng tài nguyên cozindon là 2770 kg, trong đó rubi đạt thương phẩm là 118,0kg.

Công ty MENAGEMs đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu

5

Đá quý Phai Chẹp- Bãi Cạn

Yên Bái

Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên

22o 03’ 56”;

104o 48’ 13"

Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993.

Tài nguyên cozindon là 3,382 tấn, trong đó đá  thương phẩm là 81,2 kg.

Công ty Việt Thái đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu

6

Đá quý Vàng Sáo

Yên Bái

Xã An Phú, huyện Lục Yên

22o 02’ 19”;

104o 48’ 34"

Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993.

Tài nguyên  thương phẩm của 4 thân quặng là 62,0 kg corindon.

Công ty MENAGEMs đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu

7

 

 

 

Đá quý Lũng Cận B

Yên Bái

Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên

22o 04’ 06”;

104o 48’ 54"

Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993.

Tài nguyên corindon là 2245 kg, trong đó đá thương phẩm là 69 kg.

Công ty Việt Thái đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu

8

Đá quý Vĩnh Đồng

Yên Bái

Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên

22o 05’ 00”;

104o 49’ 17"

Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993.

Tài nguyên corindon là 187 kg, trong đó đá quý đạt thương phẩm là 15 kg. 

QH thăm dò, khai thác 2011-2015

9

Đá quý Tân Hương

Yên Bái

Xã Tân Hương, huyện Yên Bình  21o48’ 34”;

104o 53’ 45"

Tổng Công ty đá quý và vàng điều tra khai thác

Chưa có báo cáo nộp Lưu trữ Địa chất, vùng có triển vọng

Công ty đá quý và vàng Yên Bái đã khai thác và đóng cửa mỏ, quy hoạch cho khai thác tận thu

 

 

10

Điểm đá quý Nam Cường

Bắc Kạn

Nam Cường - Chợ Đồn

105°36' 58" - 22°23' 12"

 

Tài nguyên corindon  cấp  P1: 9759 kg

Trong đó loại B=0.33kg, C=75kg

Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch

11

Điểm đá quý Quảng Khê

Bắc Kạn

Quảng Khê - Ba Bể

105°40' 52" - 22°20' 45"

 

Tài nguyên corindon  cấp P1: 639 kg Trong đó

loại B=1.02kg,

loại C=75.4kg

Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch

12

Mỏ đá quý Xuân Lệ

Thanh Hoá

Xuân Lẹ - Thường Xuân
105° 10' 20" -19° 49' 55"

 

12926 kg

Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch

13

Đá quý Bản Khứm - Bản Kên

Nghệ An

Xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu 19°41'34" 105°05'00"

Công ty Khảo sát Thăm dò mỏ tìm kiếm đánh giá năm 1997

Điểm khoáng sản. TNDB cấp P1: corindon loại A+B:  10.600g , loại C+D: 149.300g
+ Spinel loại
A+B: 2.300g 

C+D: 1.321.800g

Quy hoạch thăm dò, khai thác sau 2015

14

Đá quý  Bãi Triệu

Nghệ An

Xã Châu Bình, H. Quỳ Châu  19° 30' 08" 105°13'06"

Công ty Đá quý và vàng Nghệ An điều tra năm 2000

Cấp C2: 1088kg corindon (đá quý là 148kg)

Quy hoạch thăm  dò khai thác 2008-2010

15

Đá quý Pom Lâu

Nghệ An

Xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu

19o29'43''

105o12'50''

Công ty khảo sát thăm dò mỏ tiến hành khảo sát, khoanh vùng triển vọng và chi tiết hoá tỉ lệ 1:10.000 năm 2000.

Cấp C2: 90.250g
TNDB cấp P2: 563.410g

Quy hoạch thăm  dò khai thác sau 2015

16

Đá quý Đồi Tỷ

Nghệ An

Xã Châu Bình, H. Quỳ Châu  19°29'16" 105°13'09"

Công ty Đá quý và vàng Nghệ An điều tra năm 2000

Điểm khoáng sản.

Quy hoạch khai thác 2008-2010

17

Đá quý Bản Gié

Nghệ An

Xã Châu Bình, H. Quỳ Châu 19° 29' 06" 105°13'58"

Công ty Đá quý và vàng Nghệ An điều tra năm 2000

Cấp C2: 1358kg corindon. Trong đó đá quý là 455kg

Quy hoạch thăm   dò khai thác 2011-2015

18

Đá quý Bản Ngọc

Nghệ An

Xã Châu Hồng, Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp

19o24'45''

105o06'39''

Công ty khảo sát thăm dò mỏ khảo sát, khoanh vùng triển vọng tỉ lệ 1:25.000 năm 1998.

Biểu hiện khoáng sản

TNDB: corindon loại B: 5.070g;  loại C+D: 57.640g

Ít triển vọng, không xem xét quy hoạch

19

Đá quý Chà Lim - Đồng Xường

Nghệ An

Xã Châu Lộc, Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp

19° 23' 55" 105°14'28"

Công ty Khảo sát Thăm dò mỏ tìm kiếm đánh giá năm 1997

Điểm khoáng sản. TNDB cấp P1: corindon loại A+B: 7.570g,
loại C+D: 1.366.500g

Quy hoạch thăm   dò khai thác sau 2015

20

Đá quý

Đăk Tôn

Đăk Nông

Suối Đăk Tôn, xã Trường Xuân, huyện Đăk Song. 12o 07’ 30”;

107o 42’ 00

LĐ Địa chất 6 điều tra (1994). Công ty Đá quý và Vàng Tây Nguyên thăm dò khai thác (1996).

C1:119,53kg;

C2:303,04 kg;

P1:211,42kg

Tổng C1+C2: 422,58kg

Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch. Thủ tướng CP đã cho phép khai thác tận thu

21

Mỏ đá qúy Tiên Kô

Lâm Đồng

Liên Đầm - Di Linh

108°00' 18" - 11°32' 47"

 

C1:254kg;

C2:0 kg;

P1:21,20kg

Tổng C1+C2: 367,86kg

Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch

22

Mỏ đá quý Đá Bàn

Bình Thuận

Hồng Liêm - Hàm Thuận Bắc

108°14' 43" - 11°06' 30"

 

C1:41,3kg;

C2:14,6 kg;

P1:0kg

Tổng C1+C2: 55,81kg

Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch

Phụ lục 2.  Danh mục mỏ, điểm quặng đất hiếm đến 30/6/2007 và quy hoạch thăm dò, khai thác.

TT

Mỏ, điểm quặng

Số hiệu trên BĐ

Vị trí

địa lý

Mức độ điều tra

Quy mô,

triển vọng

Quy hoạch phát triển

 

Lai Châu

 

 

 

 

 

1

Đất hiếm - xạ

(barit-fluorit)

Bắc Nậm Xe.

X. Nậm Xe

H. Phong Thổ

 

19

22031’09”

103027’50”

 

   Từ 1968 - 1979 Đoàn 151 (Liên đoàn 10) thăm dò sơ bộ quặng đất hiếm, phóng xạ.

   Năm 1993 Liên đoàn Intergeo điều tra chi tiết hoá Pb-Zn.

Mỏ khoáng lớn

T.lượng

åTR2O3: 7 triệu tấn

Pb : 400.000 tấn

Zn : 51.000 tấn

CaF2 : 1 triệu tấn

BaSO4 : 1,6 triệu tấn

Chưa xem xét trong giai đoạn quy hoạch

2

Đất hiếm

Nam Nậm Xe

X.Nậm Xe

H. Phong Thổ

 

21

22030’10’’

103028’19’’

 

    Liên Đoàn 10 tìm kiếm thăm dò 1968-1979.

Mỏ lớn

T.L TR2O3  cấp B + C  = 199.100 tấn ; P1 =  3 triệu tấn

Quy hoạch thăm dò 2016-2020; khai thác công nghiệp sau 2020

3

Đất hiếm Đông Pao

X. Bản Hon

H. Phong Thổ

49

22016’54”

103034’58”

 

Đoàn 35 thăm dò. Liên đoàn ĐC 10 tìm kiếm đánh giá barit đất hiếm ở Bản Hon; Tcty KS  và NUTSUTOMO thăm dò bổ sung trên diện tích nhoe

Mỏ khoáng       Trữ lượng quặng:

TR2O3: C1 + C2 + P1 = 694.800 tấn;  P2 =  9.682.000 tấn.

Quy hoạch thăm dò 2008-2015; khai thác công nghiệp từ 2010

 

Lào Cai

 

 

 

 

 

4

Đất hiếm Mường Hum

37

22031'00''

103042'39''

Xã Mường Hum, huyện Bát Xát.

Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm tìm kiếm đánh giá (1983).

Mỏ khoáng

Trữ lượng cấp C2: TR2O3 = 44.075 tấn; ThO2 = 3.300 tấn và U3O8 = 225 tấn.

QH khu vực dự trữ

 

Yên Bái

 

 

 

 

 

 

5

 

Đất hiếm

Yên Phú

 

49

 

Xã Yên Phú,

huyện Văn Yên.

21o 49’ 30”;

104o 40’ 05" 

 

Đoàn 150 Liên đoàn 10 tìm kiếm đánh giá (1986-1990)

Mỏ khoáng. Trữ lượng cấp C1+C2 +P1 = 17.847 tấn TR2O3, trong đó cấp C1 : 6.409  C2: 10.438

P1 : 524

Quy hoạch thăm dò 2008-2015; khai thác công nghiệp  2010-2015

6

Điểm đất hiếm Làng Nhẻo

 

Châu Quế Hạ - Văn Yên

104° 28' 00" - 22° 02' 40"

 

747.6 tấn

Chưa đủ điều kiện xem xét quy hoạch

Phụ lục 3.  Danh mục mỏ, điểm quặng urani đến 30/6/2007 và quy hoạch thăm dò, khai thác.

TT

Mỏ, điểm quặng

Tên tỉnh

Vị trí

địa lý

Mức độ điều tra

Quy mô,

triển vọng

Quy hoạch phát triển

1

 

Uran -thori

Suối Háng A

 

Sơn La

21016’55’’

104030’22’’

Xã Tà Sùa, huyện Bắc Yên

Liên đoàn ĐC Xạ Hiếm, đoàn 153 tìm kiếm chi tiết

Điểm quặng, tài nguyên P1:1,332 tấn

Chưa nên đầu tư đánh giá

 

2

Mỏ urani - thori Mường Hum
(Quặng đi kèm trong mỏ đất hiếm Mường Hum)

Lào Cai

Mường Hum - Bát Xát

103° 42' 10" - 22° 30' 35"

VL.144: tìm kiếm tỷ lệ 1: 25000, 1:2000. Lê Văn Tơ - 1983

Trữ lượng U3O8+ThO2

ThO2: C2:3569,99tấn, P1:5996,17tấn

U3O8: C2:204,943tấn, P1:612,44tấn

Chưa xem xét quy hoạch

4

Uran
Suối Vui

Hà Giang

23o03'41" 105o55'11"X. Tòng Vài   H. Quản Bạ

Liên đoàn Xạ Hiếm tìm kiếm sơ bộ 

Điểm khoáng sản

Chưa nên đầu tư đánh giá

 

5

Uran

Bình Đường

Cao Bằng

Xã Phan Thanh

H. Nguyên Bình

22037’40”

106049’0”

Thăm dò sơ bộ

Điểm khoáng sản. trữ lượng cấp C1+C2+P1 = 21 tấn U3O8

Chưa nên đầu tư đánh giá

6

Uran  Pà Lừa

Xã Tabhinh,

huyện Nam Giang

Quảng Nam

150  40’ 35” ;

1070  40’ 58”

Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm đánh giá năm 1999.

Mỏ trung bình

Trữ lượng cấp C2 + P1 = 5.420tấn, hàm lượng trung bình từ 0,0194% đến 0,1702%. Cấp C2= 1.160tấn

U3O8, trong đó hàm lượng U3O8 >0,6% (quặng loại I) là 886 tấn quặng; hàm lượng >0,04% (quặng loại II) là 272 tấn.

Cấp P1 = 4.260 tấn U3O8.

Quy hoạch thăm dò 2008- 2015

Khai thác trong giai đoạn 2016-2020

7

Uran An Điềm

Các xã Kà Dăng, huyện Đông Giang; Xã Đại Lãnh, Đại Sơn,  huyện Đại Lộc

Quảng Nam

150  51’ 43” ;

1070  53’ 20”

Liên đoàn địa chất Xạ Hiếm tìm kiếm đánh giá năm 2001.

Mỏ nhỏ.

Cấp C2 đã xác định được 418,12tấn cho các lớp 6, 6/3 cho khu Sườn Giữa.

Cấp C2 +P1 = 2.266,38

tấn U3O8.

Quặng urani phân bố phân tán, bề dày lớp quặng mỏng, không nên đầu tư nghiên cứu tiếp theo.

8

Uran Đông Nam Bến Giằng.

Xã Cà Dy, huyện Nam Giang; xã Quế Phước, huyện Quế Sơn.

Quảng Nam

150  40’ 00” ;

1070  51’ 10”

Liên đoàn địa chất Xạ Hiếm đánh giá năm 2004.

Mỏ nhỏ.

Cấp C2 + P1 = 1.834,8 tấn U3O8, trong đó cấp C2 = 397,5 tấn; cấp P1 = 1.437,3 tấn U3O8 ( quặng loại I đạt 733,1 tấn; quặng loại II đạt 1.101,7 tấn. Cấp P2 = 4.631 tấn.

Hàm lượng tương đối nghèo, quy mô không lớn chưa xem xét quy hoạch.

9

Uran Pà Rồng.

Xã Tabhinh, huyện Nam Giang

Quảng Nam

150  39’ 03” ;

1070  43’ 48”

Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm đánh giá năm 2004.

Mỏ nhỏ.

Cấp C2+P1= 4.560,8 tấn, trong đó U3O8 cấp C2 đạt 1.415,4 tấn (gồm 1.398,8 tấn quặng loại I và 16,6 tấn quặng loại II). Cấp P1= 3.145,4 tấn U3O8 (với 2.892,4 tấn quặng loại I và 253 tấn quặng loại II)

Quy hoạch thăm dò  2008-2015

10

Uran Khe Cao

Xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc.

Quảng Nam

150  47’ 30”

1070 55’ 11”

Liên đoàn Địa chất 10 tìm kiém tỷ lệ 1:10.000 năm 1995.

Mỏ nhỏ.

C2 + P1 = 6.845 tấn U3O8, trong đó cấp C2 = 1.328 tấn U3O8; cấp P1 = 67.000 đến 70.000 tấn U3O8.

Quy hoạch thăm dò 2008-2015

Phụ lục 4: Danh mục các dự án đầu tư 2008-2015

TT

Tên dự án

Quy mô

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

I

Các dự án đá quý*

 

235-320

 

1

Thăm dò, khai thác đá quý Trúc Lâu

Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm;

10-15

Đã hoàn thành thăm dò, đang làm thủ tục xin phép khai thác

2

Thăm dò, khai thác đá quý Nước Lạnh

Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm;

10-15

 

3

Thăm dò, khai thác đá quý Vĩnh Đồng

Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm;

15-20

 

4

Thăm dò, khai thác đá quý Bãi Triệu

Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm;

10-15

 

5

Thăm dò. khai thác đá quý Đồi Tỷ

Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm;

10-15

Đã hoàn thành thăm dò, đang làm thủ tục xin phép khai thác

6

Thăm dò, khai thác đá quý Bản Gié

Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm;

15-20

 

7

Nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có

Kể cả cắt, mài và xử lý nhiệt

15-20

 

8

Đầu tư mới 2 cơ sở chế tác (kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước)

Mài  cabachon ~500.000 cts/năm, hàng faset ~ 150.000-200.000 cts/năm

150-200

 

II

Các dự án đất hiếm

 

980-1100

 

1

Thăm dò mỏ đất hiếm Đông Pao

 

10

2008-2010

2

Khai thác, chế biến đất hiếm Đông Pao (Liên doanh với nước ngoài)

Công suất 200 ngàn tấn đất quặng 1 năm; 10.000 tấn REO riêng rẽ

480-500

 

3

Thăm dò mỏ đất hiếm Yên Phú

 

10

2008-2012

4

Khai thác, chế biến đất hiếm Yên Phú

Nếu tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm có thể triển khai sớm với công suất 3-5 ngàn tấn REO/năm

400-500

2008-2015

5

Gia công nguyên liệu và tinh chế đất hiếm tại KCN Việt Hưng - Quảng Ninh

Công ty TNHH INTEGRAL MATERIALS INVESTMENT  công suất 1.200 tấn ng.liệu/năm

80

Đang thi công, tháng 8/2008 sản xuất

III

Các dự án urani

 

245

 

1

Thăm dò mỏ Uran  Pà Lừa

Xác định trữ lượng cấp 122 và 121 đạt 4.000 tấn U3O8

70

 

2

Thăm dò mỏ Uran  Pà Rồng

Xác định trữ lượng cấp 122 và 121 đạt 4.000 tấn U3O8.

75

 

3

Thăm dò mỏ Uran  Khe Cao và vùng phụ cận

Xác định trữ lượng cấp 122 và 121 đạt 6.000 tấn U3O8.

100

 

Phụ lục 5: Danh mục các dự án đầu tư 2016-2025

TT

Tên dự án

Quy mô

Vốn ĐT (tỷ đồng)

Ghi chú

I

Các dự án đá quý*

 

305-435

 

1

Thăm dò, khai thác đá quý Bản Khứm- Bản kên

Công suất 50-70 m3 đất quặng 1 năm;

25-30

 

2

Thăm dò, khai thác đá quý Pom Lâu

Công suất 30-50 m3 đất quặng 1 năm;

20-25

 

3

Thăm dò, khai thác đá quý Chà Lim- Đồng Xường

Công suất 100-150 m3 đất quặng 1 năm;

30-40

 

4

Thăm dò, khai thác đá quý đá ngọc Jade Cò Phương (Sơn la)

Công suất 100-150 m3 đất quặng 1 năm;

30-40

 

5

Đầu tư nâng công suất các cơ sở chế tác và gia công đã có

Mài  cabachon ~1-1.5 triệu cts/năm, hàng faset ~ 400-500 ngàn cts/năm

200-300

 

II

Các dự án đất hiếm

 

1465-1865

 

1

Thăm dò mỏ đất hiếm Nam Nậm Xe

 

15

 

2

Mở rộng, nâng công suất khai thác, chế biến đất hiếm Đông Pao (Liên doanh với nước ngoài)

Công suất 400 ngàn tấn đất quặng 1 năm; 12-14 ngàn tấn REO riêng rẽ

350-400

Liên doanh với nước ngoài

3

Mở rộng, nâng công suất khai thác, chế biến đất hiếm Yên Phú

Nếu tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm có thể  nâng công suất lên  6-10 ngàn tấn REO/năm

 

200-250

Liên doanh với nước ngoài

4

Khai thác, chế biến đất hiếm Nậm Xe

Nếu tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm có thể triển với công suất 5-10 ngàn tấn REO/năm

400-500

Liên doanh với nước ngoài

5

Các nhà máy sản xuất kim loại đất hiếm, các sản phẩm ứng dụng từ đất hiếm như: nam châm vĩnh cửu, bột mài, hoạt chất, fero đất hiếm...

Nếu tìm được đối tác đầu tư và tiêu thụ sản phẩm

500-700

Kêu gọi đầu tư

III

Các dự án urani

 

100

 

1

Khai thác, chế biến sơ bộ mỏ Uran  Pà Lừa hoặc Pà Rồng

Công suất khoảng 50-100 ngàn tấn quặng nguyên khai/năm

 

2015-2020

2

Thăm dò mỏ một vài mỏ khác có triển vọng sau khi điều tra, tìm kiếm giai đoạn trước

 

100

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 25/2008/QD-BCT
Hanoi, August 4, 2008
 
DECISION
NO. 25/2008/QD-BCT OF AUGUST 4, 2008, APPROVING THE PLANNING ON ZONING OF AREAS FOR EXPLORATION, EXPLOITATION. PROCESSING AND USE OF PRECIOUS STONE, RARE EARTH AND URANIUM ORES IN THE PERIOD FROM NOW TO 2015, WITH A VISION TOWARD 2025 TAKEN INTO CONSIDERATION
THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the Government's Resolution No. 59/2007/NQ-CP of November 30, 2007, on a number of solutions to problems arising in construction investment activities and reform of some administrative procedures applicable to enterprises;
Pursuant to the Government's Decree No. 160/ 2005/ND-CP of December 27, 2005. detailing and guiding the implementation of the Law or. Minerals and the Law Amending and Supplemen­ting a Number of Articles of the Law on Minerals:
Pursuant to the Government's Decree No. 189/
2007/ND-CP of December 27. 2007. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Industry and Trade Ministry;
In furtherance of the Government Office's Notice No. 5487/VPCP-CN of November 28. 2007. notifying the Prime Minister's opinions on empowering the Industry Minister (now the Industry and Trade Minister) to approve the planning on zoning of areas for exploration, exploitation, processing and use of precious stone, rare earth and uranium ores in the period from now to 2015. with a vision toward 2025 taken into consideration;
Considering Report No. 221/TTr-NCPT of June 9. 2008. of the director of the Research Institute for Industrial Strategies and Policies;
At the proposal of the directors of the Planning Department and the Heavy Industry Department,
DECIDES:
Article 1.- To approve the planning on zoning of areas for exploration, exploitation, processing and use of precious stone, rare earth and uranium ores in the period from now to 2015, with, a vision toward 2025 taken into consideration, with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS:
- To develop the industry of exploitation and processing of precious stone, rare earth and uranium ores in line with the planning on development of Vietnam's industry and local socio-economic development plannings. ensuring harmony between national and local interests, meeting requirements of defense and security maintenance, and protecting valuable cultural works and the ecological environment in localities
where minerals are available:
-To develop the industry of exploitation and processing of precious stone, rare earth and uranium ores in a stable and sustainable manner, with advanced technologies, thereby ensuring safety and economic efficiency: and on the basis of rationally and economically exploiting natural resources fn the country;
To carry out one step ahead exploring activities in order to create a reliable database about precious stone, rare earth and uranium ores for mineral exploration and exploitation in the planning periods;
- To develop the industry of exploitation and processing, of precious stone, rare earth and uranium ores on the basis of natural resource advantages and available domestic market as well as socioeconomic conditions and infrastructure in each mineral area;
- To develop the industry of exploitation and processing of rare earth ores in cooperation and association with foreign groups and companies in order to take advantage of their technologies and product outlets;
- To exploit, process and use uranium ores for peaceful purposes. The Stale holds a monopoly in exploiting, processing and using uranium ores as well as radioactive preparations. From now to 2025, to study the exploitation and processing of uranium ores mainly to meet the domestic needs for nuclear electricity development.
II. DEVELOPMENT OBJECTIVES
- To concentrate on exploring mines and mining spots of precious stone, rare earth and uranium ores which have been surveyed and assessed in order to provide reliable reserves for the exploitation and processing needs in the planning periods:
- To conduct thorough and economical exploitation combined with deep processing of precious stone, rare earth and uranium ores with advanced technologies. To ensure the efficient exploitation and processing and the eco-environmental protection in localities where mineral activities are conducted.
- To strive for the following targets of exploited mineral and deep-processing product outputs:
+ Precious stones: By 2015. to exploit on an industrial scale six mines in Nghe An and Yen Bai provinces. Total exploitation output will be 200,000-300,000 m3 of rare earth per year. The outputs of worked and polished cabochon and faset stones will be around 500.000 cts/year and 150.000-200,000 cts/year, respectively. After 2015, to call for investment in the exploration and exploitation of three new mines in Yen Bai and four new mines in Nghe An. To further invest in developing the processing and fashioning of precious stones to meet domestic needs and for foreign partners;
+ Rare earths: By 2015. to exploit and separately process rare earth oxide (REO) products with a total output of 10.000 tons of REO. and successfully produce some rare earth metals on a small scale. By 2025. to double that output (20.000 tons of REO). and strive for the production of some applied products of rare earths.
+ Uranium: By 2025. to step by step perform some stages of the nuclear fuel cycle, proceeding to producing nuclear fuels from domestically exploited natural uranium. At the initial stage, to produce technical uranium (yellow cake) from sandstone ores in Nong Son area, and subsequently step by step conduct processes of manufacturing ceramic pellets and natural uranium and enriched uranium fuel bars (under the plan on hire of foreign processors or import of enriched raw materials) for domestic nuclear power plants.
III.FORECAST PRECIOUS STONE, RARE EARTH AND URANIUM NEEDS
Precious stone, rare earth and uranium needs are forecast as follows:
Fa Rong mine: Khe Cao and other assessed areas with expected outputs of 4,000. 4,000 and 6,000 tons of U3Os, respectively.
V. EXPLOITATION AND PROCESSING PLANNING
1. Exploitation and processing of precious stone ores
- From now to 2015: To exploit on an industrial scale six mines: Doi Ty. Bai Trieu and Ban Gie
No
Category
Unit of calculation
2010
2015
2020
2025
1
Precious stones other than diamond
Million USD
15-16
21-23
28-34
38-50
2
Rare earths
Thousand tons of REO
0.8-1
1.5-1.8
3-3.5
4-5
3
Uranium
Tons of U
-
-
170
680

 


 

 
IV. EXPLORATION PLANNING
1. Exploration of precious stone ores
- By 2015, to concentrate on exploring in A-level potential areas, including Doi Ty, Bai Trieu, Ban Gie and Ban Khum-Ban Ken and Pom Lau (Nghe An), and mines of True Lau, Nuoc Lanh, Vinh Dong and their vicinities in Yen Bai;
- To organize survey and research to discover and find B- and C-level potential areas. If the results are positive, exploration will be conducted after 2015.
2. Exploration of rare earth ores
- In the 2008-2015 period: To explore Dong Pao and Yen Phu mines;
- In the 2016-2020 period: To explore South Nam Xe mine.
3. Exploration of uranium ores
During 2008-2015, to explore Pa Lua mine:
(Quy Chau, Nghe An) and Truc Lau (Km 51), Nuoc Lanh and Vinh Dong (Luc Yen, Yen Bai) with an annual output of between 20,000-50,000 m3 of ores per mine. To intensively invest in existing establishments engaged in fashioning and heat treatment of precious stones. To call for foreign investment in the processing and fashioning of precious and semi-precious stones and jewelry on the basis of Vietnam's advantage of cheap and skilled laborers in Hanoi and Ho Chi Minh cities, combined with tourism;
- From 2016 to 2025: To develop the exploitation of mines of Ban Khum-Ban Ken, Pom Lau and Cha Lim-Dong Xuong (Nghe An) and a jade mine of Co Phuong (Son La) and other areas on the basis of discovery, exploration and assessment results in the previous period. To further invest in upgrading existing fashioning establishments and call for investment in the production of high-class products from domestically exploited and imported material.
2. Exploitation and processing of rare earth ores
Vietnam's total rare earth reserve is forecast at around 22 million tons of REO. of which the reserve of B + C1+ C2 ores is 9.783.000 tons. The remaining part will be P1 and P2 ores.
and Nd oxides and REO2, of the heavy element group. The total output of these separate rareearth oxides will be around 10,000 tons/year, which will largely be exported. The small volume will be domestically used.

- In the. 2008-2015 period: To concentrate on exploiting Dong Pao mine, with an annual output of around 200.000 tons of exploited and preliminarily processed rare earth ores. Post-sorting pure rare earth ores will be of 45% REX), accompanied by byproducts of pure barite ore 95%(BaSO4) and fluorite ore 97% (CaF2).These pure ores will further be hydrolyzed into separate Ce, La, Pr
 
To invest in and commence the exploitation of Yen Phu mine for many heavy elements with an output of 3,000-5.000 tons of REO/year.

 
To build a small-sized rare earth metal production establishment, which will initially import materials from foreign countries before using separate rare earth oxides produced from Dong Pao ores.
- In the 2016-2025 period: Depending on the market size, to put South Nam Xe mine into exploitation. To call for investment in hi-tech projects to produce rare earth metals and rare earth-applied products, such as accumulators, permanent magnets, high-class abrasive powder, fertilizers and catalysts.
3. Planning on exploitation and processing of uranium ores
Vietnam's total uranium reserve is forecast at around 218,000 tons of U3O8.including around 17,000 tons of ores of classes C1 and C2 and 201,000 tons of ores of class P.
- In the 2008-2015 period: To combine exploration activities with researching and developing semi-industrial technologies. Based on exploration and technology research results, to make a feasible report on the exploitation of Pa Lua or Pa Rong mine.
- After 2015: To exploit on a small scale (with an output of 50,000-100,000 tons of crude ores/ year) in Nong Son area.
At the initial stage, to produce technical uranium (yellow cake) from ores. Subsequently, to step by step perform the stages of manufacturing ceramic pellets and natural uranium and enriched uranium fuel bars (under the plan on hire of foreign processors or import of enriched raw materials).
VI. INVESTMENT CAPITAL
Investment capital for precious stone, rare earth and uranium ore exploration, exploitation and processing in the planning period is estimated at around VND 3,330-4,060 billion, including VND 1,460-1.660 billion for the 2008-2015 period and VND 1,870-2,400 billion for the 2016-2025 period.
Investment capital includes self-acquired capital of enterprises, the State's development investment loans and commercial loans and foreign direct investment capital. State budget capital for the exploration and technology research of uranium mines will be around VND 245-300 billion.
VII. MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES
1. Group of overall solutions and policies
- Encouraging the deep processing of precious stone, rare earth and uranium ores into high­quality products for domestic consumption and export.
- Stepping up the decentralization of responsibilities to manage natural resources, perfecting regulations and intensifying the organization of bidding for mineral activities, especially exploitation and processing of precious stone ores; establishing joint-stock companies with the participation of organizations and individuals that invest in all stages from exploration, exploitation to processing. Encouraging the diversification of forms of ownership to attract domestic and foreign resources for developing the exploitation and processing of precious stone and rare earth ores in the direction of prioritizing capable domestic enterprises; entering into joint ventures and associations with foreign parties in processing activities that require high techniques and technologies, for example processing of rare earths.
- Raising social responsibilities of enterprises engaged in mining precious stones, rare earths and uranium, such as making contributions to infrastructure construction; attracting, training and employing local laborers; proactively taking measures to protect the ecological environment and improve the social environment.
2. Group of specific solutions and policies toward each type of mineral
2.1. For precious stones
Permitting the salvage extraction of minerals in already exploited mines on the basis of annually devised extraction measures. Creating favorable conditions for import of precious and semi-precious stones from foreign countries for processing in Vietnam. Encouraging organizations and individuals to participate in the processing and fashioning of export goods from imported materials under the policy of reducing value-added tax for the processing and fashioning of precious stones and import tax on imported rough precious stones (including diamond) for export processing.
- Reforming procedures for licensing precious stone exploration and exploitation activities in order to combine the exploration with exploitation and deep processing of minerals; intensifying the bidding for areas with precious stones.
Intensifying the propagation and advertisement of Vietnamese gem products by actively and regularly participating in international
precious stone fairs.
Establishing technical standards as well as criteria and parameters for classifying precious stones in line with international practice.
Stepping up international cooperation and seeking foreign assisance in the domain of precious stones in order to train human resources, receive transferred technologies and experience in the assessment and heat-treatment of precious stones, and updating latest scientific and technological information on precious stones.
Strengthening the operation of the Vietnam Precious Stone Association in the direction of raising its role as an actual coordinator for precious stone enterprises.
2.2. For rare earths
Concentrating on solving market problems so as to develop the industry through undertaking cooperation with leading distributors in the world, especially Japanese ones in the near future, with a view to taking advantage of their technologies and outlets for factoring products.
Creating conditions for granting as soon as possible exploitation permits for enterprises to execute their projects.
Allowing enterprises that apply rare earths in the production of fertilizers, diesel oil additives.
rare earth ferro-chemicals. intermediary alloys and rare earth metals to enjoy the Governments preferential policies like enterprises applying high technologies, with a view to promoting the development of industrial-scale production.
2.3. For uranium
Uranium is a special mineral subject to monopo-lized management by the State. Therefore, in the near future, it is necessary to prioritize the allocation of state budget capital for programs on exploration and survey of this natural resource; technological research; training of high-quality human resources capable of applying foreign technologies in the process of cooperation in uranium research, exploitation and processing under the Prime Minister's Decision No. 114/ 2007/QD-TTg of July 23, 2007, approving the master plan on implemen-tation of the Strategy on peaceful utilization of atomic energy up to 2020.
VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Industry and Trade Ministry shall, in performing the state management of the industry of mineral exploitation and processing, publicize and assume the prime responsibility for the implementation of the planning; periodically update latest information on the implementation and adjustment of the planning, ensuring its conformity with the national socio-economic development plans and the international integration roadmap.
it shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. proposing mechanisms and policies for stable and sustainable development of the industry of precious stone, rare earth and uranium ore exploitation and processing.
2. The Ministries of Natural Resources and Environment; Science and Technology; Planning and Investment; Finance; Transport: Agriculture and Rural Development: Construction; and information and Communication shall, within the ambit of their respective functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Industry and Trade Ministry in, implementing and concretizing solutions and policies set forth in this Decision.
3. Provincial/municipal People's Committees shall:
- Organize the management and protection of natural resources of precious stones, rare earths and uranium in their respective localities; and prevent the illegal exploitation and export of these minerals;
- Organize the elaboration and submission of plannings on precious stone, rare earth and uranium ore, exploration, exploitation and processing under their licensing competence and in line with this planning to People's Councils of the same level for approval. Zone off and approve areas where precious stone, rare earth and uranium mineral activities are banned, temporarily banned or restricted;
- Coordinate with state management agencies and enterprises in executing projects specified in this Decision.
This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG B AO."

 
 
Article 2.-
 

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.
Article 3.-Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.
 
 
MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE




VU HUY HOANG

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 25/2008/QD-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất