Quyết định 2140/QĐ-TTg 2016 phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng ĐBSCL đến 2030
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2140/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2140/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 08/11/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08/11/2016.
Theo mục tiêu được đề ra tại Quy hoạch, đến năm 2020, tỷ lệ dân cư đô thị tại vùng đồng bằng sông Cửu Long được sử dụng nước sạch đạt từ 90 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước vùng đô thị đạt 25%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân 18%; đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng nước sạch của dân cư đô thị và nông thôn tăng lên 98 - 100% và 35%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt dưới 12%...
Về việc phát triển nguồn nước, Quy hoạch nhấn mạnh tới việc ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất; xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và hệ thống cảnh báo sớm nhằm theo dõi, kiểm soát diễn biến chất lượng nước, kịp thời có giải pháp ứng phó khi nguồn nước bị ô nhiễm và xâm nhập mặn. Đồng thời, từng bước giảm khai thác nguồn nước ngầm quy mô vừa và lớn đối với khu vực có nguồn nước mặt thuận lợi và có hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh. Đặc biệt, sẽ đầu tư xây dựng 05 nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh và kết nối với mạng lưới đường ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các khu vực có nguồn nước bị xâm nhập mặn hoặc khó khăn về nguồn nước…
Dự kiến đến năm 2030, sẽ đầu tư khoảng 146.000 tỷ đồng đầu tư các hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh và phát triển mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định2140/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 2140/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2140/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 117/2007/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
- Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7 km2, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau;
- Đối tượng lập quy hoạch: Hệ thống cấp nước tập trung vùng liên tỉnh, đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung.
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long; định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan khác.
- Bảo đảm khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, ngập lũ, nước biển dâng và xâm nhập mặn; ưu tiên sử dụng nước mặt và dần thay thế nguồn nước ngầm;
- Quản lý và phát triển cấp nước ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước.
- Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
- Cụ thể hóa nội dung định hướng cấp nước trong Quy hoạch chung xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
- Xác định nhu cầu dùng nước, khả năng khai thác các nguồn nước; giải pháp cấp nước, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình cấp nước quy mô vùng liên tỉnh và các đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch; định hướng phát triển cấp nước cho các khu dân cư nông thôn tập trung.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, bảo đảm cấp nước an toàn; từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, sản xuất và kinh doanh nước sạch.
- Đến năm 2020: Tỷ lệ dân cư đô thị loại III trở lên được sử dụng nước sạch đạt 90 - 100%, đô thị loại IV và loại V đạt 90 - 95%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vừng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 25%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 18%.
- Đến năm 2025: Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 95 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 30%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 15%.
+ Đến năm 2030: Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 35%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt dưới 12%.
Tiêu chuẩn cấp nước tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
- Giai đoạn đến năm 2020:
+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 100 - 130 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 100 - 110 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp tiêu chuẩn cấp nước khoảng 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 80 lít/người/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2025:
+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 110 - 150 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 110 - 125 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp tiêu chuẩn cấp nước khoảng 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 90 lít/người/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2030:
+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 120 - 160 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 120 - 130 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp chọn tiêu chuẩn cấp nước 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2020: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 1.970.000 m3/ngày đêm, trong đó:
+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.100.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 550.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 320.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2025: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 2.650.000 m3/ngày đêm, trong đó:
+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.510.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 660.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 480.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2030: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 3.270.000 m3/ngày đêm, trong đó:
+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.890.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 750.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 630.000 m3/ngày đêm.
- Trên cơ sở điều kiện địa hình, nguồn nước, thực trạng và định hướng phát triển không gian vùng, nhu cầu sử dụng nước và phát triển cấp nước theo các giai đoạn quy hoạch, vùng đồng bằng sông Cửu Long được chia thành ba vùng cấp nước:
+ Vùng I - Bắc Sông Tiền: Bao gồm toàn bộ các tỉnh: Long An, Tiền Giang và một phần tỉnh Đồng Tháp.
+ Vùng II - Giữa sông Tiền và sông Hậu: Bao gồm toàn bộ các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và một phần tỉnh Đồng Tháp.
+ Vùng III - Vùng Tây Nam sông Hậu: Bao gồm toàn bộ các tỉnh/thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Trong các vùng cấp nước, theo điều kiện nguồn nước chia thành các khu vực: Thuận lợi, ít thuận lợi và khó khăn về nguồn nước làm cơ sở lựa chọn giải pháp cấp nước phù hợp.
+ Các khu vực thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang; một phần thành phố Cần Thơ.
+ Các khu vực ít thuận lợi về nguồn nước gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang; một phần tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
+ Các khu vực khó khăn về nguồn nước gồm các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh; một phần tỉnh Vĩnh Long.
- Nguồn nước mặt: Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và hệ thống cảnh báo sớm nhằm theo dõi, kiểm soát diễn biến chất lượng nước, kịp thời có giải pháp ứng phó khi nguồn nước bị ô nhiễm và xâm nhập mặn. Trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ứng dụng giải pháp khai thác, truyền dẫn nguồn nước thô bảo đảm hiệu quả kinh tế, đồng thời phải bảo đảm chất lượng nguồn nước theo quy định và đáp ứng yêu cầu bền vững.
- Nguồn nước ngầm: Rà soát, đánh giá thực trạng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm; thăm dò, đánh giá chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nước ngầm theo từng tỉnh, từng khu vực cụ thể. Từng bước giảm khai thác nguồn nước ngầm quy mô vừa và lớn đối với các khu vực có nguồn nước mặt thuận lợi hoặc có hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh; đối với khu vực dân cư phân tán, quy mô nhỏ, trước mắt sử dụng nguồn nước ngầm cấp nước sinh hoạt cho đến khi tiếp cận được với nguồn nước thuận lợi khác.
- Nguồn nước mưa: Rà soát, khai thác điều kiện quỹ đất của địa phương, xây dựng hồ lưu trữ nước mưa, bổ sung nguồn cấp nước cho nhà máy nước hiện hữu khắc phục tình trạng xâm nhập mặn; về lâu dài, kết hợp với hệ thống thủy lợi xây dựng hồ trữ nước quy mô lớn, đa mục tiêu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
TT | Nhà máy nước | Công suất (m3/ngày đêm) | Nguồn nước | Phạm vi cấp nước | ||
Đến năm 2020 | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 |
|
| ||
| Vùng I |
|
|
|
|
|
1 | Nhà máy nước sông Tiền 1, khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang | - | 100.000 | 300.000 | Sông Tiền | Tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An. |
| Vùng II |
|
|
|
|
|
2 | Nhà máy nước sông Tiền 2, khu vực thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. | 100.000 | 200.000 | 300.000 | Sông Tiền | Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre. |
| Vùng III |
|
|
|
|
|
3 | Cụm nhà máy nước sông Hậu 1, khu vực quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ và nhà máy nước Sông Hậu khu vực Khu công nghiệp sông Hậu, tỉnh Hậu Giang. (*) | 200.000 | 400.000 | 600.000 | Sông Hậu | Tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần thành phố Cần Thơ. |
4 | Nhà máy nước sông Hậu 2, khu vực huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. | 100.000 | 200.000 | 300.000 | Sông Hậu | Một phần các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. |
5 | Nhà máy nước sông Hậu 3, khu vực thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. | 50.000 | 100.000 | 150.000 | Sông Hậu | Một phần tỉnh An Giang, Kiên Giang. |
- Công nghệ xử lý nước sạch được áp dụng phải phù hợp với quy mô công suất nhà máy nước, thành phần và tính chất của nguồn nước thô; chất lượng nước sau xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt.
- Đối với các nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh, công suất lớn sử dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường; đối với các nhà máy nước quy mô nhỏ, ứng dụng công nghệ xử lý nước truyền thống, từng bước cải tiến phù hợp với năng lực quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn cấp nước cho vùng hải đảo, khu vực dân cư có nguồn nước bị nhiễm mặn hoặc không có khả năng kết nối với nhà máy nước vùng liên tỉnh.
Mạng lưới đường ống cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư, mở rộng phù hợp với phạm vi vùng phục vụ cấp nước cho từng giai đoạn quy hoạch:
+ Mạng lưới đường ống truyền tải liên tỉnh dẫn nước sạch từ các nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh đến các địa phương, đô thị, khu dân cư. Các tuyến ống truyền tải liên tỉnh có đường kính DN600-DN1800 mm được đầu tư phù hợp với quy mô nhà máy nước theo từng giai đoạn quy hoạch, được kết nối thành mạng vòng đến năm 2030 và bảo đảm cấp nước an toàn. Tại các điểm kết nối giữa tuyến ống truyền tải liên tỉnh với tuyến ống phân phối nước cho đô thị, khu dân cư, bố trí các bể chứa nước sạch nhằm lưu trữ, điều hòa nguồn nước và bảo đảm cấp nước an toàn.
(Danh mục tuyến ống truyền tải nước sạch liên tỉnh, xem Phụ lục I kèm theo).
+ Mạng lưới đường ống phân phối, dịch vụ cấp nước tại các đô thị, khu dân cư các tỉnh/thành phố được xây dựng mới hoặc được cải tạo, mở rộng phù hợp với nhu cầu phát triển cấp nước; được kết nối với nhà máy nước quy mô vùng tỉnh hoặc tuyến ống truyền tải nước sạch liên tỉnh.
Bố trí các trạm bơm tăng áp trên các tuyến ống truyền tải liên tỉnh với khoảng cách trung bình 30 - 40 km, bảo đảm truyền dẫn nước đủ lưu lượng tới các điểm đấu nối với tuyến ống phân phối cấp nước cho đô thị, khu dân cư; vị trí, quy mô, công suất trạm bơm tăng áp sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
(Danh mục trạm bơm tăng áp trên tuyến ống truyền tải liên tỉnh, xem Phụ lục II kèm theo)
- Ưu tiên sử dụng vật tư, thiết bị hiện đại, độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn, được sản xuất trong nước cho hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát, điều khiển hệ thống cấp nước.
- Các hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh, vùng tỉnh phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nhằm cung cấp nước liên tục, ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý, vận hành hệ thống cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực cấp nước, đồng thời phải bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích cho người dân.
- Đầu tư phát triển hoàn thiện mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối nước sạch của vùng và của các địa phương, đảm bảo 100% dân số đô thị và khu dân cư nông thôn được cấp nước sạch.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ xử lý nước tiên tiến, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ứng dụng công nghệ xử lý nước mặn cấp nước cho các khu vực thường xuyên bị nhiễm mặn và không có điều kiện đấu nối với hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới tự động hóa quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.
Kinh phí đầu tư các hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh và phát triển mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước tại các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 khoảng 146.000 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2020: Khoảng 57.000 tỷ đồng.
- Giai đoạn đến năm 2025: Khoảng 33.000 tỷ đồng.
- Giai đoạn đến năm 2030: Khoảng 56.000 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách nhà nước.
- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài.
- Vốn tín dụng đầu tư.
- Vốn tư nhân trong nước và nước ngoài.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Dự án đầu tư cụm nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Hậu 1 và Sông Hậu tổng công suất 400.000 m3/ngày đêm (đến năm 2025), công suất 600.000 m3/ngày đêm (đến năm 2030) gồm: Xây dựng mới nhà máy nước Sông Hậu 1 và nâng công suất nhà máy nước Sông Hậu; xây dựng các tuyến ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần thành phố Cần Thơ.
- Dự án đầu tư nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Hậu 2 gồm: Xây dựng nhà máy nước Sông Hậu 2 công suất 200.000 m3/ngày đêm (đến năm 2025), công suất 300.000 m3/ngày đêm (đến năm 2030); xây dựng các tuyến ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần thành phố Cần Thơ.
- Dự án đầu tư nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Tiền 2 gồm: Xây dựng nhà máy nước công suất 200.000 m3/ngày đêm (đến năm 2025), công suất 300.000 m3/ngày đêm (đến năm 2030); xây dựng các tuyến ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre.
Các địa phương rà soát, lập các dự án đầu tư cải tạo và mở rộng mạng đường ống cấp nước tại các đô thị, khu dân cư nhằm tiếp nhận nguồn nước từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh.
- Khai thác nguồn nước ưu tiên phục vụ nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp làm giảm lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng lưu lượng dòng chảy của sông.
- Trong quá trình xây dựng các nhà máy nước và các tuyến ống truyền tải có thể gây cản trở giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường khu vực và dọc các tuyến ống truyền tải nước.
- Trong giai đoạn quản lý vận hành các nhà máy nước có thể phát sinh chất thải từ quá trình xử lý nước gây ô nhiễm môi trường. Việc phát triển cấp nước sinh hoạt và sản xuất đồng thời cũng làm tăng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Khai thác và sử dụng nguồn nước:
+ Nghiên cứu và đánh giá tác động tiêu cực đến dòng chảy và chế độ thủy văn, xây dựng quy trình kiểm soát, theo dõi chất lượng, trữ lượng nguồn nước và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông như nước thải, chất thải từ các đô thị, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
+ Nghiên cứu, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ độ hạ thấp mực nước ngầm, chất lượng nước ngầm và mức độ sụt lún mặt đất liên quan đến khai thác nước ngầm trên địa bàn.
- Kiểm soát các hoạt động xây dựng:
+ Giải pháp thiết kế, công nghệ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước. Đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
+ Kiểm soát các hoạt động trong giai đoạn xây dựng: Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, các giải pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường; các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn; các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.
+ Kiểm soát các hoạt động trong giai đoạn quản lý vận hành: Nâng cao năng lực quản lý và vận hành nhà máy nước của đơn vị cấp nước, đảm bảo môi trường vệ sinh công nghiệp, vệ sinh ngoại cảnh các nhà máy nước; nước sử dụng trong quá trình xử lý cần được nghiên cứu thu hồi, tái sử dụng và bùn cặn thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định; xây dựng quy trình phòng ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của hệ thống cấp nước sạch; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
+ Các biện pháp hỗ trợ khác.
- Bố trí hệ thống theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm chất lượng, lưu lượng nguồn nước hệ thống sông Tiền và sông Hậu.
- Tăng cường quản lý và xử lý triệt để chất thải, nước thải sinh hoạt, sản xuất thuộc lưu vực hệ thống sông Tiền, sông Hậu.
- Tăng cường sự phối hợp và chia sẻ thông tin nguồn nước giữa các bộ, ngành, địa phương, kịp thời có giải pháp khắc phục sự cố xảy ra.
- Tổ chức công bố đồ án Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành cấp nước, các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn các tỉnh phù hợp với đồ án Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý vận hành hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phát triển cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long; ban hành quy định quản lý vận hành hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh theo thẩm quyền.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trong vùng rà soát các dự án đầu tư nhà máy nước, phát triển mạng đường ống cấp nước và cải tạo nguồn nước; quyết định giải pháp linh hoạt về đầu tư dự án cấp nước phù hợp với lộ trình đầu tư nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và kịp thời cung cấp nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Rà soát, đánh giá công nghệ xử lý nước mặn, nước lợ, tái sử dụng nước mưa; nghiên cứu và đề xuất mô hình công nghệ xử lý nước phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
Các bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, nghiên cứu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng khai thác sử dụng nguồn nước ngầm vùng đồng bằng sông Cửu Long; đánh giá chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nước ngầm theo từng tỉnh, từng khu vực; quản lý các nguồn xả thải ra 2 lưu vực sông Hậu và sông Tiền; xây dựng quy chế quản lý khai thác, sử dụng nước ngầm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ trữ nước đa mục tiêu, trong đó ưu tiên tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành cấp nước, các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó bổ sung các giải pháp lưu trữ nước kết hợp cống ngăn mặn tạo nguồn nước cho các nhà máy nước, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương.
- Tổ chức thực hiện đồ án Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tham gia đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh; đầu tư mạng đường ống tiếp nhận và tiêu thụ nguồn nước sạch từ nhà máy nước vùng liên tỉnh; thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước với đơn vị cấp nước vùng liên tỉnh; chỉ đạo đầu tư, phát triển cấp nước trên địa bàn tỉnh, thành phố, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
- Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước tại địa phương; chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, đặc biệt trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các bộ có liên quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC TUYẾN ỐNG TRUYỀN TẢI NƯỚC SẠCH LIÊN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tuyến ống truyền tải liên tỉnh |
Đường kính (mm) |
||
Giai đoạn 2020 |
Giai đoạn 2025 |
Giai đoạn 2030 |
||
I |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 1 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Tiền 1 đến thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, theo QL 1A |
|
DN1200 |
DN1400 |
2 |
Từ thị xã Cai Lậy đến thành phố Mỹ Tho, theo QL1A |
|
DN1000 |
DN1400 |
3 |
Từ thành phố Mỹ Tho đến thành phố Tân An, theo QL1A |
|
DN1000 |
|
4 |
Từ thành phố Mỹ Tho đến thị xã Gò Công, theo QL50 |
|
|
DN800 |
II |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 2 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Tiền 2 đến thành phố Vĩnh Long, theo QL80, QL1A, QL53 |
DN1600 |
|
DN1000 |
2 |
Từ thành phố Vĩnh Long đến Càng Long, theo QL53 |
DN1400 |
|
DN1000 |
3 |
Từ Càng Long đến thành phố Trà Vinh, theo QL53 |
DN1200 |
|
DN1000 |
4 |
Từ Càng Long đến thành phố Bến Tre, theo QL60 |
DN1000 |
|
DN800 |
5 |
Từ thành phố Vĩnh Long đến thị xã Bình Minh, theo QL1A |
|
DN1000 |
|
6 |
Từ thành phố Trà Vinh đến thị trấn Tiểu Cần, theo QL60. |
|
DN800 |
|
7 |
Từ thị xã Bình Minh đến thị trấn Tiểu Cần, theo QL54 |
|
|
DN800 |
8 |
Từ thành phố Trà Vinh đến TT. Duyên Hải theo QL53. |
|
|
DN800 |
III |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 1 và sông Hậu |
|||
1 |
Từ nhà máy nước Sông Hậu 1 đến thị Ngã ba giao cắt giữa QL1A và QL61B, theo QL91, QL91B |
DN1800 |
|
DN1600 |
2 |
Từ ngã ba giao cắt giữa QL1A và QL61B đến điểm đấu nối với nhà máy nước Sông Hậu tại QL1A, theo QL1A. |
DN1800 |
|
DN1600 |
3 |
Từ nhà máy nước sông Hậu ra QL1A đấu nối vào tuyến ống từ nhà máy nước Sông Hậu 1, theo QL91C, TL525B |
DN1800 |
|
|
4 |
Từ điểm đấu nối giao giữa tuyến ống nhà máy nước sông Hậu 1 và nhà máy nước Sông Hậu trên QL1A đến thành phố Sóc Trăng, theo QL1A |
DN1400 - DN1800 |
|
DN1200 - DN1600 |
5 |
Từ thành phố Sóc Trăng đến thành phố Bạc Liêu, ống đặt dọc theo QL1A |
DN1200 |
|
DN1000 |
6 |
Từ thành phố Bạc Liêu đến thành phố Cà Mau, theo QL1A |
DN800 - DN1000 |
|
|
7 |
Từ thị xã Ngã bảy đến thành phố Cà Mau, theo đường Quản Lộ - Phụng Hiệp |
|
DN800 - DN1400 |
|
8 |
Từ ngã ba giao cắt giữa QL1A và QL61B đến thành phố Vị Thanh, theo QL61B |
|
DN1000 |
|
9 |
Từ thành phố Vị Thanh đến giao cắt đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá, theo đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau |
|
DN1000 |
|
10 |
Từ điểm giao cắt đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá đến thành phố Bạc Liêu, theo đường cao tốc mới Bạc Liêu - Rạch Giá |
|
DN800 - DN1200 |
|
11 |
Từ ngã ba giao cắt giữa đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá đến thành phố Cà Mau, theo đường cao tốc cần Thơ - Cà Mau |
|
|
DN1000 |
12 |
Từ thành phố Cà Mau đến thị trấn Năm Căn, theo đường QL1A |
|
|
DN1000 |
IV |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 2 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Hậu 2 đến ngã ba QL91 và QL80, theo QL91 |
DN1600 |
|
DN1000 |
2 |
Từ ngã ba QL91 và QL80 đến ngã ba QL80 và QL61, theo QL80 |
DN1200 |
|
|
3 |
Từ ngã ba QL80 và QL61 đến thành phố Rạch Giá, theo QL80 |
DN800 |
|
|
4 |
Từ ngã ba QL80 và QL61 đến thị trấn Minh Lương, theo QL61 |
DN1100 |
|
|
5 |
Từ thị trấn Minh Lương đến thị trấn Thứ Bẩy, theo QL63 |
|
DN800 |
|
6 |
Từ thị trấn Minh Lương đến thị trấn Rồng Giêng, theo QL61 |
|
DN800 |
|
7 |
Từ ngã ba QL91 và QL80 đến nhà máy nước sông Hậu 1 |
|
|
DN1000 |
8 |
Từ thành phố Long Xuyên đến thành phố Rạch Giá, theo TL943 và kênh Rạch Giá - Long Xuyên |
|
|
DN1000 - DN1200 |
9 |
Từ QL80 đến thị trấn Óc Eo, theo TL943 |
|
|
DN800 |
10 |
Từ thị trấn Rồng Giêng đến giao cắt đường cao tốc mới Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá, theo đường cao tốc Bạc Liêu - Rạch Giá |
|
|
DN800 |
11 |
Từ thị trấn Thứ Bẩy đến thành phố Cà Mau, theo đường ven biển Tây |
|
|
DN800 |
V |
Tuyến ống truyền tải nước của nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 3 |
|||
1 |
Từ nhà máy nước sông Hậu 3 đến ngã ba giao đường N2 và QL80, theo đường QL91, TL94Đ, N2 |
DN1000 - DN1200 |
|
|
2 |
Từ ngã ba giao đường N2 và QL80 đến thị xã Kiên Lương, theo QL80 |
DN800 |
|
|
3 |
Từ ngã ba giao đường N2 và QL80 đến đô thị Hòn Đất, theo QL80 |
DN800 |
|
|
4 |
Từ thị xã Kiên Lương đến thị xã Hà Tiên, theo QL80 |
|
|
DN800 |
5 |
Từ thị trấn Hòn Đất đến thành phố Rạch Giá, theo QL80 |
|
|
DN800 |
(Số lượng và đường kính các tuyến ống truyền tải nước sạch nêu trên được cập nhật phù hợp với phân đợt đầu tư và bảo đảm cấp nước an toàn trong giai đoạn lập dự án đầu tư).
PHỤ LỤC II
DANH MỤC TRẠM BƠM TĂNG ÁP TRÊN TUYẾN ỐNG TRUYỀN TẢI LIÊN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Trạm bơm tăng áp |
I |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 1 |
1 |
Trạm bơm tăng áp ST1.1 đặt tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang |
2 |
Trạm bơm tăng áp ST1.2 đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang |
II |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Tiền 2 |
1 |
Trạm bơm tăng áp ST2.1, đặt tại thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long |
2 |
Trạm bơm tăng áp ST2.2, đặt tại Châu Thành, tỉnh Trà Vinh |
3 |
Trạm bơm tăng áp ST2.3, đặt tại thị xã Bình Minh |
4 |
Trạm bơm tăng áp ST2.4, đặt tại thị trấn Mỏ Cày |
III |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 1 và sông Hậu |
1 |
Trạm bơm tăng áp SH1.1, đặt tại Phong Điền, thành phố Cần Thơ |
2 |
Trạm bơm tăng áp SH1.2, đặt tại thị xã Ngã Bẩy |
3 |
Trạm bơm tăng áp SH1.3, đặt tại thành phố Sóc Trăng |
4 |
Trạm bơm tăng áp SH1.4, đặt tại thành phố Bạc Liêu |
5 |
Trạm bơm tăng áp SH1.5, đặt tại thị xã Giá Rai |
6 |
Trạm bơm tăng áp SH1.6, đặt tại thị xã Ngã Năm |
7 |
Trạm bơm tăng áp SH1.7, đặt tại Phước Long, tỉnh Bạc Liêu |
8 |
Trạm bơm tăng áp SH1.8, đặt tại Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu |
9 |
Trạm bơm tăng áp SH1.9, đặt tại thành phố Cà Mau |
10 |
Trạm bơm tăng áp SH1.10, đặt tại Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. |
IV |
Tuyến ống truyền tải nước nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 2 |
1 |
Trạm bơm tăng áp SH2.1, đặt tại Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ |
2 |
Trạm bơm tăng áp SH2.2, đặt tại Châu Thành, tỉnh Kiên Giang |
3 |
Trạm bơm tăng áp SH2.3, đặt tại thị trấn Thứ Bẩy |
4 |
Trạm bơm tăng áp SH2.4, đặt tại Thới Bình, Cà Mau |
5 |
Trạm bơm tăng áp SH2.5, đặt tại Thoại Sơn, tỉnh An Giang |
V |
Tuyến ống truyền tải nhà máy nước vùng liên tỉnh sông Hậu 3 |
1 |
Trạm bơm tăng áp SH3.1, đặt tại thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang |
2 |
Trạm bơm tăng áp SH3.2, đặt tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang |
(Quy mô công suất trạm bơm tăng áp nêu trên được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư).
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây