Quyết định 21/2007/QĐ-TTg cùa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020

thuộc tính Quyết định 21/2007/QĐ-TTg

Quyết định 21/2007/QĐ-TTg cùa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2007/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:08/02/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy hoạch thành phố Cần Thơ - Ngày 08/02/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020. Theo đó, xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố công nghiệp, hiện đại, là đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020. Trọng tâm phát triển của thành phố Cần Thơ là công nghiệp chế biến, từng bước đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: chế biến lương thực-thực phẩm, năng lượng, cơ khí và chế tạo máy, hoá chất và các sản phẩm hoá sinh, sinh học, điện và điện tử, tin học và vật liệu mới... Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung cả nước, tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 là 16%/năm, thời kỳ 2011-2015 là 17,1%/năm và thời kỳ 2016-2020 là 18%/năm, GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.210 USD vào năm 2010, đạt 2.318 USD vào năm 2015 và đạt 4.611 USD vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân thời kỳ 2006-2020 khoảng 17,1% GDP. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2006-2020 tăng bình quân 20,8%/năm... Về thương mại-dịch vụ, thành phố phấn đấu để Cần Thơ là "Điểm đến du lịch lý tưởng-an toàn-thân thiện", nơi hội tụ của "văn minh sông nước Mê Kông", đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và có tác động thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ khác, phát triển nhanh dịch vụ vận tải, chú trọng phát triển dịch vụ viễn thông, dịch vụ khoa học-công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng,... Trong giai đoạn 2006-2010, thành phố nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách các quận, huyện, phường xã, thành lập 03 quận (Hưng Phú, Thốt Nốt, Phong Điền) và 01 huyện mới. Tổ chức đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm 07 quận, 03 huyện với 104 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Giai đoạn 2010, ổn định quy mô 07 quận, 03 huyện, tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách một số phương, xã theo quy mô của từng quận, huyện... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định21/2007/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 21/2007/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 21/2007/QĐ-TTg NGÀY 08 THÁNG 02 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2006 - 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tại tờ trình số 56/TTr-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2005, tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2006, công văn số 4694/UBND-QH ngày 20 tháng 11 năm 2006 và kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 6750 BKH/TĐ&GSĐT ngày 12 tháng 9 năm 2006, công văn số 9224/BKH-TĐ&GSĐT ngày 12 tháng 12 năm 2006, về đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020,

 

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020 bảo đảm nguyên tắc phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của Vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố công nghiệp, hiện đại, là trung tâm và có vai trò động lực phát triển cho Vùng; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính nhà nước; bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất và hàm lượng giá trị gia tăng cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các thế mạnh, lợi thế của Thành phố; huy động tối đa nội lực đi đôi với thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học - công nghệ. Khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế.

Đầu tư phát triển toàn diện, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị.

Thực hiện chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố hiện đại và văn minh, là đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của Vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước; là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Mục tiêu cụ thể

Khai thác, phát huy tối đa các tiềm lực, lợi thế để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao.

Duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 16%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 là 17,1%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 18%/năm.

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.210 USD vào năm 2010, đạt 2.318 USD vào năm 2015 và đạt 4.611 USD vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là 5,5% - 20% - 16,2% trong giai đoạn 2006 - 2010; 6,2% - 20,6% - 16,2% trong giai đoạn 2011 - 2015; 6,5% - 19,3% - 18,1% trong giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là: nông - lâm - ngư nghiệp 10,7%; công nghiệp - xây dựng 45,1%; dịch vụ 44,2%; đến năm 2020 là: nông - lâm - ngư nghiệp 3,7%; công nghiệp - xây dựng 53,8%; dịch vụ 42,5%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 17,1% GDP.

Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2020 tăng bình quân 20,8%/năm; trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 20,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 21,8%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 21,3%/năm. Giá trị xuất khẩu bình quân đạt 690 USD/người vào năm 2010; 1.540 USD/người vào năm 2015 và 3.520 USD/người vào năm 2020.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

1. Các ngành, lĩnh vực kinh tế

- Ngành nông nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu của ngành theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển tổng hợp kinh tế vườn kết hợp với nuôi trồng thủy sản và các loại hình du lịch sinh thái, tạo cảnh quan xanh, sạch cho khu vực ngoại thành. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là dịch vụ cung cấp cây giống, hoa kiểng cho nhu cầu đô thị và du lịch.

Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) bình quân đạt 2.900 - 3.000 USD/ha vào năm 2010; 6.100 - 6.200 USD/ha vào năm 2020.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2020 còn khoảng 97.000 ha, chiếm 69,1%; diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên khoảng 43.000 ha, chiếm 30,9% tổng diện tích tự nhiên.

- Ngành công nghiệp - xây dựng - tiểu thủ công nghiệp

Trọng tâm phát triển là công nghiệp chế biến. Từng bước đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: chế biến lương thực - thực phẩm, năng lượng, cơ khí và chế tạo máy, hóa chất và các sản phẩm hóa sinh, sinh học, điện và điện tử, tin học và vật liệu mới.

Sản xuất hàng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp và chế biến nông, thủy sản sau thu hoạch của Thành phố và các tỉnh lân cận. Sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu của Thành phố và trong Vùng. Phát triển các ngành hàng công nghiệp hướng về xuất khẩu dựa trên các lợi thế cạnh tranh về tài nguyên và lao động.

Xây dựng khu công nghệ cao; hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố, quận, huyện. Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm có lợi thế phát triển và cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Ngành thương mại - dịch vụ.

Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ để Thành phố trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ của Vùng đồng bằng sông Cửu Long; gắn thị trường Cần Thơ với thị trường các thành phố lớn, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả nước và các nước trong khu vực; thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước đi đôi với hội nhập quốc tế. Phát triển thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, dịch vụ. Khuyến khích phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ ở ngoại thành gắn với quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới, phát triển giao thông, xây dựng thị trấn, thị tứ, chợ nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề, phân công lại lao động.

Phát triển du lịch: phấn đấu để Cần Thơ là "Điểm đến du lịch lý tưởng - an toàn - thân thiện", nơi hội tụ của "văn minh sông nước Mê Kông". Xây dựng các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp, Trung tâm Văn hóa Tây Đô, Trung tâm Hội nghị quốc tế và các khách sạn cao cấp. Mở rộng không gian du lịch ngoại thành với hệ thống du lịch vườn, du lịch nông thôn. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các loại hình ẩm thực, tham quan mua sắm, giải trí cuối tuần. Kết hợp du lịch với hội thảo, hội nghị, du khảo văn hóa - lịch sử, phát triển các tuyến du lịch liên vùng và du lịch quốc tế. Đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và có tác động thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ khác và có sức lan toả đến cả vùng. Phát triển nhanh dịch vụ vận tải (đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, cảng); chú trọng phát triển dịch vụ viễn thông, dịch vụ khoa học - công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao.

2. Về phát triển kết cấu hạ tầng

Huy động các nguồn lực để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, nâng cấp mạng lưới điện, thông tin liên lạc, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường.

Vào năm 2010, mật độ đường ô tô đạt 1,3 - 1,5 km/km2; mật độ điện thoại đạt 35,65 máy/100 dân; tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt 99,5%; tỷ lệ dân nội thị được cung cấp nước sạch tập trung là 100%, dân nông thôn là 84%. Vào năm 2020, mật độ đường ô tô đạt 2 - 2,5 km/km2; mật độ điện thoại đạt 64 máy/100 dân; tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt 99,8%; tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước sạch tập trung là 90%.

- Giao thông

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông cả về đường bộ, đường thủy, đường biển và đường hàng không, đủ sức phục vụ vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, để thành phố Cần Thơ thật sự là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông. Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông nội đô cần đảm bảo phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt, nhất là phù hợp với tuyến đường cao tốc kết nối cầu Cần Thơ đang được xây dựng.

+ Đường bộ: đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ 1A, 91, 91B, 80, tuyến quốc lộ Nam sông Hậu đạt tiêu chuẩn cấp II vào năm 2020; xây dựng các tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Vị Thanh - Cần Thơ, Bốn Tổng - Một Ngàn (đoạn đi qua Cần Thơ). Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống tỉnh lộ, mở mới các tuyến đường vành đai và các trục đường nối từ các khu công nghiệp vào các trục giao thông chính. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường đô thị theo quy hoạch của thành phố, nâng cấp các tuyến đường ở các trung tâm quận, huyện đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường huyện theo tiêu chuẩn cấp V, cấp VI đồng bằng, đạt 95% vào năm 2010 và 100% vào năm 2020; mở mới các tuyến đường quận, huyện quan trọng; hoàn chỉnh các tuyến đường liên xã, phường.

+ Đường sắt: đầu tư xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

+ Đường biển: nâng cấp và khai thác có hiệu quả hệ thống cụm cảng Cần Thơ đáp ứng nhu cầu vận tải và phù hợp Quy hoạch cảng biển Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đường sông : tập trung khai thác triệt để thế mạnh vận tải đường sông. Nâng cấp các tuyến đường thủy quốc gia: thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (kênh Xà No) và thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang (kênh Cái Sắn) đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp 1; các tuyến đường thủy: kênh Ô Môn, kênh Thị Đội (do Trung ương quản lý) đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp 2; các tuyến đường thủy cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp 4 và các tuyến đường thủy cấp huyện đạt tiêu chuẩn cấp 5.

+ Đường hàng không : nâng cấp sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế.

+ Hệ thống bến, bãi vận tải thủy, bộ: các bến xe, bến tàu sẽ được đầu tư xây dựng ở tất cả các quận, huyện, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Cấp nước sinh hoạt: mở rộng công suất và hoàn chỉnh hệ thống phân phối nước tại các quận huyện, xây dựng hệ thống cấp nước cho các đô thị mới và các thị trấn, các phường mới thành lập; xây dựng hệ thống cung cấp nước tại các trung tâm xã, khu dân cư tập trung.

- Cấp điện: xây dựng Trung tâm Điện lực Ô Môn đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho thành phố và các tỉnh lân cận. Phát triển lưới điện Thành phố bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo từng giai đoạn quy hoạch.

- Thông tin liên lạc: tiếp tục hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình phục vụ; mở rộng mạng lưới đi đôi với ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông; nhanh chóng đưa dịch vụ Internet về đến các bưu điện văn hóa xã.

- Xử lý chất thải

+ Xây dựng các trạm xử lý nước thải trong các khu đô thị, bảo đảm vệ sinh môi trường theo các chỉ tiêu và tiêu chuẩn hiện hành; cải tạo và đầu tư xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước mưa với hệ thống thoát nước thải, nhất là đối với các khu công nghiệp, đô thị mới. Tỷ lệ xử lý nước thải đạt 60% vào năm 2010 và 98% vào năm 2020.

+ Bố trí các bãi rác tập trung có quy mô và địa điểm phù hợp ở một số huyện ngoại thành. Quan tâm đầu tư các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cho thu gom và xử lý rác; xây dựng nhà máy chế biến rác với công nghệ tiên tiến để hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ thu gom rác thải khu vực đô thị đạt 90% vào năm 2010 và đạt 95 - 98% vào năm 2020.

3. Các lĩnh vực xã hội

- Về phát triển dân số

Dân số tăng nhanh trên cơ sở tăng dân số tự nhiên có kiểm soát, tăng dân số cơ học phục vụ phát triển đô thị và kinh tế công nghiệp - dịch vụ, dự kiến quy mô dân số đạt 1,3 - 1,4 triệu người vào năm 2010 và 1,65 - 1,8 triệu người vào năm 2020. Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn là 60% - 40% vào năm 2010 và 70% - 30% vào năm 2020.

- Giáo dục - đào tạo

Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; tăng cường đầu tư xây dựng mới trường lớp và trang thiết bị trường học; đa dạng hóa loại hình trường lớp, phát triển nhanh hệ trường tư thục; tiêu chuẩn hóa giáo viên và cán bộ quản lý.

+ Đến năm 2010, có 80% trường mầm non, 70% trường tiểu học, 40% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 có 100% trường lớp các cấp học, bậc học đạt chuẩn quốc gia. Phổ cập bậc trung học phổ thông vào năm 2010. Từ năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn.

+ Đến năm 2010 có trên 40% tổng số lao động được đào tạo, phấn đấu 100% cán bộ các cấp tốt nghiệp trung học phổ thông và qua đào tạo chính trị, nghiệp vụ. Đến năm 2020, số lao động được đào tạo nghề chiếm 47,7% lao động trong độ tuổi, trong đó công nhân có bằng cấp, chứng chỉ 25,1%, trung học chuyên nghiệp 21,1%, cao đẳng 8,8%, đại học và trên đại học 45%.

Củng cố, mở rộng Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, mở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tại các huyện mới thành lập, nâng cấp trường Trung học Y tế và Trung học Văn hóa - Nghệ thuật lên Cao đẳng, hình thành trường Cao đẳng đa ngành trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm; mở thêm trường đào tạo công nhân, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, đại học quốc tế, nâng cấp trường Đại học Cần Thơ thành trường trọng điểm quốc gia; đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng cho thành lập Phân viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao sức khỏe của nhân dân; giảm dần tỷ lệ mắc bệnh, ngăn ngừa, khống chế có hiệu quả các dịch bệnh. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nâng cấp, mở rộng và hoàn chỉnh hệ thống các bệnh viện hiện có. Hoàn thành xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa thành phố; xây dựng thêm các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao cấp vùng; mở rộng đi đôi với nâng cấp cơ sở và trang bị cho hệ thống y tế cấp quận, huyện và phường, xã theo chuẩn quốc gia; tăng cường cán bộ y tế, nhất là bác sĩ cho vùng nông thôn. Bình quân có 8,3 bác sĩ/vạn dân và 22,8 giường bệnh/vạn dân vào năm 2010; 12 bác sĩ/vạn dân và 29,2 giường bệnh/vạn dân vào năm 2020.

Tiếp tục duy trì các hoạt động tuyên truyền, vận động về y tế trên diện rộng. Đến năm 2020, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi giảm xuống dưới 2%, giảm tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản khoảng 0,5‰. Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20% năm 2010 và dưới 10% năm 2020. Tăng tỷ lệ thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lên 92% năm 2010 và 95% năm 2020.

- Về văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao

Phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng con người phát triển toàn diện. Tạo bước phát triển mới về chất của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình văn hóa, thông tin đồng bộ, đa dạng và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - thông tin với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh sự nghiệp báo chí, xuất bản, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Phát triển nhiều loại hình thể dục - thể thao, đào tạo lực lượng vận động viên đẳng cấp quốc gia và quốc tế. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất thể dục, thể thao, hệ thống sân bãi cấp quận, huyện, phường, xã và các khu vực dân cư, bảo đảm phục vụ nhu cầu tập luyện, vui chơi và thi đấu thể thao của nhân dân; hoàn thành các công trình trong Khu liên hợp thể dục - thể thao thành phố với quy mô và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

Xây dựng Trung tâm Văn hóa Tây Đô, Trung tâm Thể dục thể thao quốc gia IV và tăng cường hệ thống trung tâm văn hóa, nhà truyền thống, thư viện, phát thanh truyền hình, thể dục, thể thao ở cơ sở.

Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm thu hút các nguồn lực xã hội và làm phong phú các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao trong nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2010, Thành phố có 88% gia đình văn hóa, 80% khu phố và 75% phường, xã đạt danh hiệu văn hóa; đến năm 2020, Thành phố có 98% gia đình văn hóa, 95% khu phố và 97% phường, xã đạt danh hiệu văn hóa.

- Xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách đối với người có công

Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tái nghèo, giảm hộ nghèo xuống còn 4,5 - 5% vào năm 2010 và cơ bản giải quyết xong tình trạng hộ nghèo vào năm 2020 (theo tiêu chí mới) bằng các biện pháp đào tạo nghề, hướng nghiệp, tín dụng, nâng cao trình độ dân trí, tạo mọi điều kiện để người dân có công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp theo mùa vụ. Xây dựng chung cư, hỗ trợ nhân dân giải quyết nhà không kiên cố ở đô thị, nhà tạm bợ ở nông thôn và các hộ tái định cư, các hộ có thu nhập thấp. Hỗ trợ các xã nghèo phát triển kinh tế. Bảo đảm mỗi hộ dân đều có nhà ở, trong đó nhà kiên cố, bán kiên cố và lâu bền chiếm từ 70% vào năm 2010 và 75% trở lên vào năm 2020.

Đến năm 2010, số lao động có việc làm ổn định đạt 65% và năm 2020 đạt 72%.

Giải quyết tốt các chế độ để các gia đình chính sách, người có công với cách mạng đạt mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng nơi cư trú.

4. Khoa học - công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Hỗ trợ và khuyến khích đổi mới công nghệ; lựa chọn công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước để áp dụng phù hợp với điều kiện địa phương. Thu hút đầu tư về khoa học - công nghệ và lực lượng lao động chất lượng cao từ các địa phương khác; tăng cường hợp tác khoa học - công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm sớm hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ, xây dựng khu công nghệ cao, đưa thành phố Cần Thơ thành Trung tâm Khoa học - công nghệ cấp vùng.

5. Môi trường

 

Bảo vệ và cải thiện môi trường. Ưu tiên phục hồi chất lượng nước sông, rạch, đặc biệt là khu vực nội thị; nghiên cứu biện pháp khai thác nước ngầm hợp lý, quản lý và xử lý ô nhiễm trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí và kiểm soát tiếng ồn; bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh học. Xây dựng bộ máy quản lý môi trường vững mạnh và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

 

6. Quốc phòng - an ninh

 

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Củng cố, xây dựng lực lượng quân sự chính quy, từng bước hiện đại; xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ. Xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh; nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm, tạo chuyển biến vững chắc về trật tự, an toàn xã hội.

 

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN, LÃNH THỔ

 

- Vùng I : vùng bị ảnh hưởng lũ, bao gồm các huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, một phần huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn, diện tích tự nhiên 94.390 ha, dân số đến năm 2020 là 624.200 người, mật độ 661 người/km2. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2020 đạt 11,9%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ là 15,7% - 39,6% - 44,7%, GDP bình quân đạt 2.757 USD/người vào năm 2020.

 

- Vùng II: vùng bị ảnh hưởng của thuỷ triều, bao gồm các quận Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, huyện Phong Điền, một phần huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn, diện tích tự nhiên 44.590 ha, dân số đến năm 2020 khoảng 1.159.000 người, mật độ 2.600 người/km2. Kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2020 đạt 19,3%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ là 0,7% - 57,4% - 41,9%, GDP bình quân đạt 5.609 USD/người vào năm 2020.

 

V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

 

- Đối với khu vực nội thành, phát huy vai trò của trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; hình thành các khu chức năng gồm:

+ Khu đô thị trung tâm: Ninh Kiều - Bình Thủy;

+ Khu đô thị cảng - công nghiệp: Cái Răng;

+ Khu đô thị công nghiệp: Bình Thủy - Ô Môn;

+ Khu đô thị công nghệ: Ô Môn.

Đồng thời, hình thành và phát triển khu đô thị dịch vụ - công nghiệp Thốt Nốt và khu đô thị sinh thái vòng cung Bình Thủy - Phong Điền, làm cơ sở phát triển thành quận nội thành sau năm 2010.

- Đối với khu vực nông thôn, nâng cấp các thị trấn, hình thành một số thị trấn mới, phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng và các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, gắn liền với bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

VI. ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Trong giai đoạn 2006 - 2010, nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách các quận, huyện, phường, xã; thành lập 03 quận (Hưng Phú, Thốt Nốt, Phong Điền) và 01 huyện mới. Tổ chức đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm 07 quận, 03 huyện với 104 đơn vị hành chính cấp xã, phường, phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giai đoạn sau năm 2010, ổn định quy mô 07 quận, 03 huyện; tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách một số phường, xã theo quy mô của từng quận, huyện.

VII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU (Phụ lục kèm theo).

VIII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về nguồn vốn

Nhu cầu vốn đầu tư trong thời kỳ 2006 - 2020 rất lớn. Nguồn vốn đầu tư dự kiến từ ngân sách địa phương, ngân sách trung ương thông qua các Bộ, ngành, từ các thành phần kinh tế ngoài Thành phố và đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ tín dụng đầu tư, từ nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Các giải pháp về nguồn vốn bao gồm: thực hiện tốt Quyết định số 42/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi cho Thành phố. Phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, liên kết với các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước. Thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Nghiên cứu việc thành lập Quỹ đầu tư phát triển đô thị, đơn vị chuyên môn xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

2. Chính sách đất đai

Triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai cấp quận, huyện, đặc biệt chú trọng quy hoạch chi tiết các khu đất đô thị, đất khu cụm công nghiệp, đất khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu trung tâm các xã và các tụ điểm dân cư quan trọng.

3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài

Chuyển dịch nhanh cơ cấu dân số theo hướng phát triển dân số nội thị, ưu tiên tiếp nhận người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao và học vấn cao. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, cho các học viên trường nghề, các lớp đào tạo thợ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, đặc biệt có chính sách ưu đãi cho lao động từ nông nghiệp chuyển đổi.

4. Giải pháp phát triển tiềm lực khoa học công nghệ

Thu thập, phổ biến sâu rộng thông tin khoa học - kỹ thuật, thông tin kinh tế, thị trường đến các đối tượng người lao động. Tuyển dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ của các ngành khoa học, kỹ thuật. Vận động các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia hoạt động và đóng góp trên lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường của Thành phố. Liên kết các Viện, Trường, Trung tâm, Nhà khoa học, liên kết các đề tài, dự án các cấp trong và ngoài Thành phố. Đầu tư cho chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, từng bước nâng cao năng lực cán bộ khoa học và chuyên viên kỹ thuật. Vận động thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ với vốn ban đầu của ngân sách và các khoản đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức để tài trợ (không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp) cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong Thành phố.

5. Nâng cao năng lực quản lý hành chính

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành Thành phố và các quận, huyện, tạo cơ chế phối hợp, nâng cao trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý nhà nước, trước hết là quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện cụ thể của Thành phố. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ công khai thông tin cho dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức.

6. Hợp tác phát triển

Hợp tác với các tỉnh và thành phố lớn trên cả nước trong lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng hóa, du lịch, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hợp tác với các tỉnh trong Vùng cung ứng nguồn nông sản cho các thị trường lớn trong nước và xuất khẩu; cho công nghiệp chế biến của Thành phố. Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng tư liệu sản xuất cho toàn Vùng.

Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố theo quy định.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện; quy hoạch hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với pháp luật của Nhà nước và yêu cầu phát triển của Thành phố trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.

Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng giai đoạn. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng liên vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án đầu tư được nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Thành phố tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg

ngày 08 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

I. Nông, lâm, ngư nghiệp:

1. Xây dựng MBMR, xây dựng và cải tạo vườn;

2. Cơ giới hoá;

3. Cải thiện chăn nuôi;

4. Cải thiện điều kiện đánh bắt thuỷ sản;

5. Cải thiện mặt bằng nuôi thuỷ sản;

6. Thuỷ lợi;

7. Dự án kiểm soát lũ Bắc Cái Sắn;

8. Thuỷ lợi Nam Cái Sắn;

9. Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao của Nông trường sông Hậu;

10. Trung tâm nuôi thuỷ sản Ô Môn;

11. Đê bảo vệ thị trấn Thốt Nốt;

12. Tuyến kè bảo vệ khu vực bờ cồn Cái Khế;

13. Dự án nạo vét kinh Đứng;

14. Kinh Thốt Nốt;

15. Bảo vệ vườn cây ăn trái thành phố Cần Thơ;

16. Đê bao cù lao Tân Lộc;

17. Bờ kè Xóm Chài;

18. Khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật cao;

19. Dự án bờ kè sông Hậu và sông Cần Thơ (đoạn qua nội thị).

II. Công nghiệp - xây dựng:

1. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I;

2. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II, III, IV;

3. Nhà máy Chế biến thuỷ sản Tân Hội;

4. Nhà máy Chế biến thủy sản Đại Tây Dương;

5. Nhà máy Chế biến thuỷ sản Xuân Lễ;

6. Cơ sở sơ chế rau quả;

7. Nhà máy nước trái cây cô đặc;

8. Nhà máy Chế biến súc sản;

9. Nhà máy Chế biến thực phẩm đóng hộp;

10. Nhà máy sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản;

11. Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc;

12. Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông;

13. Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF;

14. Nhà máy Dệt bao PP;

15. Nhà máy quần áo may sẵn;

16. Nhà máy gia công giấy xuất khẩu;

17. Nhà máy Cán tôn;

18. Nhà máy đóng và sửa chữa tầu biển có trọng tải lớn;

19. Nhà máy sản xuất máy móc các loại;

20. Nhà máy sản xuất ô tô Cần Thơ;

21. Nhà máy sản xuất thiết bị điện;

22. Nhà máy sản xuất gạch men cao cấp;

23. Nhà máy sản xuất ống nhựa cao cấp;

24. Nhà máy sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác;

25. Nhà máy sản xuất sơn các loại;

26. Nhà máy sản xuất dược phẩm;

27. Nhà máy sản xuất thuốc thú y;

28. Nhà máy sản xuất kem đánh răng cao cấp;

29. Nhà máy sản xuất dầu gội đầu cao cấp;

30. Nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh;

31. Nhà máy sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính;

32. Xây dựng khu công nghiệp Trà Nóc II;

33. Xây dựng khu công nghiệp Hưng Phú I;

34. Xây dựng khu công nghiệp Hưng Phú II;

35. Xây dựng khu công nghiệp Ô Môn I, II;

36. Xây dựng khu công nghiệp 2 NT Cờ Đỏ - Sông Hậu;

37. Xây dựng cụm CN-TTCN Vĩnh Thạnh;

38. Xây dựng cụm CN-TTCN Cờ Đỏ;

39. Xây dựng cụm CN-TTCN Cái Răng;

40. Cụm CN-TTCN Thốt Nốt (mở rộng);

41. Nhà máy lọc dầu;

42. Đầu tư cho ngành xây dựng;

43. Đầu tư của các cơ sở hiện có.

III. Thương mại - dịch vụ:

1. Phương tiện vận tải;

2. Chợ chuyên doanh lúa gạo cấp khu vực;

3. Khu dân cư thương mại Phong Điền;

4. Chợ Cái Răng;

5. Chợ An Thới;

6. Chợ Thới An Đông;

7. Chợ Trà Nóc;

8. Chợ Bò Ót;

9. Trung tâm Thương mại huyện Vĩnh;

10. Chợ đầu mối kinh doanh nông sản;

11. Trung tâm thương mại cấp vùng;

12. Phát triển hệ thống dịch vụ;

13. Cơ sở hạ tầng khu du lịch cồn Khương.

IV. Kết cấu hạ tầng:

a) Giao thông thuỷ:

1. Nâng cấp, mở rộng cảng Cái Cui;

2. Nâng cấp, mở rộng cụm cảng Cần Thơ;

3. Bến Tàu khách;

4. Chỉnh trị Luồng Định An;

5. Nạo vét kênh rạch do thành phố quản lý.

b) Giao thông bộ (đường và cầu):

1. Quốc lộ Nam sông Hậu (đoạn qua Cần Thơ);

2. Nâng cấp quốc lộ 80;

3. Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91;

4. Đường tỉnh 921 (TT Cờ Đỏ - ranh T. Kiên Giang);

5. Đường tỉnh 921 (Thốt Nốt - TT Cờ Đỏ);

6. Đường tỉnh 932;

7. Đường ô tô đến trung tâm xã (đề án 709);

8. Đường tỉnh 922 (Ô Môn - TT. Thới Lai - TT Cờ Đỏ);

9. Đường quốc lộ 1A;

10. Đường quốc lộ 91B;

11. Đường tỉnh 934 (Thới An - Thốt Nốt);

12. Đường tỉnh 924;

13. Đường tỉnh 923 (Phong Điền - quốc lộ 91);

14. Đường tỉnh 926;

15. Tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn;

16. Đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc;

17. Cầu và đường qua cồn Khương;

18. Cầu rạch Ngỗng 1;

19. Đường vành Đai 1;

20. Dự án nối quốc lộ 91 với tuyến Nam sông Hậu;

21. Tuyến quốc lộ 1A vòng cung nối quốc lộ 80;

22. Tuyến đường Cần Thơ - Xà No - Vị;

23. Tuyến đường Trà Nóc - Thới An Đông;

24. Hương lộ 28;

25. Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (từ quốc lộ 91B - ĐT 923);

26. Cầu Cần Thơ;

27. Đường cấp VI

28. Hệ thống đường nội thị;

29. Hệ thống đường xã, ấp;

30. Hệ thống bến xe.

c) Đường hàng không:

1. Nâng cấp, mở rộng sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế giai đoạn I;

2. Nâng cấp, mở rộng sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế giai đoạn II.

d) Hệ thống điện:

1. Đường dây trung thế;

2. Đường dây hạ thế;

3. Trạm hạ thế;

4. Cải tạo lưới trung thế;

5. Cải tạo lưới hạ thế.

đ) Hệ thống cấp nước đô thị và nông thôn.

e) Hệ thống thông tin liên lạc:

1. Xây dựng tuyến cáp quang;

2. Mở rộng mạng cáp treo tại các bưu cục;

3. Mở rộng dung lượng tại các bưu cục;

4. Nâng cấp 3 bưu cục cấp II;

5. Xây dựng bưu điện trung tâm;

6. Xây dựng, nâng cấp điểm bưu điện - văn hoá xã.

g) Hệ thống thoát nước:

1. Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố.

h) Hệ thống thải rác.

V. Hạ tầng phúc lợi công cộng:

a) Hệ thống giáo dục đào tạo:

1. Phòng học các cấp phổ thông;

2. Thư viện các trường phổ thông;

3. Campus đại học;

4. Đại học Y dược;

5. Trường Đại học Tây Đô;

6. Trường Đại học Kỹ thuật;

7. Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ;

8. Phân viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

9. Phân viện Học viện Hành chính quốc gia tại Cần Thơ;

10. Trường Đại học quốc tế;

11. Nâng cấp các cơ sở nghiên cứu hiện có và xây dựng mới một số viện nghiên cứu chuyên ngành phục vụ đồng bằng sông Cửu Long.

b) Hệ thống y tế:

1. Bệnh viện Đa khoa Trung ương;

2. Bệnh viện Đa khoa thành phố;

3. Bệnh viện đa khoa quận huyện;

4. Bệnh viện chuyên sâu phục vụ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long;

5. Bệnh viện Nhi;

6. Bệnh viện Y học dân tộc;

7. Bệnh viện Đa khoa Triều An II;

8. Bệnh viện Hoàn Mỹ;

9. Bệnh viện Đa khoa Tây Đô;

10. Trung tâm chẩn đoán và điều trị;

11. Phòng khám đa khoa khu vực;

12. Nhà bảo sanh khu vực;

13. Trung tâm y tế dự phòng;

14. Trung tâm kế hoạch hoá gia đình

15. Trạm y tế xã, phường;

c) Hệ thống văn xã:

1. Trung tâm Văn hoá Tây Đô;

2. Trung tâm Văn hoá thành phố;

3. Nhà hát thành phố;

4. Trung tâm điện ảnh;

5. Trung tâm Văn hoá thiếu nhi thành phố;

6. Trung tâm Văn hoá quận huyện;

7. Điểm văn hoá dành cho thiếu nhi;

8. Điểm văn hoá phường, xã;

9. Thuyền văn hoá;

10. Trường cao đẳng/Đại học văn hoá;

11. Thư viện thành phố;

12. Thư viện quận huyện;

13. Phòng đọc sách phường, xã;

14. Nhà Bảo tàng thành phố;

15. Trung tâm Thể dục thể thao quốc gia;

16. Trung tâm Thể dục thể thao thành phố;

17. Trung tâm Thể dục thể thao quận huyện;

18. Sân vận động thành phố;

19. Sân bóng đá quận huyện;

20. Sân bóng đá phường xã;

21. Sân bóng chuyền;

22. Sân quần vợt;

23. Sân bóng rổ;

24. Trường cao đẳng Thể dục thể thao/Đại học;

25. Đài Truyền phát thanh, truyền hình thành phố;

26. Đài Truyền thanh quận huyện.

d) Các công trình công ích và công cộng:

1. Dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ;

2. Dự án phát triển thành phố tiềm năng;

3. Trụ sở cấp xã, phường;

4. Khu tái định cư khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ;

5. Khu tái định cư GELEXIMCO;

6. Khu dân cư Ngân Thuận;

7. Khu dân cư hai bên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (Cái Sơn Hàng Bàng - ĐT 923);

8. Khu tái định cư Thới Nhựt 2;

9. Khu định cư Thới Thuận giai đoạn II;

10. Khu tái định cư ấp Long Thạnh 2;

11. Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.

__________

 

* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 21/2007/QD-TTg

Hanoi, February 08, 2007

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF CAN THO CITY IN THE 2006-2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the People's Committee of Can Tho city in Report No. 56/TTr-UBND of December 7, 2005, Report No. 15/TTr-UBND of May 24, 2006, and Official Letter No. 4694/UBND-QH of November 20, 2006, and proposal of the Planning and Investment Ministry in Official Letter No. 6750 BKH/TD&GSDT of September 12, 2006, and Official Letter No. 9224/BKH-TD&GSDT of December 12, 2006, to the Prime Minister for approval of the master plan on socio-economic development of Can Tho city in the 2006-2020 period,

DECIDES:

Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development of Can Tho city in the 2006-2020 period with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

The master plan on socio-economic development of Can Tho city in the 2006-2020 period adheres to the principle of compatibility with the Strategies on socio-economic development of the whole country and the Mekong River delta; and aims to build Can Tho city into an industrial and modern city, a regional center playing the role of a motive force for regional development; to ensure relations between the economic growth and proper solution of social problems, especially employment, reduction of poor households, proper performance of ethnic and religious work, and between the economic development and the maintenance of security and defense, consolidation of the political system and the state administration; and to protect the environment.

To accelerate the economic growth rate and economic restructuring toward industrialization and modernization; to develop production and service sectors with high productivity and added value content; to raise the quality, efficiency and competitiveness of the economy.

To base socio-economic development on bringing into play the city's advantages; to mobilize to the utmost its internal resources while strongly attracting external resources, particularly investment capital, sciences and technologies. To encourage all economic sectors to develop.

To invest in comprehensive development, and speed up the urbanization while improving the urban living standards.

To realize the strategy on human development, and elevate intellectual standards of people and quality of human resources; to constantly improve the people's living standards.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To build Can Tho into a grade-I modern and civilized city before 2010 and an industrial city before 2020; a socio-economic, educational, training, scientific, technological, healthcare and cultural center of the Mekong River delta; an important regional and international communication and transportation hub; an important geographical area occupying a strategic defense and security position in the Mekong River delta and the whole country; and a development nucleus and a driving force for vigorous development of the whole Mekong River delta.

2. Specific objectives

To tap and bring into the fullest play potentials and advantages of the city for rapid and sustainable economic development with high efficiency and competitiveness in domestic and world markets; to quickly restructure the economy in the direction of industry ' service ' hi-tech agriculture.

To maintain and accelerate economic growth rate at a rate higher than the average growth rate of the whole country. The average annual GDP growth rate will be 16% in the 2006-2010 period, 17.1% in the 2011-2015 period and 18% in the 2016-2020 period.

Per-capita GDP (at current prices) will reach USD 1,210 by 2010, USD 2,318 by 2015 and USD 4,611 by 2020.

The economy will be quickly restructured in the direction of raising the ratios of service and industry. The growth rates of agriculture-forestry-fisheries, industry-construction and service sectors will be respectively 5.5%, 20% and 16.2% in the 2006-2010 period; 6.2%, 20.6% and 16.2% in the 2011-2015 period; and 6.5%, 19.3% and 18.1% in the 2016-2020 period. The economic structure will be agriculture-forestry-fisheries: 10.7%, industry-construction: 45.1% and service: 44.2% by 2010; and agriculture-forestry-fisheries: 3.7%, industry-construction: 53.8% and service: 42.5% by 2020.

The average state budget remittance will represent 17.1% of GDP in the 2006-2020 period.

The export value will rise 20.8%/year on average in the 2006-2020 period, of which the 2006-2010 period will see an average growth rate of 20.2 %/year, the 2011-2015 period: 21.8% and the 2016-2020 period: 21.3%. The per-capita export value will reach USD 690 by 2010, USD 1,540 by 2015 and USD 3,520 by 2020.

III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF SECTORS AND DOMAINS

1. Economic sectors and domains

- Agriculture

To step up agricultural restructuring toward intensive farming and diversification of crops and domestic animals; to develop in a coordinated manner the horticultural economy combined with aquaculture and various types of eco-tourism, thus creating green and clean landscapes for suburban areas. To build hi-tech agricultural areas. To strongly develop technical services for agriculture, especially the supply of saplings and ornamental flowers for urban consumption and tourist purposes.

The agricultural production value (at the 1994 comparative prices) will reach USD 2,900 - 3,000/ha by 2010 and USD 6,100 - 6,200/ha by 2020.

By 2020, the agricultural land area will decrease to around 97,000 ha, accounting for 69.1% of the total land area; while non-agricultural land area will increase to around 43,000 ha, accounting for 30.9% of the total land area.

- Industry ' construction ' cottage industry and handicraft

To concentrate on developing the processing industry. To step by step make intensive investment, and invest in high and clean technologies. To concentrate on developing such cutting-edge industries as food and foodstuff processing, energy, mechanical engineering and machine building, chemicals and bio-chemical products, biological products, electric and electronic appliances, informatics and new materials.

To produce goods for use as materials in agricultural and fishery production and post-harvest agricultural and aquatic product processing of the city and its neighboring provinces. To produce consumer goods to meet the consumption demand of the city and the region. To develop export-led industrial goods items by taking advantage of the city's competitive edges in terms of natural resources and labor.

To build hi-tech parks; to complete the construction of industrial parks and clusters, industrial-cottage industry and handicraft centers of the city and its districts. To build and promote brands of products with development advantages and competitive edges in the domestic and export markets.

- Commerce - services

To step up the development of commerce and services so that the city will become a commercial and service center of the Mekong River delta; to link Can Tho's market with markets of big cities in the south, the southern key economic region, the whole country and regional countries; to materialize the strategy on export promotion, expansion of domestic market in couple with international integration. To develop commerce with the participation of various economic sectors. To reorganize the retail and service network. To encourage the development of trade and service in suburban areas combined with the planning on building of new residential quarters, development of communication, building of townships, traffic hubs and markets in order to develop various business lines and trades and redistribute the labor force.

To develop tourism: To strive to make Can Tho an "ideal, safe and friendly tourist destination," where "civilizations of Mekong River" meet. To build eco-tourism resorts and entertainment and recreation complexes, the Tay Do cultural center, the International Convention Center and high-class hotels. To expand suburban tourist spaces with a system of garden and countryside tourist sites. To diversify tourist products, gastronomic styles, sight-seeing, shopping and weekend recreation activities. To combine tourism with cultural-historical symposiums, conferences and study tours, and develop inter-regional and international tourism lines. To train a pool of professional tourist attendants with a civilized and courteous working style.

To diversify types of service. To boost the development of services with high added values, being conducive to the development of other production and service sectors and having a radial positive effect throughout the region. To rapidly develop transportation services (road, waterway, airway, railway transportation and port services); to attach importance to the development of telecommunications, scientific and technological, consultancy, financial, banking, insurance, auditing, training, healthcare, cultural and sport services.

2. Infrastructure development

To mobilize resources for fast development of socio-economic infrastructures. To build synchronous traffic system, upgrade power and communications networks, urban infrastructure works and infrastructures of industrial parks while protecting and improving the environment.

By 2010, the density of motor roads will be 1.3 - 1.5 km/km2; every 100 people will have 35.65 telephone sets; 99.5% of households will be supplied with electricity; 100% of urban inhabitants and 84% of rural inhabitants will be supplied with clean water. By 2020, the density of motor roads will be 2 - 2.5 km/km2; every 100 people will have 64 telephone sets; 99.8% of households will be supplied with electricity; and 90% of rural inhabitants will be supplied with clean water.

- Traffic infrastructure

To step up the development of technical infrastructures for road, waterway, seaway and airway transport, which are commensurate to intra-regional and international transportation demand, so that Can Tho city will become a gateway of the whole lower basin of Mekong river. The planning on development of traffic infrastructure of the inner city should be in line with approved specialized plannings, especially the planning on an expressway linking to Can Tho bridge, which is under construction.

+ Roads: To invest in upgrading local sections of national highways No. 1A, 91, 91B and 80, and the national highway section to the south of Hau river to grade-II roads by 2020; to build Ho Chi Minh City ' Can Tho, Vi Thanh ' Can Tho, Bon Tong ' Mot Ngan (section running through Can Tho) expressways. To invest in building and upgrading the system of provincial roads, and building new belt roads and roads linking industrial parks with trunk roads. To build and upgrade urban roads under the city's planning, upgrade roads running through district centers up to urban road standards. To build and upgrade 95% by 2010 and 100% by 2020 of district roads up to grade-V and grade-VI delta road standards. To build new important district roads. To complete inter-commune and inter-ward roads.

+ Railways: To invest in building Ho Chi Minh City ' Can Tho railway.

+ Seaways: To upgrade and efficiently exploit the Can Tho port cluster to meet the transportation demand and conform with the planning of seaports of the Mekong River delta.

+ Riverways: To concentrate efforts on tapping to the utmost the city's advantages of riverway transportation. To upgrade national waterways of Ho Chi Minh City ' Ca Mau (Xa No canal) and Ho Chi Minh City ' Kien Giang (Cai San canal) up to the grade-I inland waterway standards; waterways of O Mon and Thi Doi canals (managed by the central government) up to grade-II inland waterway standards; and provincial waterways up to grade-IV standard and district waterways up to grade-V standard.

+ Airways: To upgrade Tra Noc airport into an international airport.

+ The system of waterway transport landings and wharves and car terminals: To invest in building car terminals and ship landings in all districts to meet goods transportation and travel demands of the people and well meet socio-economic development requirements.

- Daily-life water supply: To raise the capacity of and complete the water distribution systems in districts, build water supply systems for new urban centers and newly established townships and wards; to build water supply systems in commune centers and densely populated areas.

- Electricity supply: To build O Mon electricity center to meet the city's and neighboring provinces' electricity demand. To develop the city's electricity network to meet the city's socio-economic requirements in each planning stage.

- Information and communications: To further modernize and diversify types of service; to expand the service network in couple with application of modern technologies to post and telecommuni-cations; to quickly introduce Internet services to commune cultural post offices.

- Waste treatment:

+ To build wastewater treatment stations in urban centers, and ensure environmental sanitation up to current criteria and standards; to renovate and invest in building rainwater drainage system separately from the wastewater drainage system, especially in industrial parks and new urban centers. The treated wastewater volume will account for 60% of the total wastewater volume by 2010 and 98% by 2020.

+ To locate concentrated garbage dumpsites of appropriate sizes and in appropriate locations in some suburban districts. To pay attention to investment in special-use technical equipment for collecting and treating garbage. To build a garbage processing plant furnished with advanced technology to minimize the environmental pollution. To collect 90% of urban waste by 2010 and 95-98% by 2010.

3. Social domains

- Population growth:

The population will grow quickly on the basis of controlled natural population growth and an added population from other areas to meet the requirements of urban development and industry-construction sectors. The population is expected to reach 1.3 ' 1.4 million by 2010 and 1.65 ' 1.8 million by 2020. The urban/rural population structure will be 60%-40% by 2010 and 70%-30% by 2020.

- Education and training:

To vigorously develop education and training; to intensify investment in building new schools and classrooms and supplying school equipment; to diversify types of schools and classrooms, and quickly develop the system of private schools; to standardize teachers and administrators.

+ By 2010, 80% of pre-schools, 70% of primary schools, 40% of lower secondary schools will attain the national standards; by 2020, 100% of schools and classrooms of all grades will attain the national standards. To complete the universalization of the upper secondary education by 2020. From 2010, 100% of teachers will be up to set standards.

+ By 2010, over 40% of laborers will be trained and 100% of cadres of all levels will graduate from upper secondary schools and be trained in politics and professional skills. By 2020, laborers provided with vocational training will account for 47.7% of total number of laborers of working age, of whom workers possessing diplomas or training certificates will account for 25.1%, professional secondary education diploma holders 21.1%, college diploma holders 8.8% and university and higher degree holders 45%.

To consolidate and expand the general technique and vocational guidance center, open continuing education centers in newly established districts, upgrade the Secondary School of Medicine and the Secondary School of Culture and Arts into colleges, form a multi-discipline college on the basis of the Teachers Training College; to open new workers training school, professional secondary school, college, university and international university, upgrade Can Tho university into a national key university; to propose to the Party Central Committee's Secretariat for permission the establishment of a division of Ho Chi Minh National Politics Academy to train cadres for the whole Mekong River delta.

- Health and public health care

To raise the effectiveness of the national target health program, and improve the people's health; to gradually reduce the morbidity rate, effectively prevent and control diseases and epidemics. To step up the socialization of the people's health protection and care.

To upgrade, expand and complete the existing system of hospitals. To complete building new municipal general hospital; to build more specialized hospitals, regional centers for hi-tech diagnosis and treatment; to expand and upgrade facilities and equipment for the system of district, commune and ward medical stations up to the national standards; to supply more medical workers, especially doctors, for rural areas. Every 10,000 people will have 8.3 doctors and 22.8 patient beds by 2010; and 12 doctors and 29.2 patient beds by 2020.

To carry on widespread healthcare communication and propaganda. By 2020, to reduce the mortality rate of under-one infants to under 2%, and that of women in childbirth to 0.5%. To reduce the rate of malnourished under-five children to under 20% by 2010 and under 10% by 2020. To increase the rate of women of fertility age taking family planning measures to 92% by 2010 and 95% by 2020.

- Culture, information, physical training and sports

To develop culture in close combination and harmony with socio-economic development; to foster a comprehensively developed man. To create a new substantive progress of the movement "all people unite to build a cultured life." To invest in upgrading and expanding the existing culture and information works and build new ones in a harmonious and diversified manner, and further step up culture and information activities of higher and higher quality. To strongly develop the press and publication sector, incrementally modernize facilities and equipment, and renew modes and contents of propaganda, thereby well serving the locality's political tasks.

To develop various types of physical training and sports, train a contingent of national-class and world-class athletes. To invest in completely building material foundation for physical training and sports, the system of stadiums and sport grounds in districts, wards and communes and residential areas, thus meeting local people's training, playing and sport competition demands; to complete works in the city's physical training and sports complex of sizes and quality up to national and international standards.

To build Tay Do Cultural Center and the National Physical Training and Sports Center IV, and consolidate the system of grassroots cultural centers, traditions houses, libraries, radio and television stations, physical training and sports facilities.

To step up the socialized mobilization of social resources to diversify cultural, physical training and sport activities among the population.

To strive for the target that by 2010, 88% of the city's households will be cultured families, 80% of street quarters and 75% of wards and communes will be recognized cultured ones. By 2020, 98% of the city's households will be cultured families, 95% of street quarters and 97% of wards and communes will be recognized cultured ones.

- Hunger eradication, poverty alleviation, employment and implementation of policies toward people with meritorious services

To limit the relapse into poverty, reduce the rate of poor households to 4.5 ' 5% by 2010 and basically to zero by 2020 (according to the new poverty line) through providing job training, vocational guidance and credit loans, elevating the people's intellectual standards, creating all conditions for them to get jobs and doing away with seasonal unemployment. To build condominiums and provide supports for people to solidly rebuild their shanty houses, both in urban and rural areas, as well as for resettled households and low-income households to build new houses. To support poor communes in economic development. To ensure that all households will have their own houses, of which solid houses, semi-solid houses and permanent houses will account for 70% by 2010 and 75% or higher by 2020.

Laborers with stable jobs will account for 65% of the total labor force by 2010 and 72% by 2020.

To well implement preferential policies toward families of policy beneficiaries and people with meritorious services to the revolution so that they can live above the average living standard of their local communities.

4. Science and technology

To intensify the application of sciences and technologies for the city's socio-economic development. To support and promote technological renewal; to select and apply domestic and foreign advanced technologies suitable to local conditions. To attract scientific and technological investment and high-quality labor force from other localities; to boost scientific and technological cooperation with organizations and individuals at home and abroad in order to soon form and develop the science and technology market, build hi-tech parks and turn Can Tho city into a regional scientific and technological center.

5. Environmental issues

To protect and improve the environment. To prioritize the improvement of quality of river and canal water, especially in inner city; to study measures to reasonably exploit underground water, control and treat pollution in agricultural and rural development. To prevent air pollution and control noise level; to protect and restore the bio-diversity. To build a strong environmental management apparatus and socialize the environment protection.

6. Defense and security

To closely combine socio-economic development with the consolidation of an all-people defense and building of a people's security posture, firmly maintaining the political security and social order and safety in all circumstances. To consolidate, build regular and incrementally modernized military forces. To build militia and self-defense forces. To build clean and strong people's public security force; to raise the effectiveness of crime prevention and combat, thus creating a firm progress in social order and safety protection.

IV. SPATIAL AND TERRITORIAL DEVELOPMENT PLANNING

- Zone I: This zone is stricken by flood and embraces Vinh Thanh and Thot Not rural district, a part of Co Do district and O Mon urban district, with a land area of 94,390 hectares, a population of 624,200 and a population density of 661 people/km2 by 2020. The annual economic growth rate is expected at 11.9% on average in the 2006-2020 period. The economic structure of agriculture, forestry, fishery - industry - service will be 15.7% - 39.6% - 44.7% and the per-capita GDP will reach USD 2,757 by 2020.

- Zone II: This zone is affected by tide and embraces Binh Thuy, Ninh Kieu and Cai Rang urban districts, Phong Dien rural district, a part of Co Do rural district and O Mon urban district, with a land area of 44,590 hectares, a population of around 1,159,000 and a population density of 2,600 people/km2 by 2020. The economy will rapidly grow at an annual rate of 19.3% on average in the 2006-2020 period. The economic structure of agriculture, forestry, fishery - industry - service will be 0.7%, 57.4% and 41.9%, respectively, and the per-capita GDP will reach USD 5,609 by 2020.

V. URBAN DEVELOPMENT PLANNING

- To bring into play the role of the inner city as an administrative, economic, cultural and scientific center in the accelerated process of industrialization and modernization, vigorously develop services and industry, taking the lead in the development of a knowledge-based economy and industries with high technological content; to form functional areas, including:

+ The central urban center: Ninh Kieu - Binh Thuy;

+ The port and industry urban center: Cai Rang;

+ The industry urban center: Binh Thuy - O Mon;

+ The technology urban center: O Mon.

At the same time, to form and develop the Thot Not service - industry urban center and the ecological urban center of Binh Thuy - Phong Dien arc, which will be subsequently developed into inner city districts after 2010.

- For rural areas, to upgrade the existing townships and establish some new townships, develop diversified forms of ecological agriculture and scientific and technical services for agricultural production, combined with preservation, preliminary processing, processing and sale of products.

VI. ADJUSTMENT OF ADMINISTRATIVE BOUNDARIES

In the 2006 - 2010 period, to study the adjustment of administrative boundaries and division and split-up of urban districts, rural districts, wards and communes; to establish three new urban districts (Hung Phu, Thot Not and Phong Dien) and one new rural district. To organize district-level administrative units, including 7 urban districts and 3 rural districts with 104 wards and communes, which are suitable to the local characteristics and socio-economic development conditions.

After 2010, to maintain these 7 urban districts and 3 rural districts; and to further study the adjustment of administrative boundaries and division and splitting of some wards and communes within each district.

VII. DEVELOPMENT PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR STUDY (SEE THE ENCLOSED APPENDIX)

VIII. A NUMBER OF MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMENT THE MASTER PLAN

1. Capital source solutions

The investment capital demand of the 2006-2020 period is great. Investment capital is expected to come from the local budget, the central budget allocations to ministries and branches, economic sectors outside the city, foreign direct investment, investment credits, the city's inhabitants and enterprises. Capital source solutions include: well implementing the Prime Minister's Decision No. 42/2006/QD-TTg of February 16, 2006, on the financial mechanism applicable to preferential budget allocations for the city; coordinating with and getting access to supports of ministries and central branches, and entering into linkages with state corporations and economic groups; realizing incentive policies to attract economic sectors to participate in development investment; and studying the setting up of the urban development fund and units specialized in investment, commercial and tourist promotion under the municipal People's Committee.

2. Land policies

To implement district-level land use plannings, attaching special importance to detailed plannings on urban land plots, land areas for industrial parks and clusters, land areas for commercial and service centers, commune centers and important residential areas.

3. Policies on training of human resources and attraction of talents

To quickly change the population structure in the direction of increasing the urban population, with priority given to professionally and technically skilled persons and persons with high intellectual standards. To provide state budget supports for professional training, students of vocational schools and training classes for technical workers and managerial cadres, especially preferential policies toward former agricultural laborers.

4. Solutions of development of scientific and technological potential

To gather and widely disseminate scientific, technical, economic and market information to laborers. To employ and implement preferential policies toward the contingent of scientific and technical staffs. To mobilize scientific institutions and scientists at home and broad to engage in and make contributions to scientific, technological and environmental activities of the city. To associate scientific institutes, schools, centers and scientists, and integrate scientific subjects and projects of all levels inside and outside the city. To invest in transfer of technologies from abroad into the city, create favorable conditions for the technological renewal of enterprises, and step by step raise the capability of scientific staffs and technicians. To campaign for the setting up of a scientific and technological development fund with initial budget allocations and voluntary contributions of enterprises and organizations so as to give financial aids (non-refundable aids, refundable aids, soft loans) to organizations and individuals engaged in scientific and technological activities in the city.

5. Solution of raising the administrative management capability

To further step up the implementation of the administrative reform program by reviewing functions, duties and powers of municipal services, departments and branches and district offices, devise a mechanism of coordination among and raising of the sense of responsibility of relevant agencies in charge of state management, first of all in carrying out administrative procedures. To provide professional training in management skills to cadres, public servants and employees; to standardize the contingent of cadres in suitability with each development stage and actual conditions of the city. To implement the Regulation on grassroots democracy and the regime of making public information on policies of the State and the local administration, with a view to ensuring strict observance of law by state agencies, cadres and public servants.

6. Development cooperation

To cooperate with big provinces and cities throughout the country in investment in production of goods for domestic consumption, export and tourism. To cooperate with the regional provinces in supplying agricultural products to major markets in the country and for export as well as the city's processing industry. To undertake cooperation in investing in production of goods for use as production materials for the whole region.

Article 2.- This master plan serves as an orientation and a basis for the elaboration, submission for approval and implementation of specialized plannings and investment projects in the city according to regulations.

Article 3.- To assign the People's Committee of Can Tho city to base itself on the city's socio-economic development objectives, tasks and orientations to elaborate plans, assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing according to regulations the elaboration, submission for approval and implementation of:

- Strategic environmental impact assessment reports.

- Socio-economic development plannings of districts; planning on system of urban centers and residential areas; construction planning; land use planning and plans, development plannings of branches and sectors, with a view to ensuring general and synchronous development.

- To study, elaborate and promulgate according to its competence or submit to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies which are compliant with law and meet the city's development requirements in each period, with a view to attracting and mobilizing resources for implementation of the master plan.

- To elaborate long-, medium- and short-term plans, key development programs and specific projects on intensive investment, which shall be gradually put in a reasonable priority order.

- To propose to the Prime Minister for consideration and decision the adjustment or supplementation of this master plan in a timely manner to make it suitable to socio-economic development of the city and the whole country in each planning period.

Article 4.- To assign concerned ministries and central branches to assist the People's Committee of Can Tho city in studying and elaborating the above plannings and plans; studying, formulating and submitting to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies which meet the city's socio-economic development requirements in each period. To speed up the investment in and construction of works and projects which are of large sizes, have inter-regional effects and are important to the city's development, and in which investment has been decided. To study and submit to competent authorities for approval the adjustments or supplements to branch development plannings, plans on investment in works and projects specified in the master plan. To support the city in seeking and apportioning domestic and foreign investment capital sources for implementation of the master plan.

Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 6.- The president of the People's Committee of Can Tho city, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF DEVELOPMENT PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 21/2007/QD-TTg of February 8, 2007)

I. AGRICULTURE, FORESTRY AND FISHERIES:

1. Building of expanded grounds, building and revamp of gardens;

2. Mechanization;

3. Improvement of husbandry;

4. Improvement of fishing conditions;

5. Improvement of ground areas for aquaculture;

6. Irrigation;

7. Project on flood control in the north of Cai San;

8. Irrigation in the south of Cai San;

9. Hau River Agricultural Farms hi-tech production center;

10. O Mon aquaculture center;

11. Dike protecting Thot Not township;

12. Embankments protecting Cai Khe river bank;

13. Project on dredging of Dung canal;

14. Thot Not canal;

15. Protection of orchards of Can Tho city;

16. Dike surrounding Tan Loc islet;

17. Embankment of Xom Chai;

18. Hi-tech agricultural area;

19. Project on embankments of Hau and Can Tho rivers (in the inner city).

II. INDUSTRY - CONSTRUCTION

1. O Mon I thermo-power plant;

2. O Mon II, III and IV thermo-power plants;

3. Tan Hoi aquatic product processing plant;

4. Dai Tay Duong aquatic product processing plant;

5. Xuan Le aquatic product processing plant;

6. Establishment for preliminary processing of vegetables and fruits;

7. Fruit jelly plant;

8. Animal product processing plant;

9. A cannery;

10. Aquatic animal feed plant;

11. Livestock feed plant;

12. Concrete structure-manufacturing plant;

13. MDF wooden board production plant;

14. PP pack textile mill;

15. Ready-made clothes factory;

16. Export paper processing plant;

17. Iron sheet rolling mill;

18. Large-tonnage seagoing shipbuilding and repair yard;

19. Machine manufacturing factory;

20. Can Tho automobile plant;

21. Electric equipment production plant;

22. High-class enamelled tile production plant;

23. High-class plastic tube production plant;

24. Medical and precision instrument production plant;

25. Paint production plant;

26. Pharmaceutical production plant;

27. Veterinary drug production plant;

28. High-class toothpaste production plant;

29. High-class shampoo production plant;

30. Sanitary ware production plant;

31. Office equipment and computer production plant;

32. Building of Tra Noc II industrial park;

33. Building of Hung Phu I industrial park;

34. Building of Hung Phu II industrial park;

35. Building of O Mon I and II industrial parks;

36. Building of industrial park 2 of Co Do and Song Hau agricultural farm;

37. Building of Vinh Thanh industrial-cottage industry-handicraft complex;

38. Building of Co Do industrial-cottage industry-handicraft complex;

39. Building of Cai Rang industrial-cottage industry-handicraft complex;

40. Building of Thot Not industrial-cottage industry-handicraft complex (expanded);

41. Petroleum refinery;

42. Investment in the building industry;

43. Investment in existing establishments.

III. COMMERCE AND SERVICE

1. Means of transport;

2. Regional rice market;

3. Phong Dien commercial and population area;

4. Cai Rang market;

5. An Thoi market;

6. Thoi An Dong market;

7. Tra Noc market;

8. Bo Ot market;

9. Commercial center of Vinh district;

10. Farm produce-wholesale market;

11. Regional trade center;

12. Development of service system;

13. Infrastructure of Khuong islets tourist resort.

IV. INFRASTRUCTURE

a/ Waterway transport:

1. Upgrading and expansion of Cai Cui port;

2. Upgrading and expansion of Can Tho port;

3. Passenger ship landing;

4. Regulation of Dinh An fairway;

5. Dredging of canals managed by the city.

b/ Road transport (roads and bridges):

1. National highway south of Hau river (section running through Can Tho);

2. Upgrading of national highway 80;

3. Upgrading and expansion of national highway 91;

4. Provincial road 921 (section from Co Do township to Kien Giang province);

5. Provincial road 921 (section from Thot Not to Co Do township);

6. Provincial road 932;

7. Motor roads to commune centers (scheme 709);

8. Provincial road 922 (from O Mon - Thoi Lai township - Co Do township);

9. National highway 1A;

10. National highway 91B;

11. Provincial road 934 (from Thoi An to Thot Not);

12. Provincial road 924;

13. Provincial road 923 (from Phong Dien to national highway 91);

14. Provincial road 926;

15. Bon Tong - Mot Ngan traffic route;

16. Mau Than - Tra Noc airport road;

17. Bridge and road crossing Khuong hillock;

18. Ngong canal bridge 1;

19. Belt road 1;

20. Project on road linking national highway 91 with the road south of Hau river;

21. National highway 1As bypass linking with national highway 80;

22. Can Tho - Xa No - Vi road;

23. Tra Noc - Thoi An Dong road;

24. Village road 28;

25. Extended Nguyen Van Cu road (from national highway 91B to provincial road 923);

26. Can Tho bridge;

27. Grade-VI road;

28. System of urban roads;

29. System of commune and village roads;

30. System of car terminals.

c/ Airways:

1. Upgrading and expansion of Tra Noc airport into an international airport, phase I;

2. Upgrading and expansion of Tra Noc airport into an international airport, phase II.

d/ Power system:

1. Medium-voltage transmission lines;

2. Low-voltage transmission lines;

3. Low-voltage transformer stations;

4. Renovation of medium-voltage network;

5. Renovation of low-voltage network.

e/ Urban and rural water supply systems.

f/ Information and communication system:

1. Building of optic cable line;

2. Expansion of overhead cable networks of post offices;

3. Increase of transmission capacity of post offices;

4. Upgrading of 3 grade-II post offices;

5. Building of central post office;

6. Building and upgrading of commune postal and cultural spots.

g/ Water drainage system:

1. Project on water drainage and wastewater treatment of the city.

h/ Garbage discharging system.

V. PUBLIC INFRASTRUCTURE:

a/ Education and training system:

1. Classrooms for all grades of general education;

2. Libraries of general education schools;

3. University campuses;

4. Medico-pharmaceutical school;

5. Tay Do university;

6. University of techniques;

7. Upgrading of Can Tho university;

8. A division of the Ho Chi Minh National Politics Academy;

9. Can Tho division of the National Academy of Public Administration;

10. International university;

11. Upgrading of the existing research institutes and building of some new specialized research institutes for the Mekong River delta.

b/ Healthcare system:

1. Central general hospital;

2. Municipal general hospital;

3. District general hospitals;

4. Specialized hospitals for the Mekong River delta;

5. Pediatric hospital;

6. Traditional medicine hospital;

7. Trieu An II general hospital;

8. Hoan My hospital;

9. Tay Do general hospital;

10. Center for diagnosis and treatment;

11. Regional general clinic;

12. Regional maternity home;

13. Preventive medicine center;

14. Family planning center;

15. Commune or ward health stations.

c/ Cultural and social affairs system:

1. Tay Do cultural center;

2. Municipal cultural center;

3. Municipal opera;

4. Cinema center;

5. Municipal childrens cultural center;

6. Cultural centers of districts;

7. Cultural spots for children;

8. Commune or ward cultural spots;

9. Cultural boats;

10. College/university of culture;

11. Municipal library;

12. District libraries;

13. Commune or ward reading rooms;

14. Municipal museum;

15. National physical training and sports center;

16. Municipal physical training and sports center;

17. District physical training and sports centers;

18. Municipal stadium;

19. District football grounds;

20. Commune or ward football grounds;

21. Volleyball grounds;

22. Tennis courts;

23. Basketball grounds;

24. College/university of physical training and sports;

25. Municipal radio and television station;

26. District radio stations.

d/ Public works:

1. Project on upgrading of urban facilities of Can Tho city;

2. Project on development of potential city;

3. Working offices of commune or ward administrations;

4. Resettlement area for the new urban center, south of Can Tho river;

5. GELEXIMCO resettlement area;

6. Ngan Thuan residential area;

7. Residential areas along extended Nguyen Van Cu road (from Cai Son Hang Bang to provincial road 923);

8. Thoi Nhut 2 resettlement area;

9. Thoi Thuan settlement area, phase II;

10. Long Thanh 2 villages resettlement area;

11. Building of dwelling houses for low-income earners.

* Note: Locations, scales, land areas, total investment and investment capital sources of the above projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demand for and the capability to balance and mobilize resources in each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 21/2007/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất