Quyết định 1866/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1866/QĐ-TTg

Quyết định 1866/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1866/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:08/10/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------
Số: 1866/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị động lực, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, hướng mô hình tập trung đa cực, không gian mở rộng; liên kết hợp tác chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát triển kinh tế biển và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của vùng và cùng với các thành phố lân cận hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam.
3. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bước phát triển thời kỳ tiếp theo.
4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục nhằm đảm bảo không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
5. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyến hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và của cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12 - 13%/năm, đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận.
- Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%.
- Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD; duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP đạt từ 35 - 36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25%.
b) Về xã hội
- Quản lý nhà nước thành phố theo Đề án chính quyền đô thị.
- Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1%, tạo việc làm cho lực lượng lao động mới hàng năm khoảng trên 3,0 vạn người. Phấn đấu đến năm 2020 không còn trẻ suy dinh dưỡng, không còn hộ nghèo.
- Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cấp hệ thống trường lớp, đảm bảo tất cả các trường hệ phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tất cả lao động được đào tạo nghề phù hợp.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa về y tế, tăng cường các nguồn lực đáp ứng nhu cầu phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.
- Xây dựng nền văn hóa thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, đồng thời làm tốt công tác bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng môi trường sống, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ công đối với mọi người dân thành phố.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với việc nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích đô thị như giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, công viên, điện chiếu sáng, vận tải công cộng… tạo cảnh quan không gian đô thị, cải thiện điều kiện môi trường.
- Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
c) Về bảo vệ môi trường
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Bảo đảm 90% đạt tiêu chuẩn môi trường chất lượng nước thải của các khu công nghiệp, khu chế xuất và nước thải sinh hoạt của tất cả các quận nội thành được thu gom, xử lý.
+ Kiểm soát được các nguồn phát sinh chất thải nguy hại và thực hiện xử lý hợp vệ sinh (hoàn thành việc điều tra thống kê chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố; hoàn thành việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải nguy hại; xây dựng khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung).
+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Phân loại chất thải tại nguồn và phấn đấu 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh.
+ Hình thành và phát triển công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 50% chất thải thu gom được tái chế và khoảng 50% người chết được mai táng bằng phương pháp hỏa táng.
+ Phấn đấu 90% dân số nội thành và 70% dân số các xã ngoại ô được sử dụng nước sạch. Kiểm soát ô nhiễm không khí từ các nguồn phát sinh gồm giao thông đường bộ, khí thải công nghiệp và khí thải từ các khu vực đô thị. Đảm bảo chỉ số ô nhiễm không khí (API) nhỏ hơn 100.
+ Phát triển diện tích không gian xanh đô thị (cây xanh công viên, cây xanh vườn hoa, cây xanh đường phố, cây xanh công sở, trường học), bố trí hợp lý về tỷ lệ và chủng loại cây, phấn đấu đạt 3 - 4 m2/người. Thực hiện các biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học rừng của thành phố. Tiếp tục thực hiện chủ trương “đóng cửa rừng tự nhiên”, tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng để nâng độ che phủ của rừng lên 50,6% vào năm 2015.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố môi trường” vào năm 2020.
+ Tiếp tục hoàn thiện các mục tiêu ở giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo đạt được tất cả các tiêu chí thành phố môi trường, cụ thể: 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 70% chất thải rắn được tái chế; 25% lượng nước được tái sử dụng.
+ Phát triển diện tích không gian xanh đô thị, phấn đấu đạt 9 - 10 m2/người vào năm 2020.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC
1. Dịch vụ
- Tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng các ngành khu vực dịch vụ cao hơn tăng trưởng chung nền kinh tế thành phố, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 14%/năm, tỷ trọng khu vực dịch vụ cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2015 chiếm 52,2%, năm 2020 đạt 55,6% tổng GDP của thành phố.
- Thương mại: xây dựng ngành thương mại phát triển vững mạnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng lương đối diện hiện đại. Dự kiến tăng trưởng thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,2%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 14,1%. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; phát triển dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Khách sạn, nhà hàng: phấn đấu tốc độ tăng trưởng thời kỳ đầu 12,3%, thời kỳ sau 13,6%. Tỷ trọng GDP đạt 26,5% năm 2015 và 26% năm 2020.
- Vận tải, kho bãi, thông tin truyền thông: phấn đấu tốc độ tăng trưởng thời kỳ đầu đạt 14,0%, thời kỳ tiếp theo đạt 17,4%; tỷ trọng GDP đạt 13% năm 2015 và 15% năm 2020.
- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn của khu vực miền Trung và cả nước.
- Du lịch: phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp”. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm 15 - 16%, đến năm 2010 doanh thu ngành du lịch đạt 1.200 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.420 tỷ đồng, năm 2020 đạt 3.890 tỷ đồng.
2. Công nghiệp và xây dựng
- Mục tiêu phát triển đến năm 2020: tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 là 12,2% và giai đoạn 2016 - 2020 là 12,3%. Tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP của thành phố năm 2015 là 45,4% và năm 2020 là 42,8%.
- Phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung ưu tiên phát triển những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng cao; coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch và giá trị gia tăng cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Ưu tiên nguồn lực, ưu đãi về chính sách phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, đại diện cho công nghiệp thành phố trong tương lai như: công nghiệp công nghệ thông tin (phần mềm, phần cứng), điện tử, cơ khí chính xác, dược phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp…
- Đẩy mạnh ngành khai thác và chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ cảng và vận tải biển; các loại hình công nghiệp gắn liền với hệ thống cảng.
- Chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành ngành nghề, sản phẩm mới; tăng cường xúc tiến hợp tác đầu tư nước ngoài; chủ động tham gia vào mạng lưới công nghiệp ASEAN (AICO) và thế giới.
- Phát triển và phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp phải theo nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Kết hợp chặt chẽ các quy mô, loại hình sản xuất. Trong đó khu vực kinh tế nông thôn cần chú trọng hơn đối với phát triển sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
- Xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao (điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…) và các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông.
3. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng năng suất, chất lượng cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế thủy sản nông lâm.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trọng tâm là công nghệ sinh học.
- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, trồng rừng kinh tế, trồng cây chắn sóng ven biển và phát triển mạnh công nghệ chế biến gỗ từ nguyên liệu gỗ rừng trồng.
GDP ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt 4 - 5%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 4,8%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đến hết năm 2010 là: thủy sản 69,5%, nông nghiệp 26,8%, lâm nghiệp 3,7% và đến năm 2020 là: thủy sản 73,3%, nông nghiệp 23,5%, lâm nghiệp 3,2%.
4. Kết cấu hạ tầng
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố và khu vực, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm.
a) Giao thông vận tải
- Xây dựng đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Cam Lộ (Quảng Trị), nâng cấp quốc lộ 14 đoạn từ Túy Loan đến ranh giới Đà Nẵng - Quảng Nam đạt tiêu chuẩn cấp I với 4 làn xe; nâng cấp đường Hồ Chí Minh qua địa phận Đà Nẵng dài 45 km đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi. Mở rộng 4 tuyến đường bộ vào thành phố và xây dựng các nút giao thông từ Đà Nẵng đi các tỉnh. Xây dựng mới một số tuyến đường bộ nối khu vực nội thành với đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc.
- Xây mới cảng Liên Chiểu phục vụ vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của khu vực và hàng quá cảnh của hành lang Đông - Tây, có công suất 6 - 7 triệu tấn/năm, tiếp nhận tầu có trọng tải tới 50.000 DWT trong giai đoạn từ 2010 - 2020. Xây dựng cảng Thọ Quang cho tầu dưới 50.000 DWT, mở rộng, nâng cấp cảng Tiên Sa đủ khả năng tiếp nhận tầu 60.000 DWT. Đầu tư mở rộng, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng theo quy hoạch đã được phê duyệt đến năm 2020.
- Xây dựng ga đường sắt mới nhằm chuyển hệ thống đường sắt ra ngoài trung tâm thành phố.
- Xây dựng mới các nút giao thông nội đô, nâng cấp các tuyến giao thông trục nội thành. Xây dựng hệ thống bến xe liên khu vực và tu sửa hệ thống bến bãi nội đô. Quy hoạch hệ thống đỗ xe con phục vụ dân cư đô thị.
- Xây dựng mở rộng mặt cắt các tuyến giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và kiên cố hóa kênh mương nội đồng đảm bảo thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 100% các tuyến giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển giao thông công cộng nhằm hạn chế sự phát triển phương tiện giao thông cá nhân, tránh tình trạng gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
b) Bưu chính viễn thông
Xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông trở thành trung tâm bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung với các trang thiết bị tiên tiến phấn đấu theo kịp các nước có nền công nghiệp công nghệ thông tin hiện đại.
- Bưu chính: triển khai và tiến hành nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới. Áp dụng công nghệ tự động hóa với việc đầu tư các thiết bị chấp nhận và phát bưu phẩm, bưu kiện tự động đặt tại các nơi công cộng, hoạt động liên tục (24/24h) đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
- Viễn thông: đảm bảo tốc độ truy cập cao để đáp ứng yêu cầu băng thông cho các dịch vụ giải trí và truyền hình. Phương thức truy nhập: truy nhập quang và vô tuyến. Đảm bảo 100% nhu cầu về dịch vụ viễn thông được đáp ứng.
c) Cung cấp điện
- Về nguồn điện: tiếp tục sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia thông qua Trạm 500 kV Đà Nẵng 500/220/35 - 450 MVA; các trạm biến áp 220, 110 kV và các nguồn phát điện diezel độc lập của các thành phần kinh tế. Đến năm 2020, căn cứ công suất phụ tải dự báo và thực tiễn vận hành nâng công suất Trạm 500 kV Đà Nẵng từ 450 MVA lên 900 MVA đến 1.350 MVA, đồng thời bổ sung thêm các trạm biến áp nguồn cấp điện áp 220 kV.
- Về lưới điện: từ nay đến năm 2015 có xét đến 2020 hệ thống truyền tải cao thế cấp điện áp 220 kV, 110 kV tiếp tục đóng vai trò chính trong việc truyền tải điện từ các nguồn điện quốc gia cấp điện cho thành phố. Hệ thống lưới điện cấp trung thế dần thay thế chuyển đổi thành cấp điện áp 22 kV; lưới điện hạ thế dần chuyển đổi thành cáp ngầm trong nội thành và cáp vặn xoắn đi trên không cho các vùng ven đô.
d) Thủy lợi và hệ thống cấp nước
- Đầu tư xây dựng mới hồ chứa nước Trung An, sửa chữa nâng cấp các hồ chứa nước, công trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới cho 100% diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ cấp nước sinh hoạt nông thôn, phấn đấu tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đến năm 2010 đạt trên 80%, năm 2015 đạt 90% và đạt 95% trước năm 2020.
- Đầu tư, hoàn thành hệ thống đê, kè biển, kè sông và khơi thông các dòng chảy sông để đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
đ) Công trình thoát nước
Bố trí đồng bộ các công trình thoát nước mặt, nước thải và các công trình ngầm khác như cáp điện lực, điện thoại, cáp tín hiệu… theo tiêu chuẩn đường đô thị. Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước tại các khu phố cũ để tránh ngập lụt và đảm bảo chất lượng các công trình. Mật độ cống thoát nước đạt tiêu chuẩn 200 - 300m/ha đất xây dựng. Đến năm 2015 phấn đấu hoàn thành việc tách nước thải và nước mưa riêng.
e) Cây xanh đô thị
Tăng cường trồng cây xanh trên các dải phân cách của các tuyến đường đô thị cấp I, II, vỉa hè, bến xe, bãi trông xe… để tạo cảnh quan và môi trường đảm bảo tiêu chuẩn 4 - 5 m2/người vào năm 2010 và 9 - 10 m2/người vào năm 2020.
5. Phát triển các vấn đề xã hội
a) Về lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình
Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm ổn định tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1%; tăng dân số cơ học khoảng 5%. Dự báo dân số Đà Nẵng đến năm 2015 khoảng 1 triệu người, đến năm 2020 khoảng 1,38 triệu người. Trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 92% vào năm 2020.
b) Về phát triển giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục phát triển mạng lưới trường hợp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, vừa phù hợp với tỷ lệ định hướng mở rộng mạng lưới các cơ sở ngoài công lập đến năm 2020 là:
Nhà trẻ 80%, mẫu giáo 70%, tiểu học 5%, trung học cơ sở (THCS) 5%, trung học phổ thông (THPT) 40%, trung học chuyên nghiệp trên 60%, cao đẳng trên 60% và đại học trên 50%. Có 60,3% trường mầm non, mẫu giáo, 85% trường tiểu học, 75% trường THCS và 80,6% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Củng cố và mở rộng các trường có học sinh dân tộc nội trú. Phát triển 2 trường phổ thông khuyết tật thành trường trọng điểm của vùng. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010.
- Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo cao đẳng, đại học và dạy nghề. Tạo bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt trên 70% vào năm 2020 từ trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.
c) Về phát triển y tế
- Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho y tế cơ sở đảm bảo 100% các trạm y tế phường, xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở các tuyến trong lĩnh vực phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Chú trọng đẩy mạnh y tế chuyên sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thành tựu y tế vào chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch; khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết do các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc HIV/AIDS.
- Phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, bệnh tâm thần, các bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, bệnh béo phì… Tăng cường công tác giám sát và phòng chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn và thương tích, ngộ độc thực phẩm.
Phấn đấu đến sau năm 2015 có 100% số khu dân cư đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn sức khỏe.
Phấn đấu đến năm 2020: tiêm chủng cho trẻ em từ 8 - 10 loại vắc xin đạt tỷ lệ trên 95%; tỷ lệ trẻ em sơ sinh có trọng lượng dưới 2,5 kg giảm xuống còn dưới 5%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 10%; có 13 - 14 bác sỹ/1 vạn dân trong đó có 1 tiến sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp 2; 1,5 thạc sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa cấp 1; 10 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/1 vạn dân.
d) Về văn hóa, thông tin, thể thao
- Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình lồng ghép cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư. Phấn đấu tăng tỷ lệ hộ gia đình, số thôn, xã đạt chuẩn văn hóa theo quy định và tăng cường kiểm tra đôn đốc giữ vững danh hiệu đã được công nhận.
- Giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của thành phố nhằm nâng cao lòng tự hào về truyền thống quê hương. Gắn việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa với việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa. Khuyến khích phát triển phong trào luyện tập thể dục trong mọi tầng lớp dân cư, phát triển các phong trào thể thao quần chúng, lấy các trường học, cơ quan nhà nước làm nòng cốt, thường xuyên tổ chức phong trào thi đấu thể thao.
đ) Về các vấn đề xã hội khác
- Giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010 bình quân là 3,2 - 3,5 vạn lao động/năm và giai đoạn 2011 - 2020 là 3,5 - 4,5 vạn lao động/ năm.
- Tiếp tục thực hiện chính sách pháp luật ưu đãi người có công với nước, giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn đọng trong diện chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm 100% gia đình chính sách có nhà ở ổn định, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú.
- Sớm hoàn thành dự án tái định cư, di dời và tái định cư cho những hộ đang ở khu vực ven biển không an toàn.
- Tiếp tục xây dựng thành phố “5 không” (không có hộ đặc biệt nghèo, không có học sinh bỏ học, không có người lang thang ăn xin, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có tội phạm giết người cướp tài sản).
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt xã hội hóa công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Tập trung đẩy mạnh thực hiện tốt và có hiệu quả các đề án của chương trình thành phố “3 có” (có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị), đặc biệt là chương trình có nhà ở, hoàn thành đúng tiến độ theo phân kỳ của đề án và chất lượng công trình.
6. Về phát triển khoa học và công nghệ
Đẩy nhanh lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiên tiến; tăng cường chuyển giao, làm chủ những công nghệ mới nhằm tạo bước tăng trưởng mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả trong nền kinh tế. Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ trung bình đạt 20 - 30%/năm, riêng các lĩnh vực then chốt phải đạt 30 - 40%/năm.
7. Về lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân, quy hoạch hoàn chỉnh kinh tế quốc phòng trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
IV. PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LÃNH THỔ
1. Hướng phân bố công nghiệp: các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm cao ở gần các khu đông dân sẽ được di chuyển ra khu vực xa trung tâm; các cơ sở công nghiệp sẽ phân bố theo các khu, cụm công nghiệp, phù hợp với tính chất và năng lực sản xuất của từng khu vực; cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, sẽ hình thành các khu vực dịch vụ công nghiệp và các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu vực làng nghề và đặc biệt tập trung phát triển khu công nghệ cao, khu công nghiệp thông tin.
2. Hướng phân bố nông, lâm, ngư nghiệp: tập trung sản xuất nông nghiệp tại huyện Hòa Vang; nuôi trồng thủy sản tại huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ; lâm nghiệp tập trung tại huyện Hòa Vang, quận Sơn Trà và quận Liên Chiểu.
3. Hướng tổ chức lãnh thổ ngành du lịch
- Xây dựng khu du lịch quốc tế tại Khu du lịch ven biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An - Non Nước, Làng Vân.
- Phát triển mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ và Khu du lịch phía Tây thành phố.
- Tổ chức các khu du lịch sinh thái gắn kết các làng nghề truyền thống tại Khu du lịch phía Nam - Tây Nam thành phố.
- Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi, vui chơi giải trì tại khu dọc sông Hàn.
- Xây dựng các trung tâm giải trí biển, bố trí các cơ sở nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái tại Khu du lịch Nam Thọ - Sơn Trà.
- Phát triển theo hình thức kết hợp du lịch biển - núi tại Khu du lịch Hải Vân - sông Trường Định - vịnh Đà Nẵng.
4. Về bảo vệ môi trường
- Phấn đấu xây dựng thương hiệu “Đà Nẵng thành phố môi trường”. Tăng cường biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện môi trường, giải quyết một bước cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, nhà máy, ô nhiễm nước thải, rác thải công nghiệp và y tế.
- Quản lý khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất như đất đai, nguồn nước ngầm, tài nguyên rừng… đảm bảo phát triển bền vững.
- Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng cứu kịp thời các sự cố môi trường. Có các dự án phòng chống biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH 
1. Huy động vốn đầu tư
Để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế đạt được mục tiêu đã đề ra thì nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2010 - 2020 khoảng 573.611 tỷ đồng. Thành phố cần có các giải pháp huy động thích hợp để huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
- Nghiên cứu phát hành trái phiếu đô thị, thành lập một số công ty tín dụng cổ phần có quy mô lớn để đáp ứng vốn đầu tư các công trình, dự án phù hợp với kế hoạch phát triển của thành phố.
- Tăng cường các biện pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, vốn ODA phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, điều tra cơ bản và bảo vệ môi trường.
- Huy động tốt các nguồn thu từ thuế, phí vào ngân sách; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; xúc tiến việc quảng bá tạo cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ
- Phát triển các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, khuyến khích phát triển, mở rộng những dự án đầu tư có hiệu quả hiện có và mở rộng đầu tư thêm các dự án mới theo quy hoạch.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cải tiến kỹ thuật công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động, công nghệ sinh học…; thực hiện đánh giá, rà soát hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp nhằm điều chỉnh, định hướng đầu tư và phát triển sản xuất trong các khu công nghiệp. Xây dựng cơ chế phát triển khu công nghệ cao và đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, khai thác hạ tầng thương mại, dịch vụ; tập trung đầu tư phát triển các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực; nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo xu thế phát triển thị trường, quá trình triển khai thực hiện các cam kết quốc tế, cam kết gia nhập WTO.
- Tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch; quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đồng bộ với quy hoạch phát triển không gian đô thị; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông; tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường tài chính - ngân hàng.
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù nhằm khuyến khích và khai thác tốt nguồn lực từ đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật hiện có. Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và sức khỏe cho người lao động. Sắp xếp lại và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và dạy nghề. Hiện đại hóa công nghệ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập.
4. Giải pháp về khoa học, công nghệ
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, hướng mạnh về cơ sở. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ vật liệu mới, nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ dài hạn, trọng dụng nhân tài nhằm khuyến khích và phát huy sáng tạo, tăng nhanh số lượng và chất lượng các phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng chương trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ của thành phố với các thành phố lớn trong nước và các thành phố trong khu vực và thế giới. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học, công nghệ.
5. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng
Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở phát huy thế mạnh địa phương để cùng phát triển trên một số lĩnh vực đầu tư: khai thác, sử dụng các công trình vùng, hệ thống cảng biển, du lịch, đánh bắt thủy hải sản, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực.
6. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách, vốn ODA, vốn ngoài nước, vốn của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, vốn của dân…
7. Xây dựng chính quyền đô thị
- Tổ chức triển khai thực hiện và cụ thể hóa các quy định, chính sách về phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật.
- Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện đại hóa cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng chính quyền điện tử nhằm cung cấp cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp các dịch vụ trực tuyến “một cửa” tiện ích, dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi qua mạng; từng bước công khai minh bạch các hoạt động của chính quyền thành phố thông qua mạng Internet.
8. Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường
- Phấn đấu xây dựng danh hiệu “Thành phố môi trường” cho Đà Nẵng; tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố Đà Nẵng.
- Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các khu dân cư, khu công nghiệp, vùng ven biển; đảm bảo chất lượng môi trường nước, đất, không khí, đặc biệt chú trọng đến vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, xử lý nước thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm cho ý thức về bảo vệ môi trường thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp xã hội.
9. Phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây
- Hợp tác tích cực với các địa phương có tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua để đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, khai thác các dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch.
- Thực hiện vai trò thành phố động lực, phát luồng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng. Đặc biệt, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương kiến nghị, thúc đẩy đưa dự án “Nghiên cứu và xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây 2” vào danh mục các dự án ưu tiên của GMS, tranh thủ nguồn vốn vay của các tổ chức tài trợ quốc tế đầu tư nâng cấp tuyến đường đến cửa khẩu Đăk-tờ-ok (Quảng Nam) và xây dựng tuyến đường bộ qua huyện Đắc Chưng đến Sekong (Lào).
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong Quy hoạch, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:   
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các quận, huyện và các đơn vị liên quan; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung, bố trí ưu tiên đầu tư một cách hợp lý.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nghiên cứu lập các quy hoạch cụ thể; nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nêu trong Quy hoạch.
2. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan đã được dự kiến nêu trong quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Hỗ trợ thành phố Đà Nẵng trong việc bố trí và huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Cổng TTĐT, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2010 - 2020
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
 

TT
Tên dự án
A
CÁC DỰ ÁN DO CÁC BỘ NGÀNH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
2
Dự án di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố
3
Dự án nâng cấp sân bay Đà Nẵng
4
Dự án Cảng Liên Chiểu
5
Dự án xây dựng làng đại học Đà Nẵng
B
CÁC DỰ ÁN DO THÀNH PHỐ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
I
Dự án đầu tư từ nguồn vốn Trung ương
1
Dự án xây dựng Khu tránh bão tàu cá công suất 600CV trở lên tại Vịnh Mân Quang 
2
Dự án xây dựng đê kè Mân Quang
3
Dự án nâng cấp kè cửa sông Hàn đoạn cầu Tuyên Sơn đến Hòa Hải
4
Dự án nâng cấp đường ĐT 604 đoạn qua Đà Nẵng
II
Dự án đầu tư từ vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương
1
Cầu mới Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi
2
Các đường cứu hộ cứu nạn ở vùng thường xuyên ngập lũ
3
Khu công nghệ cao Đà Nẵng
4
Khu công nghiệp công nghệ thông tin
5
Thiết bị bệnh viện ung thư Đà Nẵng
6
Các khu ký túc xá sinh viên
7
Trung tâm công nghệ sinh học khu vực miền Trung tại Đà Nẵng
8
Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ Đà Nẵng
III
Dự án từ nguồn vốn địa phương
1
Đường vành đai phía Nam (từ Sơn Trà - Điện Ngọc đến Quốc lộ 14B)
2
Đường Nguyễn Tri Phương đi Hòa Quý
3
Cầu mới qua sông Hàn (cầu Rồng)
4
Đường Nguyễn Văn Linh nối dài - Cầu mới qua sông Hàn đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc
5
Đường Trần Hưng Đạo nối dài
6
Xây dựng Thư viện khoa học tổng hợp
7
Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn
8
Trung tâm hành chính thành phố
9
Dự án bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng
C
CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
I
Lĩnh vực hạ tầng các khu công nghiệp
1
Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Hòa Khương
II
Lĩnh vực công nghiệp
1
Xây dựng Nhà máy đóng hộp các sản phẩm từ thịt, cá Thọ Quang công suất 5.000 tấn/năm
2
Xây dựng Nhà máy chế tạo khuôn mẫu kim loại tại Liên Chiểu công suất 1.000 tấn/năm
3
Nhà máy chế tạo động cơ ô tô, phụ tùng động cơ và động cơ đốt trong công suất 15.000 bộ tại khu công nghiệp Hòa Khánh
4
Đầu tư dây chuyền sản xuất săm lốp ô tô công suất 2 - 3 triệu bộ
5
Nhà máy sản xuất cáp và thiết bị ngoại vi công suất 130.000 sản phẩm/năm
III
Lĩnh vực dịch vụ, du lịch
1
Khu du lịch Olalani Resort
2
Khu du lịch Thiên thai Eden
3
Dự án khu du lịch biển Vinacapital
4
Dự án quần thể khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ
5
Khu du lịch Đồng Nò
6
Dự án khu du lịch sinh thái ven sông Hòa Xuân
7
Dự án khu đô thị Đa Phước
8
Xây dựng tòa tháp đôi Viễn đông Meridian
9
Dự án Golden Square
* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 1866/QD-TTg

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

---------

Hanoi, October 08, 2010

 

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON DA NANG CITY S SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT THROUGH 2020

 

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government s Decree No. 92/ 2006/ND-CP of September 7, 2006, on the formulation, approval and management of master plans on socio-economic development, and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government s Decree No. 92/2006/ ND-CP of September 7, 2006;

At the proposal of the Da Nang municipal People s Committee,

 

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on Da Nang city s socio-economic development through 2020 with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. To build Da Nang city into an urban center of driving force, holding an important position in the regional development strategy, targeting a model of multi-polar center and extended space; closely connecting and cooperating with the central key economic region and the whole country; facilitating the marine economy and international economic integration.

2. To concentrate on fruitfully exploiting the city s potential and advantages for fast and sustainable socio-economic development while boosting economic restructuring towards service-industry- agriculture and raising growth quality towards industrialization and modernization; turning the city into an economic, cultural, scientific and technological center of the region, which joins its neighbor cities to form a North-South economic corridor.

3. To combine socio-economic development with urban embellishment and upgrading as well as urban space development. To attach importance to investment in infrastructure construction, preparing necessary conditions for subsequent development periods.

4. To combine socio-economic development with health, culture and educational development so as to constantly improve the people s living conditions and intellectual standards. To associate economic development with the realization of social justice, maintenance of political stability and social safety, and assurance of national defense and security.

5. To combine economic development with the protection of natural resources and ecological environment, ensuring fast and sustainable development. To concurrently organize successful implementation of Vietnam s millennia] commitments.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objective

To build and develop Da Nang city into a large urban center of the country, a socio-economic center of the Central region, serving as an important service and seaport center and a hub

for international and domestic goods transportation and transshipment; a postal and telecommunications as well as financial and banking center: one of the health, cultural, sports, educational and training, scientific and hi-tech centers of the Central region; and a location of strategic importance in terms of defense and security for the Central region and the whole country.

2. Specific objectives

a/ Economically

- Economic growth: To maintain an annual economic growth rate of 12-13%, turning Da Nang into a city capable of motivating economic development of surrounding localities;

- Economic structure: To restructure the economy towards service- industry, construction-agriculture, which by 2020 will be proportionately as follows: service - 55.6%, industry and construction 42.8%; agriculture -1.6%;

- By 2020, the city s GDP to make up 2.8% of the national GDP; export turnover during 2011-2020 to increase 19-20% annually; per-capita GDP to reach 4,500-5,000 USD; budget proportion against GDP to reach 35-36%; and the annual technological innovation to grow 25% annually on average.

b/ Socially

- To perform the state management of the city according to the urban administration scheme;

- To keep the natural population growth rate below 1%. create about 30.000 new jobs annually. To put an end to the infant malnutrition and poor households by 2020;

- To continue expanding education and training scale, promoting the socialization of education, upgrading schools and classes ensuring that all schools within the general education system meet the national standards. To enhance vocational training to meet the requirements of industrialization and modernization, ensuring that all laborers receive appropriate job trainings;

- To continue boosting the socialization of healthcare, strengthening human resources to meet the need of medical examination and treatment for people;

- To build a civilized and modem municipal culture while preserving and maintaining the national cultural identities;

- To conduct economic development in parallel with improvement of the living environment, ensuring equal access to public services for all city dwellers;

- To focus on infrastructure development in association with improvement of the quality of urban public services such as transport, water supply and drainage, wastewater treatment, environmental sanitation, greeneries, parks, public lighting and mass transit, thus creating beautiful urban landscape and improving the environmental conditions;

- To enhance the consolidation of national defense and security, maintain political stability, social order and national security.

c/ Regarding environmental protection

- During 2011-2015:

+ To ensure that 90% of wastewater of industrial parks, export processing zones and inner city districts be collected and treated up to environmental quality standards.

+ To control sources of hazardous wastes and treat them in a hygienic manner (finalize statistical survey of hazardous wastes in the city; complete the construction of a hazardous waste collection and treatment system; build a consolidated medical hazardous solid waste disposal facility).

+ To boost the socialization of the work of collecting, transporting and treating solid wastes. To classify wastes at source and strive for 90% of daily-life solid wastes to be collected and treated in a hygienic manner.

+ To form and develop a recycling industry, striving for 50% of collected wastes to be recycled and around 50% of deceased people to be buried by cremation.

+ To strive for 90% of the inner city residents and 70% of residents in suburban communes to have access to clean water. To control air pollution caused by road traffic, industrial exhausts and exhausts from urban quarters. To keep the air pollution index (API) under 100.

+ To increase the urban greenery area (parks, gardens, street plants, office and school greeneries), arrange proportionately types of tree, striving for 3-4 m2 of greenery per head. To undertake measures to preserve the city s forest biodiversity. To continue implementing the policy of "closing down natural forests", enhancing the management and protection of forests, and speeding up the forestation process in order to raise the forest coverage to 50.6% by 2015.

- During 2016-2020:

+ To build Da Nang city into an "environmental city" by 2020.

+ To continue realizing the 2016-2020 targets, ensuring that all criteria for an environmental city be attained, specifically: 100% of industrial and daily-life wastewater be treated up to set environmental standards; 70% of solid wastes be recycled; and 25% of water volume be re­used.

+ To develop the urban greenery .area, reaching 9-10 m2/person by 2020.

III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES, SECTORS AND KEY PRODUCTS

1. Services

- To focus on creating a strong breakthrough in the development of services in order to speed up economic restructuring and increasing contributions to economic growth.

- To strive for the service sector s growth rate higher than the city s general economic growth rate, which will be 13.5%/yearduring 2011-2015 and 14% during 2016- 2020; the service sector will represent 52.2% of the city s economy by 2015, and 55.6% of the city s GDP by 2020.

- Trade: To strongly develop the trade sector with rather modem infrastructure facilities, which is expected to growth at 12.2% annually in the 2011-2015 period and 14.1% in the 2016-2020 period. To boost goods and services export; develop on-the-spot foreign exchange collections through tourism services, foreign currency collections and on-site sale of commodities, contributing to raising export turnover.

- Hotel and restaurant: To strive for a growth rate of 12.3% in the initial period and 13.6% in the subsequent period. The sector s proportion in the city s GDP will reach 26.5% by 2015 and 26% by 2020.

- Transport, warehousing, information and communications: To strive for a growth rate of 14% in the initial period and 17.4% in the subsequent period. The sector s proportion in the city s GDP will reach 13% by 2015 and 15% by 2020.

- Finance, banking and insurance: To build Da Nang into a large financial, banking and insurance center of the Central region and the whole country.

- Tourism: To develop tourism into a spearhead, economic sector of the city which will make up for a large proportion in the city s economic structure, contributing to restructuring (he economy along the direction of "service- industry, construction-agriculture. To strive for an annual high growth rate of 15-16%. a tourism revenue of VND 1.2 trillion by 2010, VND 2.42 trillion by 2015 and VND 3.89 trillion by 2020.

2. Industry and construction

- Development targets by 2020: the industry-construction GDP will increase 12.2% on average during 2011-2015 and 12.3% during 2016-2020, which will make up for 45.4% and 42.8% of the city s total GDP by 2015 and 2020, respectively.

- To develop selectively industries, focusing on business lines and products which employ high technologies and advanced techniques, have high grey content and added value; attach importance to development of supporting and exports production industries. To accelerate economic restructuring within the industries towards clean and high added value, in line with the city s socio-economic development objectives.

- To reserve resources and policy preferences to the development of a number of key industries and products, which represent the city s future industry such as information technology (software and hardware), electronics, precision mechanical engineering, pharmaceuticals and high-grade consumer goods.

- To accelerate seafood exploitation and processing in service of export, develop port service and sea transport industries as well as port-linked industries.

-To restructure industries gradually along the line of diversifying products, creating new business lines and products: increase investment cooperation with foreign parties; proactively join in the ASEAN (AICO) and the world networks of industries.

- To develop and locate industrial establishments on the principle of rational use of natural resources and labor, ensuring environmental requirements. To closely combine sizes and types of production. With regard to the rural economy, attention will be paid to development of small- and medium-sized industrial production.

- To build high-tech and information technology industrial zones in order to facilitate, attract and strongly develop high technologies (electricity, electronics, electrical refrigeration, mechanical engineering, precision engineering, biotechnology, new materials technology...) as well as information technology and telecommunications industries.

3. Agriculture, forestry and fisheries

- To restructure the agricultural and rural economy towards high productivity and quality, forming concentrated intensive farming areas, increasing the proportions of handicrafts and services in agriculture, reducing the proportions of agriculture and forestry, and increasing the proportion of fisheries in the economic structure of fisheries-agriculture- forestry.

- To boost investment in the development of agricultural and rural infrastructure, especially irrigation, transport, water supply for daily life in rural areas, agricultural services, plant varieties and animal breeds, promote the application of sciences and technology, focusing on biotechnology.

- To enhance forest management and protection, encourage supports for economic sectors to invest in forest planting, economic forest planting, planting of water-break trees along the coast and strongly developing the technology of wood processing with materials from planted forests.

The agricultural GDP will grow 4-5% annually on average during 2001-2010 and 4.8% during 2011-2020. By the end of 2010, the economic structure of fisheries- agriculture-forestry will be 69.5%, 26.8% and 3.7%, then 73.3%,.23.5% and 3.2%, respectively by 2020.

4. Infrastructure

To build a synchronous and complete infrastructure system, meeting the city and region s economic development needs and motivating the socio-economic development of the key economic region.

a/ Transport

- To build Da Nang- Quang Ngai and Da Nang-Cam Lo (Quang Tri) expressways, upgrade highway 14 s section from Tuy Loan to the Da Nang-Quang Nam boundary to reach the grade-I standard with 4 lanes; upgrade Ho Chi Minh highway s 45-km section running through Da Nang to the mountainous grade-TII standard. To broaden four roads to the city and build traffic hubs from Da Nang to provinces. To build new roads connecting the inner city with the Ho Chi Minh highway and expressway.

- To build Lien Chieu port to facilitate the transportation of the region s exports and imports and transit goods in the East-West corridor, which will have a handling capacity of 6-7 million tons/ year, and be able to receive vessels of 50,000 DWT in the 2010-2020 period. To build Tho Quang port for vessels of under 50,000 DWT, expand and upgrade Tien Sa port to be capable of receiving 60,000 DWT vessels. To invest in expanding, upgrading the Da Nang international airport according to the approved plan to 2020.

- To build new railway stations for relocation of the railway system out of the inner city.

- To build new traffic hubs in the inner city, upgrade urban major streets. To build a system of inter-regional bus stations and embellish urban stations and stops. To plan a system of car parks to serve the urban population.

- To broaden cross-sections of rural road routes, inter-field routes and consolidate inter-field canals, ensuring agricultural and rural mechanization and modernization. To strive by 2020 to complete 100% of intra-field traffic routes and canals in service of agricultural production.

- To develop mass transit in order to restrict the increase of personal means of transport, prevent serious traffic jams and environmental pollution.

b/ Post and telecommunications

To develop the city s post and communication network into the post and telecommunication center of the Central region with advanced equipment, catching up with the development of other countries with a modem IT industry.

- Post: To develop and research into the development of new services. To apply automation technology through investment in automatic equipment accepting and distributing postal parcels and packages which will be located at public places and operate round-the-clock, thus well meeting the people s demand.

- Telecommunications: To ensure high speed of access so as to meet the entertainment and television services broadband demand. Access will either be through cable or radio. To ensure that 100% of the demand for post and telecommunication services be met.

c/ Power supply

- On power sources: To continue using power from the national grid through the Da Nang 500 kV station of 500/220/35-450 MVA; transformer stations of 220, 110 kV and independent diesel power generators of different economic sectors. By 2020, based on the forecast additional charge capacity and practical operation, to raise the capacity of the Da Nang 500 kV station from 450 MVA to 900 MVA-1.350 MVA, while supplementing transformer stations of 220 kV.

- On the power grid: from now to 2015, taking 2020 into consideration, the high-voltage power transmission system of 220 kV and 110 kV continue playing the major role in transmitting power from the national sources to the city. The middle-voltage grids will gradually be converted into the 22 kV grids; the low-voltage grids will gradually be transformed into urban underground cables and aerial bundle cables for suburban areas.

d/ Irrigation and water supply systems

- To invest in building a new Trung An reservoir, repair and upgrade reservoirs, irrigation works and consolidate canals to ensure water sources for watering 100% of the agricultural land and for aquaculture.

- To intensify investment in, speed up the supply of water for daily life in rural areas, striving for 80% of the rural population to have access lo clean water by 2010, which will increase to 90% by 2015 and 95% before 2020.

- To invest in, complete the system of dykes, sea and river embankments, and enlarge river flows in order to ensure safety and strengthen capacity to control and combat floods and storms, mitigate natural disasters.

e/ Water drainage works

To arrange synchronously surface water, sewage water and other underground structures, such as electric, telephone and signal cables, etc. according to the urban road standards. To improve, upgrade water drainage systems at old streets to prevent floods and ensure projects quality. The density of water sluices will reach the standard of 200-300m/ha of construction land. To strive to complete the separation of wastewater and rainwater by 2015.

f/ Urban trees

To enhance the planting of trees on the separation schemes of the urban roads of grade I or II, pavements, bus stations, car parks, etc., so as to create a beautiful landscape and environment up to the standard of 4-5 m2 per head by 2010 and 9-10 m2 per head by 2020.

5. Social affairs

a/ Population and family planning

To continue enhancing the population and family planning work so as to sustain the natural population growth rate of around 1% and mechanical population growth rate of around 5%. Da Nangs population is forecast to be around 1 million people by 2015 and 1.38 million people by 2020, of which the urban population will represent 92% by 2020.

b/ Education and training development

- To continue developing the network of schools and classes with a rational structure of disciplines and grades, which, on the one hand, meets the learning needs of the people and, on the other hand, is compatible with the targets of expansion of the network of non-public establishments by 2020. i.e.,: kindergartens: 80%; preschools: 70%; primary schools: 5%, lower secondary schools: 5%; upper secondary schools: 40%. vocational schools: over 60%, colleges: over 60%. and universities: over 50%. There will be 60.3% of kindergartens and preschools, 85% of primary schools, 75% of lower secondary schools and 80.6% of upper secondary schools up to the national standards.

To consolidate and expand boarding schools for ethnic minority pupils. To develop two schools for pupils with disabilities into key schools of the region. To complete the universalization of secondary education by 2010.

- To broaden, on a reasonable scale, the collegial, university and vocational training. To create a breakthrough in vocational training, striving to increase the percentage of trained laborers and laborers of the age range entitled to training to more than 70% by 2020, from preliminary to intermediate, college and university levels.

c/ Healthcare development

- To invest in material foundations and other conditions for the grassroots healthcare, ensuring 100% of ward and commune healthcare stations meet the national healthcare standards.

- To raise the quality of healthcare at all levels in the domains of disease prevention, medical examination and treatment, and functional rehabilitation. To pay attention to boosting intensive healthcare, applying scientific and technological advances as well as medical achievements in the care for and protection of the people s health.

- To reduce the rates of infection with and deaths caused by contagious diseases and epidemics; to hold back at the lowest rate of infection with and deaths caused by cholera, typhoid, petechial fever, malaria, hepatitis B. Japanese encephalitis, and sexually transmitted diseases; to control at the lowest level the number of people infected with HIV/AIDS.

- To prevent and control non-infectious diseases such as heart disease, mental illness, cancer, diabetes and obesity, etc. To enhance the supervision and prevention of occupational diseases, accidents and injuries as well as food poisonings.

To strive to have 100% of residential quarters meeting hygiene and health safety standards after 2015.

To strive for 95% of children between 8-10 years of age to be vaccinated; the percentage of newborns weighing less than 2.5 kg to fall to below 5%; the percentage of malnourished children under 5 years old to fall to below 10%; there will be 13-14 physicians per ten thousand people, including one doctor of medicine or one physician with the second-class honors; 1.5 master of medicine or one physician with the first-class honors; 10 physicians and one pharmacist with university degree per ten thousand people.

d/ Culture, information and sports

- To continue well implementing the integrated programs to mobilize the entire people to unite in building a cultured lifestyle in residential quarters. To strive to increase the number of households, hamlets and communes that meet the set cultural standards, and enhance inspection, urge the solid maintenance of the awarded titles.

- To preserve and promote the city s traditional historical and cultural values so as to increase the pride for the motherland s traditions. To attach the preservation and embellishment of historical and cultural relics with the formation of tourism routes and spots.

- To well implement the socialization work in culture. To encourage the development of the physical training movement among people of all strata, develop mass sports movements with schools and state agencies serving as the core, to regularly organize sport competitions.

e/ Other social affairs

To generate jobs for 32,000-35.000 laborers and 35,000-45.000 laborers on average annually during 2006-2010 and 20.11-2020. respectively.

- To continue implementing preferential laws and policies towards people with meritorious services to the country, handling resolutely backlogs in the implementation of these preferences. To boost the socialization of the "paying gratitude" work. To well implement preferential policies towards people with meritorious services to the country, ensuring that 100% of policy beneficiaries have stable dwelling houses and living standards equal to or higher than the average level of the locals.

- To early finalize the resettlement and relocation project and completely resettle households living in unsafe coastal areas.

- To continue building a "five nos" city (no particularly poor household, no pupil drop-out. no beggar, no drug addict in the community and no murder for robbery).

At the same time, to continue boosting the communication and carrying out the socialization of social evil prevention and combat work. To focus on well and effectively implementing schemes on a "three yeses" city (yes to jobs, houses and urban cultured and civilized lifestyle), especially completing on schedule the dwelling house program, ensuring the work quality.

6. Scientific and technological development

To speed up the technological renovation roadmap directly towards modern and advanced technologies: to enhance the transfer and mastery of new technologies aimed at creating vigorous developments in terms of both quality and economic efficiency. To ensure that the technological renovation grows by 20-30% annually, which will be 30-40% annually for key sectors.

7. Security and defense

To continue building an entire-people defense and defense posture, finalize the master plan on defense for the city area; to boost the prevention and combat of crimes and social evils, mitigate traffic accidents; to firmly maintain security, political stability and social order and safety, creating conditions for economic development.

IV. DEVELOPMENT OF TERRITORIAL SPACE

1. Industrial distribution orientations: Seriously polluting industrial establishments near populated areas will be relocated far from the center; industrial establishments will be located in industrial parks or clusters, according to the characteristics and production capacity of each area; in addition to the formation of industrial parks, there will be industrial service areas and handicraft production areas, craft villages and especially hi-tech parks and IT industrial zones.

2. Agricultural, forestry and fisheries distribution orientations: To concentrate on development of agriculture in Hoa Vang district; aquaculture in Hoa Vang and Cam Le districts; and forestry in Hoa Vang. Son Tra and Lien Chieu districts.

3. Orientations for territorial organization of tourism

- To build an international tourism site in the My Khe-Northern My An-Non Nuoc and Van village.

- To develop eco-tourism and convalescence tourism in Ba Na-Suoi Mo tourism site and a tourism site to the west of the city.

- To organize eco-tourism sites associated with traditional craft villages in the city s southern and southwestern tourism areas.

- To arrange recreational and entertainment establishments along Han river.

- To build marine recreational centers, locate accommodations, entertainment and eco-tourism establishments in the Nam Tho-Son Tra tourism site.

- To develop marine-cum-mountain tourism in Hai Van-Truong Dinh river-Da Nang bay tourism site.

4. Regarding environmental protection

- To strive to build "Da Nang - an environmental city" as a brand. To enhance measures to prevent and mitigate pollution, overcome the environmental degradation and improve the environment, handling basically the environmental pollution in industrial zones and factories, wastewater pollution, industrial and medical wastes.

- To manage the rational exploitation and thrifty use of natural resources such as land, groundwater sources and forest resources so as to ensure sustainable development.

- To improve the capacity to prevent and restrict adverse impacts of natural disasters, promptly respond to environmental incidents. To formulate projects to prevent and combat climate change and natural disasters.

V. PRIORITY INVESTMENT PROGRAMS AND PROJECTS

(See the enclosed appendix)

VI. MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMENT WE MASTER PI AN

1. Raising investment capital

To ensure that the economic growth attain the set target, around VND 573,611 trillion of investment is required for the 2010-2020 period. The city needs appropriate investment solutions to mobilize as much as possible domestic and foreign capital for development investment.

-To research into the issuance of urban bonds, set up a number of large-scale joint-stock credit companies to meet the programs and projects demand for investment capital in line with the city s development plan.

- To enhance measures to attract foreign direct investment, particularly in the hi-tech sector, and ODA capital for infrastructure development, environmental basic survey and protection.

- To well mobilize tax and charge revenues for the budget: encourage economic sectors to invest in production and business development; to promote advertisement to attract foreign direct investment.

2. Solutions for industrial and service development

- To develop spearhead industrial products; enhance the effective implementation of key industrial product development programs, encourage the development and expansion of the existing effective investment projects, and broaden investment in new projects according to the master plan.

- To formulate policies to support and encourage enterprises investment in technological renovation. IT application, new material technologies, automation technology and biotechnology; assess and review efficiency of investment in industrial zones so as to adjust and orientate investment and production development therein. To develop a mechanism for development of hi-tech parks and speed up the building and completion of the existing industrial zones.

- To encourage economic sectors to invest in development and exploitation of commercial and service infrastructure facilities; concentrate investment in development of major export staples; improve the capacity of researching and forecasting market development trends as well as the process of implementing international and WTO commitments.

- To concentrate investment in the synchronous development of tourism infrastructure facilities; plan the transport network in line with the urban space development plan; continue raising the quality of postal and telecommunications services; create favorable conditions for banking and financial market development.

3. Solutions on human resource training

- To build specific mechanisms and policies to encourage and properly exploit the existing resources of scientific and technological personnel. To enhance investment in education and training in order to improve the people s intellectual standards and the number of trained laborers as well as laborers health. To rearrange and adopt plans to foster and improve capacity of cadres and civil servants who perform state management duties.

- To accelerate the socialization of vocational education and training. To modernize technologies for scientific and technological application in order to improve the management and administration capacity of businesses, thus meeting the requirements of the integration process.

4. Scientific and technological solutions

- To continue renewing the management mechanism and state management system for sciences and technologies along the direction suitable to the administration reform, focusing on the grassroots. To create strong changes in the application of sciences and technologies, especially the biotechnology, information and communication technologies, new materials technology, in order to solve burning problems in the municipal socio-economic development.

- To formulate a long-term human resource training and development strategy for sciences and technologies, respecting and well treating talents so as to encourage and promote creativity, quickly increase the quantity and quality of inventions, patents, technical innovations in order to meet socio-economic development requirements.

- To work out an international integration program on sciences and technologies, shortening the scientific and technological gap between the city and other big cities in the country as well as in the region and the world. To encourage organizations and individuals to make investment in scientific and technological development.

5. Enhancing cooperation, coordinating with other provinces and cities in the region

To enhance cooperation, joint-venture, association and coordination in development with other provinces and cities through promoting the local strengths for joint development in a number of domains: exploitation, use of regional works, seaport system, tourism, fishery, training and use of human resources.

6. To enhance investment in infrastructure construction; encourage infrastructure development with capital of different sources such as budget capital. ODA capital, foreign capital, enterprises investment capital in the form of BOT, BTO or BT contract, and people s capital.

7. Building the urban administration

- To organize the implementation and concretization of the State s regulations and policies on socio-economic development. To accelerate administrative reforms, improve the state management and law enforcement capacity.

- To broaden the implementation of the one-stop shop mechanism in all fields under competence of state management agencies. To modernize material foundations and IT application for building an e-government, aimed at providing people, organizations and businesses with convenient online one-stop shop services which can easily be accessed anytime and anywhere; to step by step publicize activities of the municipal administration on the internet.

8. Building Da Nang into an environmental city

- To strive for the title "environmental city" for Da Nang; ensure safety for the health and environment for local people, investors and domestic and foreign tourists who come to Da Nang city.

- To prevent, reduce environmental pollution and degradation in residential quarters, industrial parks and coastal areas; to ensure quality of the water environment, land and air, paying special attention to air pollution caused by transport, handling of industrial wastes and hazardous wastes.

- To improve the state management capacity and community awareness about environmental protection, turning the sense of responsibility for environmental protection into a habit and a practice of people of all strata.

9. Developing the East-West economic corridor

- To actively cooperate with localities along the East-West economic corridor to invest in synchronous development of infrastructure and exploitation of transport, commercial and tourism services.

- To play the role of a driving-force city in attracting investment and promoting economic development in the whole region. Particularly, to coordinate with ministries and central branches in proposing and speeding up the inclusion of the project on "research and building of the second East-West economic corridor" into the list of the GMS priority projects, taking advantage of loan capital of international aid-giving organizations for investment in the upgrading of the road to Dak-to-ok border-gate (in Quang Nam province) and build a road crossing Dak Chung district and leading to Sekong (Laos).

Article 2.The master plan on Da Nang city s socio-economic development till 2020 will serve as a basis for the formulation, submission for approval and implementation of sectoral plans and plannings (construction planning, land use plans and plannings and other sectoral plannings), and investment projects in Da Nang city.

Article 3.To assign the Da Nang municipal People s Committee, based on the city s socio­economic development objectives, tasks and orientations in the master plan, to coordinate with relevant ministries and branches in directing the formulation, submission for approval, and implementation according to regulations, of:

1. General socio-economic development plans of urban and rural districts as well as relevant units; the plan on development of the urban and population quarter system; the construction planning; the land use planning and plan; and sectoral and industrial development plans, so as to ensure comprehensive and synchronous development.

2. The long-, medium-, and short-term plans, key socio-economic development programs and specific projects for concentrated, rational and priority investment.

3. A number of mechanisms and policies suitable to the city s development requirements as well as state laws in each period, aimed at attracting and mobilizing resources for implementation of the master plan.

4. Timely adjustments and supplements to this master plan, which shall be submitted to the Prime Minister for consideration and decision, in line with the socio-economic development situation of the city and the whole country in each planning period.

Article 4.To assign relevant ministries and central branches, within the ambit of their functions, tasks and powers, to:

1. Guide and assist the Da Nang municipal People s Committee in studying and formulating specific plans: building and submitting to competent authorities for promulgation a number of mechanisms and policies suitable to the city s development requirements in each certain period so as to efficiently use resources; encourage and attract investment according to the socio­economic development objectives and tasks mentioned in the master plan.

2. To research, review, adjust, supplement sectoral development plans and investment plans for related works and projects as mentioned in the approved master plan. To support Da Nang city in arranging and mobilizing domestic and foreign capital sources for implementation of the master plan.

Article 5.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 6.The chairperson of the Da Nang municipal People s Committee, ministers, and heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 


APPENDIX

LIST OF DA NANG CITY S PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY DURING 2010-2020
(To the Prime Minister s Decision No. 1866/QD-TTg of October 8, 2010)

No

Project titles

A

Projects invested by ministries and branches in Da Nang city

1

Da Nang-Quang Ngai expressway project

2

Project on relocation of Da Nang railway station from the city s center

3

Da Nang airport upgrading project

4

Lien Chieu port project

5

Da Nang university village project

B.

Projects of which the city is the investor

I

Projects invested with central capital

1.

Project on building a storm shelter for fishing ships of 600CV or more in Man Quang bay

2.

Man Quang dyke and embankment construction project

3.

Project on embankment upgrading at the Han river mouth, section from Tuyen Son bridge to Hoa Hai

4.

Project on upgrading the 604 urban road, section crossing Da Nang city

II.

Projects invested with central support capital and local budget capital

1.

Tran Thi Ly-Nguyen Van Troi new bridge

2.

Salvage and rescue roads in the frequently flooded areas

3.

Da Nang hi-tech park

4.

IT industrial zone

5.

Equipment of the Da Nang cancer hospital

6.

Student dormitories

7.

The Central region s bio-tech center in Da Nang

8.

Da Nang scientific and technological information center

III.

Projects invested with local capital

1.

Southern belt road (from Son Tra-Dicn Ngoc to Highway 14B)

2.

Nguyen Tri Phuong road to Hoa Quy

3.

A new bridge crossing Han river (Rong bridge)

4.

The extended Nguyen Van Linh road-thc new bridge crossing Han river, leading to Son Tra-Dien Ngoc

5.

The extended Tran Hung Dao road

6.

The building of a general science library

7.

Ngu Hanh Son cultural park

8.

Municipal administration center

9.

Da Nang environmental protection project

C.

Projects calling tor investment from different economic sectors

I.

Infrastructure facilities of industrial parks

1

Building of infrastructure of Hoa Khuong industrial park

II.

Industry

1.

Building of the Tho Quang canned meat and fish food factory with a capacity of 5,000 tons/year

2.

Building of a metal mold manufacturing plant in Lien Chieu, with a capacity of 1,000 tons/year

3.

Building of a motor engine-, motor engine part-, and internal combustion engine-manufacturing plant of a capacity of 15,000 sets in the Hoa Khanh industrial park

4.

Investment in an auto tire production chain with a capacity of 2-3 million sets

5.

A cable and peripheral equipment production plant with a capacity of 130,000 products/year

III.

Tourism and services

1.

Olalani resort

2.

Thien Thai Eden tourism site

3.

Vinacapital marine tourism site project

4.

Ba Na-Suoi Mo eco-tourism complex project

5.

Dong No tourism site

6.

Eco-tourism site along Hoa Xuan river

7.

Da Phuoc urban center project

8.

Meridian Far Eastern twin tower project

9

Golden Square project

* Note: The location, size, land area and total investment of the above-mentioned projects shall be calculated, selected and identified in the process of formulation and submission for approval investment, depending on the demand and capacity of balancing as well as raising investment capital in each period.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1866/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất