Quyết định 17/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 17/2009/QĐ-TTg

Quyết định 17/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2009/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/01/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

------------------

Số: 17/2009/QĐ-TTg

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

-------------------

 

Thủ tướng Chính phủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tại tờ trình số 112 ngày 03 tháng 9 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.

3. Huy động mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là vốn, công nghệ, lao động có tay nghề kỹ thuật cao, thực hiện nhất quán, lâu dài các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ.

4. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

5. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí kết hợp với phát triển khoa học công nghệ... xem đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

6. Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, bảo đảm trật tự xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính vững mạnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của địa phương, phấn đấu đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm thời kỳ 2006 - 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 12% -13%/năm.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.025 - 1.080 USD (giá thực tế), đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người.;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 33% - 34%, Thương mại - Dịch vụ đạt 32% - 33% và tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn 33 - 35% trong GDP; đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 48,5%, thương mại - dịch vụ đạt 36,5%, nông, lâm, ngư nghiệp đạt 15,0%.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài.Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD vào năm 2010 và trên 1 tỷ 800 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 16,2%/năm giai đoạn 2011 - 2020; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020.

- Tốc độ đổi mới công nghệ phấn đấu đạt bình quân 20 - 25%/năm.

- Huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt hơn 40%/GDP.

b) Mục tiêu xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt dưới 1,0%/năm, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,03%. Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn dưới 4% từ năm 2010 và nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên khoảng 85% vào năm 2010 và trên 90% năm 2020. Tạo cơ chế chính sách thích hợp để tăng cường thu hút nguồn vốn, phát triển các hình thức đầu tư, tạo việc làm mới để hàng năm thu hút trên 20 ngàn lao động (2006 - 2010) và trên 40 ngàn lao động (2011 - 2020). Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010 và khoảng 51% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn khoảng 10% năm 2010 và dưới 6% vào năm 2020;

- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ học sinh so với số dân trong độ tuổi tương ứng ở các bậc học: nhà trẻ đạt trên 15%; mẫu giáo đạt trên 70%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt 99%; phổ thông trung học đạt 62%; không còn người mù chữ. Đến năm 2020, tỷ lệ học sinh so với số dân trong độ tuổi tương ứng: nhà trẻ đạt 50%, mẫu giáo đạt 99%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở trên đạt 99%, trung học phổ thông đạt trên 75%;

- Đến năm 2010: 99,5% số hộ có điện sử dụng; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã và 85% được trải nhựa, bê tông. Đến năm 2020, 100% số hộ có điện sử dụng và 100% đường giao thông đến trung tâm xã được trải nhựa, bê tông;

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 26% năm 2010 và trên 37% vào năm 2020;

- Thực hiện các biện pháp đồng bộ để hạn chế và giảm đáng kể các bệnh nhiễm vi rút HIV và AIDS và các bệnh dịch khác. Đến năm 2010, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, đạt 6 bác sĩ/vạn dân và khoảng 8 bác sĩ/vạn dân vào năm 2020; nâng tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân lên 26 giường (2010) và 29 giường (2020); giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (< 5 tuổi) dưới 17% (2010) và 10% (2020). Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh;

- Bảo đảm vững chắc an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

c) Mục tiêu về môi trường:

- Nâng độ che phủ (rừng và cây lâu năm) lên 40 - 41,5% năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2010: 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 40% các khu đô thị, dân cư, 70% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom và xử lý 80 - 90% chất thải rắn; thu gom 100% và xử lý trên 60% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; 70% hộ gia đình có hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh. Trên 88% hộ dân nông thôn và trên 95% số hộ đô thị được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

- Đến năm 2020: 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch; 70% các khu đô thị và 100% các khu công nghiệp, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; trên 95% chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; xử lý trên 80% chất thải nguy hại; 70% các đô thị có hệ thống thóat nước thải riêng đạt tiêu chuẩn. Trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và trên 80% hộ gia đình có hố xí, chuồng trại hợp vệ sinh.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

1. Phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản:

Phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.

Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao nhằm để đáp ứng yêu cầu của thị trường và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích nuôi trồng.

Tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thống tiêu thụ và chế biến sản phẩm; chú trọng củng cố tổ chức và nâng cao vai trò kinh tế tập thể đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vườn, nuôi trồng thủy hải sản và chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa các sản phẩm đặc trưng của Tỉnh (như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công, xoài cát Hòa Lộc, cam mật Cái Bè, bưởi, thanh long Chợ Gạo, bưởi da xanh, khóm...) để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đầu tư ổn định khoảng 60 nghìn ha canh tác lúa để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu. Hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của Tỉnh như cây ăn quả, rau sạch... cung cấp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm nguyên sinh Tân Phước, kết hợp trồng cây phân tán dọc theo trục lộ, kênh mương, đất ở hộ gia đình gắn liền với phát triển vườn cây ăn trái lâu năm có giá trị kinh tế, sinh thái và môi trường cao, góp phần nâng cao độ che phủ thực vật toàn tỉnh lên 40 - 41,5%.

Phát triển thuỷ sản theo hướng quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản, thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa đối tượng nuôi, kết hợp chặt chẽ khâu nuôi, bảo quản chế biến và quản lý bảo vệ môi trường, chú trọng phát triển các loại thuỷ sản có giá trị tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như cá, tôm, nghêu, cá bè, sò, cua... trên sông Tiền, các cồn, bãi bồi ven biển. Giảm đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, tăng đánh bắt xa bờ theo hướng tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng lực và hiện đại hóa các đội tàu đánh bắt xa bờ.

Nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm sản xuất giống trên địa bàn tỉnh gắn với các trung tâm sản xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng khu neo đậu, trú bão tàu thủy sản; nâng cấp và xây dựng mới các cụm cảng cá, chợ đầu mối về thủy sản gắn với phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện các trục thoát lũ từ Bắc Quốc lộ 1, dự án ngọt hóa Gò Công, nâng cấp các đê biển Gò Công, đê kênh chợ gạo, hệ thống kiểm soát lũ vườn cây ăn trái gắn với hệ thống kiểm soát lũ của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn gắn liền với chương trình đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, góp phần ổn định đời sống dân cư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Phấn đấu giá trị gia tăng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 tăng bình quân trên 4,0%/năm; trong đó giai đoạn 2006 - 2010, ngành nông, lâm nghiệp tăng bình quân 4,3%/năm và ngành thuỷ sản tăng 6,0%/năm; đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 32% giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm trên 21% giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành, lĩnh vực Tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý kinh tế như công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp tàu thủy cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển mạnh công nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ tiên tiến, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu, nguồn lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Tập trung đầu tư phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả của các khu, cụm công nghiệp đã có trên địa bàn. Định hướng đến năm 2020, toàn Tỉnh có từ 7 đến 8 khu công nghiệp tập trung và khoảng 30 cụm công nghiệp địa phương được xây dựng với tổng diện tích chiếm đất khoảng 8.758 ha.

Đầu tư xây dựng các khu cụm công nghiệp, các nhà máy, phải gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp của các khu, cụm công nghiệp.

Phấn đấu đạt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân trên 27%/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 130 ngàn lao động. Thời kỳ 2011 - 2020 giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 18%/năm, giải quyết việc làm cho trên 320 nghìn lao động. Tạo sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp.

3. Phát triển thương mại - dịch vụ:

Phát triển thị trường nội địa, mở rộng giao thương với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với phát triển mạng lưới thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại, quy hoạch những vị trí có lợi thế thương mại ở đô thị để xây dựng, phát triển các khu thương mại, dịch vụ tại thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, Cai Lậy, Cái Bè; hình thành các khu dân cư - đô thị - thương mại - dịch vụ khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục - đào tạo, tài chính - ngân hàng và nghỉ dưỡng khu vực Bắc Gò Công, Đông Nam Tân Phước, Trung Lương (Mỹ Tho)...củng cố và phát triển hệ thống các chợ đầu mối về nông thuỷ sản khác đã có trên địa bàn Tỉnh, tạo cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, tạo mọi điều kiện đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, các sản phẩm xuất khẩu từ các khu công nghiệp và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, thủy sản, cây ăn quả...

Phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch. Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, các địa điểm có tiềm năng du lịch như: các cù lao trên sông Tiền, vùng ngập lũ và thôn dã Đồng Tháp Mười, tập trung ưu tiên đầu tư cù lao Thới Sơn thành cụm điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông mở rộng, bãi biển Tân Thành, vườn cây ăn trái, các di tích văn hóa lịch sử...

Phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao.

Phấn đấu đến năm 2010 giá trị gia tăng ngành dịch vụ chiếm khoảng 32,0% trong GDP và đến năm 2020 chiếm 36,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,8%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 13,6%/năm thời kỳ 2011 - 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2006 - 2010 đạt trên 1,47 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 17%/năm. Giai đoạn 2011 - 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9 - 10 tỷ đô la, năm 2020 kim ngạch đạt trên 1,8 tỷ USD, tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân 16,2%/năm. Năm 2020, thu hút khách du lịch đạt khoảng 2 triệu người, trong đó khách quốc tế trên 1 triệu người.

4. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Tập trung thực hiện các chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình, về giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, hưởng thụ văn hóa. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,03%; đến năm 2010 dân số đạt khoảng 1.785 nghìn người và năm 2020 là 1.967 nghìn người.

Tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, dự kiến đến năm 2020 tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khoảng 28% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010 và 51% năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn khoảng 10% năm 2010 và dưới 6% vào năm 2020. Giải quyết tốt chính sách đối với người có công. 

a) Giáo dục và đào tạo:

Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Phát triển giáo dục phải toàn diện từ giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tiếp tục đầu tư kiên cố hóa trường học, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa. Chú trọng phát triển hệ thống giáo dục mầm non ở các xã vùng sâu vùng xa. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như: nhà trẻ trên 15%; mẫu giáo trên 70%; tiểu học 100%; trung học cơ sở đạt 99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2020, tỷ lệ huy động học sinh so độ tuổi, nhà trẻ là 50%, mẫu giáo 99%, tiểu học 100%, trung học cơ sở trên 99%, trung học phổ thông đạt trên 75%.

Phát triển hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học hợp lý trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh trường Cao đẳng Y tế, trường Đại học Tiền Giang, xây dựng mới trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật và đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống các trường dạy nghề của Tỉnh... có đủ điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và đội ngũ giảng viên giỏi, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đồng thời, thực hiện phương châm xã hội hóa công tác đào tạo, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, kể cả hợp tác quốc tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và của các khu công nghiệp của địa phương và trong Vùng.

b) Y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân:

Phát triển đồng bộ và hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở, thực hiện đầy đủ các chương trình, chính sách y tế của Nhà nước. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cộng đồng, giải quyết tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Củng cố và phát triển hệ thống y tế dự phòng.

Tăng cường đầu tư phát triển toàn diện ngành y tế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Từng bước hiện đại hóa thiết bị chẩn đoán, điều trị cho bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh thành bệnh viện cấp vùng; đồng thời xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện cấp huyện theo quy hoạch phát triển ngành. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế. Khuyến khích đầu tư một số bệnh viện, trung tâm chẩn đoán y khoa chuyên sâu ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và vùng.

Phấn đấu đến năm 2020, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân đạt 8 người; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ; số giường bệnh/1 vạn dân đạt 29 giường; 99% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 6 loại vắc-xin.

c) Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao:

Củng cố và phát triển thư viện các cấp, từ đô thị đến nông thôn. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình. Phát triển, củng cố hoạt động bảo tồn, bảo tàng nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử và phát huy bản sắc dân tộc. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các ngành văn hóa - thông tin, thể dục thể thao và các lĩnh vực xã hội khác, đặc biệt là các công trình cơ bản theo quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa thông tin của ngành và các công trình cơ bản của ngành thể dục - thể thao các cấp. Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa, thể dục - thể thao.

Mục tiêu đến năm 2010: 95% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 100% xã phường đều có điểm văn hóa và phòng đọc sách; 100% số hộ có phương tiện nghe đài phát thanh và xem truyền hình; 80% - 90% số trường tiến hành tập luyện thể dục, thể thao nội khóa ổn định, 18% dân số tham gia tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên, 60% - 80% số xã có sân bóng đá.

d) Khoa học - công nghệ:

Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi hoạt động kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với công tác đào tạo phát triển lực lượng khoa học kỹ thuật trình độ cao.

5. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

Tỉnh chủ động phối hợp các Bộ ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, quốc lộ 60, quốc lộ 50 bao gồm cả xây dựng mới cầu Mỹ Lợi (thay phà) và cầu Chợ Gạo; hỗ trợ nâng cấp đồng bộ tuyến đường liên tỉnh Tiền Giang (ĐT 865) - Long An (Hương lộ 28) - Đồng Tháp (ĐT 847). Nghiên cứu triển khai xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ vào thời điểm thích hợp.

Nâng cấp luồng cửa tiểu sông Tiền và cửa sông Soài Rạp nhằm khai thông luồng cho các tàu có tải trọng lớn, gắn liền với việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cảng trên sông, trong đó có cảng Mỹ Tho và Cụm cảng và cơ sở đóng tàu vận tải biển ở cửa sông Soài Rạp; nâng cấp trục kinh tế - giao thông kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười số 2 (kênh Nguyễn Văn Tiếp).

Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống cầu đường trên địa bàn Tỉnh, ưu tiên đường vào các khu, cụm công nghiệp, đường nhánh kết nối với hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc. Phấn đấu đến năm 2010, cứng hóa mặt đường đạt 100%; 100% các xã đều có đường vào trung tâm xã và 85% mặt đường được trải nhựa, dal, bêtông. Hoàn thành hệ thống bến bãi hàng hóa và ghe thuyền cho các huyện, đầu tư chiều sâu và nâng cấp cảng Mỹ Tho trở thành cảng khu vực có năng lực giao nhận trên 500.000 tấn/năm và đảm bảo tàu tải trọng từ 3000 DWT đến 5000 DWT có khả năng cặp bến.

Nâng cấp phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; hệ thống điện; hệ thống cấp thóat nước, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước sạch cho 4 huyện phía Đông và hệ thống xử lý nước thải cho các đô thị, các khu công nghiệp.

Đến năm 2010 mật độ sử dụng điện thoại đạt 38 máy/100 dân, trong đó, mật độ máy cố định và di động trả sau đạt 15 máy/100 dân và năm 2020 đạt khoảng 72 máy/100 dân, trong đó, mật độ máy cố định và di động trả sau đạt 38 máy/100 dân.

Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 100% số hộ dân có điện sử dụng, trong đó có 90% số hộ mua điện trực tiếp với ngành điện; điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.266 kwh/người.

6. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội:

- Nâng cao chất lượng và củng cố số lượng quân thường trực đáp ứng yêu cầu chính quy, hiện đại. Tăng cường biện pháp quản lý và xây dựng lực lượng dự bị, phát triển dân quân và tự vệ phù hợp với nhiệm vụ chung và nhiệm vụ từng khu vực phòng thủ. Chú trọng xây dựng lực lượng tự vệ biển;

- Xây dựng lực lượng công an nhân dân tinh nhuệ, giỏi về nghiệp vụ, vững về chính trị, chống diễn biến hoà bình. Xây dựng lực lượng cơ sở vững mạnh, đẩy mạnh phong trào nhân dân tự quản có chất lượng, bảo đảm đối phó với mọi tình huống. Tiếp tục tấn công mọi loại tội phạm, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Tăng cường công tác kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh trong từng ngành, từng lĩnh vực từ khâu quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, các công trình hạ tầng kỹ thuật... để tăng cường khả năng chủ động ứng phó với mọi tình huống.

7. Bảo vệ môi trường:

Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thóai và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thóai môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Xây dựng bộ máy quản lý môi trường vững mạnh và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN, LÃNH THỔ

1. Định hướng sử dụng đất:

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất, bảo đảm phát triển đa dạng nền kinh tế, đa thành phần theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả cao và đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường sinh thái. Bên cạnh việc bố trí sử dụng đất đai hợp lý cho sản xuất nông nghiệp, phải bảo đảm mục tiêu an toàn lương thực, thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phải dành một tỷ lệ thích hợp về đất để phát triển công nghiệp (các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung...); đất để phát triển thị trấn, các trung tâm xã, các điểm dân cư; đất để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội và nhà ở...

- Đất nông nghiệp đến năm 2010 là 190,4 nghìn ha, chiếm 76,7% diện tích đất tự nhiên; và đến năm 2020 khoảng 182,8 nghìn ha, chiếm 73,7% diện tích đất tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp năm 2010 đạt 51,92 nghìn ha, chiếm 20,9% diện tích đất tự nhiên và đến năm 2020 khoảng 62,8 nghìn ha, chiếm 25,3% diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng đến năm 2010 còn khoảng 5,85 nghìn ha, chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên; và đến năm 2020 khoảng 2,59 nghìn ha, chiếm 1,0% diện tích đất tự nhiên.

2. Định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn:

Tập trung nâng cấp, phát triển mở rộng thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị trấn Cai Lậy trở thành trung tâm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và các tiểu vùng; đồng thời phát triển các thị trấn, các khu dân cư, khu đô thị mới có tiềm năng, gắn với sự phát triển các khu cụm công nghiệp và sự lan toả vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hành lang kinh tế Quốc lộ 1, quốc lộ 50, đường cao tốc, đường sắt.

Phấn đấu đến năm 2020, mạng lưới đô thị của tỉnh bao gồm thành phố Mỹ Tho - đô thị loại I; thị xã Gò Công - đô thị loại III; thị trấn Cai Lậy - đô thị loại IV (năm 2010) và đô thị loại III (năm 2020); thị trấn Cái Bè, Tân Hiệp đô thị loại IV; các thị trấn còn lại là đô thị loại V. Nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt 26% năm 2010 và 37% năm 2020.

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho huyện mới Tân Phú Đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã cù lao vùng cửa sông, gắn liền với bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển.

Tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng các thị tứ, các trung tâm xã, các khu dân cư nông thôn, đặc biệt xây dựng các cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông nghiệp - nông thôn theo hướng phát triển bền vững.

3. Phân vùng kinh tế:

- Vùng I: các huyện phía Đông của tỉnh: thị xã Gò Công, huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông; tổng diện tích tự nhiên 98.710 ha, dân số chiếm 35,6% dân số tỉnh, mật độ bình quân 613 người/km2. Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại và dịch vụ - nông nghiệp đặc biệt dịch vụ du lịch và vận tải biển... phát huy lợi thế nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và đường biển. Tập trung đầu tư phát triển các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ - du lịch... tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế biển và vùng ven biển; tiếp tục phát triển nông nghiệp - thuỷ sản phù hợp sinh thái; kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển và ven biển;

- Vùng II: nằm về phía Tây của tỉnh, gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, với diện tích tự nhiên 119.030 ha, dân số chiếm 39,3% dân số tỉnh, mật độ bình quân 561 người/km2. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp; phát triển mạnh thương mại - dịch vụ; xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung gắn liền với hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa nông sản lớn;

- Vùng III: nằm vị trí trung tâm tỉnh, gồm thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành với diện tích tự nhiên 30.436 ha, dân số chiếm 25,1% dân số tỉnh, mật độ bình quân 1.401 người/km2, tiếp tục phát huy vai trò đầu tầu và hạt nhân tăng trưởng của địa phương, hỗ trợ và thúc đẩy cả 3 vùng cùng phát triển. Phát triển đồng bộ công nghiệp, dịch vụ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đi đầu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ (Phụ lục kèm theo)

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp huy động vốn:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 422 nghìn tỷ đồng (khoảng 20 - 22 tỷ USD), chiếm khoảng 43,4%/GDP. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là 43,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,1% GDP.

Nguồn vốn đầu tư dự kiến từ ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương, vốn tín dụng đầu tư, vốn tích lũy đầu tư của dân cư và của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, Tỉnh cần phải có hệ thống các giải pháp huy động vốn tích cực, trong đó phát huy nội lực là chủ yếu.

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và các điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển; đa dạng hóa các hình thức huy động và tạo vốn trong Tỉnh. Huy động tối đa nguồn lực trong nước, đặc biệt là của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời đẩy mạnh công tác quan hệ vận động, xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, NGO, vốn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài...). Ưu tiên huy động và sử dụng nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng công nghiệp.

Hướng sử dụng sử dụng vốn như sau: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực, hạng mục chính như: hạ tầng giao thông, cảng, cấp thoát nước, hồ chứa nước, xử lý nước thải và chất thải rắn và các công trình có ý nghĩa xã hội quan trọng. Ngoài ra, tập trung huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư các công trình hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch và các công trình kết cấu hạ tầng khác.

2. Phát triển thị trường và nâng cao khả năng hội nhập quốc tế:

Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức cạnh tranh hoặc có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh; các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh khi hội nhập và thay thế được hàng nhập khẩu.

Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, đặc biệt là kinh tế hợp tác.

Tích cực phát triển thị trường nội địa, củng cố và phát triển có hiệu quả hoạt động của các trung tâm thương mại và các chợ đầu mối trên địa bàn Tỉnh; phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế.

Xây dựng chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu, tập trung giữ vững và phát triển các thị trường đã có, nghiên cứu kỹ và xúc tiến mở rộng các thị trường mới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng...

Mở rộng hợp tác phát triển toàn diện giữa Tiền Giang với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Bảo vệ môi trường:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Tăng cường các biện pháp về phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường; kiểm soát, xử lý triệt để ô nhiễm và suy thóai môi trường; bảo vệ, khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững.

Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường.

Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư..., xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tăng cường công tác kế hoạch hóa, thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch hành động của quốc gia về bảo vệ môi trường.

4. Phát triển nguồn nhân lực:

Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo với trang thiết bị hiện đại; tăng cường liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương và các địa phương khác để nâng cao trình độ, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề.

Mở rộng hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lực lượng khoa học kỹ thuật, đội ngũ lao động kỹ thuật cao. Khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động liên kết góp vốn, hỗ trợ trang bị phương tiện với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh đào tạo chuyên nghiệp, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, có chính sách ưu đãi cho lao động nông nghiệp chuyển đổi sang các ngành khác; đãi ngộ và tạo điều kiện làm việc để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý về Tỉnh công tác. Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Phát triển khoa học, công nghệ:

Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ, tăng cường phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế thị trường; tăng cường công tác ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu. Liên kết với các viện, các trường, các trung tâm, các nhà khoa học trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài, dự án khoa học. Phát huy vai trò hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học, nghiên cứu các cơ chế khuyến khích việc thành lập và hoạt động có hiệu quả Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ tại Tỉnh.

6. Nâng cao năng lực quản lý hành chính:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục phân cấp mạnh hơn nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật; tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch thông tin về quản lý nhà nước để nhân dân cùng tham gia giám sát và thực hiện.

7. Tăng cường hợp tác phát triển:

Thực hiện hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh trong Vùng, bảo đảm đầu tư đúng quy hoạch nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của Tỉnh, đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế; ưu tiên hợp tác thu hút những lĩnh vực có yêu cầu trình độ, công nghệ cao mà tỉnh Tiền Giang chưa tiếp cận được.

8. Tổ chức thực hiện:

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh. Xây dựng chương trình hành động, các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phải thường xuyên chỉ đạo việc rà soát các chỉ tiêu, kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện, kịp thời báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch để phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Công bố và công khai Quy hoạch để thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển.

Điều 2.

a) Quy hoạch này là định hướng và là căn cứ để lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ;

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch;

- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc đầu tư từng bước với trình tự hợp lý.

Điều 3.Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

- Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang trong việc nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và khuyến khích, thu hút đầu tư góp phần vào việc thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh;

- Nghiên cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan; đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất Vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh thuộc phạm vi phụ trách để làm căn cứ cho Tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch này.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- UB Giám sát tài chính QG;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, ĐP (5b).

THỦ TƯỚNG

Đã ký

 

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

GIAI ĐOẠN 2006 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg

ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

_______

A.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

-

Phát triển kinh tế lúa gạo;

-

Phát triển kinh tế vườn;

-

Phát triển chăn nuôi;

-

Phát triển kinh tế thủy sản;

-

Phát triển công nghiệp chế biến;

-

Phát triển du lịch;

-

Phát triển khoa học công nghệ;

-

Xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội;

-

Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực;

-

Phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn;

-

Quản lý và bảo vệ môi trường;

B.

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

I.

Các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn:

-

Xây dựng Quốc lộ 50 bao gồm cầu Mỹ Lợi, cầu Chợ Gạo;

-

Xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ;

-

Xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ;

-

Xây dựng cảng Soài Rạp - Gò Công;

-

Gia cố chống xói lở đê biển Gò Công và phục hồi rừng phòng hộ ven biển;

-

Chống sạt lở, ổn định bờ sông Tiền, đê kênh Chợ Gạo;

-

Xử lý, phòng, chống sạt lở bờ sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho và vùng phụ cận;

-

Đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Tiền Giang.

II.

Các dự án do Tỉnh quản lý và đầu tư:

1.

Nông, lâm, ngư nghiệp:

-

Xây dựng vùng lúa chất lượng cao;

-

Xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản, vùng rau sạch;

-

Nâng cấp đê biển Gò Công I;

-

Xây dựng mới đê biển Gò Công II;

-

Nâng cấp đê cửa sông Gò Công II;

-

Tăng cường năng lực các trại giống lúa, cây ăn quả, thủy sản, gia súc, gia cầm;

-

Đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thuỷ sản khu vực Gò Công, Cai Lậy, Cái Bè;

-

Nâng cao công tác chuyển giao khoa học - công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

-

Phát triển hệ thống trang trại chăn nuôi và cây trồng sạch;

-

Phát triển hệ thống hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ tổng hợp;

-

Phát triển tổng hợp nông nghiệp-nông thôn huyện Tân Phú Đông và Tân Phước;

-

Xây dựng khu nông nghiệp, công nghệ - kỹ thuật cao;

-

Xây dựng khu neo đậu trú bão cho tàu cá;

-

Đầu tư xây dựng mở rộng cảng cá Mỹ Tho kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá;

-

Xây dựng khu bảo tồn đa dạng sinh học ven biển và vùng cửa sông;

-

Xây dựng khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng tràm Tân Phước;

-

Xây dựng tuyến đê phụ Phước Trung - Bình Đông;

-

Xây dựng các ô bao kiểm soát lũ bảo vệ vườn cây ăn trái trên các xã Cù Lao và Nam Quốc lộ 1A;

-

Kênh Xuân Hoà - Cầu Ngang;

-

Đầu tư hoàn chỉnh các trục kênh thoát lũ Bắc Quốc lộ 1;

-

Nạo vét kênh liên vùng- vùng lũ, vùng ngọt hóa Gò Công, vùng Bảo Định;

-

Cải tạo nâng cấp hệ thống cống điều tiết khu vực Gò Công;

-

Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng.

2.

Công nghiệp:

-

KCN Long Giang;

-

KCN tàu thuỷ Soài Rạp;

-

KCN dịch vụ dầu khí;

-

KCN Gia Thuận và cảng biển Tân Phước;

-

Các KCN khu vực Đông Nam Tân Phước;

-

Các KCN khu vực Bắc Gò Công;

-

Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp (CCN) tại các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công;

-

Đầu tư cơ sở hạ tầng các làng nghề trên địa bàn tỉnh;

-

Xây dựng nhà máy đóng tàu;

-

Xây dựng các nhà máy cơ khí phục vụ nông nghiệp - nông thôn;

-

Xây dựng các nhà máy bổ trợ phát triển công nghiệp;

-

Bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp;

-

Xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ sản;

-

Xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi;

-

Xây dựng các nhà máy chế biến rau, quả;

-

Xây dựng các cơ sở may xuất khẩu;

-

Xây dựng các cơ sở sản xuất giầy da;

-

Xây dựng nhà máy tinh chế các chế phẩm sau dầu dừa;

-

Chế biến tinh dầu tràm và than hoạt tính;

-

Chế biến các sản phẩm từ cây ca cao, cây dừa;

-

Xây dựng nhà máy thịt hộp xuất khẩu;

-

Xây dựng nhà máy lắp ráp sản phẩm điện tử;

-

Xây dựng trạm biến áp 220/110 KV và 110/15 - 22KV;

-

Xây dựng, nâng cấp phát triển đường dây trung thế khu vực đô thị và nông thôn;

-

Xây dựng, nâng cấp phát triển đường dây và trạm hạ thế khu vực đô thị và nông thôn;

-

Phát triển và ứng dụng năng lượng sạch trong sinh hoạt, đời sống dân cư.

3.

Thương mại - dịch vụ:

-

Xây dựng các chợ đầu mối nông, thủy sản trên địa bàn Tỉnh;

-

Cải tạo, nâng cấp phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Tỉnh;

-

Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ gắn với các đô thị, các khu công nghiệp;

-

Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn 3 - 4 sao trên địa bàn Tỉnh.

4.

Phát triển đô thị và nông thôn:

-

Cải tạo, nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Mỹ Tho;

-

Cải tạo, nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Gò Công;

-

Cải tạo, nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng các thị trấn huyện lỵ;

-

Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thị xã Cai Lậy;

-

Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các thị trấn mới;

-

Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện mới Tân Phú Đông;

-

Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các thị tứ, các trung tâm cụm xã;

-

Đầu tư xây dựng các khu tái định cư, khu dân cư thu nhập thấp;

-

Quy hoạch và xây dựng phát triển các khu dân cư, đô thị, thương mại, dịch vụ cao cấp khu vực Trung Lương;

-

Quy hoạch và xây dựng phát triển các khu dân cư, đô thị, thương mại, dịch vụ cao cấp khu vực Đông Nam Tân Phước;

-

Quy hoạch và xây dựng phát triển các khu dân cư, đô thị, thương mại, dịch vụ cao cấp khu vực Bắc Gò Công;

-

Quy hoạch và xây dựng phát triển các khu dân cư, đô thị, thương mại, dịch vụ tại thành phố Mỹ Tho, TX Gò Công và các thị trấn huyện lỵ.

5.

Giao thông:

-

Nâng cấp và phát triển hệ thống cầu, đường tỉnh;

-

Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn (đường huyện và xã);

-

Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường đô thị;

-

Hệ thống đường giao thông kết hợp đê biển;

-

Xây dựng đường Cần Đước (Long An) - Chợ Gạo (Tiền Giang);

-

Hệ thống giao thông kết nối với các khu, cụm công nghiệp;

-

Hệ thống cầu và phà qua các cù lao;

-

Cải tạo, nâng cấp bến xe khách Mỹ Tho và các huyện;

-

Xây dựng cảng chuyên dùng và nâng cấp cảng Mỹ Tho.

6.

Thông tin và truyền thông:

-

Mở rộng mạng điện thoại nội hạt, di động, mạng truyền dẫn quang, phát triển mạng Internet, mạng lưới điểm phục vụ;

-

Phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin;

-

Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin.

7.

Y tế:

-

Cải tạo, nâng cấp các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực và các trung tâm y tế dự phòng;

-

Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa cấp vùng;

-

Đầu tư xây dựng các Bệnh viện chuyên khoa: Lao và bệnh phổi; Mắt; Phụ sản; Nhi; Tim mạch - Lão khoa; Chấn thương - chỉnh hình; Da liễu;

-

Tăng cường trang thiết bị cho hệ thống bệnh viện cấp huyện, tỉnh;

-

Tăng cường năng lực trường Cao đẳng Y tế;

-

Đầu tư xây dựng các bệnh viện tư và các trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao.

8.

Giáo dục và Đào tạo:

-

Đầu tư xây dựng và tăng cường năng lực trường Đại học Tiền Giang;

-

Tăng cường cơ sở vật chất trường trung học phổ thông;

-

Tăng cường cơ sở vật chất trường trung học cơ sở;

-

Phát triển hệ thống trường mẫu giáo, mầm non;

-

Xây dựng các trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật;

-

Xây dựng trường cao đẳng kinh tế, kỹ thuật, công nghệ;

-

Tăng cường trang thiết bị cho các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề;

-

Đầu tư xây dựng các trường, trung tâm đào tạo kỹ thuật, chất lượng cao.

9.

Văn hóa - Thể thao - Du lịch:

-

Xây dựng Trung tâm hội chợ - triển lãm của vùng;

-

Đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ du lịch trên các xã cù lao sông Tiền và khu vực ven biển Gò Công;

-

Phát triển khu du lịch sinh thái vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười - huyện Tân Phước;

-

Đầu tư phát triển các khu du lịch trên các xã cù lao sông Tiền, khu vực ven biển Gò Công;

-

Đầu tư khu du lịch Vĩnh Tràng;

-

Nâng cấp trung tâm văn hóa tỉnh Tiền Giang;

-

Di tích Trương Định - Ao Dinh;

-

Nâng cấp bảo tàng Tỉnh;

-

Công viên văn hóa Vĩnh Tràng;

-

Trùng tu, tôn tạo các di tích được công nhận di tích cấp quốc gia;

-

Các trung tâm văn hóa huyện, điểm sinh hoạt văn hoá xã;

-

Xây dựng các khu thể thao tỉnh, huyện;

-

Khu thể thao dưới nước;

-

Xây dựng mới trung tâm kỹ thuật phát thanh truyền hình;

-

Nâng cao năng lực trường văn hóa nghệ thuật;

-

Nâng cao năng lực trường thể dục thể thao;

-

Khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian;

-

Quy hoạch và xây dựng các công viên nghĩa trang.

10.

Lao động - Thương binh - Xã hội:

-

Xây dựng và tăng cường năng lực trường Cao đẳng nghề Tiền Giang;

-

Xây dựng Trường dạy nghề khu vực Cai Lậy, Gò Công;

-

Xây dựng Trung tâm dạy nghề các huyện;

-

Trung tâm Xã hội Tiền Giang (giai đoạn II);

-

Xóa đói giảm nghèo và việc làm tỉnh Tiền Giang.

11.

Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường:

-

Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

-

Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý thải thành phố Mỹ Tho;

-

Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý thải thị xã Gò Công;

-

Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải các thị trấn trung tâm các huyện;

-

Đầu tư xây dựng các bãi rác hợp vệ sinh khu vực nông thôn;

-

Xây dựng mới bãi xử lý rác khu vực Gò Công;

-

Xây dựng mới bãi xử lý rác khu vực Cái Bè;

-

Xây dựng mới bãi xử lý rác khu vực Tân Phước;

-

Xây dựng các xưởng đốt rác thải y tế tập trung;

-

Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường;

-

Cấp nước 4 huyện phía Đông;

-

Cấp nước huyện mới Tân Phú Đông;

-

Cấp nước khu vực Đông Nam Tân Phước;

-

Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở KCN Mỹ Tho;

-

Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở KCN Tân Hương;

-

Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở KCN tàu thuỷ Soài Rạp;

-

Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở KCN Long Giang;

-

Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý, chế biến phân bón từ rác thải.

* Ghi chú:về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 17/2009/QD-TTg

Hanoi, January 22, 2009

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF TIEN GIANG PROVINCE TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government's Decree No.92/ 2006/ND-CP of September 7, 2006, and Decree No.04/2008/ND-CP of January 11, 2008, on the formulation, approval and management of socioeconomic development master plans;

At the proposal of the People's Committee of Tien Giang province in Report No. 112 of September 3, 2008, on the master plan on socio-economic development of Tien Giang province till 2020,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on socio-economic development of Tien Giang province till 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The master plan on socio-economic development of Tien Giang province till 2020 must he in line with the national strategy on socio-economic development and the master plan on socio-economic development of the Mekong River delta region.

2. To accelerate the economic growth rate and economic restructuring towards industrialization and modernization; to step up the application of scientific and technological advances to production and services, strongly developing advantageous production branches and services in association with the development of hi-tech sectors.

3. To mobilize all resources for socio-economic development, expand and raise the efficiency of external economic ties, attract to the utmost foreign resources, especially capital, technologies and skilled laborers, realize investment incentive policies in a consistent and long-term manner, expand export outlets and raise the competitiveness of commodities and services.

4. To ensure economic development in a fast and sustainable manner, meeting the international economic integration requirements; to harmonize socio-economic development with environmental protection, improve and incrementally raise the people's living standards.

5. To focus on raising the quality of human resources, attaching importance to the promotion of human factors, raising educational and training capacity and people's intellectual levels in association with scientific and technological development, considering this decisive to industrialization and modernization.

6. Economic development must be associated with the maintenance of political stability, social order and safety and the raising of people's intellectual levels; strengthening defense and security; consolidating and raising the operation quality of the political system and building the administration strong.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives:

To develop economy at high rates and in a sustainable manner, speed up the investment in building infrastructure, raise the competitiveness of local commodities and services and strive for an industry-service-agriculture economic structure by 2015; to build Tien Giang into a province with developed socio-economic activity by 2020, positively contributing to the development of the Mekong River delta region and the whole country; to raise the people's living standards, protect the ecological environment and maintain defense and security.

2. Specific objectives:

a/ Economic objectives:

- The gross domestic product (GDP) growth rate will reach 12.5%/year in the 2006-2020 period, and 12%-13% in the 2006-2010 period;

- The average per-capita GDP will reach US I) 1,025-1,080 (real prices) by 2010 and around USD 4,050 by 2020;

- The economy will be restructured towards raising the proportions of non-agricultural sectors. By 2010. the industry-construction proportion will reach 33%- 34%; the trade-service proportion, 32%-33% and the agriculture -forestry-fishery proportion will be reduced to 33%-35% of GDP; by 2020, the industry-construction proportion will be 48.5%, the trade-service proportion, 36.5% and the agriculture-forestry-fishery proportion, 15%.

- To expand and raise the effectiveness of foreign trade. To create every condition for quick export growth and attraction of foreign capital and technologies. To strive for an export value of over USD 400 million by 2010 and over USD 1.8 billion by 2020; an average export value growth rate of 17%/year in the 2006- 2010 period and 16.2%/ year in the 2011-2020 period; and the average per-capita export value of over USD 900 by 2020.

- The average technological renewal rate will reach 20-25%/year.

The annual mobilized social investment capital will account for over 40% of GDP b/ Social objectives:

- The average annual population growth rate in the 2006-2020 period will be under 1%, reducing the average annual birth rate by 0.03%. To try to stabilize and step by step reduce the urban unemployment rate to below 4% from 2010 and raise the percentage of used working time in rural areas to around 85%' by 2010 and over 90% by 2020. To adopt appropriate mechanisms and policies to further attract capital sources, diversify forms of investment and annually create new jobs for over 20.0(H) laborers (2006-2010) and over 40.000 laborers (2011-2020). To raise the percentage of trained laborers to 40% by 2010 and around 51 % by 2020. To reduce the poverty rate (according to new poverty line) to around 10% by 2010 and under 6% by 2020;

- To strive for the targets that by 2010, the rates of school goers among children of eligible age groups for different educational levels will be over 15% for nursery; over 70% for preschool education; 100% for primary education; 99% for lower secondary education; 62% for upper secondary education; and 0% for illiteracy; which will, by 2020 rise to 50% for nursery; 99% for preschool education; 100% for primary education; 99% for lower secondary education; and over 75% for upper secondary education;

- By 2010, 99.5% of households will have electricity; 100% of communes will have roads leading to commune centers, of which 85% will be asphalted or concreted. By 2020, 100% of households will have electricity and 100% of roads leading to commune centers will be asphalted or concreted;

- The urbanization rate will reach 26% by 2010 and over 37% by 2020.

- To apply various measures to limit and considerably reduce HIV and AIDS infection and other dangerous epidemics. By 2010, 100% of commune health stations will be staffed with medical doctors, reaching the rate of 6 doctors/ 10.000 inhabitants, then around 8 doctors/10,000 inhabitants by 2020; to increase the number of hospital beds per 10,000 inhabitants to 26 (by 2010) and 29 (2020); to reduce the malnutrition rate (among under five children) to below 17% (2010) and 10% (2020). To raise the quality of cultural, physical training and sport activities, radio and television throughout the province;

- To firmly maintain security, political stability, social order and safety in all circumstances.

c/ Environmental objectives:

- To increase the coverage (of forests and perennial trees) to 40-41.5% by 2020.

- To strive for the targets that by 2010, 100% of newly built production establishments will be equipped with clean technologies or facilities to minimize pollution and treat wastes up to environmental standards; 40%; of urban centers and residential quarters and 70% of industrial parks and complexes will have wastewater treatment systems up to environmental standards; 80- 90% of solid wastes will be collected and treated, 100% of hazardous wastes will be collected and over 60%' of which will be treated, 100% of medical wastes will be collected and treated; 70% of households will have hygienic latrines and breeding facilities; over 88% of rural households and over 95% of urban households will have access to clean water;

- By 2020, l00% of newly built production establishments will be equipped with clean technologies; 70% of urban centers and 1(X)% of industrial parks and hi-tech parks will have wastewater treatment systems up to environmental standards; over 95% of solid wastes will be collected and treated up to environmental standards; over 80% of hazardous wastes will be treated; 70% of urban centers will have separate water drainage systems up to standards; over 95% of rural population will have access to clean water and over 80% of rural households will have hygienic latrines and breeding facilities.

III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF SECTORS AND DOMAINS

1. Development of agriculture, forestry and fishery:

To comprehensively develop agriculture and rural areas towards commodity production. Production development will be associated with protection of the ecological environment to ensure sustainable agricultural development.

To accelerate agricultural and rural industrialization and modernization towards intensive and specialized farming, application of bio-technology, use of plant varieties and animal breeds of high yield and high quality, aiming to meet the market demands and increase per-farming area unit incomes.

To reorganize agricultural production in association with product sale and processing systems; attaching importance to the organization and promotion of the role of the collective economy, especially in horticulture and aquaculture, and to the commodity branding of the province's typical products (such as Vinh Kim star apple. Go Cong cherry, Hoa Loc mango, Cai Be sweet orange. Cho Gao grapefruit and dragon fruit, green-skin grapefruit, pineapple) in order to raise their competitiveness on the market.

To invest in preserving around 60,000 ha of rice in order to firmly ensure food security and export. To form specialized fanning zones suitable to the province's potential and comparative edges in such products as fruits, clean vegetables.... for supply to southern key economic regions. To develop husbandry towards industrialization lor higher productivity and quality products and environmental protection.

To develop forestry along the line of zoning off for nurture and protection coastal mangrove forests, primeval cajuput forests in Tan Phuoc, combining the planting of scattered trees along roads, canals and in households' land areas with the development of perennial tree gardens of high economic, ecological and environmental values, contributing to increasing the province's botanical canopy to 40-41.5%.

To develop aquaculture towards planning aquaculture areas for intensive farming with higher productivity and diversified farmed species, closely combining rearing, preservation and processing with environmental protection, attaching importance to aquatic species of high domestic consumption and export value such as fishes, shrimps, clam, caged fishes, oyster, crabs... on Tien river, islets, coastal stretches. To minimize onshore fishing to protect resources while stepping up offshore fishing in the direction of reorganizating production, raising fishing capacity and modernizing offshore fishing fleets.

To upgrade and build breeding centers in the province in association with production centers of southern economic regions and the Mekong River delta region. To build storm shelter areas for fishing ships; to upgrade and build clusters of fish ports and aquatic product wholesale markets in association with the development of fishery logistical services.

To further invest in and complete the flood drainage axes from the north of highway 1, projects on desalinization of Go Cong, upgrading of sea dykes in Go Cong, Cho Gao canal dykes, fruit-garden flood control systems in association with the Hood control systems of the province and the Mekong River delta region.

To increase investment in the construction of rural socio-economic infrastructure systems in association with programs on investment in the construction of residential clusters and houses in the flooded Mekong River delta areas, contributing to stabilizing people's life and boosting socio-economic development in the agricultural sector and rural areas.

To strive for an average added value of the whole agriculture-forestry-fishery sector of over 4%/year in the 2006-2020 period; the average growth rates of 4.3%/year for agriculture and forestry, and 6%/year for fishery in the 2006-2010 period; the husbandry proportion of over 32% of the added value of the agricultural sector and the fishery proportion of over 21 % of the added value of the agriculture- forestry-fishery sector by 2020.

2. Development of industries, handicrafts and collage industries:

To create a favorable investment environment, further attracting investment in the development of industries towards diversification of products and hi-tech industries while attaching importance to sectors and domains with the province's advantages in potential and geo-economic positions such as processing industry, bio-technology, mechanical engineering industry serving agriculture and rural areas, shipbuilding industry and industries in support of the southern key economic region and the Mekong River delta region.

To strongly develop small- and medium-sized industries involving advanced technologies; to encourage investment in the development of handicrafts and cottage industries, traditional craft villages with a view to creating more jobs and efficiently using raw materials and labor in the agricultural sector and rural areas.

To concentrate investment in the fast development of approved industrial parks and complexes while consolidating and raising the efficiency of existing ones in the locality. By 2020, the province will have 7- 8 industrial parks and some 30 local industrial complexes, which will occupy a total area of around 8.758 ha.

Investment in the construction of industrial complexes and factories must be closely associated with the construction of waste treatment facilities and tree planting, ensuring a green, clean and beautiful environment of industrial parks and complexes.

To strive for the targets that the industrial production value in the 2006-2010 period will rise over 27%/year on average and jobs will be created for about 130,000 laborers; and in the 2011-2020 period, the industrial production value will rise over 18%/year on average and jobs will be created for more than 320,000 laborers, thus creating a substantive change in the economic structure towards a higher industrial proportion.

3. Trade-service development:

To develop domestic markets, expanding trade with Ho Chi Minh city and provinces in the southern key economic region and the Mekong River delta region in association with the development of trade networks participated by various economic sectors. To reorganize the retail network, prioritizing the development of modem retail systems and planning urban locations with commercial advantage for construction and development of trade and service zones in My Tho city, and Go Cong, Cai Lay and Cai Be towns; to form residential-urban- trade- scientific- technical, medical, education-training, finance-banking service and resort zones in northern Go Cong, southeastern Tan Phuoc, Trung Luong (My Tho)..., consolidating and further developing systems of existing agricultural and aquatic product wholesale markets in the province, creating a link between the southern key economic region and the Mekong River delta region.

To focus on boosting trade promotion, expanding overseas markets and creating conditions for the development of production and export of leading commodities, products manufactured in industrial parks and products processed from rice, aquatic products and fruits.

To develop ecotourism and sea and island tourism, associating the development of domestic tourism with international tourism, diversifying tourist forms and products. To attract investment in the construction of general entertainment and recreation zones, resorts and sites with great tourist potential such as islets on Tien river, the submerged and rural region of Dong Thap Muoi (the Plain of Reeds), prioritizing investment in the development of Thoi Son islet into a community tourist and eco-tourist location of the greater Mekong River basin sub-region. Tan Thanh beach, orchards, and cultural and historical relics.

To develop services with high added value and strong effect on boosting production and other services, such as transport, telecommunications and information technology, scientific and technological, consulting, financial, banking, insurance, training, medical, physical training and sport services.

To strive for the target that the added value of the service sector will account for about 32% of GDP by 2010 and 36.5% by 2020; the average growth rate will reach 13.8%/year in the 2006-2010 period and about 13.6%/year in the 2011-2020 period; the total export value will reach USD 1.47 billion in the 2006-2010 period, an average increase of 17%/year; and around USD 9-10 billion in the 2011-2020 period, including USD 1.8 billion in 2020, an average increase of 16.2%/ year; the number of tourist arrivals will be 2 million, including over 1 million of international arrivals.

4. Cultural-social domains:

To concentrate on the implementation of national programs on population and family planning, education and training, employment, hunger elimination and poverty reduction..., constantly raise of people's living standards in food, clothing, lodging, travel, schooling, medical examination and treatment and cultural enjoyment. To try to reduce the annual birth rate by 0.03% on average. The population will reach 1,785,000 by 2010 and 1,967,000 by 2020.

To vigorously transfer agricultural labor to the industrial and service sectors for a projected agricultural labor proportion of only 28% of total laborers working in various economic branches. To raise the percentage of trained laborers to 40% by 2010 and 51 % by 2020; to reduce the poverty rate (by the new poverty line) to around 10% by 2010 and below 6% by 2020. To well implement policies towards people with meritorious services to the nation.

a/ Education and training:

To attach importance to human resource development, both quantitative and qualitative. To develop education comprehensively from preschool to primary, lower secondary and upper secondary levels. To further invest in building permanent schools and supplying standard teaching equipment. To attach importance to the development of preschool education in deep-lying and far-flung communes. To strive for the targets that by 2010, the rate of school goers among children of eligible age groups for different educational levels will be 15% for nursery, over 70% for preschool, 100% for primary, 99% for lower secondary and 62%; for upper secondary education; which will, by 2020. correspond to 50%, 99%, 100%, over 99% and over 75%.

To rationally develop the professional secondary, vocational and tertiary education systems according to the planning on networks of universities, colleges and professional secondary schools in the province. To concentrate investment in the improvement of the medical college and Tien Giang university, the construction of an econo-technical college and in the upgrading and development of vocational training schools of the province, which will fully meet the conditions on modern technical equipment and lecturing staffs, raising training quality and efficiency. At the same time, to materialize the guiding principle on socializing training activities with various economic sectors encouraged to invest in material foundations and human resource development, especially highly skilled laborers and technicians, even through international cooperation, meeting the socio-economic development requirements and demands of industrial parks in the locality and the region.

b/ Healthcare

To comprehensively develop a synchronous healthcare network from the provincial to grassroots levels, fully implementing the State's healthcare programs and policies. To constantly raise the quality of community healthcare services and properly implement primary healthcare for people. To consolidate and develop the prophylactic medicine system.

To further invest in the comprehensive development of the healthcare sector in material foundations, equipment and human resources. To step by step modernize diagnosing and treatment equipment for provincial and district hospitals up to national and international standards. To invest in building the provincial central general hospital into a regional one, while building new specialized and district hospitals according to the sector development planning. To step up the socialization of medical activities. To encourage investment in a number of non-public hospitals and specialized medical diagnosis centers, aiming to satisfy the increasing demands of people in the province and the region.

To strive for the 2020 target of below 10% of malnourished under-five children; 8 medical doctors/10.000 inhabitants; 100% of health stations staffed with medical doctors as at present; 29 hospital beds/10.(XK) inhabitants; 99% of under-one infants vaccinated against six common diseases.

c/ Culture, information, physical training and sport:

To consolidate and develop libraries at all levels in urban and rural areas. To raise the quality of radio and television programs. To develop and consolidate conservation and museum activities with a view to preserving, promoting and developing the values of cultural heritages and historical relies and the national identity. To attach importance to building material foundations for the culture-information, physical training and sport sectors and other social domains, especially basic facilities under the branch's planning on systems of culture-information institutions and fundamental facilities of the physical training and sport sector. To step up socialization of cultural, physical training and sports activities.

To strive for the 2010 target: 95% of households will meet the cultured lifestyle family standards; 100% of communes and wards will have their own locations for cultural activities and reading rooms; 100% of households will have radio sets and watch television; 80-90% of schools will include physical and sport training into their curricula; 18% of population will participate in regular physical training and sport activities: and 60-80% of communes will have their own footfall fields.

d/ Science and technology:

To step up scientific and technological research and application to socio-economic activities towards industrialization and modernization in association with the training and development of high-level technicians and science workers.

5. Technical infrastructure:

The province will take the initiative in coordinating with ministries and central branches in speeding up the investment in the construction of Ho Chi Minh-Trung Luong-Can Tho expressway, national highways 60 and 50. including the construction of My Loi bridge (to replace existing ferries) and Cho Gao bridge: support the comprehensive upgrading of the Tien Giang (provincial road 865 )-Long An (village road 28)-Dong Thap (provincial road 847) inter-provincial route. To study for the construction of Ho Chi Minh City-My Tho-Can Tho railroad at an appropriate time.

To upgrade Tien and Soai Rap estuary channels, aiming to open channels for large ships, while improving, upgrading and building river ports, including My Tho port, and a port and shipyard complex at Soai Rap estuary; to upgrade the economic-traffic canals of Cho Gao and Thap Muoi 2 (Nguyen Van Tiep canal).

To comprehensively improve and upgrade the systems of roads and bridges in the province, giving priority to roads leading to industrial parks and complexes, feeder roads connecting with national highways and expressways. To strive for the 2010 target that the surface of 100% of roads will be hardened; 100% of communes will have roads leading to their centers and 85% of roads will be asphalted or concreted. To complete the systems of cargo wharves and yards, boat landings for districts, intensively investing in and upgrading My Tho port into a regional port with a cargo-handling capacity of over 500.000 tons/year, which can receive ships of 3,000 to 5,000 DWT.

To upgrade and develop a synchronous and modern post and telecommunications system, information technology; power supply systems; water supply and drainage systems, especially clean-water supply systems for 4 eastern districts and wastewater treatment systems for urban centers and industrial parks.

By 2010, the telephone-density rate will reach 38 sets/100 inhabitants, including 15 postpaid home and mobile phones/100 inhabitants, which will rise to 72 sets/100 inhabitants, including 38 postpaid home and mobile phones/100 inhabitants by 2020.

By 2015, 100% of the province's households will be supplied with electricity, of which 99% will directly buy electricity from the electricity service; commercial electricity will reach 1,266 kWh/person.

6. Defense-security, social order and safety:

To raise the quality and quantity of regular army toward modernization. To apply measures to manage and build up the reserve forces, develop militia and self-defense forces for general and regional defense tasks. To attach importance to building the marine self-defense force.

To build the people's police forces, which are professionally crack and politically steadfast, to combat the peaceful evolution. To build strong grassroots forces, step up the people's self-management movement with high quality to cope with all circumstances. To enhance the combination between socio-economic development and defense and security maintenance in each sector and domain right at the stage of planning the development of economic zones and technical infrastructure.

7. Environmental protection:

Economic growth must be combined with social development and environmental protection, ensuring sustainability, limiting pollution. redressing environmental degeneration and improving environmental quality; to substantively settle the problem of environmental degeneration in industrial parks, densely populated quarters in big cities and some rural areas; to treat environmental pollution on rivers, lakes, ponds and canals. To raise the capacity to prevent, avoid and restrict the adverse impacts of natural disasters and climate change unfavorable to the environment; to rescue and efficiently redress environmental incidents caused by natural disasters. To rationally exploit and use natural resources and preserve bio-diversity. To meet the environmental requirements in international economic integration, restricting the adverse impacts of globalization on the domestic environment in order to boost economic growth, raise the quality of people's life and ensure sustainable national development. To build a strong environment management machinery and socialize environmental protection work.

IV. SPATIAL AND TERRITORIAL DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Land use orientations:

To economically and efficiently use land resources, develop the economy towards commodity production of high efficiency and sustainable eco-environment development. In addition to the rational arrangement of land for agricultural production, to ensure food safety; to step up export and production of raw materials for the processing industry.

To spare a reasonable portion of land for industrial development (industrial parks, complexes, locations...); land for development of townships, commune centers and residential quarters; and land for development of technical infrastructure, social welfare facilities and housing.

- By 2010, total agricultural land area will be 190,400 ha, accounting for 76.7% of the natural land area, which, by 2020, will be 182,000 ha and 73.7%.

- By 2010, total non-agricultural land area will be 51,920 ha, accounting for 20.9% of the natural land area, which, by 2020, will be 62,800 ha and 25.3%.

- By 2010, land unused land area will be around 5,850 ha, accounting for 2.4% of the natural land area, which, by 2020. will be 2,590 ha and 1%.

2. Orientations for development of urban centers and rural residential quarters:

To concentrate on upgrading and development of My Tho city, Go Cong town and Cai Lay township into socio-economic development motive centers of the region and sub-regions; at the same time, to develop townships, residential quarters and new potential urban centers in association with the development of industrial complexes and the urban expansion of Ho Chi Minh city via the economic corridors of national highway 1, national highway 50, expressways and railroads.

To strive for the target that by 2020, the province's urban network will embrace My Tho city, a grade-I urban center; Go Cong town, a grade-Ill urban center; Cai Lay township, a grade-IV urban center (by 2010) and grade-Ill urban center (by 2020); Cai Be and Tan Hiep township-, grade-IV urban centers; and the remaining townships being grade-V urban centers; the urbanization rate will reach 26% by 20K land 37% by 2020.

To further invest in the development of sock -economic infrastructure for the new district of Tan Phu Dong, aiming to facilitate socio-economic development of estuary islet communes, in association with the maintenance of security and defense in coastal areas.

To further plan and invest in the construction of townships, commune centers and rural residential quarters, especially residential and housing clusters in flooded areas, contributing to raising the quality of life, hunger elimination and poverty reduction and eco-environment protection in the agricultural and rural sector towards sustainable development.

3. Division of economic regions:

- Region I, which consists of the province's eastern districts: Go Cong town Cho Gao. western Go Cong, eastern Go Cong and eastern Tan Phu districts, which covers a natural land area of 98,710 ha and has a population accounting for 35.6% of the province's population, with an average density of 613 persons/km2. To develop its economy in the direction of industry- trade - service-agriculture, especially tourist and sea-shipping services.... To bring into play its geographical advantage of lying close to Ho Chi Minh City, Vung Tau and sea routes for economic development. To concentrate investment on the development of industrial parks, urban and service centers and tourist resorts... creating vigorous changes in sea and coastal economy; to further develop agriculture and fishery suitable to ecological conditions; to combine economic development with the maintenance of security and defense in sea and coastal areas;

- Region II, which lies to the west of the province, comprising the districts of Cai Be, Cai Lay and Tan Phuoc, with a natural land area of 119,030 ha and a population accounting for 39.3% of the province's population and an average density of 561 persons/km2. To accelerate economic restructuring in the direction of trade-service-agriculture- industry, strongly developing trade and services; to build hi-tech farming models; to form industrial parks and complexes in association with the formation of specialized-farming, large-scale commodity production zones;

- Region III, which lies in the heart of the province, comprising My Tho city and Chau Thanh district, with a natural land area of 30,436 ha, a population accounting for 25.1% of the province's population, and an average density of 1.401 people/km; to further promote its leading and core role in local economic growth, supporting and boosting the development of all three regions. To synchronously develop industries and services to train and develop human resources. To take the lead in socio-economic development and take the initiative in economically integrating and cooperating with the southern key economic-region, the urban areas of Ho Chi Minh City and the Mekong river delta region.

V. DEVELOPMENT PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY (See enclose appendix)

VI. MAJOR SOLUTIONS TO IMPLEMENT THE MASTER PLAN

1. Capital mobilization:

The total development investment capital demand is estimated at around VND 422 trillion (about USD 20-22 billion) in the 2006-2020 period, accounting for some 43.4% of GDP, which includes VND 43.7 billion in the 2006-2010 period, accounting for 40.1% of GDP.

The capital sources will come from local budget, central budget, investment credit, accumulated investment capital of people and domestic and foreign enterprises.

In order to meet the investment capital demand, the province should formulate a system of solutions for active capital mobilization, principally bringing into full play its internal resources. It should create a favorable investment environment with best conditions to attract development investment from various economic-sectors; and at the same time, diversify forms of capital mobilization for development investment, stepping up investment promotion and attracting various sources of foreign investment capital (FDI, ODA. NGO. capital of overseas Vietnamese...).

To prioritize the mobilization and use of capital sources from land funds for development of urban centers and industrial infrastructure.

Capital will be used as follows: Capital from the state budget or of state budget origin will be invested in key sectors and construction items such as traffic infrastructure, ports, water supply and drainage, water reservoirs, wastewater and solid waste treatment and facilities of important social significance. Besides, to concentrate on mobilization of credit capital, capital from domestic enterprises and investors and foreign investment capital for investment in infrastructure facilities in industrial parks and tourist resorts and other infrastructures works.

2. Market development and higher international integration capability

To strongly improve the investment environment for production and business development through synchronous solutions to production, processing and sale of a number of key products with competitiveness or conditions for higher competitiveness. Enterprises shall ensure that their quality products can compete in the context of integration and substitute imports.

To further renew and raise the operation efficiency of state enterprises and equitized enterprises, to encourage the development of household economy, family farm economy, especially cooperative economy.

To actively develop the domestic markets, consolidating and efficiently developing the operation of trade centers and wholesale markets in the province: to disseminate in time economic information, particularly information on mechanisms, and policies facilitating the socio-economic activities of all economic sectors.

To formulate an export-oriented investment strategy, concentrating on the maintenance and development of existing markets while probing and expanding new markets. To create conditions for enterprises to participate in trade lairs and exhibitions at home and abroad to display their products and step up advertisement and sales promotion.

To expand comprehensive development cooperation between Tien Giang and provinces in the region, especially Ho Chi Minh city, with a view to boosting economic, scientific and technological development, human resource training and raising the international economic integration capability.

3. Environmental protection:

To step up propagation and education to raise the sense and responsibility for environmental protection.

To enhance measures to ward off and restrict adverse impacts on the environment; to control and resolutely redress environmental pollution and degeneration; to protect and rationally and efficiently exploit natural resources.

To step up the socialization and diversification of investment in environmental protection. To harmonize economic development with environmental protection and sustainable development.

To enhance domestic and international cooperation in environmental protection and raise the capacity of scientific and technological research and application to environmental protection.

To enhance the state management of, and institutions as well as the law on. environmental protection, especially in the formulation, appraisal, approval and implementation of plannings plans, programs and investment projects, and strictly handle violations.

To step up planning work and well implement national programs and action plans on environmental protection.

4. Human resource development:

To build more and expand schools and training establishments with modem equipment; to intensify cooperation and coordination with training establishments of Ho Chi Minh city, central branches and other localities in order to qualitatively and quantitatively develop the contingents of cadres and skilled laborers.

To expand cooperation with modernly equipped universities, research institutes and training establishments within and outside the province for training the contingents of science workers, technicians and skilled laborers. To encourage enterprises having labor demands to align through capital contribution and equipment supply with universities and training establishments in training, supplying and employing human resources in the most efficient manner.

To step up professional training, diversify forms of vocational training, adopt incentive policies for agricultural labor to shift to other occupations; to provide preferential treatment and working conditions, aiming to attract scientists, technicians and managers to the province. To organize training and re-training of managerial cadres and business administrators who satisfy the requirements of international economic integration.

5. Scientific and technological development:

To renew scientific and technological activities, intensifying the popularization of scientific and technical information, economic and market information; to step up the application and transfer of scientific and technical advances, creating notable improvements in the application of scientific and technological achievements, especially in the fields of information technology, biotechnology and materials technology. To align with institutes, schools, centers and scientists at home and abroad in carrying out scientific schemes and projects. To highten the role of the Union of Scientific Associations and study mechanisms to encourage the establishment and efficient operation of the Fund for Scientific and Technological Development in the province.

6. Higher administrative management capacity:

To step up administrative reform with further and stronger decentralization, aiming to raise the effect of state management and law enforcement; to further implement regulations on democracy, publicity and transparency related to information on state management for joint supervision and implementation by people.

7. Enhancement of development cooperation:

To enter into development cooperation and alignment with regional provinces, ensuring the planned investment to bring into full play the province's economic potential; to step up cooperation with localities at home and abroad; to prioritize the cooperation on high technologies inaccessible to Tien Giang.

8. Organization of implementation

Based on the approved master plan for socio-economic development, Tien Giang province People's Committee shall concentrate on directing branches and administrations at all levels to formulate long-term, five-year and annual plans in conformity with the province's development orientations; and elaborate action programs and development programs in each period under the orientations of the master plan on socio-economic development of Tien Giang province till 2020.

In the course of implementation, Tien Giang province People's Committee shall regularly direct the review of targets and plans for assessment of the implementation and promptly propose the Prime Minister to consider and decide on the adjustment and supplementation of the master plan to suit the socio-economic development situation and requirement in each period.

It shall promulgate and publicize the master plan in order to attract the participation of people and domestic and foreign investors; coordinate with ministries, central branches and other provinces in the implementation of development programs and cooperation for common development.

Article 2.

a/ This master plan serves as guidelines and basis for the formulation, submission to competent bodies for approval, and implementation of specialized plans and investment projects in the province according to regulations;

b/ Tien Giang province People's Committee shall base on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations laid down in the master plan to assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in, directing the formulation, submission for approval according lo regulations and implementation of the following:

Plans on socio-economic development of districts, towns, a plan on development of urban systems and residential quarters, construction planning, land use planning and plans, branch and domain development plans in order to ensure the overall and synchronous development;

Mechanisms and policies to be promulgated according to its competence or submitted to competent state agencies for promulgation, which meet the development requirements of the province and comply with the state law in each period, aiming to attract and mobilize resources for realization of the master plan;

Long-term, medium-term and short-term plans, key development programs and specific projects for concentrated or phased investment in a rational order.

Article 3. Concerned ministries and branches, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, shall:

- Guide and assist Tien Giang province People's Committee in the formulation of the above-said plannings and plans; promulgate according to their competence or submit lo competent state agencies for promulgate mechanisms and policies in response to the province's socio-economic development requirements in order to mobilize and efficiently use resources, and encourage and attract investment, contributing to the materialization of the socio-economic development objectives, tasks and orientations of the province;

- Consider the adjustments and supplements to branch development plannings, plans for investment in related works and projects; speed up the investment in, and implementation of, regional projects important to the province's development, which fall under their respective charge, for use as bases for the province to implement this master plan.

Article 4. This Decision takes effect 45 days after its signing for promulgation.

Article 5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the president of Tien Giang province People's Committee shall implement this Decision.-

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR DEVELOPMENT INVESTMENT STUDY IN THE 2006-2020 PERIOD
(Attached to the Prime Minister's Decision No. 17/2009/QD-TTg of January 22. 2009)

A. DEVELOPMENT PROGRAMS

- Development of rice economy;

- Development of horticulture economy;

- Development of husbandry;

- Development of fishery economy;

- Development of processing industry;

- Development of tourism;

- Scientific and technological development;

- Hunger elimination and poverty reduction and realization of social policies;

- Education and training of human resources;

- Development of urban and rural infrastructure;

- Environment management and protection.

B. PROJECTS WITH DEVELOPMENT INVESTMENT PRIORITY

I. CENTRALLY INVESTED PROJECTS IN THE LOCALITY:

- Construction of national highway 50. including My Loi and Cho Gao bridges;

- Construction of Trung Luong- Can Tho expressway;

- Construction of Ho Chi Miny city- Trung Luong-Can Tho railroad:

- Construction of Soai Rap- Go Cong port;

- Consolidation of Go Cong sea dykes and restoration of coastal protection forests;

- Embankment of Tien river and Cho Gao canal;

- Handling, prevention and Fighting of land slides along Tien riverbank in Can Tho city and its vicinities;

- Construction of housing and residential clusters in flooded areas of Tien Giang.

II. PROVINCIALLY MANAGED AND INVESTED PROJECTS:

1. Agriculture, forestry and fishery:

- Building of high-quality rice-growing zones;

- Building of specialty fruit tree and clean vegetable-farming zones;

- Upgrading of Go Cong sea dyke I;

- Construction of Go Cong sea dyke II;

- Upgrading of Go Cong estuary dyke II;

- Raising of the capacity of rice, fruit tree, aquatic, cattle, poultry breeding farms;

- Aquaculture infrastructure in Go Cong, Cai Lay and Cai Be areas;

- Scientific-technological transfer, agricultural, forestry and fishery promotion;

- Development of husbandry and clean vegetable farms;

- Development of agricultural service cooperatives;

- General agricultural-rural development of hamlets in Tan Phu Dong and Tan Phuoc districts;

- Building of hi-tech agriculture zones;

- Building of storm shelters for fishing ships;

- Expansion of My Tho fish port in combination with fishery logistical services;

- Building of coastal and estuary bio-diversity conservation zones;

- Building of Tan Phuoc cajuput forest biodiversity conservation zone;

- Construction of Phuoc Trung-Binh Dong auxiliary dyke;

- Construction of flood control blocks to protect fruit tree gardens in Cu Lao and southern highway 1A communes;

- Xuan Hoa-Cau Ngang canal;

- Completion of flood drainage canals north of highway I;

- Dredging of inter-regional canals in the llood-prone region. Go Cong desalinization region and Bao Dinh region;

- Upgrading of regulating sluice gates in Go Cong area;

- Upgrading of intra-field irrigation systems.

2. Industries

- Long Giang industrial park;

- Soai Rap ship-building industrial park:

- Petroleum service industrial park;

- Gia Thuan industrial park and Tan Phuoc seaport;

- Industrial parks in northern Go Cong;

- Construction of industrial complexes in districts, My Tho city, Go Cong town;

- Construction of infrastructure in craft villages in the province;

- Building of a shipyard;

- Construction of mechanical engineering plants in service of agriculture and rural areas;

- Construction of factories in support of industrial development;

- Preservation and processing of agricultural products;

- Construction of aquatic product-processing plants;

- Construction of animal feed plants;

- Construction of vegetable and fruit-processing plants;

- Construction of export garment establishments:

- Construction of leather shoe-factories:

- Construction of post-coconut oil preparation-refining factories;

- Cajuput essential oil and activated charcoal processing;

- Processing of products from cacao and coconut trees:

- Construction of an export meat cannery;

- Construction of an electronic product assembling factory;

- Construction of 220/110 KV and 110/15-22KV transformer stations;

- Construction and upgrading of medium-voltage transmission lines in urban and rural areas;

- Construction and upgrading of transmission lines and low-voltage transformer stations in urban and rural areas;

- Development and application of clean energy to people's daily-life activities.

3. Trade-service:

- Construction of agricultural and aquatic-product wholesale markets in the province;

- Upgrading and development of marketplace systems in the province;

- Development of trade centers, supermarkets, services in association to urban centers or industrial parks;

- Investment in the development of 3-4 star hotels in the province.

4. Urban and rural development:

- Upgrading and development of infrastructure in My Tho city;

- Upgrading and development of infrastructure in Go Cong town;

- Upgrading and development of infrastructures in district townships:

- Planning and construction of infrastructure in Cai Lay town;

- Planning and construction of infrastructures in new district townships;

- Planning and construction of infrastructure in the new district of Tan Phu Dong;

- Planning and construction of infrastructure in townships and commune cluster centers;

- Construction of resettlement zones and low-income residential quarters;

- Planning and development of residential quarters, urban centers and trade and service centers of high grade in Trung Luong area:

- Planning and development of residential quarters, urban centers and trade and service centers of high grade in southeastern Tan Phuoc area;

- Planning and development of residential quarters, urban centers and trade and service centers of high grade in northern Go Cong area;

- Planning and development of residential quarters, urban centers and trade and service centers in My Tho city. Go Cong town and townships.

5. Transport:

- Upgrading and development of provincial bridges and roads;

- Improvement and upgrading of rural roads (district and commune roads);

- Improvement and upgrading of urban roads;

- Road- cum-sea dyke systems;

- Building of Can Duoc (Long An) - Cho Gao (Tien Giang) road:

- Systems of roads linking to industrial parks and complexes;

- Systems of bridges and ferries to islets;

- Improvement and upgrading of passenger car terminals in My Tho and districts;

- Construction of a special-use port and upgrading of My Tho port.

6. Information and communications:

- Expansion of local, mobile telephone networks, optical cable transmission networks, development of Internet service spots;

- Development of information technology infrastructure and human resources, and application;

- Information technology training center.

7. Healthcare:

- Improvement and upgrading of district hospitals, regional general clinics and preventive medicine centers;

- Construction of a regional general hospital;

- Construction of specialized hospitals: Tuberculosis and lung diseases hospital; eye hospital; obstetric hospital; pediatric hospital; cardio-vascular and geriatric hospital; plastic-surgery hospital; dermatological hospital:

- Increase of equipment for district and provincial hospitals;

- Raising of the capacity of the medical college;

- Construction of private hospitals and hi-tech medical diagnosis centers.

8. Education and training:

- Construction and raising of the capacity of Tien Giang university;

- Improvement of material foundations of upper secondary schools;

- Improvement of material foundations of lower secondary schools;

- Development of nursery and pre-school networks;

- Building of econo-technical intermediate schools;

- Building of economic, technical and technological colleges;

- Increase of equipment for vocational training and training centers.

- Construction of high-quality technical training schools and centers.

9. Culture, sports and tourism:

- Construction of a regional trade fair-exhibition center;

- Development of tourist infrastructure in islet communes on Tien river and Go Cong coastal area;

- Development of eco-tourism zones of Dong Thap Muoi submerged area- Tan Phuoc district;

- Development of tourist resorts in islet communes on Tien river and Go Cong coastal area:

- Investment in Vinh Trang tourist resort;

- Upgrading of the cultural center of Tien Giang province;

- Truong Dinh- Ao Dinh relic;

- Upgrading of the provincial museum:

- Vinh Trang cultural park;

- Renovation and embellishment of recognized national relics;

- District cultural centers and commune spot', for cultural activities;

- Construction of provincial and district spoils centers;

- Water sport facility;

- Construction of a radio and television technical center;

- Raising of the capacity of cultural and art schools;

- Raising of the capacity of physical training and sport schools;

- Restoration and development of folk culture and arts;

- Planning and construction of cemetery parks.

10. Labor, war invalids and social affairs:

- Construction and raising of the capacity of Tien Giang vocational college;

- Construction of vocational-training schools in Cai Lay and Go Cong areas;

- Construction of district vocational-training centers;

- Tien Giang social center (phase II):

- Hunger elimination and poverty reduction and employment in Tien Giang province.

11. Water supply and drainage and environmental sanitation:

- Rural clean water supply and environmental sanitation;

- Construction of water drainage and waste treatment systems in My Tho city;

- Construction of water drainage and waste treatment systems in Go Cong provincial capital;

- Renovation and construction of water drainage and waste water treatment systems in district townships and centers;

- Construction of hygienic rural garbage landfills;

- Construction of a garbage disposal facility in Go Cong area;

- Construction of a garbage disposal facility in Cai Be area;

- Construction of a garbage disposal facility in Tan Phuoc area;

- Construction of medical waste incinerators;

- Raising of the community's managerial capacity and awareness of environmental protection;

- Water supply for four eastern districts;

- Water supply for the new district of Tan Phu Dong;

- Water supply for southeastern Tan Phuoc area;

- Construction of a plant for treatment of wastewater from My Tho industrial park;

- Construction of a plant for treatment of wastewater from Tan Huong industrial park;

- Construction of a plant for treatment of wastewater from Soai Rap ship-building industrial park;

- Construction of a plant for treatment of wastewater from Long Giang industrial park;

- Construction of a plant for treatment of. and producing fertilizers from, garbage.

Note: The locations, sizes, land areas and total investments of the above-listed works and projects will be calculated, selected and specified in the stage of formulation, submission for approval of investment projects, depending on the demands and capability to balance and raise investment capital in each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 17/2009/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất