Quyết định 1679/QĐ-TTg 2019 phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 1679/QĐ-TTg

Quyết định 1679/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1679/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:22/11/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2030, giảm 2/3 số thanh niên có thai ngoài ý muốn

Ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1679/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Theo đó, Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể như sau: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng (giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh…); Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; Nâng cao chất lượng dân số…

Để thực hiện mục tiêu trên Thủ tướng yêu cầu tiến hành một số cải cách, đổi mới truyền thông, vận động về dân số, cụ thể: Triển khai, đầy đủ, toàn diện các nội dung duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi ích dân số vàng; Tiếp tục vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con; Nâng cao nhận thức thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai trò, vị thế của phụ nữ…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1679/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-------------

Số: 1679/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019

 

                                                                         

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030

---------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm chỉ đạo

Quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Tập trung mọi nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tuợng

+ Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người;

+ Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế;

+ Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản;

+ Giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.

- Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi

+ Duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức bình quân chung cả nước;

+ Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số;

+ Bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước.

- Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý

+ Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

+ Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.

- Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số

+ Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%;

+ Giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống;

+ 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất;

+ 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất;

+ Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm;

+ Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm;

+ Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á;

- Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh

+ Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%;

+ Tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn;

+ Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

+ 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc;

+ 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững

+ Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm;

+ Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược, chương trình về chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm...) hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi người lao động đều được chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt.

- Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

+ ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi;

+ Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất.

+ 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

 1.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết TW 21), bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách dân số từ việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Đưa công tác dân số hành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.

Ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương. Thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng và thực hiện.

Quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai; đầu tư kinh phí, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra.

Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành; phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác dân số trên địa bàn. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia, giám sát thực hiện công tác dân số.

Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, phong trào thi đua về công tác dân số của các địa phương, đơn vị. Lấy kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về dân số là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp.

Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.

2. Đổi mới truyền thông, vận động về dân số

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết TW 21, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ, nội dung công tác dân số trong tình hình mới.

Triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số là yêu cầu của công tác truyền thông, vận động về dân số và phát triển trong tình hình mới.

Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển. Nội dung, phương thức truyền thông, vận động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp.

Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Giáo dục nâng cao y đức, nghiêm cấm lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Tập trung nỗ lực, tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

Vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh.

Đẩy mạnh truyền thông về cơ hội, thách thức và giải pháp phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng, thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi, thực hiện chăm sóc người cao tuổi, xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi, thích ứng già hóa dân số.

Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình công tác dân số cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền. Vận động, phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, người có ảnh hưởng đến công chúng tham gia tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện chính sách dân số.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố, đơn vị sản xuất. Lồng ghép nội dung dân số vào sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, hương ước, quy ước và thiết chế văn hóa của cộng đồng; tiêu chuẩn thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin ở cơ sở. Tăng số tin, bài, thời lượng; đa dạng hóa các hình thức thể hiện các nội dung về công tác dân số. Chú trọng lồng ghép các thông điệp về dân số trong các tác phẩm, sản phẩm văn hóa, văn nghệ, giải trí. Tận dụng triệt để thế mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, internet, mạng xã hội... trong truyền thông giáo dục về dân số.

Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản trong và ngoài nhà trường. Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi và bảo đảm yêu cầu hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khoẻ sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc; bảo đảm hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của người dân trong thực hiện chính sách dân số; phân định rõ trách nhiệm của nhà nước; cơ quan dân số và các cơ quan, tổ chức trong quản lý và thực hiện công tác dân số.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Dân số trình Quốc hội theo hướng điều chỉnh toàn diện, đồng bộ các nội dung về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký két hoặc tham gia. Tích cực hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các dự án Luật khác, các chiến lược, chương trình, đề án đã phân công tại Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 21 (Nghị quyết CP 137).

Một số chính sách cụ thể cần sớm ban hành:

Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong công tác dân số. Nghiên cứu đề xuất các chính sách, biện pháp điều chỉnh mức sinh phù hợp của từng vùng, đối tượng trong từng thời kỳ.

Đối với những khu vực mức sinh thấp, trước mắt rà soát, bãi bỏ các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh ít con; nghiên cứu, thí điểm các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con.

Rà soát, bổ sung, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, nơi mức sinh cao trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).

Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn, chẩn đoán giới tính thai nhi, lựa chọn giới tính trước khi sinh theo hướng chi tiết, cụ thể, tăng nặng mức xử phạt. Nghiêm cấm việc nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, lưu hành các sản phẩm ứng dụng trong chẩn đoán, lựa chọn giới tính trước khi sinh.

Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế. Có chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi lạm dụng khoa học - công nghệ trong chẩn đoán giới tính thai nhi, can thiệp lựa chọn giới tính trước khi sinh đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, chế độ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. Cụ thể hóa các quy định của nhà nước về xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở chăm sóc người cao tuổi theo phương thức hợp tác công tư. Quy định chi tiết, cụ thể chính sách khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.

Rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trên cơ sở xem xét đầy đủ xu hướng vận động của các yếu tố dân số. Bỏ các quy định cản trở việc tiếp cận đầy đủ, công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư, lao động nhập cư.

Hỗ trợ thỏa đáng để thu hút, tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.

Rà soát, hoàn thiện các quy định đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố phù hợp với các quy định của pháp luật; lồng ghép với công tác gia đình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch và thiết chế văn hóa cơ sở.

Có chính sách khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số. Rà soát, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố, đơn vị sản xuất. Bổ sung nội dung, định mức chi công tác dân số trong phân bổ dự toán chi thường xuyên và vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước.

Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức triển khai toàn diện các nội dung của công tác dân số. Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.

4. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số

Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tuyến xã cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản. Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc phân phối các dịch vụ phi lâm sàng qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số.

Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Tiếp tục huy động các thành phần kinh tế tham gia tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai.

Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc cung cấp các dịch vụ phá thai, loại trừ phá thai không an toàn.

Thí điểm, từng bước mở rộng chương trình ngăn ngừa, sàng lọc, can thiệp, điều trị sớm các bệnh, tật là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nhóm dân số trẻ. Hình thành mạng lưới sàng lọc vô sinh nhiều cấp, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để mở rộng mạng lưới hỗ trợ sinh sản. Tập trung đầu tư để có các trung tâm hỗ trợ sinh sản ngang tầm thế giới.

Nhân rộng các mô hình có hiệu quả, tập trung đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm, từng bước mở rộng và tiến tới phổ cập việc cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, bao gồm giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đặc biệt chú trọng triển khai cung cấp dịch vụ phát hiện sớm nguy cơ, phòng ngừa di truyền các bệnh nguy hiểm ở thai nhi và trẻ em.

Tập trung mở rộng mạng lưới, nhanh chóng phổ cập chương trình cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, can thiệp, điều trị sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh cho mọi phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Củng cố, nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc hiện có, phát triển thêm các cơ sở cung cấp dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật. Hình thành các cơ sở sàng lọc trước sinh, sơ sinh ngang tầm khu vực. Từng bước mở rộng số lượng bệnh, tật trong chương trình.

Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình thể dục thể thao rèn luyện, nâng cao sức khỏe, các chương trình dinh dưỡng, sữa học đường nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam.

Phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng theo các cấp độ khác nhau. Phát triển rộng khắp các loại hình câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe, văn hóa, giải trí của người cao tuổi ở cộng đồng theo hướng xã hội hóa, có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước. Mở rộng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên và nhân viên chăm sóc được đào tạo. Thí điểm xây dựng, từng bước mở rộng các cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung.

Củng cố mạng lưới chuyên ngành lão khoa theo nguyên tắc gắn kết dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ. Đưa nội dung lão khoa vào chương trình đào tạo trong hệ thống các trường y.

Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xã, phường thân thiện với người cao tuổi làm cơ sở cho việc định hướng, giám sát đánh giá kết quả các hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở cấp cơ sở.

Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng với xã hội. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội để xây dựng, mở rộng hệ thống này.

Tăng cường kết nối, hợp tác giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ công lập và ngoài công lập. Hoàn thiện quy trình, quy chuẩn chuyên môn kỹ thuật; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng, hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý các dịch vụ nêu trên. Từng bước quản lý, điều tiết và phát triển thị trường dịch vụ dân số; thiết lập cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ dân số công lập và ngoài công lập.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về dân số và phát triển, đưa nội dung này là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia. Trong đó, ưu tiên các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bổ và lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với những vấn đề ưu tiên, trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về dân số.

Tập trung nghiên cứu làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa động thái dân số (sự thay đổi về quy mô, cơ cấu, phân bố dân số) với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Chú trọng nghiên cứu tác nghiệp, cung cấp bằng chứng phục vụ hoạch định chính sách, biện pháp thực hiện các mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, chuyển giao công nghệ y - sinh học tiên tiến về hỗ trợ sinh sản, tránh thai; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh; dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Hình thành mạng lưới liên kết các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học về dân số và phát triển. Tăng cường chia sẻ, phổ biến và phối hợp thực hiện các nghiên cứu khoa học; hình thành cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học dùng chung về dân số và phát triển.

Hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời tình hình và dự báo dân số phục vụ hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xã hội.

Tổ chức mạng lưới thu thập thông tin, số liệu dân số theo hướng hiện đại, có sự phân công cụ thể các ngành, các cấp trong lĩnh vực này. Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và quản lý xã hội. Kiện toàn mạng lưới thu thập, cập nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số gắn với đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số các cấp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, phân tích, lưu trữ thông tin số liệu về dân số bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ và kết nối các dữ liệu chuyên ngành. Từng bước tiếp cận, tương thích với các hệ thống dữ liệu dân số thông dụng trên thế giới.

Quy định cụ thể cơ chế cung cấp thông tin, số liệu về tình hình và dự báo dân số cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp. Xây dựng báo cáo tổng quan hàng năm về dân số phản ánh hiện trạng, phân tích động thái, phát hiện những vấn đề dân số mới nảy sinh.

6. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số

Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số, tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân cho công tác dân số. Ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho triển khai toàn diện công tác dân số và thực hiện chính sách đối với các đối tượng được nhà nước chi trả.

Bố trí các chương trình, dự án về dân số vào kế hoạch, chương trình đầu tư công. Thực hiện phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, phù hợp với các vùng, miền, địa phương. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dân số.

Nguồn lực thực hiện Chiến lược này do Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Chiến lược theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn liên quan.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho công tác dân số. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số.

Phát triển thị trường bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại theo hướng đa dạng hóa các gói bảo hiểm, với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch vụ khác nhau bảo đảm các nhóm dân số đặc thù được bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội. Nghiên cứu, thí điểm tiến tới hình thành quỹ dưỡng lão trên cơ sở đóng góp của người dân, bảo đảm mọi người đều được chăm sóc khi về già.

7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.

Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số trong tình hình mới.

Tiếp tục duy trì đội ngũ cộng tác viên dân số là những người được nhân dân tín nhiệm, làm việc trên tinh thần tình nguyện vì cộng đồng ở thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố, cơ sở sản xuất. Xây dựng, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp về vật chất, tinh thần cho đội ngũ này.

Ở các ngành, cơ quan, đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác dân số, phân công cán bộ hoặc tổ chức đảm nhiệm công tác này, bảo đảm không tăng biên chế và hình thành tổ chức mới.

Củng cố, kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành về dân số và phát triển tại trung ương và địa phương nhằm chỉ đạo, điều phối các hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới dân số và phát triển, theo nguyên tắc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không tăng biên chế.

Xây dựng quy định cụ thể về cơ chế, kế hoạch hoạt động, phân công trách nhiệm bảo đảm tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành các cấp.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số.

Thực hiện chuẩn hóa cán bộ theo nguyên tắc vị trí việc làm và định hướng triển khai toàn diện công tác dân số. Đổi mới nội dung, nhanh chóng phổ cập kiến thức, kỹ năng về dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở để có đủ năng lực đề xuất chính sách, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác dân số.

Cập nhập kiến thức mới, tập huấn lại, bảo đảm đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện đầy đủ, có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sinh đủ 2 con, không lựa chọn giới tính thai nhi, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi, nâng cao chất lượng dân số; thu thập thông tin và tham gia cung cấp một số dịch vụ dân số tới tận hộ gia đình.

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân số các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về dân số và phát triển, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội dung này vào các hoạt động của ngành, đơn vị.

Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực dân số thông qua hệ thống đào tạo trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại, đơn giản hóa và hiệu quả. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực dân số, tạo thuận lợi cho người dân.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế

Chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các chính phủ, tổ chức quốc tế góp phần nâng cao vị thế quốc gia. Củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có, mở rộng quan hệ mới với các nước, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển.

Tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các diễn đàn đa phương, song phương, các tổ chức quốc tế, khu vực về dân số và phát triển. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm đạt được sự hiểu biết chung trong lĩnh vực dân số và phát triển. Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề ưu tiên như mức sinh thấp, mất cân bằng giới tính khi sinh, cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số, di cư...

Tăng cường vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi, tài trợ nước ngoài để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược và mục tiêu dân số của SDGs 2030; đầu tư sản xuất phương tiện, trang thiết bị và cơ sở cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số.

Đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo và hợp tác trao đổi chuyên gia, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài trong phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung, các cơ sở ứng dụng kỹ thuật cao về hỗ trợ sinh sản, cơ sở xét nghiệm, phát hiện các bệnh di truyền, chuyển hóa liên quan phù hợp với những nội dung ưu tiên và pháp luật Việt Nam.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giai đoạn thực hiện Chiến lược

a) Giai đoạn 1: 2019-2021, xây dựng mô hình, chuẩn bị nguồn lực.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động của công tác dân số; tập trung vào chuẩn bị cơ sở triển khai toàn diện Chiến lược:

- Ban hành các chính sách, phát luật về dân số; phê duyệt các chương trình, kế hoạch, đề án đã được phân công tại Nghị quyết CP 137; Chương trình, dự án đầu tư công về dân số.

- Hoàn thành việc kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số; củng cố, kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành về dân số và phát triển ở trung ương và địa phương. Quy định về tổ chức và chính sách đãi ngộ cho cộng tác viên dân số.

- Hoàn thành xây dựng một số mô hình thí điểm chính sách, biện pháp hỗ trợ khuyến khích sinh đủ 2 con; hỗ trợ sinh sản; mở rộng mặt bệnh tầm soát trước sinh và sơ sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

b) Giai đoạn 2: 2022-2030, mở rộng, triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chiến lược.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 1, điều chỉnh các chính sách, biện pháp và mở rộng các mô hình can thiệp; triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

2. Các chương trình, đề án thực hiện Chiến lược

- Các nhiệm vụ, đề án đã phân công tại Nghị quyết CP 137.

- Chương trình, dự án đầu tư công về dân số

3. Nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương

(1) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, đề án đã phân công tại Nghị quyết CP 137; xây dựng, ban hành chiến lược, kế hoạch thực hiện Chiến lược; chỉ đạo lồng ghép các yếu tố dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương; lãnh đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của ngành, địa phương thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số.

(2) Bộ Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan, Ủy ban Trung ưong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai Chiến lược này trên phạm vi cả nước, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các chiến lược liên quan do các bộ, ngành chủ trì thực hiện.

- Nghiên cứu, đề xuất chương trình, dự án đầu tư công về dân số gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào Kế hoạch đầu tư công trình Thủ tướng Chính phủ; tổ chức thực hiện phù hợp với Chiến lược này.

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết và tổng kết kết quả thực hiện.

(3) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổng hợp danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, bảo đảm theo đúng tiến độ đã được Chính phủ thông qua.

(4) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án về bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, người cao tuổi, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo theo định hướng của Chiến lược

(5) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và địa phương tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án về thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng của Chiến lược.

(6) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực gia đình, văn hóa, thể thao, du lịch theo định hướng của Chiến lược.

(7) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án về xây dựng nông thôn mới, di dân tái định cư các dự án thủy điện, thủy lợi theo định hướng của Chiến lược.

(8) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng, triển khai các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về dân số và phát triển theo định hướng của Chiến lược.

(9) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án về thanh niên, tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo định hướng của Chiến lược.

(10) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án về xử lý ô nhiễm môi trường nước, biến đổi khí hậu theo định hướng của Chiến lược.

(11) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính theo định hướng của Chiến lược.

(12) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan triển khai các chương trình, đề án, dự án về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số theo định hướng của Chiến lược.

(13) Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển; phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan vận động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực dân số.

(14) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách bảo đảm thực hiện các chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực dân số; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí.

(15) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết phù hợp; nâng cao chất lượng tuyên truyền về dân số và phát triển trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

(16) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

(17) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành chức năng; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch 5 năm và hằng năm về dân số và phát triển phù hợp với Chiến lược này.

(18) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chiến lược; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện pháp luật về dân số.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 -2020.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận;

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KSTT, TCCV, TKBT;

- Lưu: VT, KGVX (2)

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

CÁC CHỈ BÁO KIỂM ĐỊNH MỤC TIÊU

(ban hành kèm theo Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 tại

Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

-----------------------

 

TT

Chỉ báo

Đơn vị

Mục tiêu cần đạt năm 2025

Mục tiêu

Cần đạt năm 2030

1.

Mục tiêu 1. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.

1.1

Quy mô dân số

Triệu

người

100

104

1.2

Tổng tỉ suất sinh

Con/phụ

nữ

2,1

2,1

1.3

Số tỉnh đạt mức sinh thay thế;

% Tỉnh

35

50

1.4

Tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đẻ (15-49 tuổi) đang sử dụng BPTT hiện đại

%

50

52

1.5

Giảm tỉ lệ vị thành niên, thanh niên (10-24 tuổi) mang thai ngoài ý muốn

% so với hiện tại

50

75

2.

Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người,  đặc biệt là dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi.

2.1

Tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người

%

1,2

1,2

2.2

Tỉ lệ cặp tảo hôn tại địa bàn dân tộc thiểu số

%

20

15

2.3

Tỉ lệ cặp hôn nhân cận huyết tại địa bàn dân tộc thiểu số

%

4

3

3

Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý.

3.1

Tỉ số giới tính khi sinh

Số bé trai/100 bé gái

111

109

3.2

Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi

%

22,7

22

3.3

Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên

%

10,3

11

3.4

Tỉ lệ phụ thuộc chung

%

49

49

4.

Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số.

4.1

Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

%

70

90

4.2

Tỉ lệ cặp tảo hôn

%

15

10

4.3

Tỉ lệ cặp hôn nhân cận huyết thống,

%

3

2

4.4

Tỉ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát

%

50

70

 

4.5

Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát

%

70

90

 

4.6

Tuổi thọ bình quân

Năm

74,5

75

 

4.7

Tuổi thọ khỏe mạnh

Năm

67

68

 

4.8

Chiều cao nam giới Việt Nam 18 tuổi

cm

167

168,5

 

4.9

Chiều cao nữ giới Việt Nam 18 tuổi

cm

156

157,5

 

5

Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 

5.1

Tỉ lệ dân số đô thị

%

38

45

 

6.

Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

 

6.1

Tỉ lệ dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

%

100

100

 

6.2

Tỉ lệ ngành, lĩnh vực, địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội

%

80%

100%

 

7

Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.

 

8

Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

 

8.1

Tỉ lệ xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi;

%

20

50

 

8.2

Tỉ lệ người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vổn phát triển sản xuất

%

60

70

 

8.3

Tỉ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung;

%

100

100

 

                 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

-----------

No. 1679/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

-----------------

Hanoi, November 22, 2019

 

DECISION

Approving Vietnam’s Strategy for Population toward 2030

-------------

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on the Organization of the Government datedJune 19, 2015;

Pursuant to the Resolution No. 21-NQ/TW of October 25, 2017 of the Sixth Conference of the 12thCentral Party Executive Committee, on population work in the new situation;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 137/NQ-CP dated December 31, 2017 promulgates the Program to implement the Resolution No. 21-NQ/TW of October 25, 2017 of the Sixth Conference of the 12thCentral Party Executive Committee, on population work in the new situation;

At the proposal of the Minister of Health;

HEREBY DECIDES:

Article 1.To approve Vietnam’s Strategy for Population toward 2030 with the following main contents:

I. THE VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1. Direction viewpoints

Thoroughly grasp and fully implement the Resolution No. 21-NQ/TW dated October 25, 2017 of the Sixth Conference of 12th Central Party Executive Committee on Population Work in the new situation. To make all efforts to shift the focus of population policy from family planning to implementation and achievement of comprehensive objectives in terms of scale, structure, distribution, especially population quality in organic relations with economical, social, defense and security factors.

2. Objectives

a) General objectives:

To make sustainable maintenance of the replacement - level fertility; bringing the sex ratio at birth to the natural balance level; to take the advantages of effects of golden population structure; to adapt to the population aging; to logically allocate the population and to improve the population quality, making contribution to the rapid and sustainable national development.

b) Specific objectives to 2030:

- Objective 1: To maintain the replacement - level fertility, to reduce the fertility gap among regions and subjects.

+ To make sustainable maintenance of the replacement - level fertility (with an average of 2.1 children per woman of reproductive age), a population of 104 million;

+ To decrease 50% of the fertility between rural and urban areas, mountainous areas and plains; 50% of the provinces reach the replacement - level fertility;

+ All women of reproductive age are conveniently accessible to the modern contraceptives, prevention of infertility and assisted reproduction;

+ To decrease two-thirds of adolescents and the young with unwanted pregnancies;

- Objective 2: To protect and develop the population of the ethnic minorities with less than 10 thousand people, especially the small ethnic minorities at risk of race declining.

+ To maintain the population growth rate of the ethnic minorities with less than 10 thousand people at higher level than that of national average;

+ To basically prevent the early marriages and consanguineous marriages in ethnic minority areas;

+ To ensure that thegrowth rate of indicators reflecting the quality of the population of ethnic minorities with less than 10 thousand people is higher than that of the national average.

- Objective 3:Bring the sex ratio at birth to the natural balance, striving to maintain the age structure at a reasonable level.

+ The sex ratio at birth is less than 109 boys/100 girls born alive

+ Rate of children under 15 years old reaches about 22%, the proportion of elderly people aging 65 and over reaches about 11%, the general dependency rate is about 49%.

- Objective 4: Improve the quality of the population

+ The rate of young couples consulted and examined on health before marriage is 90%;

+ To reduce 50% of early marriage couples, to decrease 60% of consanguineous marriage couples;

+ 70% of the pregnant women are screened on a least 4 most common congenial diseases;

+ 90% of newborns are screened on at least 5 most common congenial diseases;

+ The average life expectancy reaches 75 years, of which the healthy lifetime reaches at least 68 years;

+ The height of 18 years old Vietnamese people is 168.5 cm for males and 157.5 cm for females;

+ The Human Development Index (HDI) is among the top 4 countries in Southeast Asia;

- Objective 5: Promote a reasonable population distribution and ensure the national defense and security.

+ To promote the urbanization, bring the rate of urban population to over 45%;

+ To continue to reasonably arrange and allocate the residents at the border areas, islands and extremely difficult areas;

+ To ensure that the migrants have adequate and equitable access to the basic social services.

- Objective 6: Complete the formulation and operation of the national database onpopulation, promote the integration of population factors into the formulation and implementation of socio-economic development plans.

+100% of the population is registeredand managed in the national database of population uniformly and shared on a national scale;

+ 100% of sectors, fields and localities use population specialized data to formulate socio-economic development strategies, planning, plans, programs and projects;

- Objective 7: Maximize the advantages of the golden population structure, creating a strong motivation for the country s rapid and sustainable development.

+ To continue to make good performance, aiming toachieve higher objectives of education, training, labors, employment, labor export, attracting available foreign direct investment... ; to research and develop strategies and programs in the above fields for the period of 2021 - 2030 with the objectives of maximizing the number of jobs, raising the rate of trained laborers and improving the quality of jobs;

+ To continue to make good performance, aiming to achieve higher objectives of available strategies, and programs on health care (inclusive of reproductive health care, occupational safety and health, food safety ... ); to research and develop strategies and programs in the above fields for the period of 2021 - 2030 with the objectives of ensuring that all employees are well taken care of and have good health.

- Object 8: Adapt to the population aging, promote the health care for the elderly

+ At least 50% of wards, communes satisfy the elderly environmental-friendly criteria;

+ About 70% of theelderly people directly involved in production and business to increase income and reduce poverty need to be guided in production and business, given assistance in production means, technology transfer and product consumption, borrowed capital to develop production.

+ 100% of the elderly have health insurance cards, are beneficiaries of health management, medical examination and treatment, care at home, community, intensive care facilities.

II. MISSIONS AND SOLUTIONS

1. Strengthen the leadership and direction of the Party’s executive committees and administrations at all levels.

To continue to thoroughly grasp the content of the Resolution No. 21-NQ/TW dated October 25, 2017 of the Sixth Committee of the 12thCentral Party Executive Committee on population work in the new situation (Resolution TW 21), ensuring the awareness and action of the entire political system, creating consensus and support of the whole society on shifting the focus of population policy from birth reduction to the replacement - level fertility maintenance, bringing the sex ratio at birth to the natural balance, effectively taking advantage of the golden population structure, adapting to population aging, reasonble population distribution and improving the quality of the population.  To put the population work into a focused content in the leadership and direction of the Party’s executive commmittees and administrations at all levels.

To issue resolutions, strategies, long-term, medium-term and annual plans to concretize the objectives and targets of the Vietnam Population Strategy by 2030 in accordance with each period, stage and practical situation of ministries, sectors and localities. To integrate population factors into socio-economic development strategies, plannings, plans, programs and projects, which are presided over,  formulated and implemented by ministries, sectors and localities.

To pay proper attention to leadership and direction of implementation; to invest in funds, consolidate the organization of the apparatus and allocate qualified officials to successfully implement the set objectives and tasks of population work of the sectors and localities.

To directly guide inter-sectoral coordination; to assign tasks and implement effective coordination mechanisms among agencies, mass organizations and organizations involved in the implementation of population work in the area. To promote the roles of the Vietnam Fatherland Front, people s unions, social organizations, socio-occupational organizations to participate in and supervise the implementation of the population work.

To promote the emulation movement in carrying out the tasks of population work, especially the campaign for each couple to have two children, to follow a civilized lifestyle, to build a healthy living environment, to improve health, material and spiritual life for the people.

To regularly urge, inspect and evaluate the implementation of the objectives, tasks and emulation movements on the population work of localities and units. To take results of the implementation of population objectives and tasks as an important criterion to evaluate the performance of heads, Party’s executive committees and administrations at all levels.

To promote exemplary pioneering of each cadre and party member, especially the leader in the implementation of the population policy, building a family of equality, progress, prosperity, happiness, creating intensive and extensive spreading throughout the society.

2. Renovate the communication and campaigning on population.

To continue topromote propaganda on the Central Resolution No. 21, creating a fundamental change in the awareness and action of both the political system and the classes of the population on tasks and contents of population work in the new situation.

To fully and comprehensively carry out the following contents: maintaining replacement - level fertility, bringing the sex ratio at birth to the natural balance, effectively taking advantage of the golden population structure, adapting to the aging population, making reasonable population distribution and improving population quality are the requirements of communication, population mobilization and development work in the new situation.

To focus on promoting, increasing the intensity and raising the effectiveness of propaganda and education activities on population and development. Contents, methods of communication and advocacy are subject to the population situation, economic and social conditions, cultural characteristics of each region and object.

To continue campaigning each couple should have only two children, ensuring the rights and responsibilities in giving birth and good children raising. To focus on the campaign of having fewer children in regions and subjects with high fertility; to maintain results at locations where replacement - level fertility has been reached; give birth to two children at places of low fertility.

To raise the awareness and practice on gender equality, to promote the values of girls, the roles and position of women in the families and society. To develop appropriate social norms and values ​​to effectively implement gender equality, gradually eliminate the underlying causes of the gender imbalance at birth.

To promote the education to change awareness, creating public opinion criticizing the selection practices of the fetus sex, in order to minimize the imbalance of sex ratio at birth. To improve medical ethics, to strictly abuse science and technology to choose the fetus sex. To concentrate and make efforts and make clear changes in areas with high sex ratios at birth.

To promote the propaganda, advocacy, arousing the movement that people regularly do exercises, play sports, have a healthy lifestyle, reasonable nutrition to improve health, stature, physical fitness of the Vietnamese.

To mobilize the young to carry out health consultation check before marriage, not to have early marriages, no consanguineous marriages; pregnant women perform screening, diagnosis and treatment of a number of diseases and prenatal defects; newborns are benefited from screening, diagnosis and treatment of some congenital diseases.

To promote communication on opportunities, challenges and solutions to promote the advantages of the golden population period, implementing the provisions of the residence law. To raise awareness and responsibilities of every citizen, family and the whole society in promoting the roles and experience of the elderly, health care for the elderly, building a friendly environment for the elderly, adapting to population aging.

To regularly provide information on the situation of population work to the leaders of Party’s executive committees and administrations. To mobilize and promote the roles of religious dignitaries, village elders, village chiefs, prestigious people in the community, and of people who have influence on the public to participate in propagating and educating people to implement population policies.

To renovate, improve the effects of direct communication activities through a team of reporters, propagandists of all levels, especially the team of population collaborators in villages, hamlets, population groups and manufacturing units. To integrate population contents into community activities, cultural festivals, village regulations, community conventions and institutions; standards of hamlets, villages, cultural residential quarters and cultural families.

To promote the population communication activities on the mass media, especially grassroots information systems. To increase the number of news, articles, volumes; to diversify forms of representing population work. To focus on integrating population messages in cultural, artistic and recreational products. To take full advantage of the strengths of modern communication technology, internet, social networks... in population communication education.

To comprehensively renovate contents, programs, methods of population education, reproductive health inside and outside the school. The population and reproductive health education must be suitable for each educational level and age group, and ensure the systematic and proper formation of knowledge and skills on population and reproductive health in the younger generation.

3. Consolidating the mechanisms, policies and laws on population.

To continue to improve policies and laws on population associated with building happy families; ensuring harmony between rights and obligations of people in implementing population policies; clearly defining the responsibilities of the state; population agencies and agencies and organizations in the management and implementation of population work.

To speed up the construction of the Population Law project for submission to the National Assembly in the direction of comprehensive, synchronous adjustment of contents of population scale, structure, distribution and quality in compliance with the Constitution and international agreements to which Vietnam has signed or joined in. To actively complete the amendments and supplements to other Law projects, strategies, programs and schemes as assigned in the Government s Resolution No. 137/NQ-CP dated December 31, 2017 on issuing the Government s actions programs to implement the National Resolution 21 (Resolution CP 137).

Some specific policies need to be issued soon:

To review, adjust or abolish some regulations on handling violations in population work. To research and propose policies and measures to adjust the appropriate fertility for each region and object in each period.

For low fertility areas, to review and abolish policies and measures supporting and encouraging the low children birth giving rate; to research and pilot policies and measures to support and encourage the birth of two children.

To review, supplement and organize the effective implementation of policies to encourage and support policy beneficiaries, ethnic minorities, disadvantaged areas, borders and islands where fertility is high, in accessing and using family planning services (family planning).

To review and implement the provisions of the law on prohibiting the selection, diagnosis of fetal sex, prenatal sex selection towards detailed, specific, aggravating sanction levels. To strictly prohibit the study, manufacture, import and circulation of products applied in prenatal diagnosis and sex selection.

To occupational responsibilities and ethics of health workers. To have strong sanctions to handle scientific and technological abuse in diagnosing fetal sex, interfering with prenatal sex selection to breaching individuals and organizations.

To review and finalize care policies and regimes for the elderly people at home, community, and intensive care facilities. To concretize state regulations on construction, management and operation of elderly care facilities under public-private partnerships. To specify in details the policies of encouraging investment individuals and enterprises to develop elderly care facilities.

To review, adjust and improve the quality of the planning for the development of socio-economic, urban areas, economic zones, industrial parks and export processing zones on the basis of fully considering the movement trend of the population factors. To abolish regulations that hinder the full and equitable access to basic social services of migrants and migrant workers.

To provide satisfied assistance to attract and create favorable conditions for people to live stably and permanently in areas of difficulties and essential importance in national defense and security. To effectively implement policies to protect and develop ethnic minorities, especially small ethnic minorities.

To review and finalize regulations of putting population policies into village rules and conventions in accordance with the law; Integrating with family work, activities of culture, arts, physical training, sports, tourism and grassroots cultural institutions.

To have policies to encourage collectives and individuals to well implement population policies.  To review and promulgate appropriate good treatment policies for the population collaborators at villages, hamlets, residential quarters and production units. To supplement contents and norms for population work spending in the distribution of recurrent expenditure estimates and development investment capital of the state budget.

To improve the legal effect in managing and organizing the comprehensive deployment of the contents of population work. To finalize the specialized population inspection system, to enhance the inspection, examination and to strictly handle any violations.

4. Expanding the network and improving the quality of population services

To strengthen the family planning service provision network in the direction of ensuring that district health facilities can provide all types of family planning services, and communal health facilities can basic family planning services. To continue to maintain and improve the effectiveness of the distribution of non-clinical services through the network of village health workers and population collaborators.

To renovate the methods of family planning service provision in the direction of expanding, fully satisfying the needs of each target group. To continue to mobilize all economic sectors to participate in social marketing and socialization of contraceptive means and services provision.

To expand the access to and use of youth-friendly reproductive health and sexual health services. To strengthen the state management on abortion services provision, eliminating unsafe abortion.

To pilot, gradually expand the program of prevention, screening, intervention, early treatment of diseases and disabilities that cause infertility in the young population group. To establish a multi-level infertility screening network, accelerate technology transfer for fertility support network expansion. To focus on investment to have world level fertility assistance centers.

To replicate effective models, focus investment in some key areas, gradually expand and universalize the provision of counseling, pre-marriage health checkups services, inclusive of reduction of early marriage and consanguinity marriage. To pay special attention to deploying the provision of services for early detection of risks and prevention of genetic dangerous diseases in fetuses and children.

To focus on expanding the network, quickly universalize the programs to provide screening, diagnosis, intervention, early treatment for prenatal and neonatal diseases for all pregnant women and infants. To consolidate and upgrade existing screening service-providing facilities, develop more service-providing establishments according to technical decentralization. To establish prenatal and neonatal screening facilities at regional level. To gradually expand the number of diseases, defects in the program.

To continue to effectively promote and implement physical training and sports programs, health programs, nutrition programs and school milk programs to improve the physical strength and stature of Vietnamese people.

To develop the elderly care network to meet the increasing demands for quantity and quality at different levels. To broadly develop all types of health training, cultural and recreational clubs for the elderly in the community in the direction of socialization, with the support and facilitation from the state. To expand the provision of the elderly care services at home and at community through a network of trained volunteers, collaborators and caregivers. To pilot the construction, gradually expanding gathered elderly care facilities.

To strengthen the geriatric specialty network according to the principles of combining prevention, health promotion, treatment, rehabilitation and palliative care. To integrate geriatric content into training programs in the system of medical schools.

To build up, promulgate elderly-friendly commune and ward criteria for use as a basis for orientation, monitoring and evaluation of the results of elderly care activities at the grassroots level.

To re-arrange the system of public social protection facilities in the direction of promoting the socialization, creating a friendly and integrated environment between target groups and the society. To strengthen the mobilization of social resources to build and expand this system.

To enhance the connectivity and cooperation between public and non-public service providers. To finalize the technical process, regulations; to build a quality monitoring system, modernize the information management system for the above services. To, step by step, manage, regulate and develop the population service market; to establish mechanisms to protect customers interests, healthy competition improving service quality of public and non-public population service providers.

5. Promoting the scientific research, finalizing the population information and data system

To promote research activities on population and development, making this content one of the national scientific and technological research tasks. Of which, prioritizing new issues, focusing on the structure, quality, distribution and integration of population factors into development plans of each sector and field. The State implements the mechanism of ordering and task assigning towards priority and focus affairs in the implementation of scientific and technological tasks on population.

To focus on research to clarify the normative relationship between population dynamics (changes in scale, structure, population distribution) with socio-economic development, environment and national defense, security.

To focus on operational research, provision of evidence for policy making, measures to implement the targets of maintaining replacement - level fertility, bringing the sex ratio at birth to the natural balance, taking advantage of efficiency advantages of golden population structure, adapting to population aging, rational population distribution and improving population quality.

Tostrengthen the application of scientific achievements, transfer of advanced bio-medical technology on reproduction and contraception assistance; To make screening, early diagnosis and treatment on prenatal and neonatal diseases and defects; To make prevention, treatment, rehabilitation and health care for the elderly.

To formulate a connective network of research facilities, the scientists on population and development. To enhance the sharing, disseminating and coordinating in the implementation of scientific research; to formulate a shared scientific research database on population and development.

To finalize a system of population information and data to meet the requirements of adequate and timely provision of population situation and forecasts for policymaking, formulation and implementation of strategies and plans for economic - social development and social management.

To organize a network of collecting information and population data in the direction of modernization, with specific assignment among sectors and levels in this field. To  promote the implementation of unified national population registration and population database, specialized databases, meeting administrative reform and social management requirements. To finalize the network of collecting and updating population specialized data associated with the population related cadres and collaborators at all levels.

To promote theapplication of information technology in processing, analyzing and storing data and information on population, ensuring ensure compatibility, integration, sharing and connection of specialized data. To be, step by step, approaching to, compatible with popular population data systems in the world.

To specify the mechanism of providing information and data on the population situation and forecast for state bodies, organizations and enterprises. To formulate an annual overview report on the population, representing the current situation, analyzing dynamics, detecting emerging population issues.

6. Ensuring the resources for the population work

To assureadequate resources to meet the requirements of comprehensive implementation of the population work, focusing on the implementation of the objectives: maintaining replacement fertility, bringing the sex ratio at birth to the natural equilibrium, taking full advantage of effectively take advantage of the golden population structure, adapt to population aging, rational population distribution and improve the quality of the population.

To increase investment from the state budget, including central and local budgets; to promote the diversification of investment sources from the community, enterprises and the private sector for the population work. The state budget assures to meet essential needs for the comprehensive deployment of the population work and implementation of policies for subjects paid by the state.

To arrange population programs and projects into public investment plans and programs. To make public funding distribution with clear and centralized norms for grassroots level, suitable to regions, areas and localities. To strictly manage and improve the efficiency of using the state budget invested in population work.

The resources for implementation of this Strategy shall be ensured by the State Budget according to the current budget decentralization, and shall be included in the annual state budget estimates of agencies and units assigned to implement the Strategy according to the State Budget Law and related guiding documents.

To promote thesocialization and mobilize non-state budget sources for population work. To adopt policies to encourage domestic and foreign organizations, enterprises and individuals to invest in building production, distribution and supply establishments in the population area.

To develop the insurance market, including state insurance, commercial insurance in the direction of diversifying insurance, with multiple denominations corresponding to different service packages, ensuring that the specific population groups have equal access to and benefit from welfare and social security services. To research and pilot towards setting up an old-age pension fund based on people s contributions, ensuring that everyone gets care when they get old.

7. Consolidating the organization of mechanism and training

To continue to consolidatethe organization of the population work towards streamlining, professionalism and efficiency; to ensure the leadership and direction of party executive committees, local authorities, and perform unified expertise management.

To review and finalize the functions, tasks, strengthen and consolidate the system of specialized apparatus for population work, from the central to local levels, meeting the requirements of comprehensive deployment of population work in the new situation.

To continue to maintain a team of population collaborators who are trusted by the people and work voluntarily for the communities in villages, hamlets, residential quarters and production establishments. To formulate and promulgate appropriate material and spiritual good treatment policies for this team.

At sectors, agencies and units, based on the workload under their functions and tasks assigned regarding the population work, to assign officials or organizations to assume this work, ensuring not to increase the civil servant workforce and formulation of the new organization.

To consolidate and finalize the inter-sectoral coordination on population and development at the central and local levels in order to direct and regulate the activities of sectors and agencies with the functions of managing fields related to the population and development, according to the principle of working concurrently, not increasing the number of regular workforce.

To formulate the specific regulations on mechanisms, work plans, and assignment of responsibilities to ensure the enhancement of roles, responsibilities, and performance of members of inter-sectoral coordination organizations at all levels.

To promote the training, retraining, improve the capacity of the cadres in charge of population work at all levels and sectors to meet requirements of comprehensive implementation of population work.

To standardize officials on the principle of job positions and comprehensive implementation orientation of population work. To renovate contents, quickly disseminate knowledge and skills on population and development for the population related cadres, from the central to grassroots level, to be capable of proposing policies, management and coordination and organize the effective implementation of population work.

To update new knowledge, retrain, ensuring the team of population collaborators to fully and effectively propagandize and mobilize people to give birth to two children without choosing fetus sex, no child marriage, consanguineous marriage, promoting the roles and caring for the elderly, improving the quality of the population; to collect information and participate in providing population services to households.

To promote the training and retraining of population-related cadres of sectors, and social organizations in population and development, especially the knowledge and skills to integrate these contents into the activities of sectors and units.

To include population and development contents in training and leadership training programs at all levels. To focus on training a team of experts in the field of population through the domestic and foreign training system.

To promote administrative reform towards modernity, simplicity and efficiency. To strengthen the application of information technology in management and provision of services in the field of population, creating favorable conditions for people.

8. Strengthening the international cooperation

To proactively and actively integrate and enhance international cooperation in the field of population, consistently implement foreign policy of independence, autonomy, cooperation and development; to multi-lateralize, diversify relations; to create consensus, support and take advantage of technical and financial support of international governments and organizations, contributing to raising the national position. To consolidate and develop existing cooperation relationships, expand new relations with other countries, international organizations and development partners.

To fully and responsibly participate in multilateral and bilateral forums, international and regional organizations on population and development. To promote communication and advocacy to gain a common understanding in the field of population and development. To strengthen the sharing of experiences on priority issues such as low fertility, sex imbalance at birth, golden population structure, aging population, migration...

To strengthen the mobilization of official development assistance (ODA), preferential loans and foreign aid to quickly and effectively implement the objectives of the population strategies and objectives of SDGs 2030; To invest in the production of means, equipment and service-providing establishments in the field of population.

To promote the cooperation in professional, technical, training and cooperation in expert exchange, scientific research and technology transfer. To strengthen partnership and association with foreign countries in developing nursing homes for the elderly, high-tech facilities for assisted reproduction, testing and detection of genetic diseases, related transformation in accordance with the priority content and the law of Vietnam.

III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The stages of strategy implementation

a) Stage 1: 2019-2021, model formulation, resource preparation.

To continue effectively implementing the tasks and activities of the population work; to focus on preparing the ground for a comprehensive implementation of the Strategy:

- To issue policies and laws on population; to approve the programs, plans and schemes assigned in the Resolution CP 137; public investment programs and projects on population.

- To complete the consolidation of the system of organizing specialized apparatus in charge of population work; to strengthen and consolidate inter-sectoral coordination on population and development at the central and local levels. To regulate on organization and good treatment policy for population collaborators.

- To complete the set-up of a number of pilot models of policies, measures for support and promotion of having two children; assisted reproduction; to expand the prenatal and neonatal screening diseases; health care for the elderly.

b) Stage 2: 2022-2030, synchronously expanding and deploying solutions for Strategy implementation.

On the ground of assessing the implementation of stage 1, adjusting policies, measures and expand intervention models; comprehensively deploying solutions and tasks to achieve the objectives of maintaining replacement - level fertility nationwide, bringing the sex ratio at birth to the natural balance, effectively taking advantage of the golden population structure, adapting to population aging, rational population distribution and improving population quality.

2. Programs and schemes for Strategy implementation

- Tasks and projects assigned in the Resolution CP 137.

- Public investment programs and projects on population.

3. Tasks of ministries, sectors and localities

(1) Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People s Committees of centrally run provinces and cities according to their assigned functions, powers and tasks, to effectively implement tasks and schemes in the Resolution CP 137; to formulate and issue strategies and plans for implementing the Strategy; to direct and integrate population factors into sectoral and local development plans and planning; leaders, party members, civil servants, officials and employees of sectors and localities strictly implement the Party s guidelines and policies, the State s policies and laws on population.

(2) The Ministry of Health

- To preside and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and concerned ministries and sectors, Central Committee of Vietnam Fatherland Front and its member organizations and People s Committees of centrally run provinces and cities to organize the implementation of this Strategy on a national scale, ensuring close coherence with the related strategies presided and implemented by ministries and sectors.

- To study and propose public investment programs and projects for submission to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for incorporation into the Prime Minister s work investment plan; to organize the implementation accordance with this Strategy.

- To guide, inspect and sum up the implementation of the Strategy and periodically report to the Prime Minister; to organize preliminary and final review of the implementation results.

(3) The Ministry of Justice presides over and coordinates with the Ministry of Health and the concerned ministries and sectors in summing up the list of legal documents that need to be newly issued, amended, supplemented, replaced and abolished, subject to the issuance authority of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, to propose inclusion in the National Assembly s Law and Ordinance formulation program, ensuring the compliance with the schedule approved by the Government.

(4) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs presides over and coordinates with the Ministry of Health and the concerned ministries and sectors in organizing the implementation of programs, schemes and projects on gender equality and social protection, the elderly, vocational education, job creation and poverty reduction in the direction of the Strategy.

(5) The Ministry of Information and Communications presides over and coordinates with the Ministry of Health and localities in organizing the implementation of programs, schemes and projects on informtaion, information technology propaganda and application in the direction of the Strategy.

(6) The Ministry of Culture, Sports and Tourism presides over and coordinates with the Ministry of Health and relevant ministries and sectors in organizing the implementation of programs, schemes and projects in the field of family and culture, sports, tourism in the direction of the Strategy.

(7) The Ministry of Agriculture and Rural Development presides over and coordinates with the Ministry of Health and concerned ministries and sectors in organizing the implementation of programs, schemes and projects on new rural construction and settlement re-migration for hydroelectric and irrigation projects according in the direction of the Strategy.

(8) The Ministry of Science and Technology presides over and coordinates with the Ministry of Health and relevant ministries and sectors in formulating and implementing scientific and technological programs and tasks on population and development in the direction of the Strategy.

(9) The Ministry of Home Affairs presides over and coordinates with the Ministry of Health and the concerned ministries and sectors in organizing the implementation of programs, schemes and projects on the youth and organizing the apparatus for population work in the direction of the Strategy.

(10) The Ministry of Natural Resources and Environment presides over and coordinates with the Ministry of Health and the concerned ministries and sectors in organizing the implementation of programs, schemes and projects on water environment pollution and climate changes in the direction of the Strategy.

(11) The Ministry of Education and Training presides over and coordinates with the Ministry of Health and concerned ministries and sectors in renovating contents and methods of population education, reproductive health, sexual health, gender and gender equality and sex in the direction of the Strategy.

(12) The Committee for Ethnic Minorities presides over and coordinates with the Ministry of Health and relevant ministries and agencies to implement programs, projects and projects on reducing child marriages and consanguinity marriages in mountainous areas and ethnic minorities in the direction of the Strategy.

(13) The Ministry of Planning and Investment presides over and coordinates with the Ministry of Finance in summing up development investment plans; to coordinate with the Ministry of Health and concerned agencies in mobilizing official development assistance (ODA) for population-related programs, schemes and projects.

(14) The Ministry of Finance over and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, based on the capacity of the annual state budget, to allocate budgets to ensure the implementation of population-related programs, schemes and projects; to guide, inspect and audit the use of funding.

(15) Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency and other mass media increase the broadcast time and appropriate number of articles; improve the quality of population propagation and development in programs, specialized pages and items.

(16) Ministries, ministerial-level agencies and other Governmental agencies presides over and coordinates with the Ministry of Health and concerned ministries and sectors in organizing the implementation of this Strategy within the scope of their assigned functions and tasks.

(17) People s Committees of centrally run provinces and cities organize the implementation of the Strategy in their localities under the guidance of the Ministry of Health and other relevant ministries and sectors; develop and organize the implementation of annual and five-year population and development plans in accordance with this Strategy.

(18) To propose Central Committee of Vietnam Fatherland Front, Vietnam General Confederation of Labor, Central Vietnam Women s Union, Central Ho Chi Minh Communist Youth Union, Central Vietnam Farmers Union, Central Vietnam Association of the Elderly, Vietnam Family Planning Association and other member organizations of the Front, social organizations, within the scope of their functions and tasks, to participate in organizing the implementation of the Strategy; to promote propaganda and education in their organizations; to take part in formulating policies and laws, and to supervise the implementation of the law on population.

Article 2. This Decision takes effect from the date of its signing for issuance and replaces the Prime Minister s Decision No. 2013/QD-TTg dated November 14, 2011 approving the Vietnam Population and Reproductive Health Strategy, period 2011-2020.

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of People s Committees of centrally run provinces and cities and concerned organizations and individuals are responsible for implementing this Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER

 

 

 

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

TARGET INSPECTION INDICATORS

(Issued with the Vietnam Population Strategy to 2030 in the Prime Minister s Decision No. 1679/QD-TTg of November 22, 2019)

--------------------

No.

Indicators

Unit

The objectives to be gained by 2012

The objectives to be gained by 2030

1.

Objective 1. To stably maintain replacement - level fertility, reducing fertility differences among regions and subjects

1.1

Population scale

Million people

100

104

1.2

Total fertility rate

Child/woman

2.1

2.1

1.3

The number of provinces achieving replacement - level fertility;

% Province

35

50

1.4

The rate of reproductive age (15-49 years old) women who are using modern contraceptives

%

50

52

1.5

Reducing the rate of adolescents, young people (10-24 years)  with unintended pregnancy

% compared to the present

50

75

2.

Objective 2: To protect and develop the population of ethnic minorities of less than 10,000 people, especially small ethnic minorities

2.1

The population growth rate of ethnic minorities of less than 10,000 people

%

1.2

1.2

2.2

The rate of child marriage couples in ethnic minority areas

%

20

15

2.3

Proportion of consanguinity marriage couples in ethnic minority areas

%

4

3

3

Goal 3: To bring the sex ratio at birth to the natural balance, striving to maintain the age structure of the population at a reasonable level

3.1

 

Sex ratio at birth

No. of boys/100 girls

111

109

3.2

Rate of children under 15 years old

%

22.7

22

3.3

Rate of people of 65 years old and older

%

10.3

11

3.4

General dependency ratio

%

49

49

4.

Objective 4: Improving population quality

4.1

Rate of young men and women who are consulted and given health examination before getting married

%

70

90

4.2

The rate of child marriage

%

15

10

4.3

Proportion of consanguinity marriage

%

3

2

4.4

The rate of pregnant women who are screened

%

50

70

4.5

The rate of newborns who are screened

%

70

90

4.6

Average life expectancy

Year

74.5

75

4.7

Healthy longevity

Year

67

68

4.8

Height of Vietnamese 18 year-old men

cm

167

168.5

4.9

Height of Vietnamese 18 year-old women

cm

156

157.5

5

To promoterational population distribution and ensure national defense and security

5.1

Rate of urban population

%

38

45

6.

Objective 6: To complete the formulation and operation of the national database on population, promoting the integration of population factors into the formulation and implementation of socio-economic development plans

6.1

The rate of the population registered and managed in the national database on population

%

100

100

6.2

The rate of sectors, fields and localities using population specialized data to formulate socio-economic development strategies, planning, plans, programs and projects

%

80%

100%

7

Objective7: To maximize the advantages of the golden population structure, creating a strong motivation for the country s rapid and sustainable development.

8

Objective 8: To adapt to population aging, promoting health care for the elderly.

8.1

The rate of communes and wards meeting the elderly-friendly environment criteria;

%

20

50

8.2

The rate of elderly people directly involved in production and business for income increase and poverty reduction, in need of support for guidance on production and business, support for production means, technology transfer, product consumption, and loans for production development

%

60

70

8.3

The rate of elderly people who have health insurance cards, health management, medical examination and treatment and are cared for at home, in community, nursing homes

%

100

100

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1679/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1679/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất