Quyết định 162-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 162-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 162-HĐBT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 18/10/1988 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 162-HĐBT
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Số: 162-HĐBT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1988 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
Để giảm nhanh tốc độ tăng dân số nước ta, trước mắt đạt tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 1990 là 1,7% như Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 2 đã ghi, Hội đồng Bộ trưởng quyết định một số vấn đề cụ thể sau đây về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình:
a) Những đối tượng và những người ở vùng dân cư sau đây được sinh tối đa là 2 con:
- Cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan của đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang.
- Gia đình ở thành phố, thị xã, khu kinh tế tập trung.
- Gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng các tỉnh ven biển miền trung, vùng trung du.
b) Gia đình các dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam mỗi cặp vợ chồng cũng chỉ được sinh tối đa ba con
c) Những cặp vợ chồng tái hôn nếu cả vợ chồng đã có con riêng hay một người đã có con riêng nay muốn có con chung thì cũng chỉ được sinh 1 con.
d) Các trường hợp sinh lần thứ nhất mà sinh đôi, sinh 3 thì không được sinh nữa, các trường hợp đã có 1 con, sinh lần thứ 2 sinh đôi, sinh 3 đều không coi là quá quy định.
e) Người đã có 2 con nhưng 2 con đều bị dị tật thì được đẻ con thứ 3.
g) Gia đình cán bộ, lực lượng vũ trang, công nhân, viên chức nói ở đây là cả vợ chồng là cán bộ, công nhân, viên chức hoặc chỉ một người là cán bộ, công nhân, viên chức hay tham gia lực lượng vũ trang. Gia đình ở thành phố, thị xã, khu kinh tế tập trung là căn cứ theo chỗ ở của người mẹ.
a) Đối với các gia đình ở thành phố, thị xã khu kinh tế tập trung, các cặp vợ chồng là cán bộ, lực lượng vũ trang, công nhân, viên chức thì tuổi sinh đẻ của nữ là 22 tuổi trở lên, nam là 24 tuổi trở lên; ở các vùng khác nữ là 19 tuổi trở lên, nam là 21 tuổi trở lên.
b) Nếu sinh con thứ 2 thì phải sau con thứ nhất từ 3 đến 5 năm. Trường hợp người phụ nữ sinh con muộn sau 30 tuổi trở đi thì khoảng cách có thể từ 2 đến 3 năm.
a) Các cặp vợ chồng đã có con (trừ những cặp vợ chồng đã thôi đẻ) và các cặp vợ chồng mới kết hôn đều phải đăng ký với chính quyền địa phương và cam kết thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình theo quy định ở điều 2 và 3 trên đây. Cán bộ, công nhân, viên chức, chiến sỹ lực lượng vụ trang đăng ký tại cơ quan, đơn vị, nhân dân đăng ký tại Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Các cơ quan, đơn vị, các Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn phải thường xuyên nắm cụ thể tình hình thực hiện các biện pháp tránh thai, tình hình sinh đẻ của từng cặp vợ chồng trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
c) Các cơ quan, đơn vị đóng ở địa phương phải báo cáo tình hình kế hoạch hoá gia đình của cơ quan, đơn vị mình, chịu sự theo dõi, kiểm tra của Uỷ ban Nhân dân ở cơ sở và Ban chỉ đạo dân số và kế hoạch hoá gia đình của quận, huyện, thị xã, địa phương đó.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng bằng mọi hình thức mục đích, ý nghĩa về dân số và kế hoạch hoá gia đình, làm cho mọi người hiểu rõ lợi ích và trách nhiệm của mình để tự giác thực hiện. Chú trọng vùng nông thôn; thực hiện giáo dục dân số trong các trường phổ thông, trường đại học và chuyên nghiệp và các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
b) Kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở các cấp có đủ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách; mỗi cơ quan, đơn vị phải phân công cán bộ phụ trách công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
c) Chuẩn bị đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc men và cán bộ chuyên môn y tế để đáp ứng kịp thời yêu cầu khám, chữa bệnh phụ khoa, dịch vụ các biện pháp kỹ thuật tránh thai, tránh đẻ. Tổ chức các cơ sở dịch vụ y tế thuận tiện cho nhân dân, hướng dẫn các biện pháp và các phương pháp tránh thai thích hợp với tập quán của mỗi vùng và thích hợp với từng người bảo đảm an toàn và hiệu quả về chuyên môn kỹ thuật.
d) Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, các tổ chức kinh tế, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu, quận, huyện, thị xã cần bố trí kinh phí thích đáng cho Uỷ ban dân số cấp tương đương để có điều kiện làm tốt nhiệm vụ về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Gia đình chỉ có một con cũng được hưởng tiêu chuẩn như gia đình 2 con.
Gia đình có số con quá quy định (kể cả số con đã sinh từ trước) phải trả tiền thuê nhà, thuê đất theo giá cao trên diện tích xin cấp thêm.
Võ Văn Kiệt
(Đã ký)
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây