Quyết định 15/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 15/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 15/2007/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/01/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 15/2007/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 15/2007/QĐ-TTg NGÀY 29 THÁNG 01 NĂM 2007
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại các tờ trình: số 42/TTr-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2006, số 3175/TTr-UBND ngày 12 tháng 06 năm 2006; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 6849/BKH-TĐ&GSĐT ngày 15 tháng 9 năm 2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển:
a) Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích và tạo điều kiện bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư trong Tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
b) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh;
c) Gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; chú trọng phát triển khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giảm dần sự chênh lệch về thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản và tăng thu nhập giữa vùng nông thôn, hải đảo với vùng đô thị;
d) Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên các vùng;
e) Thực hiện phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở bảo vệ, tái sinh và làm giàu tài nguyên biển, rừng, đất đai, nguồn nước, bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường sinh thái, biển;
g) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.
2. Mục tiêu phát triển:
a) Mục tiêu tổng quát: xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành Tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế, là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Tăng trưởng GDP trung bình/năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,32% (không tính dầu khí đạt 17,49%); giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,8% (không tính dầu khí đạt 16,58%); giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,13% (không tính dầu khí đạt 13,35%);
- Tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng và thương mại; phát triển các ngành công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, sản xuất hàng hóa bảo đảm chất lượng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế để nâng cao hiệu quả, tiến tới phát triển kinh tế tri thức. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: công nghiệp và xây dựng chiếm 79,34%; dịch vụ 18,74%; nông, lâm, ngư nghiệp 1,92% (nếu không tính dầu khí cơ cấu kinh tế tương ứng là: 58,04%; 38,07%; 3,89%). Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp và xây dựng chiếm 61,55%; dịch vụ tăng lên khoảng 36,8%; nông, lâm, ngư nghiệp 1,65% (nếu không tính dầu khí cơ cấu kinh tế tương ứng là: 53,23%; 44,77%; 2%);
- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt khoảng 11.460 USD, gấp 3,15 lần so với năm 2000; đến năm 2020 đạt khoảng 27.000 USD, gấp 2,36 lần so với năm 2010;
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD vào năm 2010 (nếu không tính dầu khí đạt 523 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân (không tính dầu khí) giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12%/năm và đạt 9 - 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020; đến năm 2020 xuất khẩu (không tính dầu khí) đạt 1 tỷ USD;
- Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 6,4 tỷ USD (giá năm 1994); giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 31,3 tỷ USD;
- Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020; tạo việc làm cho người lao động;
- Đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn xấp xỉ 1%, quy mô dân số khoảng 1,026 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị 57,3%. Đến năm 2020 ổn định quy mô dân số khoảng 1,18 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị 69,06%;
- Phát triển các hoạt động văn hoá - thông tin, bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá dân tộc; xây dựng các thiết chế văn hoá theo quy hoạch; thể dục, thể thao đa dạng, chất lượng cao; nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; đến năm 2010 số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 25 giường, tiếp tục nâng lên 28 giường vào năm 2015 và 30 giường vào năm 2020. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục;
- Phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn để hình thành một khu vực nông thôn phát triển, văn minh, hiện đại, gần với cuộc sống đô thị. Đến năm 2010 bảo đảm 98% số hộ được sử dụng điện, 98% số hộ dùng nước sạch; đến năm 2020 đạt 100% số hộ nông thôn được sử dụng điện, 100% số hộ sử dụng nước sạch;
- Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản. Đến năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Tỉnh (cao hơn chuẩn nghèo quốc gia 1,5 lần) và tiếp tục nâng cao mức sống nhân dân trong giai đoạn tiếp theo;
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thực hiện có hiệu quả chương trình 4 giảm (gồm: tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn ma tuý, mãi dâm), giảm tối đa các tệ nạn xã hội; gìn giữ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.
3. Phát triển ngành và lĩnh vực:
a) Phát triển công nghiệp:
Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của Tỉnh: tiếp tục xúc tiến mạnh công tác thăm dò dầu khí để tăng khối lượng khai thác, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, hỗ trợ dầu khí và các ngành sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu; các ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dịch vụ cảng, phục vụ cho các hoạt động vận tải biển. Đẩy mạnh chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chú ý phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ các nguồn nguyên liệu địa phương;
- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 9 khu công nghiệp đã được thành lập để phát huy hiệu quả. Thành lập thêm khu công nghiệp Kim Dinh 100 ha và Khu công nghệ cao của Tỉnh tại thị xã Bà Rịa. Khi các khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy trên 60%, sẽ đầu tư phát triển các khu công nghiệp: Long Hương (400 ha), Long Sơn (500 - 600 ha), khu cảng và dịch vụ dầu khí Bến Đình (100 ha);
- Định hướng tại mỗi huyện, thị, thành phố đầu tư phát triển một số cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủy sản và phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ;
- Phát triển và phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo yêu cầu môi trường;
- Huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng trong hàng rào các khu, cụm công nghiệp; đồng thời, nguồn vốn ngân sách phải cân đối bảo đảm phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội.
b) Phát triển các ngành dịch vụ:
- Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững;
- Tập trung đầu tư phát triển du lịch với các loại hình du lịch trọng điểm là: du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng và du lịch nghỉ dưỡng. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc tại Vũng Tàu, Côn Đảo nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh để tạo điều kiện tăng trưởng nhanh và bền vững;
- Phát triển thương mại theo hướng hình thành các trung tâm thương mại ở đô thị, các cụm thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ. Tổ chức xây dựng các loại hình dịch vụ thương mại tiên tiến phù hợp với điều kiện địa phương. Khai thác lợi thế các mặt hàng nông sản, thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời, phát triển các khu công nghiệp kỹ thuật cao nhằm mở rộng các mặt hàng xuất khẩu từ công nghiệp chế tác, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 12%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và đạt 9 - 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020; đến năm 2010 xuất khẩu (trừ dầu khí) đạt 523 triệu USD và đến năm 2020 đạt trên 1 tỷ USD;
- Phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển, phát triển dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, đẩy mạnh dịch vụ vận tải thủy gồm cả vận tải đường thủy nội địa và đường biển. Phát triển các loại dịch vụ hàng hải quốc tế tại các cảng khu vực Thị Vải, Vũng Tàu và Côn Đảo. Phấn đấu giảm giá thành dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải biển;
- Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Thành lập và quản lý tốt hoạt động của các quỹ như: Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đầu tư mạo hiểm, Quỹ Bảo trợ xã hội. Phát triển các hoạt động kinh doanh, môi giới tài chính, bảo hiểm, hình thành các công ty tài chính. Phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế để sau năm 2010 hình thành trung tâm tài chính tại thành phố Vũng Tàu.
c) Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
- Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững gắn liền với xây dựng khu vực nông thôn có kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển toàn diện. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái đô thị, tập trung xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học với mục tiêu gia tăng giá trị sản lượng và thu nhập/đơn vị diện tích đất. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến;
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển cây công nghiệp lâu năm phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả và chăn nuôi;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đặc biệt là hoàn thành hồ sông Ray; kiên cố hóa 100% hệ thống kênh mương, bảo đảm chủ động tưới tiêu, ngăn mặn, kiểm soát ngập úng;
- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa;
- Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không ngừng tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm với chất lượng cao;
- Chuyển đổi một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp để tạo quỹ đất phát triển các khu công nghiệp, cảng, dịch vụ du lịch và một số khu đô thị, khu dân cư. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp chuyển sang mục tiêu phát triển du lịch, chỉ cho phép đầu tư loại hình du lịch sinh thái, bảo đảm phát huy tiềm năng, thế mạnh, không thay đổi tính chất của rừng; đồng thời, tiếp tục tôn tạo rừng để phát triển du lịch;
- Phát triển thủy sản theo hướng khai thác đánh bắt xa bờ có hiệu quả, chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, tổ chức tốt bảo quản hải sản sau đánh bắt để nâng cao giá trị sản phẩm; bảo vệ các nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt. Điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề khai thác cho phù hợp với đặc điểm ngư trường, mùa vụ khai thác. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với đặc điểm và điều kiện mặt nước hiện có. Hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn với bảo vệ rừng ngập mặn, sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi và giữ gìn môi trường sinh thái. Khuyến khích phát triển các loại tàu công suất lớn, hạn chế tiến tới không cho phép đóng mới các loại tàu có công suất nhỏ dưới 90 CV, từng bước thay đổi vỏ tàu bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ.
d) Phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin và thể dục, thể thao:
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở để thực hiện phân tuyến kỹ thuật; đến năm 2010 các bệnh viện tuyến huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III và 100% các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế. Sau năm 2010 tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn cao hơn. Xây dựng các bệnh viện và trung tâm y tế chất lượng cao;
- Phát triển giáo dục mầm non, duy trì thành quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở và đạt chuẩn phổ cập trung học trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2010. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 50% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo;
- Xây dựng và hiện đại hoá các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn. Quy hoạch bố trí mặt bằng để xây dựng Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao, cấp Vùng tại tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động các nguồn vốn để phát triển các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh; thực hiện các hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong nước và quốc tế để tổ chức các lớp đào tạo ngay tại tỉnh nhằm khai thác cơ sở vật chất sẵn có vào phát triển giáo dục đào tạo. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 50% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020;
- Phát triển văn hoá - thông tin hài hòa giữa thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. Thực hiện tốt "phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", xây dựng hạ tầng, thiết chế văn hoá cơ sở theo quy hoạch. Phát triển các hoạt động văn hoá - thông tin, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng; giữ thế mạnh ở các môn thể thao trọng điểm của Tỉnh như Teakwondo, bóng chuyền bãi biển.
đ) Khoa học và công nghệ:
- Xây dựng quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất (khoa học công nghệ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất); trong đó, tập trung lập quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất. Cần có các chương trình, dự án then chốt, các giải pháp, bước đi với các nhiệm vụ cụ thể giúp các ngành chức năng, các địa phương liên quan tổ chức thực hiện theo lộ trình để khoa học và công nghệ nhanh chóng phát triển trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất;
- Tổ chức xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các khu công nghệ cấp tỉnh (còn gọi là các "khu sinh dưỡng" công nghiệp, khu ươm tạo công nghệ, khu ươm tạo doanh nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao...) trở thành trụ cột của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất;
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ; trong đó, có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các khu công nghệ, sản phẩm công nghệ, đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đặc biệt, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất.
e) Quốc phòng, an ninh: phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn, đặc biệt là vùng biển, hải đảo. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm địa bàn ổn định chính trị, an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng dự bị động viên mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng và củng cố các địa bàn dân cư trên các đảo, phát triển các đảo có khả năng sinh sống, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia.
4. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: Tập trung đầu tư đi trước về phát triển kết cấu hạ tầng:
- Phát triển hệ thống cảng theo quy hoạch cụm cảng thuộc nhóm cảng biển số 5, nhóm cảng biển số 8. Tiến hành nạo vét luồng lạch, cải tạo luồng và xây dựng hệ thống cảng biển và cảng thủy nội địa để phát triển vận tải đường biển, đường sông;
- Đầu tư các tuyến trục giao thông đường bộ quan trọng; xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông Tỉnh lộ. Tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp và nhựa hóa các đường giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới hệ thống giao thông trong các đô thị, đặc biệt ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông đô thị mới Phú Mỹ;
- Trong giai đoạn 2006 - 2010, tiếp tục nâng cấp sân bay Cỏ Ống cho loại máy bay 150 chỗ có thể lên xuống được. Giai đoạn 2011 - 2020 xây dựng sân bay Vũng Tàu, trung tâm dịch vụ hàng không tại Gò Găng;
- Triển khai nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu gắn liền với các khu công nghiệp, bến cảng để có thể khởi công trong giai đoạn 2011 - 2020;
- Nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc;
- Tiếp tục mở rộng các nhà máy cấp nước hiện có, đồng thời xây dựng mới một số hệ thống cấp nước. Mở rộng các hệ thống cấp nước đô thị. Xây dựng mới hệ thống cấp nước tại các xã chưa có, nâng cấp các hệ thống cấp nước đã được xây dựng;
- Tập trung đầu tư cho hệ thống thoát nước tại các đô thị, xây dựng hệ thống cống thu gom nước mưa và nước thải riêng và xây dựng các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Các khu công nghiệp tập trung cần xây dựng các trạm xử lý riêng theo đặc thù của từng khu. Nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện phải xử lý đạt tiêu chuẩn B trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung (cống ngầm, kênh, mương, sông,...);
- Xây dựng thêm các lưới truyền tải điện 110 KV, 35 KV; lưới phân phối điện 15 KV và xây dựng các trạm nguồn bảo đảm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện.
5. Quản lý môi trường, hướng tới phát triển bền vững:
- Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, trạm xử lý nước thải. Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hóa các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị;
- Di dời các nhà máy chế biến hải sản tại các đô thị, khu dân cư đến các khu vực đã được quy hoạch;
- Tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch;
- Phân vùng môi trường để có các biện pháp phù hợp;
- Giám sát việc xả nước thải, chất thải, dầu mỡ từ các tàu thuyền tại vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; giám sát hoạt động có khả năng gây tác động môi trường ở các giàn khoan dầu khí ngoài thềm lục địa.
6. Tổ chức không gian lãnh thổ chung của Tỉnh:
Tổ chức cụm đô thị trung tâm và các điểm đô thị xung quanh. Không gian phát triển có hình thái lan tỏa ở cụm đô thị trung tâm Vũng Tàu - Bà Rịa từ phía Tây Nam về phía Đông Bắc theo hướng các quốc lộ trọng yếu trong Tỉnh là các Quốc lộ: 51, 55, 56. Phát triển vùng duyên hải theo hình thái du lịch sinh thái xen kẽ điểm đô thị du lịch. Phát triển các thị trấn, thị tứ dịch vụ hành chính và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hình thái đô thị điểm:
a) Thành phố Vũng Tàu: là đô thị lớn nhất, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II với chức năng là Trung tâm du lịch, dịch vụ dầu khí, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh tế cảng; trong giai đoạn 2010 - 2020 sẽ phát triển khu đô thị mới tại Long Sơn;
b) Khu đô thị mới Phú Mỹ: sẽ đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2010 và đạt tiêu chuẩn loại III vào năm 2015. Đây là đô thị công nghiệp, cảng;
c) Thị xã Bà Rịa: là trung tâm hành chính của Tỉnh; đồng thời, là trung tâm thương mại, giao thương lớn nhất nội tỉnh. Hiện nay là đô thị loại IV, nâng lên đô thị loại III vào năm 2010;
d) Tại Long Điền sẽ tiếp tục phát triển 2 thị trấn: Long Điền là trung tâm huyện; thị trấn Long Hải phát triển đô thị mới với chức năng là đô thị du lịch;
đ) Tại Đất Đỏ sẽ phát triển 2 thị trấn: thị trấn Đất Đỏ là trung tâm huyện và thị trấn Phước Hải là đô thị du lịch;
e) Tại Châu Đức, ngoài thị trấn Ngãi Giao là trung tâm huyện sẽ phát triển thêm thị trấn Kim Long;
g) Tại Xuyên Mộc, ngoài thị trấn Phước Bửu hiện là trung tâm huyện sẽ phát triển thêm các thị trấn: Hòa Bình, Bình Châu, Hồ Tràm;
h) Riêng Côn Đảo sẽ phát triển thành khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao, trong giai đoạn đến 2010 sẽ hình thành các thị trấn Côn Sơn, Bến Đầm và Cỏ Ống với quy mô dân số khoảng 14 ngàn người. Đến năm 2020 sẽ hình thành tại Côn Đảo đô thị hiện đại, toàn đảo là một đô thị lớn.
7. Định hướng các chương trình, dự án quan trọng đầu tư:
a) Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của Tỉnh công nghiệp có trình độ phát triển hàng đầu của cả nước, ngang tầm với khu vực;
b) Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống đường bộ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế;
c) Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị theo tiêu chuẩn văn minh, hiện đại; trong đó, đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị mới Phú Mỹ;
d) Hoàn thành cơ bản mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng hình thành các điểm dân cư văn minh, hiện đại;
đ) Đầu tư hình thành và ổn định quy mô của hệ thống cảng biển, cảng hàng không, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
e) Thực hiện đầu tư phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông với công nghệ và trình độ hiện đại ngang tầm khu vực;
g) Kêu gọi và xúc tiến đầu tư phát triển một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch;
h) Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư phát triển du lịch khu vực ven biển;
i) Hình thành các dự án đầu tư phát triển du lịch Vùng phía Đông và Đông Nam Tỉnh theo hướng kết hợp phát triển các khu bảo tồn sinh học, các hoạt động du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ và làm trong sạch môi trường;
k) Đầu tư hình thành các trung tâm thương mại và dịch vụ tài chính, tín dụng áp dụng công nghệ hiện đại;
l) Kêu gọi và xúc tiến các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp;
m) Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp đã được thành lập; kêu gọi đầu tư phát triển một số khu công nghiệp mới và ổn định mạng lưới các khu công nghiệp vào các giai đoạn sau năm 2010;
n) Kêu gọi và xúc tiến đầu tư các dự án phát triển công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải biển trong các khu công nghiệp đã được xác định;
o) Hình thành các chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực phát triển xã hội:
+ Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các cơ sở giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học và công nghệ. Huy động nội lực để thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo;
+ Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các thiết chế văn hóa xã hội;
+ Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe;
8. Một số chính sách và giải pháp chung về thực hiện quy hoạch:
a) Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 6,4 tỷ USD trong giai đoạn 2006 - 2010 và 31,3 tỷ USD trong giai đoạn 2011 - 2020 (giá năm 1994);
b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và thực hiện chiến lược về con người; tập trung các chính sách giải quyết đồng bộ quan hệ trên cả 3 mặt: giáo dục đào tạo con người; sử dụng và tạo việc làm;
c) Chú trọng phát triển khoa học công nghệ cùng với các giải pháp về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội của Tỉnh;
d) Thực hiện các giải pháp về điều hành vĩ mô với xây dựng đồng bộ các chính sách: chính sách phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chính sách thị trường, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần;
đ) Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm giải quyết vấn đề xã hội như: nhà ở và việc làm cho người dân phải di dời lấy đất để thực hiện dự án, chương trình quan trọng; chính sách ưu đãi đối với người nghèo;
e) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, ưu đãi áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
g) Tăng cường công tác điều hành và tổ chức thực hiện để đưa quy hoạch từng bước đi vào cuộc sống, với các nội dung: phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch; cụ thể hoá các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở; thường xuyên cập nhật các nội dung quy hoạch; cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã và thành phố; trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch: Sau khi phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động phát triển trên địa bàn Tỉnh; Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các đoàn thể và toàn thể nhân dân tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch được phê duyệt là một tài liệu "khung" với những mục tiêu, định hướng phát triển lớn, các cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức thực hiện; làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.
- Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để đảm bảo sự phát triển toàn diện và đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) phù hợp với yêu cầu của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư… để bảo đảm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong báo cáo quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg
ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
I |
Dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp |
1 |
Dự án thép không gỉ (Đài Loan) |
2 |
Dự án công nghệ cao |
3 |
Nhà máy thép Phú Mỹ II |
4 |
Nhà máy thép Phú Mỹ |
5 |
Dự án luyện thép, phôi thép |
6 |
Dự án cán thép |
7 |
Nhà máy chế biến Condensat |
8 |
Kho chứa và cảng xuất khí hóa lỏng |
9 |
Nhà máy chế biến dầu mỏ |
10 |
Dự án sản xuất sản phẩm hoá dầu |
11 |
Nhà máy đóng và sửa chữa tàu Long Sơn |
12 |
Dự án sửa chữa và đóng mới tàu biển |
13 |
Công ty đóng tàu Dongil |
14 |
Cơ khí sửa chữa tàu thuyền và giao thông vận tải |
15 |
Nhà máy cơ khí Vũng Tàu |
16 |
Dự án sản xuất cơ khí chính xác |
17 |
Dự án sản xuất linh kiện máy tính |
18 |
Dự án lắp ráp điện tử |
19 |
Dự án sản xuất container xuất khẩu |
20 |
Nhà máy sản xuất thùng chứa dầu công nghiệp |
21 |
Dự án sản xuất hoá chất |
22 |
Dự án sản xuất hạt nhựa |
23 |
Nhà máy sản xuất Etylen |
24 |
Dự án sản xuất bulon ốc vít |
25 |
Dự án sản xuất vật liệu xây dựng |
26 |
Dự án sản xuất Formalin chế tạo keo dán gỗ |
27 |
Dự án sản xuất đồ gỗ xuất khẩu |
28 |
Nhà máy chế biến gỗ gia dụng và công nghiệp |
29 |
Dự án sản xuất phụ kiện bàn ghế |
30 |
Dự án sản xuất bao bì nhựa tự huỷ |
31 |
Dự án may mặc, giầy da xuất khẩu |
32 |
Dự án may mặc xuất khẩu |
33 |
Dự án sản xuất giầy xuất khẩu |
34 |
Dự án chế biến cao su |
35 |
Nhà máy chế biến thành phẩm từ mủ cao su |
36 |
Khai thác đá ốp lát và đá xây dựng |
II |
Dự án thuộc nông nghiệp và thuỷ sản |
37 |
Hạ tầng kỹ thuật khu chế biến hải sản Gò Găng |
38 |
Hạ tầng kỹ thuật khu nuôi tôm Lộc An |
39 |
Hạ tầng kỹ thuật khu nuôi tôm Long Hương |
40 |
Hồ Sông Ray |
41 |
Hồ thủy lợi: Ba Sình, Suối Ngọt, Suối Nghệ, Suối Bang, Giao Kèo |
42 |
Đập Suối Bang |
43 |
Hệ thống kênh nội đồng hồ Đá Đen |
44 |
HT kênh tưới cho xã Châu Pha, Sông Xoài |
45 |
Hồ Suối Lúp |
46 |
Hồ Suối Sậy |
47 |
Kiên cố hoá kênh mương hồ Bút Thiền |
48 |
Kiên cố hoá kênh mương hồ Suối Môn |
49 |
Hạ tầng khu nuôi tôm Bàu Sình A |
50 |
Hạ tầng khu nuôi tôm Bàu Sình B |
51 |
Hạ tầng khu nuôi tôm giống xã Phước Thuận |
52 |
Nuôi trồng đặc sản biển |
53 |
Chăn nuôi, trồng trọt đặc sản |
54 |
Khai thác hải sản giá trị xuất khẩu cao |
55 |
Chế biến hải sản cao cấp |
56 |
Công ty thuỷ sản Cao Nam |
57 |
Nhà máy sản xuất thưc ăn nhanh, ăn liền |
58 |
Dự án chế biến thịt |
59 |
Nhà máy chế biến rau cao cấp |
60 |
Dự án chế biến rau quả |
61 |
Nhà máy sản xuất đồ uống từ trái cây |
62 |
Nhà máy chế biến trái cây |
63 |
Dự án chế biến cà phê |
64 |
Dự án chế biến hạt tiêu |
65 |
Dự án chế biến thức ăn gia súc |
66 |
Trung tâm giống thuỷ sản tập trung |
67 |
Trại thực nghiệm giống bò sữa |
III |
Dự án đầu tư phát triển du lịch |
68 |
Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch núi Minh Đạm |
69 |
Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch núi Dinh |
70 |
Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia + Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu |
71 |
Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Láng Hàng - Bình Châu |
72 |
Cáp treo Núi Lớn - Núi Nhỏ |
73 |
Vườn thú hoang dã Safari |
74 |
Khu du lịch nghỉ mát Atlantic |
75 |
Chi nhánh Bảo tàng Cách mạng Việt Nam |
76 |
Phòng trưng bày hiện vật tại nhà tù Côn Đảo |
77 |
Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Cách mạng Côn Đảo |
78 |
Khu du lịch sinh thái văn hóa - lịch sử Côn Đảo |
79 |
Khu bãi biển Thuỳ Vân |
80 |
Khu du lịch Paradise |
81 |
Khu du lịch Biển Xanh |
82 |
Khu du lịch Chí Linh - Cửa Lấp |
83 |
Khu dịch vụ du lịch dầu khí |
84 |
Khu du lịch Bờ Biển Vàng |
85 |
Dự án khách sạn tháng 10B |
86 |
Khu du lịch sinh thái Hòn Cau |
87 |
Khu du lịch Lộc An |
88 |
Khu du lịch Hoa Anh Đào |
89 |
Khu du lịch Núi Nứa |
90 |
Khu du lịch Minh Đạm, đèo Nước Ngọt |
91 |
Khu du lịch sinh thái cao cấp Phước Hải |
92 |
Sân golf 18 lỗ |
93 |
Khu du lịch Núi Dinh |
94 |
Khu dịch vụ đô thị du lịch Phú Mỹ |
95 |
Mở rộng khu du lịch Hồ Cốc |
96 |
Khu du lịch biển sông Lô, Láng Hàng, sông Ray |
97 |
Khu du lịch chữa bệnh suối khoáng nóng Bình Châu |
98 |
Khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu |
99 |
Khu du lịch Hồ Tràm - Hồ Linh, Bến Cát - Hồ Tràm |
100 |
Khu du lịch thác Hoà Bình |
101 |
Khu du lịch sinh thái dọc sông Ray |
102 |
Vườn Phước Bửu thu nhỏ |
103 |
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tân Thành |
104 |
Tôn tạo cảnh quan thành phố Vũng Tàu |
105 |
Phố ẩm thực, phố mua sắm |
106 |
Trung tâm vui chơi, giải trí liên hợp Bãi Trước |
107 |
Công viên giải trí kỹ thuật cao |
108 |
Bảo tàng sáp |
109 |
Trại nuôi cá Sấu kết hợp xiếc Bàu Lâm |
IV |
Dự án đầu tư thương mại - dịch vụ |
110 |
Tổ hợp Siêu thị - Chung cư Vũng Tàu |
111 |
Cải tạo nâng cấp chợ Vũng Tàu |
112 |
Chợ đầu mối thuỷ sản Phước Tỉnh |
113 |
Chợ đầu mối thuỷ sản phường 11 |
114 |
Chợ Gò Cát phường Long Toàn |
115 |
Hệ thống chợ thị trấn Côn Đảo |
116 |
Siêu thị bán hàng lưu niệm số 2 |
117 |
Trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh |
118 |
Trung tâm Hội chợ triển lãm |
119 |
Trung tâm Thương mại huyện Xuyên Mộc |
120 |
Trung tâm Thương mại khu đô thị mới Phú Mỹ |
121 |
Trung tâm Thương mại huyện Đất Đỏ |
V |
Dự án đầu tư lĩnh vực văn hoá - xã hội |
122 |
Công viên Bàu Sen |
123 |
Công viên văn hoá thể thao Bàu Trũng |
124 |
Xây dựng mới bệnh viện Tỉnh |
125 |
Trung tâm Hành chính Tỉnh |
126 |
Trung tâm Y tế chất lượng cao |
127 |
Trường nghề Hồng Lam |
128 |
Trung tâm Đào tạo nghề trình độ cao |
129 |
Trường đại học Dân lập Bà Rịa - Vũng Tàu |
130 |
Trung tâm Văn hoá Bến Đầm |
131 |
Trung tâm Văn hoá Cỏ ống |
132 |
Trung tâm Y tế kết hợp quân - dân y Côn Đảo |
133 |
Hệ thống thông tin điện tử |
134 |
Trung tâm Sách thiết bị trường học |
135 |
Các dự án xây mới, cải tạo trường phổ thông |
VI |
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng |
136 |
Đường và cầu sang Gò Găng |
137 |
Đường và cầu từ Gò Găng sang Long Sơn |
138 |
Đường bộ vòng quanh Côn Đảo |
139 |
Đường cao tốc Long Thành - Vũng Tàu |
140 |
Nâng cấp giao thông xuyên đảo |
141 |
Đường nối Cỏ Ống - Đầm Tre |
142 |
Xây mới và cải tạo đường nội thị Côn Đảo |
143 |
Đường sắt Biên Hoà - Vũng Tàu |
144 |
Hoàn thiện sân bay Cỏ Ống |
145 |
Xây dựng sân bay Gò Găng |
146 |
Khu neo đậu trú bão Côn đảo |
147 |
Cảng Thương mại dịch vụ hàng hải, dịch vụ dầu khí |
148 |
Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải |
149 |
Nâng cấp cảng cá Bến Đầm |
150 |
Bến vận chuyển hành khách trên các đảo |
151 |
Cảng du lịch vịnh Côn Sơn |
152 |
Nâng cấp, cải tạo cảng: Phước Hiệp, Tân Phước, Lò Vôi |
153 |
Cầu cảng trạm nghiền xi măng Cẩm Phả |
154 |
Cầu cảng tổng hợp Mỹ Xuân A |
155 |
Cầu cảng tổng hợp Mỹ Xuân A2 |
156 |
Cầu cảng nhà máy đóng tầu |
157 |
Cầu cảng nhà máy điện Phú Mỹ |
158 |
Cầu cảng nhà máy nghiền xi măng Thị Vải |
159 |
Cầu cảng tổng hợp Phú Mỹ |
160 |
Cầu cảng quốc tế Thị Vải |
161 |
Cầu cảng Bà Rịa - Serece |
162 |
Cầu cảng đạm và dịch vụ dầu khí |
163 |
Cầu cảng nhà máy thép Phú Mỹ |
164 |
Khu căn cứ dịch vụ hàng hải |
165 |
Cầu cảng nhà máy Ba Son |
166 |
Cầu cảng Interflour |
167 |
Bến container Cái Mép thượng |
168 |
Cầu cảng PVC |
169 |
Cầu cảng khí hóa lỏng Cái Mép |
170 |
Cầu cảng xăng dầu Petec |
171 |
Cầu cảng xăng dầu Vũng Tàu - Petro |
172 |
Căn cứ dịch vụ dầu khí |
173 |
Căn cứ dịch vụ hàng hải |
174 |
Bến container hạ lưu Cái Mép |
175 |
Cảng thương mại Cát Lở |
176 |
Cầu cảng dầu K2 |
177 |
Bến tổng hợp Khu công nghiệp Đông Xuyên |
178 |
Cầu cảng xây dựng Thắng Lợi Khu công nghiệp Đông Xuyên |
179 |
Cảng Vietsopetro |
180 |
Cảng container Vũng Tàu |
181 |
Cảng Nhà máy đóng tầu Long Sơn |
182 |
Khu cảng dầu Long Sơn |
183 |
Đường vào Khu công nghiệp khí thấp áp Long Hương |
184 |
Hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào cụm Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp |
185 |
Cơ sở hạ tầng cụm Tiểu thủ công nghiệp phường Long Toàn |
186 |
Cơ sở hạ tầng làng nghề cụm Tiểu thủ công nghiệp Ngãi Giao |
187 |
Cống thoát nước mưa Khu công nghiệp Phú Mỹ |
188 |
Nâng cấp cải tạo đường Chinfon |
189 |
Hệ thống cấp nước Côn Đảo |
190 |
Hệ thống thoát nước Trung tâm Côn Đảo |
191 |
Mạng lưới điện Côn Đảo - Bến Đầm |
192 |
Mạng lưới điện dọc tuyến đường du lịch |
193 |
Mở rộng nhà máy điện Diezel |
194 |
Lưới điện năng lượng mặt trời |
195 |
Nhà máy nhiệt điện |
196 |
Trạm tiếp sóng truyền hình Côn Đảo |
197 |
Hạ tầng viễn thông phục vụ đánh bắt xa bờ |
198 |
Nâng cấp bưu cục Trung tâm Bến Đầm, Cỏ Ống |
VII |
Dự án bảo vệ môi trường |
199 |
Nạo vét kênh Bến Đình |
200 |
Dự án thu gom và xử lý nước thải thành phố Vũng Tàu |
201 |
Dự án thu gom và xử lý nước thải thị xã Bà Rịa |
203 |
Nhà máy xử lý rác Vũng Tàu |
204 |
Nhà máy xử lý nước thải Côn Đảo |
205 |
Nạo vét chỉnh trị cửa Bến Lội Bình Châu |
206 |
Dự án lò hỏa táng và nghĩa trang |
* Ghi chú: Về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 15/2007/QD-TTg | Hanoi, January 29, 2007 |
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF BA RIA-VUNG TAU PROVINCE IN THE 2006-2015 PERIOD, WITH ORIENTATIONS TOWARDS 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the People's Committee of Ba Ria-Vung Tau province in Reports No. 42/TTr-UBND of January 5, 2006, and No. 3175/TTr-UBND of June 12, 2006; proceeding from the opinions of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 6849/BKH-TD&GSDT of September 15, 2006, on the approval of the master plan on socio-economic development of Ba Ria-Vung Tau province in the 2006-2015 period, with orientations towards 2020,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development of Ba Ria-Vung Tau province in the 2006-2015 period, with orientations towards 2020, with the following major contents:
1. Development viewpoints:
a/ To continue building the socialist-oriented market economy, encourage and create equal conditions for various economic sectors to develop, create environment for attracting investors in the province, the country and overseas to invest in Ba Ria-Vung Tau province;
b/ To actively integrate into the international and regional economies; strongly develop lines and domains with potentials and competitive edges;
c/ To associate economic growth with the achievement of social justice and progress, improving the material and spiritual life of people; to attach importance to the development of rural areas toward civilization, modernity, gradually narrowing the gap in enjoyment of basic social services and the income gap between rural areas, islands and urban cities;
d/ To step up the cause of education and training of human resources, considering human resources a decisive factor for socio-economic development;
e/ To synchronously coordinate production development with infrastructure development in various regions;
f/ To achieve sustainable economic development on the basis of protecting, regenerating and enriching marine, forest, land and water resources, protecting the environment, particularly ecological and marine environment;
g/ To closely coordinate economic development with the maintenance of defense and security, the building of the all-people defense and the people's security posture.
2. Development objectives:
a/ General objectives: To build Ba Ria-Vung Tau into an industrial province strong in marine economy with a system of national and international commercial ports and an industrial, service, tourist and fisheries center of the region and the whole country; to markedly raise the people's living standards; to firmly maintain defense and security.
b/ Specific objectives:
- The average GDP growth rate reaches 11.32%/year (or 17.49% if petroleum is excluded) in the 2006- 2010 period; 11.8% (or 16.58% if petroleum is excluded) in the 2011-2015 period; 11.13% (or 13.35% if petroleum is excluded) in the 2016-2020 period;
- To create vigorous improvement in economic structure in the direction of boosting the fast development of services, particularly tourist services, port and trade services; to develop modern technologies for higher productivity and better goods quality; to strongly restructure each economic sector to raise its efficiency, proceeding to develop the knowledge- based economy. The economic structure by 2010: industry and construction represent 79.34%; services: 18.74%; agriculture, forestry, fishery: 1.92% (which will be 58.04%; 38.07% and 3.89%, respectively, if petroleum is excluded). By 2020, the economic structure will be: industry and construction represent 61.55%; services increase to around 36.8%; agriculture, forestry and fishery: 1.65% (which will be 53.23%; 44.77% and 2%, respectively, if petroleum is excluded);
- The average per-capita GDP will reach around USD 11,460 by 2010, up by 3.15 times over 2000; and around USD 27,000 by 2020, up by 2.36 times over 2010;
- To strongly develop external economy, striving to boost export to achieve USD 5.8 billion by 2010 (or USD 523 million if petroleum is excluded). The average export growth rate (excluding petroleum) reaches 12%/year in the 2006- 2010 period and 9-10%/year in the 2011-2020 period; the export turnover reach USD 1 billion (excluding petroleum) by 2020;
- To mobilize around USD 6.4 billion of development investment capital (at the 1994 prices) in the 2006-2010 period; and around USD 31.3 billion in the 2011-2020 period;
- To create a substantial and comprehensive improvement in the education and training sector; attach importance to vocational training suitable to the province's socio-economic development demand; to raise the percentage of trained labor to over 50% by 2010 and over 80% by 2020; create jobs for laborers;
- By 2010, the natural population growth rate approximates 1%, the population will be around 1.026 million people, of which the urban population represents 57.3%. By 2020, the population will be stable at around 1.18 million people, of which the urban population represents 69.06%;
- To develop culture-information, conservation and renovation activities to bring into play the value of cultural and historical relics of the nation; build up cultural institutions according to planning; diversify physical training and sport activities and raise their quality; to raise the quality of health care and protection services for people; by 2010, the number of hospital beds reaches 25 per 10,000 inhabitants, then increases to 28 by 2015 and 30 by 2020. To well socialize cultural, medical and educational activities;
- To develop rural infrastructures in order to form a developed, civilized and modern countryside close to urban life. By 2010, 98% of the households will be supplied with electricity and 98% of the households with clean water; by 2020, 100% of the rural households will be supplied with electricity and 100% with clean water;
- To narrow the gap between regions, between population strata in the enjoyment of basic social services. By 2010, there will be basically no more poor households under the province's criteria (1.5 times higher than the national criteria) and continue to raise the people's living standards in the subsequent periods;
- To maintain defense, security, social order and safety, to ensure traffic safety and order, efficiently implement the four-decrease program (decreases in crimes, traffic accidents, drug-related evils, prostitution), minimize social vices; preserve the ecological environment and maintain sustainable development.
3. Development of lines and domains:
a/ Industrial development:
To develop key industries, based on the promotion of the province's potentials and strengths: To continue boosting petroleum exploration in order to increase the exploited volume, develop service industries in support of petroleum and industries using gas as raw materials or fuel; shipbuilding industry, port service industry in service of sea shipping. To step up marine product processing in service of export and domestic consumption, and pay attention to the development of industry producing construction materials from local raw materials.
- To concentrate investment on the completion of infrastructures of 9 industrial parks already set up in order to bring into play their efficiency. To additionally set up Kim Dinh industrial park of 100 ha and the hi-tech park of the province in Ba Ria provincial town. When the industrial parks are filled up by over 60%, investment shall be made to develop the industrial parks of Long Huong (400 ha) and Long Son (500-600 ha), the Ben Dinh petroleum port and service zone (100 ha);
- In each district, township or town, investment is to be made to develop a number of industrial and handicraft complexes to create conditions for development of small- or medium-sized enterprises, development of industries in service of agriculture, fisheries and rural economy, creation of jobs for local laborers;
- To develop and distribute industrial parks and industrial complexes on the basis of rational use of natural resources and labor and assurance of environmental requirements.
- To mobilize investment capital sources from various economic sectors at home and abroad for the development of infrastructures inside the fences of industrial parks and complexes; at the same time, the budget capital sources must be balanced to ensure the synchronized development of technical infrastructures outside the fences and the synchronized development of social infrastructures.
b/ Development of services:
- To develop services at high rates and with high quality, ensuring their comprehensive and sustainable development;
- To concentrate investment on tourist development with the following key tourist forms: forest-sea-island eco-tourism, historical and revolutionary relics-visiting tourism and convalescence tourism. To develop typical tourist products in Vung Tau, Con Dao in order to promote the local potentials and strengths and create conditions for fast and sustainable development;
- To develop trade in the direction of forming trade centers in cities and trade complexes in rural areas, the marketplace system. To organize forms of modern trade services suitable to local conditions. To tap advantages of agricultural and aquatic products for boosting export; at the same time, to develop hi-technique industrial parks, aiming to expand the export goods from the processing industry, increasing the export turnover. The export growth rate (exclusive of petroleum) will reach 12%/year in the 2006-2010 period and 9-10% in the 2011-2020 period; the export value (exclusive of petroleum) will reach USD 523 million by 2010 and over USD 1 billion by 2020;
- To bring into play advantages of the seaport system, developing petroleum services, maritime services, services of water transport, including inland water and sea transport. To develop international maritime services of various types at Thi Vai, Vung Tau and Con Dao port areas. To strive to reduce service charges and raise the competitiveness of sea transport services.
- To develop credit activities in association with service of economic restructuring with a view to achieving the socio-economic development objectives of the province. To set up and well manage the operation of such funds as the Small- and Medium-Sized Enterprises Credit Guarantee Fund, the Risk Investment Fund, the Social Relief Fund. To develop business, financial brokerage, insurance activities, forming financial companies. To develop the systems of modern infrastructures up to international standards for the formation of a financial center in Vung Tau city after 2010.
c/ Development of agriculture, forestry, fishery:
- To build a commodity agriculture for sustainable development in association with building the rural areas with comprehensive economic-cultural-social development. To build the agriculture toward urban ecology, focusing on the building of a number of hi-tech agricultural zones, the application of bio-technologies, aiming to increase the output value and income per land area unit. To industrialize and modernize the rural areas, associating agricultural development with processing industry;
- To step up the restructuring of the agricultural sector in the direction of developing perennial industrial trees in service of export, developing vegetable and fruit production and husbandry;
- To continue investing in the construction of comprehensive irrigation systems, particularly completing Ray river reservoir; solidifying 100% of the canal systems, ensuring irrigation, drainage, salt-water prevention and flood control;
- To form concentrated and specialized agricultural production areas;
- To develop concentrated husbandry in the direction of industrialization and modernization, constantly sizing up the cattle herds and poultry flocks with high quality;
- To partly convert forestry land into non-agricultural land for creation of land fund for development of industrial parks, ports, tourist services and a number of urban centers and population quarters. The conversion of forestry land for other purposes shall be made on the basis of the land use planning and forestry development planning. For forestry land converted for the purpose of tourist development, only investment in form of eco-tourism is permitted, ensuring to promote the potentials, strengths and not to alter the forest nature; at the same time, to continue to improve forests for tourist development;
- To develop fisheries in the direction of efficient offshore fishing, attaching importance to the exploitation of marine products of high economic value, the post-exploitation preservation of marine products in order to increase their value; to protect marine product resources, banning all exploitation measures of extinction nature. To adjust the fishing structure to suit the characteristics of fishing grounds, fishing seasons. To develop aquaculture suitable to the characteristics and conditions of the existing water surface. To form aquaculture zones in association with the protection of submerged forests, agricultural production, irrigation, ecological environment protection. To encourage the development of high-capacity ships, limiting then proceeding to ban the building of ships of capacity below 90 CV, step by step replacing ship shell with those made of new and durable materials, saving wood.
d/ To develop healthcare, education and training, culture and information, physical training and sports:
- To invest in material foundations and equipment for grassroots healthcare network in order to realize the technical decentralization; by 2010, the district hospitals will reach grade-III hospital standards and 100% of the health stations reach the national health standards. After 2010, they shall be further upgraded to reach higher standards. To build high-quality hospitals and medical centers;
- To develop pre-school education, maintain the fruits of primary education and lower secondary education universalization and reach the standards of upper secondary education universalization in the province by 2010. To increase the rate of trained labor to 50% by 2010 and over 80% by 2020. To step up the socialization for development of education and training institutions;
- To build and modernize professional education and vocational training establishments in the locality. To plan land ground for the construction of a regional high-quality vocational training center in the province. To step up the socialization and mobilize capital sources for development of professional education and vocational training establishments in the province; to effect activities of training association with universities, intermediate professional and vocational training schools at home and abroad in order to organize training courses right in the province with a view to tapping the existing material foundations for the development of education and training. To raise the rate of trained labor to 50% by 2010 and over 80% by 2020;
- To develop culture and information, harmonizing the performance of information and propaganda tasks with the satisfaction of cultural enjoyment demands of people. To well implement the movement "the entire population unites in building a cultured life," building cultural infrastructures and grassroots institutions under planning. To develop culture-information activities, preserve and promote cultural values. To consolidate material foundation systems. To develop mass movements for physical training and sports; to maintain strengths in key sports of the province such as teakwondo, beach volleyball.
e/ Science and technology:
- To plan the development of direct production science and technologies (enterprise and production establishment science and technology), focusing on planning the construction of technical infrastructures of direct production science and technologies. To draw up key programs and projects, solutions, specific steps, assisting functional branches and relevant localities to follow the roadmap for science and technology to quickly develop into direct production forces;
- To build and soon commission provincial technological parks (also called the industrial "generation and nurture" parks, technological nurseries, enterprise nurseries, hi-tech agricultural zone, hi-tech parks'), which become the mainstay of the technical foundation system of direct production science and technologies;
- To formulate mechanisms and policies to encourage scientific and technological development, including mechanisms and policies to encourage the development of technological parks, technological products, to renew technologies and apply scientific and technological advances. Particularly, to encourage with priority enterprises to develop direct production science and technologies.
f/ Defense and security: Socio- economic development must be associated with the maintenance of defense and security in each locality, particularly sea areas and islands. To build up the all-people defense and people's security posture, ensuring the political stability and social safety in the localities. To build strong mobilization reserve forces and firm defense areas. To build and consolidate population areas on islands, develop islands where life can exist, contributing to firmly maintaining the national sovereignty over sea and islands.
4. Development of infrastructure systems: To concentrate investment on development of infrastructures in advance:
- To develop port system under the planning on port clusters in seaport group No. 5 and seaport group No. 8. To dredge canals, improve channels and build systems of seaports and inland water ports for development of sea and river transportation;
- To invest in important roads; build Vung Tau-Ho Chi Minh City expressway; to upgrade and expand national highway 51. To build the complete system of provincial roads. To continue building, upgrading and asphalting rural roads; to upgrade and build urban thoroughfares, particularly giving priority to investment in the traffic system in Phu My new urban center;
- In the 2006-2010 period, to further upgrade Co Ong airport for 150-seat aircraft. In the 2011-2020 period, to build Vung Tau airport and aviation service center in Go Gang;
- To study the construction of Bien Hoa-Vung Tau railway linking with industrial parks and ports so that the construction thereof can start in the 2011-2020 period;
- To raise the capacity and modernize the information and communications systems.
- To further expand the existing water plants while building a number of water supply systems. To expand urban water supply systems. To build new water supply systems in communes, upgrade the already constructed water supply systems;
- To concentrate investment on urban water drainage systems, building separate sewage systems for gathering rainwater and wastewater and building wastewater treatment stations of national standards. Separate treatment stations should be built in industrial parks according to their respective particularities. Industrial wastewater and hospital wastewater must be treated up to Standard B before being discharged into the common water drainage systems (underground sewage, canals, rivers,');
- To additionally build power transmission lines of 110 KV or 35 KV; power distribution grids of 15 KV and build source stations to meet electricity demand.
5. Environmental management towards sustainable development:
- To build daily-life waste and industrial waste treatment plants, wastewater treatment stations. To select clean technologies, detailing the regulations on import of technologies, equipment;
- To relocate marine product-processing factories in urban centers or population quarters to planned areas;
- To intensify inspection and supervision of waste sources of industrial production and tourist establishments;
- To divide environmental zones for appropriate measures;
- To supervise the discharge of wastewater, waste, oil and grease from vessels in sea areas of Ba Ria-Vung Tau province; to supervise activities at petroleum drilling platforms in the continental shelf, which may cause environmental impacts.
6. Organization of common spatial territory of the province:
To organize the central urban cluster and surrounding urban spots. The development space of radial form in Vung Tau-Ba Ria central urban cluster spreads from Southwest to Northeast along the direction of key national highways of 51, 55 and 56 running through the province. To develop coastal regions in form of eco-tourism intermingled with tourist urban spots. To develop district towns, townships of administrative services, agricultural or forestry production in form of pilot urban centers:
a/ Vung Tau city: is the biggest urban center reaching grade-II city standards, functioning as a tourist, petroleum service, financial, banking and port service center; in the 2010-2020, a new urban center will be developed in Long Son;
b/ Phu My new urban center: To reach the grade-IV city standards by 2010 and grade-III city standards by 2015. This is an industrial and port city;
c/ Ba Ria provincial capital: is the administrative center of the province; and at the same time the biggest trade exchange and commercial center in the province. It will be upgraded from current grade IV to grade III by 2010;
d/ To develop two district towns in Long Dien: Long Dien is the district center and Long Hai new district town functioning as a tourist township;
e/ To develop two district towns in Dat Do: Dat Do is the district center and Phuoc Hai is the tourist town;
f/ At Chau Duc, in addition to Ngai Giao which is the district center, Kim Long district town will be developed;
g/ At Xuyen Moc, in addition to Phuoc Buu which is currently the district center, the district towns of Hoa Binh, Binh Chau and Ho Tram will be developed;
h/ Particularly Con Dao will be developed into an economic-tourist- high quality service zone; in the period to 2010, the district towns of Con Son, Ben Dam and Co Ong will take shape with a population size of around 14,000 each. By 2020, a modern city will take shape in Con Dao and the whole island will be a big urban center.
7. Orientations for important investment programs, projects:
a/ To complete the infrastructures of an industrial province with the development on a par with the county's tops and the region;
b/ To continue investing in upgrading the existing road system up to international standards;
c/ To invest in upgrading the urban technical infrastructures up to the civilization and modernity standards, giving special priority to investment in the construction of infrastructures of Phu My new urban center;
d/ To basically complete the rural communication networks in the direction of formulating civilized and modern population quarters;
e/ To invest in the formation of systems of seaports and airports with stable sizes, creating conditions for development of transport services for the whole southern key economic region;
f/ To invest in the development of post and telecommunication systems with modern technologies and level on a par with the region;
g/ To call for and promote investment in development of some key projects in the service sector, especially tourist service;
h/ To formulate and materialize the investment program on coastal tourist development;
i/ To formulate investment projects on tourist development of the eastern and southeastern areas of the province in the direction of combining the development of biological conservation zones and tourist activities with agricultural and forestry development, environmental protection and sanitation;
j/ To invest in formulation of trade, financial and credit service centers with the application of modern technologies;
k/ To call for and promote big investment projects in the industrial sector;
l/ To continue investing in the completion of infrastructures of industrial parks already set up; to call for investment in the development of a number of new industrial parks and stabilize the network of industrial parks in the periods after 2010;
m/ To call for and promote investment in projects on development of petroleum exploitation and processing industry, transport service industry, particularly transport within determined industrial parks;
n/ To formulate investment programs for development of technical infrastructures and key projects in social development domains:
+ To formulate and realize investment programs on modernization of education and training institutions; scientific and technological research. To mobilize internal resources for socialization of education and training activities;
+ To formulate and realize investment programs on modernization of socio-cultural institutions;
+ To formulate and realize investment programs on modernization of medical and healthcare establishments.
8. A number of policies and general solutions to implementation of the master plan:
a/ To mobilize USD 6.4 billion of development investment capital in the 2006-2010 period and USD 31.3 billion in the 2011-2020 period (at the 1994 prices);
b/ To raise the human resource quality, which is the objective and also the motive of the province's socio-economic development, and materialize the strategy on human development; to focus on policies for comprehensive settlement of relations in all three aspects: human education and training, employment and job creation;
c/ To attach importance to scientific and technological development together with investment capital and human resource solutions, formulating groups of basic solutions to the mobilization and efficient use of resources for the implementation of the province's socio-economic planning;
d/ To implement macro-administration solutions while formulating comprehensive policies: policy on focal and pivotal development, policy on market, policy on development of multi-sector economy;
e/ To formulate appropriate mechanisms and policies with a view to solving such social problems as dwelling houses and jobs for relocated people whose land is recovered for execution of important projects or programs; policies on preferences for the poor;
f/ To encourage various economic sectors to make development investment, giving preferences to the application of scientific and technological advances to raising the growth quality and restructuring the economy towards industrialization and modernization;
g/ To enhance the implementation administration and organization in order to step by step put the master plan into life, with the following contents: disseminating and mobilizing people to implement it; concretizing its contents into agendas, working programs of the grassroots Party Committees and administrations; regularly updating its contents; concretizing the master plan on socio-economic development of the province into line development plannings, urban and rural construction plannings, overall plannings on socio-economic development of districts, provincial towns and city; into five-year and annual plans. To enhance the inspection and supervision of the implementation of the planning. Once approved, the master plan must be a document of legal nature, serving as a basis for development activities in the province; the Party organizations, the People's Councils, the People's Committees at all levels, mass organizations and all people shall inspect and supervise the implementation of the plan.
Article 2.- The approved master plan serves as a "framework" document with major development objectives and orientations, mechanisms, policies and implementation solutions; serves as a basis for the formulation, submission for approval and implementation of specialized plannings (construction planning, land use planning and plan and other specialized plannings), and investment projects in the province according to regulations.
Article 3.- To assign the People's Committee of Ba Ria -Vung Tau province to direct, based on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the approved planning, and coordinate with relevant ministries and branches in directing, the formulation, submission for approval and implementation according to regulations of the following:
- The report on strategic assessment of environmental impacts.
- The planning on development of the systems of urban centers and population spots, the general construction planning, the land use planning and plan, the planning on development of lines, domains and major products in order to ensure the comprehensive and synchronized development.
- To study the formulation, promulgation of, or submit to competent state bodies (for matters going beyond its competence) for promulgation, a number of mechanisms and policies suitable to the province's requirements in each period with a view to attracting and mobilizing resources for implementation of the plannings.
Article 4.- Relevant ministries and branches shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, assist the People's Committee of Ba Ria - Vung Tau province in studying the formulation of the above-said plannings; studying the formulation and submission to competent state bodies for promulgation of a number of mechanisms and policies suitable to the province's socio-economic development requirements in each period with a view to mobilizing and efficiently using resources, encouraging and attracting investment' in order to well attain the objectives, fulfill the tasks and materialize the orientations of socio-economic development stated in the planning report. To accelerate investment in and implementation of works or projects of regional scale and important for the province's development, in which the investment has been already decided. To study and consider the adjustment and supplementation of branch development plannings, plans on investment in works or relevant projects with expected investment as stated in the planning report.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 6.- The president of the People's Committee of Ba Ria -Vung Tau province, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.
| THE PRIME MINISTER |
APPENDIX
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 15/2007/QD-TTg of January 29, 2007)
I. Industrial investment projects
1. Stainless steel project (Taiwan).
2. Hi-tech project.
3. Phu My II steel mill.
4. Phu My steel mill.
5. Steel rolling and steel cast project.
6. Steel rolling project.
7. Condensate processing plant.
8. The liquefied gas warehouse and export port.
9. Petroleum processing plant.
10. Petrochemical products project.
11. Long Son shipyard.
12. Sea-going ship building and repair project.
13. Dongil shipbuilding company.
14. Vessel repair and transport mechanical engineering project.
15. Vung Tau mechanical engineering plant.
16. Precision tools production project.
17. Computer component production project.
18. Electronic assembly project.
19. Export container manufacture project.
20. Industrial oil tank manufacture factory.
21. Chemicals production project.
22. Plastic granule production project.
23. Ethylene production plant.
24. Bolt, screw and nut production project.
25. Building materials production project.
26. Wood glue formalin production project.
27. Export wood furniture production project.
28. Domestic and industrial timber processing factory.
29. Table and chair accessories production project.
30. Self-dispelling plastic package production project.
31. Export garment and leather shoe project.
32. Export garment project.
33. Export shoe production project.
34. Rubber processing project.
35. Rubber latex finished products processing plant.
36. Floor, wall and construction stone exploitation.
II. Agricultural and fishery projects
37. Go Gang marine product-processing zones technical infrastructures.
38. Loc An shrimp-rearing zones technical infrastructures.
39. Long Huong shrimp-rearing zones technical infrastructures.
40. Ray river reservoir.
41. Ba Sinh, Suoi Ngot, Suoi Nghe, Suoi Bang, Giao Keo irrigation reservoirs.
42. Suoi Bang dam.
43. Da Den reservoir intra-field canal system.
44. Canal system for irrigation of Chau Pha and Song Xoai communes.
45. Suoi Lup reservoir.
46. Suoi Say reservoir.
47. But Thien reservoir canal solidification project.
48. Suoi Mon reservoir canal solidification project.
49. Bau Sinh A shrimp-rearing zones infrastructures.
50. Bau Sinh B shrimp-rearing zones infrastructures.
51. Phuoc Thuan commune shrimp breeding zones infrastructures.
52. Specialty marine product culture.
53. Specialty product cultivation and culture.
54. High export value- marine product exploitation.
55. High-grade marine product processing.
56. Cao Nam marine product company.
57. Fast and instant food production plant.
58. Meat processing project.
59. High-grade vegetables processing factory.
60. Vegetables and fruit processing project.
61. Fruit drinks production factory.
62. Fruit processing plant.
63. Coffee processing project.
64. Pepper processing project.
65. Animal feed processing project.
66. Aquatic breed center.
67. Milch cow experiment farm.
III. Tourist development investment projects
68. Minh Dam mountain tourist resorts technical infrastructures.
69. Dinh mountain tourist resorts technical infrastructures.
70. Binh Chau-Phuoc Buu National Garden - Nature Conservation eco-tourism resorts technical infrastructures.
71. Lang Hang- Binh Chau tourist resorts technical infrastructure.
72. Nui Lon- Nui Nho cable.
73. Safari wildlife park.
74. Atlantic summer vacation tourist resort.
75. Branch of Vietnamese Revolution Museum.
76. Con Dao prisons exhibits display room.
77. Con Dao revolutionary relic preservation and renovation project.
78. Con Dao ecological-cultural- historical tourism resort.
79. Thuy Van beach.
80. Paradise tourist resort.
81. Bien Xanh tourist resort.
82. Chi Linh-Cua Lap tourist resort.
83. Petroleum and tourist service zone.
84. Bo Bien Vang tourist resort.
85. October Hotel B project.
86. Hon Cau eco-tourism resort.
87. Loc An tourist resort.
88. Hoa Anh Dao tourist resort.
89. Nui Nua tourist resort.
90. Minh Dam, Nuoc Ngot pass tourist resort.
91. Phuoc Hai high-class eco-tourism resort.
92. 18-hole golf course.
93. Dinh mountain tourist resort.
94. Phu My urban tourist service zone.
95. Ho Coc tourist resort expansion.
96. Lo river, Lang Hang, Ray river coastal tourist resort.
97. Binh Chau hot spars medical treatment tourism resort.
98. Binh Chau-Phuoc Buu eco-tourism resort.
99. Ho Tram-Ho Linh, Ben Cat-Ho Tram tourist resorts.
100. Hoa Binh fall tourist resort.
101. Eco-tourism resort along Ray river.
102. Miniature Phuoc Buu garden.
103. Tan Thanh high-class convalescence zone.
104. Vung Tau city landscape renovation.
105. Culinary street, shopping street.
106. Bai Truoc recreation and entertainment complex.
107. Hi-tech entertainment park.
108. Wax museum.
109. Crocodile farm cum Bau Lam circus.
IV. Trade-service investment projects
110. Vung Tau condominium- supermarket complex.
111. Vung Tau market upgrading.
112. Phuoc Tinh aquatic product wholesale market.
113. Ward 11 aquatic product wholesale market.
114. Go Cat market in Long Toan ward.
115. Con Dao townships market system.
116. Souvenir mart No.2.
117. Provincial headquarter of the Social Policy Bank.
118. Trade fair and exhibition center.
119. Xuyen Moc districts trade center.
120. Phu My new urban centers trade center.
121. Dat Do districts trade center.
V. Socio-cultural investment projects
122. Bau Sen park.
123. Bau Trung cultural and sport park.
124. Construction of a new provincial hospital.
125. The provinces administrative center.
126. High-quality medical center.
127. Hong Lam vocational training school.
128. High-level vocational training center.
129. Ba Ria-Vung Tau people-founded university.
130. Ben Dam cultural center.
131. Co Ong cultural center.
132. Con Dao military and civilian medicine center.
133. Electronic information center.
134. School equipment book center.
135. General education school construction and renovation projects.
VI. Infrastructure construction projects
136. Road and bridge leading to Go Gang.
137. Road and bridge from Go Gang to Long Son.
138. Road running around Con Dao.
139. Long Thanh-Vung Tau expressway.
140. Upgrading of trans-island road.
141. Co Ong-Dam Tre road.
142. Construction and renovation of Con Dao thoroughfares.
143. Bien Hoa-Vung Tau railway.
144. Completion of Co Ong airport.
145. Construction of Go Gang airport.
146. Con Dao storm shelter for vessels.
147. Maritime and petroleum service commercial port.
148. Cai Mep-Thi Vai international port.
149. Upgrading of Ben Dam fish port.
150. Passenger wharves on islands.
151. Con Son gulf tourist port.
152. Upgrading and renovation of Phuoc Hiep, Tan Phuoc and Lo Voi ports.
153. Cam Pha cement grinding stations pier.
154. My Xuan A general pier.
155. My Xuan A2 general pier.
156. Shipyard pier.
157. Phu My power plants pier.
158. Thi Vai cement-grinding plants pier.
159. Phu My general pier.
160. Thi Vai international pier.
161. Ba Ria-Serece pier.
162. Nitrogenous fertilizer and petroleum service pier.
163. Phu My steel mills pier.
164. Maritime service bases.
165. Ba Son shipyards pier.
166. Interflour pier.
167. Upper Cai Mep container wharf.
168. PVC pier.
169. Cai Mep liquefied gas pier.
170. Petec gasoline and oil pier.
171. Vung Tau-Petro gasoline and oil pier.
172. Petroleum service bases.
173. Maritime service bases.
174. Downstream Cai Mep container wharf.
175. Cat Lo commercial port.
176. K2 oil pier.
177. Dong Xuyen industrial parks general wharf.
178. Dong Xuyen industrial parks Thang Loc construction pier.
179. Vietsopetro port.
180. Vung Tau container port.
181. Long Son shipyard port.
182. Long Son oil port area.
183. Road leading to Long Huong low-pressure gas industrial park.
184. Technical infrastructures outside the fences of industrial, cottage-industrial and handicraft complex.
185. Infrastructures of Long Toan ward cottage-industrial and handicraft complex.
186. Infrastructures of craft villages in Ngai Giao cottage-industrial and handicraft complex.
187. Phu My industrial parks rain water drainage sewage.
188. Upgrading and renovation of Chinfon road.
189. Con Dao water supply system.
190. Con Dao centers water drainage system.
191. Con Dao- Ben Dam power grid.
192. Power grids along tourist roads.
193. Expansion of diesel power plant.
194. Solar- energy power grids.
195. Thermo-electric power plant.
196. Con Dao television relay station.
197. Telecommunications infrastructures in service of offshore fishing.
198. Upgrading of central post offices of Ben Dam and Co Ong.
VII. Environmental protection projects
199. Dredging Ben Dinh canal.
200. Vung Tau city wastewater-gathering and -treating project.
201. Ba Ria provincial capital wastewater-gathering and, treating project.
202. Vung Tau garbage treatment plant.
203. Con Dao wastewater treatment plant.
204. Dredging and adjusting Loi Binh Chau wharf.
205. Crematorium and cemetery project.
Note: The locations, land sizes and total investments of the above-named projects will be calculated, selected and specifically identified in the period of formulating and submitting for approval the investment projects, depending on the demands, balancing capability and investment capital mobilization in each period.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây