Quyết định 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1479/QĐ-TTg

Quyết định 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1479/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:13/10/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 1479/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của  Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuỷ sản;

Căn cứ Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập n­ước;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm
1. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa phải phù hợp với chiến lược phát triển ngành thuỷ sản và quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt.
2. Công tác điều tra, nghiên cứu khoa học về nguồn lợi thủy sản, đa dạng của hệ sinh thái thủy sinh các vùng nước nội địa phải được thực hiện trước một bước, ưu tiên thực hiện tại những vùng nước có giống loài thủy sinh quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
3. Bảo tồn vùng nước nội địa phải được coi là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn xã hội; đồng thời phải có chính sách, biện pháp và coi trọng hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá bền vững, bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái thủy sinh của các vùng nước nội địa.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Từng bước hình thành hệ thống các khu bảo tồn nhằm bảo vệ, phục hồi,  tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh tại các vùng nước nội địa; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi, bảo đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng nước nội địa ở mức độ cao.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2008 - 2010:
- Hoàn thành quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Thiết lập và đưa vào hoạt động 05 khu bảo tồn đại diện cho lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long và Tây Nguyên.
b) Giai đoạn 2011 - 2015:
 Thiết lập và đưa vào hoạt động 25 khu bảo tồn vùng nước nội địa, trong đó có 01 khu bảo tồn loài liên quốc gia.
c) Giai đoạn 2016 - 2020:
-  Thiết lập và đưa vào hoạt động 15 khu bảo tồn vùng nước nội địa.
-  Hoàn thiện hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa (Phụ lục quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa đính kèm).
III. Phạm vi quy hoạch
Hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa được quy hoạch và xây dựng tại 63 tỉnh thành trong cả nước và được phân ra 7 vùng kinh  tế nông nghiệp bao gồm: các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. 
IV. Nhiệm vụ quy hoạch
1.  Giai đoạn 2008 - 2010
- Hoàn thành quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập 05 khu bảo tồn vùng nước nội địa đại diện ở 3 vùng: Đồng bằng sông Hồng (02 khu bảo tồn, đồng bằng sông Cửu Long (02 khu bảo tồn), Tây Nguyên (01 khu bảo tồn).
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, hiện trạng hệ sinh thái các thủy vực, các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng tại các khu bảo tồn vùng nước nội địa trong cả nước.
2. Giai đoạn 2011 - 2015
- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập thêm 25 khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Tiếp tục cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu về hiện trạng hệ sinh thái các thủy vực, các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng tại các khu bảo tồn vùng nước nội địa trong cả nước.
- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn có năng lực quản lý, chuyên môn sâu từ Trung ương đến địa phương; tập huấn cho cán bộ và cộng đồng dân cư tại các địa phương có khu bảo tồn về những kiến thức cơ bản liên quan.
3. Giai đoạn 2016 - 2020
- Tiếp tục quy hoạch chi tiết các thủy vực, các khu bảo tồn còn lại;
- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập thêm 15 khu bảo tồn vùng nước nội địa.
- Hình thành mạng lưới hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tại Việt Nam.
- Giám sát, kiểm soát được các biến động về đa dạng sinh học, hệ sinh thái, các loài thủy sinh quý hiếm tại từng khu bảo tồn; bổ sung, cập nhật tình hình và những biến động của toàn hệ thống khu bảo tồn trên mạng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý.
- Thu hút các nguồn lực của cộng đồng dân cư địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa nhằm quản lý, khai thác sử dụng các khu bảo tồn có hiệu quả, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
V. Một số giải pháp chủ yếu
 1. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh các vùng nước nội địa; phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn trên địa bàn.
2. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất các khu bảo tồn và biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng khu bảo tồn. Trước mắt tập trung điều tra, nghiên cứu đối với một số thủy vực có nhiều giống loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng cao.
3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của xã hội, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống xung quanh khu bảo tồn, đối với việc giữ gìn, bảo vệ các khu bảo tồn, góp phần bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản vùng nước nội địa. Tổ chức lựa chọn và xây dựng mô hình quản lý các khu bảo tồn dựa vào cộng đồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn có năng lực quản lý, chuyên môn sâu từ Trung ương đến địa phưuơng; đồng thời tập huấn cho cán bộ và cộng đồng dân cư tại các địa phương có khu bảo tồn về những kiến thức cơ bản liên quan.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc trao đổi, hợp tác khoa học với các nước, trước hết là quốc gia láng giềng để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa.
5. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các khu bảo tồn nội địa: Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn về quy chế quản lý các khu bảo tồn, tiêu chí phân hạng, trình tự, thủ tục thành lập khu bảo tồn nội địa...
6. Về nhu cầu vốn đầu tư
Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các công việc quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết cho 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa, xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ hoạt động của Ban Quản lý chương trình và đối với các khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh. Huy động sự tham gia và tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư, quản lý và khai thác, sử dụng các khu bảo tồn khác.
Dự kiến tổng kinh phí và phân bổ theo các giai đoạn như sau:
Tổng kinh phí dự kiến khoảng: 85.000 triệu VNĐ, trong đó:
- Giai đoạn 2008 - 2010: 15.000 triệu VNĐ;
- Giai đoạn 2011 - 2015: 50.000 triệu VNĐ;
- Giai đoạn 2016 - 2020: 20.000 triệu VNĐ.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan để triển khai thực hiện quy hoạch này.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt các khu bảo tồn vùng nước nội địa theo phân cấp tại các vùng địa lý sinh thái trong cả nước.
- Xây dựng và tổ chức quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia được Thủ tướng Chính phủ thành lập.
2. Các Bộ, ngành liên quan
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở quy hoạch này có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư cho các dự án cụ thể để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương liên quan thực hiện tốt quy hoạch.
- Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và quản lý tốt hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền  thành lập và tổ chức quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa theo phân cấp.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, lợi ích, trách nhiệm trong việc bảo vệ, tham gia quản lý các khu bảo tồn; đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này; xây dựng các mô hình quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa dựa vào cộng động tại địa phương.
- Bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương và có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu quả các khu bảo tồn tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                                                         

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,

  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

  Tài nguyên và Môi trường, Công an,

  Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải,

  Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục,

  đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTN (4b). A.

KT.THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Nguyễn Sinh Hùng

nhayQuy hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa đã được quy hoạch tại Quyết định này được thay thế bởi Quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước có cùng vị trí, tên địa danh nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014.nhay

PHỤ LỤC

HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên khu bảo tồn

Địa phương

Mục tiêu bảo tồn

KHU BẢO TỒN CẤP QUỐC GIA

I

Giai đoạn 2008 – 2010

05 khu

1

Khu vực ngã ba sông Đà – Lô – Thao

Phú Thọ - Vĩnh Phúc – Hà Nội

Bảo vệ bãi đẻ của nhiều loại cá di cư như: cá Mòi, cá Cháy, cá Lăng, cá Chiên, cá Rầm xanh.

2

Cửa sông Hồng

Nam Định – Thái Bình

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú, sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị. Ngoài ra, khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

3

Hồ Lak

Đắk Lắk

Bảo vệ loài cá Sấu xiêm và các loài cá đặc hữu quý hiếm khác

4

Sông Hậu

Đồng Tháp – An Giang – Cần Thơ – Vĩnh Long – Sóc Trăng – Trà Vinh

Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế: cá Hô, cá Sóc, cá Duồng bay, cá Ét mọi.

5

Ven biển Cà Mau

Cà Mau

Bảo vệ hệ sinh thái đầm lầy ngập mặn, bãi bồi ven biển. Ngoài ra, khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

II

Giai đoạn 2011 – 2015

10 khu

6

Sông Hồng – Ngòi Thia

Lào Cai – Yên Bái

Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế như: cá Lợ lớn, cá Anh vũ, cá Rầm xanh.

7

Sông Hồng (sau Việt Trì – cửa Sông Hồng)

Vĩnh Phúc , Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam

Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế như: cá Cháy, cá Mòi cờ.

8

Hệ thống hồ chứa trên sông Đà

Lai Châu – Sơn La – Hòa Bình

Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm như: cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Lăng, cá Chiên.

Bảo vệ hệ thống hồ chứa trên sông Đà với phức hệ thủy sinh vật tiêu biểu cho vùng địa lý Tây Bắc. Ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

9

Sông Tiền

Đồng Tháp – Tiền Giang – Vĩnh Long – Bến Tre – Trà Vinh

Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị như: cá Hô, cá Sóc, cá Duồng bay, cá Ét mọi.

10

Hồ Tây

Hà Nội

Bảo vệ sinh thái hồ tự nhiên,ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

11

Cửa Sông Tiền

Mỹ Tho – Bến Tre – Trà Vinh

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú, sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị

12

Cửa Sông Hậu

Trà Vinh – Sóc Trăng

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú, sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị như: ngao Bến Tre.

13

Vùng cửa sông Tiên Yên

Quảng Ninh

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú, sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị

14

Phá Tam Giang – Đầm Cầu Hai

Thừa Thiên Huế

Bảo vệ hệ sinh thái đầm phá ven biển tiêu biểu của Việt Nam (kiểu đầ m gần kín, cửa mở rộng, nước lợ nhạt) với quần xã thủy sinh vật nước ngọt – nước lợ.

15

Ven biển Cà Mau

Cà Mau

Bảo vệ hệ sinh thái đầm lầy ngập mặn, bãi bồi ven biển. Ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

III

Giai đoạn 2016 – 2020

01 km

16

Hồ Ba Bể

Bắc Kạn

Bảo vệ sinh thái hồ tự nhiên trên vùng núi caxtơ, nơi có quần xã thủy sinh vật phong phú, đa dạng. Ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

KHU BẢO TỒN CẤP TỈNH

I

Giai đoạn 2011 – 2015

15 khu

17

Sông Chảy – hồ Thác Bà

Yên Bái

Bảo vệ nơi cư trú của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế như: cá Lăng, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Dầm xanh.

18

Sông Lô – Gâm (sau hồ thủy điện Tuyên Quang)

Tuyên Quang

Bảo vệ bãi đẻ nơi, cư trú của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế như: cá Lăng, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Dầm xanh, Tôm càng.

19

Hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội

Bảo vệ nơi cư trú của loài Rùa/giải hồ Gươm và nhiều loài thủy sinh vật khác.

20

Đầm Vân Long

Ninh Bình

Bảo vệ bãi đẻ, nơi cư trú của một số loài như: cá Dầm xanh; Kỳ đà hoa.

21

Cửa sông Thái Bình

Hải Phòng – Thái Bình

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi ngập triều, bãi ngao dầu

22

Sông và sông ngầm trong vùng núi caxto thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quảng Bình

Bảo vệ khu hệ thủy sinh vật đặc trưng cho sông, sông ngầm trong túi caxto vùng Bắc Trung Bộ.

Bảo vệ đường di cư đẻ trứng của cá Chình hoa.

23

Sông Đak Rông – Cửa Việt

Quảng Trị

Bảo vệ khu hệ thủy sinh vật sông Bắc Trung Bộ.

Bảo vệ đường di cư đẻ trừng của cá Chình hoa.

24

Sông Vu Gia – Thu Bồn

Quảng Nam

Bảo vệ đường di cư của cá Mòi, cá Chình bông. Ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

25

Đầm Trà Ổ

Bình Định

Bảo vệ hệ sinh thái Đầm ven biển. Bảo vệ nơi cư trú của các loài cá Chình mun, Chình bông.

Ngoài ra, khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

26

Sông Krông A Na (thuộc hệ thống sông Srêpok)

Đắk Lắk

Bảo vệ đường di cư của loài cá Sấu xiêm.

Ngoài ra, khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

27

Sông Đồng Nai – hồ Trị An

Đồng Nai

Bảo vệ nơi cư trú của một số loài cá như: cá Mơn, cá Sóc, cá Duồng xanh, cá Ngựa xám, cá Hường sông, cá Măng rổ, cá Chiên, cá Lóc bông.

28

Cửa sông Đồng Nai

Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi phân bố, sinh sống của nhiều gống loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế.

Bảo vệ loài cá Sấu hoa cà.

Ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

29

Sông Sài Gòn – hồ Dầu Tiếng

Tây Ninh

Bảo vệ nơi cư trú của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế.

30

Sông Ông Đốc – đầm Thị Tường

Cà Mau

Bảo vệ hệ sinh thái sông vùng Tây Nam Bộ, đầm nước lợ, nơi cư trú của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế.

31

U Minh Thượng

Kiên Giang

Bảo vệ hệ sinh thái đầm lầy trên than bùn nội địa ngập nước theo mùa. Bảo vệ một số loài như: cá Lóc bông, Rái cá lông mũi.

Ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục.

II

Giai đoạn 2016 – 2020

14 khu

32

Sông Bằng

Cao Bằng

Bảo vệ nơi cư trú của cá Trầm hương, Anh vũ và nhiều loài thân mềm quý hiếm như Trai cóc bàn chân, Trai cóc vuông.

33

Sông Kỳ Cùng

Lạng Sơn

Bảo vệ nơi cư trú của nhiều loài cá quý hiếm, đặc biệt là cá Chép gốc, cá Anh vũ, cá Măng giả, Trai cóc vuông.

34

Sông Lô

Hà Giang

Bảo vệ bãi đẻ, nơi cư trú của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế như: Cá Lăng, cá Chiên.

35

Sông Gâm – hồ thủy điện Tuyên Quang

Tuyên Quang

Bảo vệ bãi đẻ, nơi cư trú của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế như: cá Lăng, cá Chiên, cá Anh Vũ, cá Dầm xanh, Tôm càng.

36

Ngã ba sông Thương, Lục Nam – sông Đuống

Hải Dương

Bảo vệ đường di cư, sinh sản của nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế.

37

Sông Mã

Sơn La

Bảo vệ bãi đẻ của nhiều loài cá quý hiếm như: cá Lăng, cá Chiên, cá Rầm xanh.

38

Sông Mã

Thanh Hóa

Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ của nhiều loài cá: cá Trôi, cá Chép, cá Ngạnh, cá Bỗng, cá Hỏa, cá Vền, cá Úc, cá Cháy.

39

Sông Cả

Nghệ An

Bảo vệ nơi cư trú, bãi đẻ của nhiều loài cá quý hiếm như: cá Anh vũ, cá Trôi, cá Chép, cá Ngạnh, cá Bỗng, cá Hỏa, cá Vền, cá Úc, cá Cháy.

40

Hồ Biển Lạc – núi Ông

Bình Thuận

Bảo vệ hệ sinh thái Đầm lầy tự nhiên ngập nước theo mùa trong vùng bán khô hạn.

41

Sông Se San –hồ Ialy

Gia Lai

Bảo vệ loài cá Sấu xiêm

Ngoài ra, khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu – giáo dục

42

Biển Hồ

Gia Lai

Bảo vệ hệ sinh thái hồ tự nhiên nước ngọt trên cao nguyên có nguồn gốc núi lửa.

43

Sông Ba – hồ Sông Hinh

Phú Yên

Bảo vệ nơi cư trú của loài cá Sấu xiêm, đường di cư của cá Chình Bông, Chình mun

44

Các bàu nước trong VQG Cát Tiên

Đồng Nai

Bảo vệ hệ sinh tháo đầm nước ngọt ngập nước theo mùa. Bảo vệ loài cá Sấu xiêm.

45

Sông Bé – hồ Thác Mơ

Bình Phước

Bảo vệ nơi cư trú của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế.

DANH SÁCH

CÁC LOÀI BẢO VỆ TRONG DANH MỤC HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA ĐẾN NĂM 2020

STT

Tên loài

Tên Việt Nam

Tên Latinh

1

Cá Chình mun

Anguilla bicolor

2

Cá Chình hoa

Anguilla marmorata

3

Cá Úc

Arius sinensis

4

Cá Chiên

Bagarius bagarius

5

Cá Hô

Catlocarpio siamensis

6

Cá Lóc bông

Channa micropeltes

7

Cá Trôi việt

Cirrhina molitorulla

8

Cá Trầm hương

Cirrhinus sp.

9

Cá Duồng bay

Cirrlinus microlepis

10

Cá Mòi cờ

Clupanodon thrissa

11

Cá Hường vện

Coius quadrifasciatus

12

Cá Duồng xanh

Cosmocheilus harmandi

13

Cá Chép

Cyprinus carpio

14

Cá Lợ thân thấp

Cyprinus multitaeniata

15

Cá Lăng

Hemibagrus guttatus

16

Cá Măng giả

Luciocyprinus langsoni

17

Cá Ngạnh

Macrones sinensis

18

Cá Vền

Megalobrama terminalis

19

Cá Ét mọi

Morulius chrysophekadion

20

Cá Trà sóc

Probarbus jullieni

21

Cá Chép gốc

Procypris merus

22

Cá Mơn

Scleropages formosus

23

Cá Anh vũ

Semilabeo obscurus

24

Cá Rầm xanh

Sinilabeo lemassoni

25

Cá Hỏa

Sinilabeo tonkinensis

26

Cá Bỗng

Spinibarbus denticultatus

27

Cá Cháy bắc

Tenualosa reevesii

28

Cá Ngựa xám

Tor tambroides

29

Cá Mang rổ

Toxotes chatareus

30

Cá Sấu hoa cà

Crocodylus porosus

31

Cá Sấu xiêm

Crocodylus siamensis

32

Trai Cánh mỏng

Cristaria bialata

33

Trai cóc dày

Gibbosula crassa

34

Trai cóc vuông

Protunio messageri

35

Trai cóc tròn

Lamprotula nodulosa

36

Trai cóc hình tai

Lamprotula leai

37

Nghêu Bến Tre

Meretrix lyrata

38

Ngao dầu

Meretrix meretrix

39

Rái cá lông mũi

Lutra sumatrana

40

Tôm càng

Macrobrachium hainanensis

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
----------

No. 1479/QD-TTg

Hanoi, October 13, 2008

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON THE SYSTEM OF INLAND WATER CONSERVATION ZONES UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26. 2003 Law on Fisheries;

Pursuant to the Government's Decree No. 27/2005/ND-CP of March 8, 2005, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Fisheries;

Pursuant to the Government's Decree No. 109/2003/ND-CP of September 23, 2003, on conservation and sustainable development of submerged areas;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development;

DECIDES:

Article 1.- To approve the Planning on the system of inland water conservation zones up to 2020, with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

1. The Planning on the system of inland water conservation zones must comply with the fisheries sector development strategy and master plan up to 2010, and orientations towards 2020, already approved by the Prime Minister.

2. Surveys and scientific researches of aquatic resources and biodiversity of the aquatic eco-system in inland water areas must be carried out one step ahead, firstly in water areas with aquatic species which are precious and rare, highly endangered and of economic and scientific value.

3. Inland water conservation must be regarded as an urgent as well as long-term duty of the entire society; at the same time, policies and measures must be adopted and international cooperation be promoted to protect and reasonably exploit aquatic resources, sustainably develop fishing trades, and protect the diversity of the aquatic eco-system of inland water areas.

II. OBJECTIVES

1. Overall objectives

To step by step form a system of conservation zones in order to protect, restore and regenerate aquatic resources, especially rare and precious aquatic species of high economic and scientific value, and protect aquatic eco-systems in inland water areas; to encourage community participation in the management, exploitation and reasonable use of aquatic resources, ensure ecological balance, and preserve a high level of biodiversity in inland water areas.

2. Specific objectives

a/The 2008-2010 period:

- To complete the planning on the system of inland water conservation zones.

- To establish and put into operation five conservation zones representing the Red river and Mekong river basins and Central Highlands.

b/The 2011-2015 period:

To establish and put into operation 25 inland water conservation zones, including a conservation zone for transnational species.

c/The 2016-2020 period:

- To establish and put into operation 15 inland water conservation zones.

- To perfect the system of inland water conservation zones (a list of inland water conservation zones is included the attached appendix).

III. SCOPE OF THE PLANNING

The system of inland water conservation zones will be planned and built in 63 provinces and cities across the country and divided into seven agricultural economic regions, namely, northern mountainous. Red river delta, northern Central Vietnam, southern Central Vietnam, Central Highlands, eastern south Vietnam and Mekong river delta regions;

IV. TASKS OF THE PLANNING

1.The 2008-2010 period

- To complete the planning on the system of inland water conservation zones and submit it to competent authorities for approval.

- To perfect detailed plannings and compile dossiers for submission to competent authorities for approval on the establishment of five

representative inland water conservation zones in three regions: Red river delta (two zones), Mekong river delta (two zones), and the Central Highlands (one zone).

- To build a database on biodiversity and the current state of the eco-systems of water basins and endangered precious and rare aquatic species in inland water area conservation zones nationwide.

2. The 2011-2015 period

- To perfect detailed plannings and compile dossiers for submission to competent authorities for approval on the establishment of another 25 inland water conservation zones.

- To continue updating and supplementing the database on the current state of the ecosystems of water basins and endangered precious and rare aquatic species in inland water area conservation zones nationwide.

- To train and build a contingent of managerially and professionally capable conservation officials at central and local levels: to provide training in relevant basic knowledge for officials and population communities in localities with conservation zones.

3. The 2016-2020 period

- To continue drawing up detailed plannings on remaining water basins and conservation zones;

- To perfect detailed plannings and compile dossiers for submission to competent authorities for approval on the establishment of another 15 inland water conservation zones.

- To form a network of inland water conservation zones in Vietnam.

- To supervise and control developments in biodiversity, eco-systems and precious and rare aquatic species in each conservation zone; to supplement and update the situation and developments of the entire system of conservation zones on the database to serve management work.

- To attract resources of local communities, and domestic and foreign organizations and individuals for the construction and management of inland water conservation zones in order to effectively manage, exploit and use these zones, create a livelihood for local communities and contribute to protecting the ecological environment.

V. MAJOR SOLUTIONS

1. To study and formulate mechanisms and policies to encourage organizations and individuals, especially population communities, to participate in protecting and reasonably exploiting aquatic resources and protecting the aquatic eco-systems in inland water areas; to assign tasks and delegate responsibilities to local administrations in organizing the management and protection of conservation zones in their localities.

2. To formulate and effectively implement investigation and scientific research schemes and projects to provide grounds for identifying and proposing conservation zones, and specific conservation measures to be applied in each zone. For the immediate future, to concentrate on investigating and researching some water basins with many rare and precious aquatic species, highly endangered species and those of economic and scientific value.

3. To promote public information and propaganda about the interests and responsibilities of the society, especially population communities living around conservation zones, for the preservation and protection of conservation zones, contribute to protecting the diversity of the aquatic ecosystems and aquatic resources in inland water areas. To organize the selection and the building of models of community-based management of conservation zones in localities with favorable conditions. To train and build a contingent of managerially and professionally capable conservation officials at central and local levels; at the same time to provide training in relevant basic know ledge for officials and population communities in localities.

4.To promote international cooperation with a view to attracting aid and financial and technical assistance for investigation, scientific research and human resource training; to expand scientific exchange and cooperation with other countries, first of all with neighboring countries, to learn experience on the management and protection of inland water conservation zones.

5. To study, formulate and perfect legal documents on management of inland conservation zones: government decrees and guiding circulars on the regulation on management of conservation zones, classification criteria, order and procedures for the establishment of inland water zones, etc.

6. Investment capital needs

State budget investments will be concentrated on the formulation of a master plan and detailed plannings on 45 inland water conservation zones, construction of essential infrastructure facilities and supporting activities of the program management board and development of conservation zones of national and international importance or those located in two or more provinces. To mobilize the participation and financial assistance of domestic and foreign organizations and individuals in the investment in and management, exploitation and use of other conservation zones.

Total fund is projected and allocated for different periods as follows:

Total fund is projected at about VND 85 billion, including:

- VND 15 billion for the 2008-2010 period;

- VND 50 billion for the 2011-2015 period;

- VND 20 billion for the 2016-2020 period.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural

Development shall:

- Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, branches and localities in deploying the implementation of this Planning.

- Direct and guide localities in making and submitting to competent authorities for approval plans on the establishment of inland water conservation zones according to their delegated responsibilities in geo-ecological areas nationwide.

- Build and manage national inland water conservation zones established by the Prime Minister.

2. Concerned ministries and branches

- The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, in pursuance to this Planning, arrange and allocate investment capital to specific projects so that the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned localities can properly implement the Planning.

- Concerned ministries and branches shall participate in and facilitate the formation and proper management of the system of inland water conservation zones.

3. People's Committees of provinces and centrally run cities shall:

- Direct their functional agencies in making and submitting to competent authorities plans on the establishment and management of inland water conservation zones according to their decentralized competence.

- Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned agencies in popularizing, disseminating and educating in the law, benefits and responsibilities in the protection and participation in the management of conservation zones; at the same time direct further examination and control of law enforcement work in this domain: and build models of local community-based management of inland water conservation zones.

- Arrange local budget funds and apply mechanisms to encourage all economic sectors to participate in building and effectively exploiting conservation zones in their localities.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO "

Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of People's Committees of provinces and central ly run cities shall implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

APPENDIX

SYSTEM OF INLAND WATER CONSERVATION ZONES UPT TO 2020

(Attached to the Prime Minister's Decision No. 1479/QD-TTg of October 15, 2008)

No.

Name of conservation zone

Locality

Conservation objectives

 

 

NATIONAL CONSERVATION ZONES

 

I

2008-2010 period

05 zones

 

1

Da river - Lo river and Thao river confluence area

Phu Tho - Vinh Phuc - Hanoi

To protect breeding grounds of many migratory fishes such as Clupanodon thrissa, Tenualosa reevesii, Hemibagrus guttatus, Bagarius bagarius and Sinilabeo lemassoni.

 

2

Red river estuary

Nam Dinh -Thai Binh

To protect the mangrove forest eco-system, the habitat of many valuable aquatic species. In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

3

Lak lake

Dak Lak

To protect Crocodylus porosus and other precious and rare endemic fishes.

 

4

Hau river

Dong Thap - An Giang - Can Tho - Vinh Long -Soc Trang - Tra Vinh

To protect migratory routes and breeding grounds of many precious and rare fishes of economic value: Catlocarpio siamensis, Probarbus jullieni, Cirrlinus microlepis and Morulius chrysophekadion

 

5

Ca Mau coastal area

Ca Mau

To protect the eco-systems of submerged salt marshes and coastal alluvial banks. In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

II

2011-2015 period

10 zones

 

6

Red river - Thia stream

Lao Cai - Yen Bai

To protect migratory routes and breeding grounds of many precious and rare fishes of economic value: Cyprinus multitaeniata, Semilabeo obscurus and Sinilabeo lemassoni.

 

7

Red river (after Viet Tri - Red river estuary)

Vinh Phuc, Hanoi, Hung Yen. Ha Nam

To protect migratory routes and breeding grounds of many precious and rare fishes of economic value: Tenualosa reevesii and Clupanodon thrissa.

 

 

8

Reservoirs along Da river

Lai Chau - Son La- Hoa Binh

To protect migratory routes and breeding grounds of many precious and rare fishes: Semilabeo obscurus, Sinilabeo lemassoni, Hemibagrus guttatus and Bagarius bagarius.

To protect the systems of reservoirs along Da river with a complex system of aquatic species typical of the northwestern geological area. In addition, the conservation zone also has tourist, research and educational value.

 

 

9

Tien river

Dong Thap -Tien Giang -Vinh Long -Ben Tre - Tra Vinh

To protect migratory routes and breeding grounds of many precious and rare fishes of economic value: Catlocarpio siamensis, Probarbus jullieni, Cirnlinus microlepis and Morulius chrysophekadion.

 

 

10

West Lake

 

Hanoi

 

To protect the ecology of a natural lake. In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

 

11

Tien river estuary

My Tho - Ben Tre - Tra Vinh

To protect the eco-system of mangrove forests, the habitat of many valuable aquatic species.

 

 

12

Hau river estuary

Tra Vinh - Soc Trang

To protect the eco-system of mangrove forests, the habitat of many valuable aquatic species, such as Meretrix lyrata.

 

 

13

Tien Yen river estuary area

Quang Ninh

To protect the eco-system of mangrove forests, the habitat of many valuable aquatic species.

 

 

14

Tam Giang lagoon - Cau Hai marsh

Thua Thien Hue

To protect the eco-system of Vietnam's typical coastal lagoons and marshes (semi-closed, wide-open entrance, slightly blackish water), with fresh water and blackish water species.

 

 

15

Ca Mau coastal area

Ca Mau

To protect the eco-systems of submerged salt marshes and coastal alluvial banks. In addition, the conservation zone also has tourist, research and educational value.

 

 

III

2016-2020 period

01 zone

 

 

16

Ba Be lake

Bac Kan

 

To protect the ecology of a natural lake on a karst mountain area, with rich and diverse aquatic species. In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PROVINCIAL CONSERVATION ZONES

 

 

I

2011-2015 period

15 zones

 

 

17

Chay river -Thac Ba reservoir

Yen Bai

To protect the habitat of many precious and rare fishes of economic value, such as Hemibagrus guttatus, Bagarius bagarius, Semilabeo obscurus and Sinilabeo lemassoni.

 

 

18

Lo and Gam rivers (after Tuyen Quang hydropower reservoir)

Tuyen Quang

To protect the breeding grounds and habitats of many precious and rare fishes of economic value such as Hemibagrus guttatus, Bagarius bagarius, Semilabeo obscurus, Sinilabeo lemassoni and Macrobrachium hainanensis.

 

 

19

Hoan Kiem (Restored Sword) lake

Hanoi

 

To protect the habitat of tortoises of Restored Sword lake species and many other aquatic species.

 

 

20

Van Long marsh

Ninh Binh

To protect the breeding ground and habitat of some species, such as Sinilabeo lemassoni and varanus salvator.

 

 

21

Thai Binh river estuary

Hai Phong -Thai Binh

To protect the eco-system of mangrove forests, tidal banks and Meretrix meretrix banks.

 

 

22

Rivers and underground fivers in the karst mountain area in Phong Nha- Ke Bang national park

Quang Binh

To protect the system of aquatic species typical of rivers and underground rivers in the karst mountain area in northern Central Vietnam.

To protect the breeding migratory route of Anguilla marmorata.

 

 

23

Dak Rong river-Cua Viet

Quang Tri

To protect the system of aquatic species in rivers in northern Central Vietnam.

To protect the breeding migratory route of Anguilla marmorata.

 

 

24

Vu Gia - Thu Bon river

Quang Nam

To protect the migratory routes of Clupanodon thrissa and Anguilla marmorata. In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

 

25

Tra O marsh

Binh Dinh

To protect the eco-system of coastal marshes. To protect the habitat of Anguilla marmorata and Anguilla bicolor.

In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

 

26

Krong A Na river (in the Srepok river system)

Dak Lak

To protect the migratory route of Crocodylus siamensis.

In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

27

Dong Nai river -Tri An reservoir

Dong Nai

To protect the habitat of some fishes such as Scienopages formosus, Probarbus jillieni, Cosmocheilus harmandi, Ton tambroides, Coins quadrifasciatus, Luciocyprinus langsoni, Bagarius bagarius and Channa micropeltes.

 

28

Dong Nai river estuary

Ba Ria - Vung Tau

To protect the ecology of mangrove forests, the habitat of many aquatic species of economic value.

To protect Crocodylus porosus.

In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

29

Sai Gon river -Dau Tieng reservoir

Tay Ninh

To protect the habitats of many precious and rare aquatic species of economic value.

 

30

Ong Doc river -Thi Tuong marsh

Ca Mau

To protect the eco-system of rivers in western South Vietnam blackish water marshes, the habitat of many aquatic species of economic value.

 

31

U Minh Thuong

Kien Giang

To protect the eco-system of inland marshes on peat which are seasonally submerged. To protect some species such as Channa micropeltes and Lutra sumatrana.

In addition, the conservation zone has tourist, research and educational value.

 

II

2016-2020 period

14 zones

 

 

32

Bang river

Cao Bang

To protect the habitat of Cirrhinus sp. and Semilabeo obscurus and many precious and rare mollusk species such as Gibbosula erassa and Proiunio messaged.

 

 

Ky Cung river

Lang Son

To protect the habitat of many precious and rare fishes, especially Procypris merus, Semilabeo obscurus, Luciocyprinus langsoni, and Protunio messageri.

 

34

Lo river

Ha Giang

To protect the breeding ground and habitat of many precious and rare fishes of economic value, such as Hemibagrus gutiatus and Bagarius bagarius.

35

Gam river -Tuyen Quang hydropower reservoir

Tuyen Quang

To protect the breeding ground and habitat of many precious and rare fishes of economic value, such as Hemibagrus guttatus, Bagarius bagarius, Semilabeo obscurus, Sinilabeo lemassoni and Macrobrachium hainanensis.

 

36

Thuong river -Luc Nam river -Duong river confluence area

Hai Duong

To protect the migratory routes and breeding grounds of many precious and rare fishes of economic value.

 

37

Ma river

Son La

To protect the breeding grounds of many precious and rare fishes, such as Hemibagrus guttatus, Bagarius bagarius and Sinilabeo lemassoni.

 

38

Ma river

Thanh Hoa

To protect the migratory routes and breeding grounds of many fishes: Cirrhina molitorulla, Cyprinus carpio, Macrones sinensis, Spinibarbus denticultatus, Sinilabeo tonkinensis, Megalobrama terminalis, Arius sinensi and Tenualosa reevesii

 

39

Ca river

Nghe An

To protect the habitat and breeding grounds of many precious and rare fishes, such as Semilabeo obscurus, Cirrhina molitorulla, Cyprinus carpio, Macrones sinensis, Spinibarbus denticultatus, Sinilabeo tonkinensis, Megalobrama terminalis, Arius sinensis and Tenualosa reevesii

 

40

Bien Lac lake-Ong mountain

Binh Thuan

To protect the eco-system of seasonally submerged natural marshes in a semi-dry area.

 

41

Se San river -Ialy reservoir

Gia Lai

To protect Crocodylus siamensis.

In addition, the conservation zone has tourist,

research and educational value.

 

42

Bien reservoir

Gia Lai

To protect the eco-system of a natural freshwater lake in a plateau of volcanic origin.

 

43

Ba river - Hinh river reservoir

Phu Yen

To protect the habitat of and the migratory route of Crocodylus siamensis, and the migratory route of Anguilla marmorata and Anguilla bicolor.

 

44

Ponds in Cat Tien national park

Dong Nai

To protect the eco-system of seasonally submerged freshwater marshes. To protect Crocodylus siamensis.

 

45

Be river - ThacMo lake

Binh Phuoc

To protect the habitat of many precious and rare aquatic species of economic value.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LIST OF PROTECTED SPECIES IN THE SYSTEM OF INLAND WATER CONSERVATION ZONES UP TO 2020

No.

Latin appellation

 

No.

Latin appellation

1

Anguilla bicolor

 

21

Procypris merus

2

Anguilla marmorata

 

22

Sclenopages formosus

3

Arius sinensis

 

23

Semilabeo obscurus

4

Bagarius bagarius

 

24

Sinilabeo lemassoni

5

Catlocarpio siamensis

 

25

Sinilabeo tonkinensis

6

Channa micropeltes

 

26

Spinibarbus denticultatus

7

Cirrhina molitorulla

 

27

Tenualosa reevesii

8

Cirrhinus sp.

 

28

Tor tambroides

9

Cirrhinus microlepis

 

29

Toxotes chatareus

10

Clupanodon thrissa

 

30

Crocodylus porosus

11

Coius quadrifasciatus

 

31

Crocodylus siamensis

12

Cosmocheilus harmandi

 

32

Cristaria bialata

13

Cyprinus carpio

 

33

Gibbosula crassa

14

Cypninus multitaeniata

 

34

Protunio messageri

15

Hemibagrus guttatus

 

35

Lamprotula nodulosa

16

Luciocyprinus langsoni

 

36

Lamprotula leai

17

Macrones sinensis

 

37

Mere trix lyrata

18

Megalobrama terminalis

 

38

Meretrix meretrix

19

Morulius chrysophekadion

 

39

Lutra sumatrana

20

Probarbus juilieni

 

40

Macrobrachium hainanensis

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1479/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất