Quyết định 1317/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô

thuộc tính Quyết định 1317/QĐ-TTg

Quyết định 1317/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1317/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:06/08/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------------------
Số: 1317/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẢI CÁCH CƠ CHẾ PHỐI HỢP
TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ
---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
a) Đổi mới tư duy phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô theo hướng kiến tạo, hỗ trợ phát triển, vì lợi ích chung của đất nước; bám sát tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế để góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đến phát triển bền vững.
b) Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, thống nhất, thường xuyên, liên tục và có hệ thống giữa các Bộ, cơ quan liên quan trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện và đánh giá các cơ chế, chính sách, giải pháp, biện pháp quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại, giá cả và các chính sách khác liên quan.
c) Phân định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan liên quan trong công tác phối hợp quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.
d) Huy động hiệu quả sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước trong quá trình quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan.
2. Mục tiêu
a) Bảo đảm quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
b) Từng bước tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi, có khả năng dự báo trước trong trung và dài hạn để góp phần tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
c) Góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; khẳng định và nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế; thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Nội dung phối hợp quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô
a) Phối hợp trong xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là giữa các chính sách: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại, giá cả; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững.
b) Phối hợp trong việc đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế; trong việc tạo dựng và phát triển các thị trường: vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học - công nghệ,...; trong việc đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và trong các vấn đề về kinh tế đối ngoại.
c) Phối hợp trong toàn bộ chu trình xây dựng và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm: xác định các mục tiêu của chính sách; đánh giá tác động và đưa ra các giải pháp, công cụ thực hiện mục tiêu chính sách; triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách và đánh giá, điều chỉnh chính sách.
d) Phối hợp trong việc xây dựng các phương án, giải pháp đối với các biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến môi trường kinh tế vĩ mô, nhất là những biến động bất thường về kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và khu vực.
đ) Phối hợp trong việc xây dựng hệ thống thông tin, bao gồm: tạo lập hành lang pháp lý cho việc xây dựng cơ sở thông tin thống nhất cho hoạt động dự báo và tăng cường, nâng cao chất lượng công tác dự báo; xác định rõ các nội dung dự báo vĩ mô chủ yếu của Bộ, cơ quan liên quan gắn với yêu cầu thông tin dự báo phục vụ công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan, địa phương.
2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện cải cách phối hợp
a) Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô theo hướng:
- Chú trọng tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
- Có tầm nhìn dài hạn, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, bảo đảm huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, phối hợp đồng bộ trong toàn bộ quá trình từ xây dựng, ban hành đến thực thi và kiểm tra, đánh giá các cơ chế, chính sách quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.
- Khắc phục tư duy và tình trạng hình thức trong công tác phối hợp quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô; quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các Bộ, cơ quan, đơn vị liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phối hợp.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giữa các Bộ, cơ quan, địa phương theo hướng:
- Khắc phục tình trạng chia nhỏ lĩnh vực quản lý cho nhiều Bộ, cơ quan liên quan. Mỗi lĩnh vực quản lý chỉ giao cho một Bộ, cơ quan chịu trách nhiệm chính; tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, nhất là trong chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện công tác phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giữa các Bộ, cơ quan liên quan.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan và phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
c) Tăng cường phối hợp trong quá trình xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện và đánh giá các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng:
- Xác định rõ quan điểm, mục tiêu của chính sách, các công cụ, giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện;
- Tăng cường phối hợp trong chỉ đạo triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chính sách giữa các Bộ, cơ quan liên quan;
- Nâng cao vai trò của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, của cộng đồng doanh nghiệp và của nhân dân trong quá trình xây dựng và phản biện chính sách theo quy định.
d) Xây dựng bộ công cụ và phương pháp giám sát, đánh giá tác động, các chế tài xử lý vi phạm trong công tác phối hợp quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô; đảm bảo yêu cầu định lượng được các tác động, ảnh hưởng chính sách đến nền kinh tế, từng ngành, lĩnh vực chủ yếu và cảnh báo sớm để các Bộ, cơ quan liên quan chủ động phối hợp, điều chỉnh kịp thời.
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cập nhật, đầy đủ, chính xác, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan; tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các Bộ, cơ quan, địa phương; nâng cao năng lực của công tác thống kê, phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô.
e) Kiện toàn và tăng cường năng lực cho các đơn vị làm công tác dự báo tại các Bộ, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô tại các Bộ, cơ quan liên quan.
g) Các Bộ, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước và ưu tiên bố trí kinh phí nghiên cứu khoa học được giao cho từng Bộ, cơ quan để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ tăng cường phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.
III. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu, tổng hợp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:
a) Xây dựng, ban hành, kế hoạch phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô với lộ trình phù hợp, trong đó xác định rõ phạm vi, lĩnh vực, nội dung, các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện của từng Bộ, cơ quan liên quan.
b) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô và chế độ thông tin, báo cáo về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.
c) Tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của các Bộ, cơ quan liên quan và các đề xuất, kiến nghị (nếu có), định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện ngay trong năm 2013 Quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành trong các lĩnh vực: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại, giá cả; trong đó thể hiện rõ phạm vi, nội dung, phương thức phối hợp, trách nhiệm, quyền hạn của Bộ, cơ quan chủ trì và các cơ quan, tổ chức phối hợp có liên quan trong tổ chức thực hiện.
3. Các Bộ, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô theo lĩnh vực công việc được phân công:
a) Có quyền yêu cầu các Bộ, cơ quan khác cung cấp số liệu, tài liệu, tham gia ý kiến về các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách và phối hợp trong công tác quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô trong phạm vi lĩnh vực công việc được phân công.
b) Có trách nhiệm cung cấp số liệu, tài liệu, tham gia ý kiến với các Bộ, cơ quan liên quan về các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách và phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.
c) Định kỳ hàng quý, báo cáo tình hình phối hợp và các kiến nghị, đề xuất (nếu có), gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy công tác phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, bảo đảm tính thường xuyên, liên tục và hiệu quả; đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô liên quan thuộc phạm vi, lĩnh vực được giao cho Bộ, cơ quan mình.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là về tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại, giá cả trên địa bàn; tăng cường phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trong công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, báo cáo kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trên địa bàn và đề xuất biện pháp xử lý với các Bộ, cơ quan liên quan để xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.1317/QD-TTgdated August 6, 2013 of the Prime Minister on approving the scheme on reforming the coordinating mechanism in managing and controlling the macro economy

Pursuant to the Law on Organizations of Government dated of December 25, 2001;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on reforming the coordinating mechanism in managing and controlling the macro economy with the principal contents as follows:

I. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1. Viewpoints

a) To renew the coordinating thought in managing and controlling the macro economy upon creating and supporting development for national mutual benefits; to follow up the thoughts, guidelines and polices of the Party and State on development of the socialist-oriented market economy in association with  restructuring the economy in order to ensure stability of the macro economy and to get sustainable development.

b) To ensure a harmonious, effective, unified, regular, continuous and systematic coordination among Ministries and relevant agencies during the process of elaboration, promulgation, implementation and assessment of mechanism, policies, solutions, measures to manage and control the macro economy, especially policies of finance, monetary, credit, investment, trade, prices and other relevant policies.

c) To clearly define tasks and powers of Ministries and relevant agencies in coordination for management and control of the macro economy.

d) To mobilize effectively the participation of domestic and foreign sciences, managers, experts in macro-economy management and control of Government, Ministries and relevant agencies.

2. Objectives

a) To ensure management and control of macro economy to be proactive, flexible, responding timely and effectively with socio-economic changes within the country and abroad.

b) To gradually set up a stable and convenient macro-economy environment, be able to make forecast in medium and long term so as to increase the attraction of investment, to promote the production and business development and pave the way for for stable growth.

c) To strengthen the effectiveness and efficiency of state management; to affirm and increase the micro-management role of State in the economy; to promote and increase efficiency in reforming the socialist-oriented market economy institutions.

II.CONTENT AND SOLUTIONS OF COORDINATION

1. Coordinating Content in macro-economy management and control

a) To coordinate in elaboration, promulgation, implementation, assessment and adjustment of macro-economy policies, especially among policies of:  Finance, monetary, credit, investment, trade, prices; to ensure the big balance of economy and astable andsustainablemacro-economy environment.

b) To coordinate in ensuring synchronous market elements and development of markets of all types in the economy; in setting up and developing markets of: Capital, securities, real estate, employment, science-technology, ...; in ensuring the advances, social justice and environmental protection and external economic matters.

c) To coordinate in elaborating and controlling the macro-economy policies, including:  Defining the policy objectives; impact assessment and giving out solutions, tools to perform the policy objectives; carrying out, examining, supervising the implementation of policies, assessing and adjusting policies. 

d) To coordinate in elaborating plans and solutions applicable to the domestic and international socio-economic changes influencing the macro-economy environment, especially irregular changes related to the world and region’s economy, politics and society.

dd) To coordinate in setting up an information system, including: Creating a legal corridor for setting up a unified database for forecast activities, strengthening and increasing quality of forecast; clearly defining contents of main macro forecasts of Ministries, relevant agencies in association with requirements on information forecast in order to serve the macro-economy making policies and the controlling activities of Government, Ministries, agencies and localities.

2. Essential solutions to perform coordinative reform

a) To renew thought and raise awareness of coordination in macro-economy management and control upon following directions:

- To pay attention to set up a stable macro environment, to facilitate for the business production and development of enterprises.

- To have a long-term vision, to put the national benefit on the top, to ensure the rational mobilization and allocation of sources for socio-economic development.

- To ensure the overall and systematic nature, synchronous coordination during the process of elaboration, promulgation, execution, examination a nd assessment of mechanism and policies involving management and control of the macro economy.

- To overcome formality thoughts and status in coordination for management and control of the macro economy; to clearly define duties and powers of Ministries, agencies, and relevant units, and responsibilities of heads in coordination work.

b) To review, revise and complete legal documents defining on coordination in macro-economy management and control among Ministries, agencies and localities in directions:

- To overcome the division of management fields into small parts for many Ministries or relevant agencies.  Each management field is assigned to one Ministry or agency to take main responsibility; to strengthen responsibilities of heads of agencies, units, especially in directing implementation of coordination with relevant Ministries and agencies.

- To strengthen examination, supervision over implementation of the coordination work upon managing and controlling the macro economy among Ministries and relevant agencies.

- To ensure the compliance of relevant legal regulations and follow  international commitments to which Vietnam has acceded.

c) To strengthen coordination during elaboration, promulgation, implementation, assessment of macro-economy mechanism and policies upon following directions:

- To clearly define viewpoints and objectives of policies, instruments, solutions and roadmaps for implementation;

- To strengthen coordination in directing implementation, assessment and adjustment of policies among Ministries and relevant agencies;

- To increase role of scientists, organizations, individuals, business community and people during elaborating and criticizing policies in accordance with regulations.

d) To elaborate set of instruments and method to supervise and assess impacts and penalty mechanism for coordinating violations of management and control of the macro economy; to ensure requirements which able to measure impacts, influences of policies to the economy, each essential sector, field and make early warnings for Ministries and relevant sectors to proactively coordinate and adjust timely.

dd) To build the information database which is updated fully, exactly, and ensure to satisfy the requirements on macro-economy management and control of Government, Ministries and relevant agencies ; to strengthen in sharing and exchanging information among Ministries, agencies and localities; to enhance  capability of making statistics on, analyzing, forecasting macro economy.

e) To consolidate and enhance capability for units doing forecast work at Ministries and agencies assigned with macro-economy management and control. To strengthen the training and retraining knowledge, to satisfy the working requirements for staff who is directly in charge of macro-economy management and control at Ministries and relevant agencies.

g) Ministries and agencies responsible for macro-economy management and control shall allocate funding in their state budget estimates and prioritize for science research fund assigned for each Ministry and agency in order to meet requirements of implementation of strengthening coordination in macro-economy management and control.

III. DUTIES AND POWERS OF MINISTRIES, AGENCIES AND LOCALITIES

1. The Ministry of Planning and Investment consulting Government and the Prime Minister on macro-economy management and control shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries and relevant agencies in:

a) Formulating and promulgating the coordinative plans in macro-economy management and control with a suitable roadmap, in which clearly define scope, field, content and tasks needed to be carried out by every Ministry, relevant agency.

b) Guiding, monitoring, examining, and urging Ministries and relevant agencies in performing the coordinate tasks in macro-economy management and control and the information; making report on coordination in macro-economy management and control.

c) Summing up and assessing the implementation of the coordinative mechanism in macro-economy management and control of Ministries and relevant agencies, and proposals (if any), quarterly reporting them to the Prime Minister.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade and the State bank of Vietnam in formulating, promulgating and organizing implementation in 2013 for the coordinating Regulations in management and control in terms of: Finance, monetary, credit, investment, trade, prices; in which clearly state scope, content, method of coordination, duties and powers of Ministries, agencies taking main responsibility, and  coordinative agencies and organizations related to implementation.

3. Ministries, agencies responsible for the macro-economy management and control according to assigned missions, shall:

a) Be entitled to request other Ministries or agencies for supplying figures and documents, consulting about programs, schemes, mechanisms, policies, and coordinating in macro-economy management and control within fields of assigned missions.

b) Take responsibility for supplying figures and documents, discussing with Ministries and relevant agencies about programs, schemes, mechanisms, policies and coordinating closely in macro-economy management and control.

c) Quarterly report the coordination and proposals (if any), send them to the Ministry of Planning and Investment for summarization and reporting to the Prime Minister.

4. Ministries and Heads of relevant agencies shall strengthen their guiding to agencies and their units in order to proactively coordinate with Ministries, agencies and localities to push up the coordination in macro-economy management and control, ensure the permanency, continuity and efficiency; concurrently take direct responsibility for situation and result of coordination tasks in macro-economy management and control under their scope and fields.

5. People’s Committees of provinces and central affiliated cities shall proactively and effectively implement mechanisms, policies and solutions on macro-economy management and control, especially finance, monetary, credit, investment, trade and prices in their localities; strengthen coordination with Ministries and relevant agencies in macro-economy management and control, timely report difficulties, problems arising at their localities and propose the handling measures with Ministries, relevant agencies to consider and handle under competence or report to competent authorities for consideration and decision.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairperson of People’s Committees of provinces and central affiliated cities, and Heads of relevant agencies and units shall implement this Decision.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1317/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất