Quyết định 1255/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1255/QĐ-TTg

Quyết định 1255/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1255/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:26/07/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kiên Giang: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 13 - 14% giai đoạn 2011 - 2020 
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020. 
Trong đó, mục tiêu nhằm đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, GDP bình quân đầu người đạt 2500 - 3000 USD/người thời kỳ 2011 - 2015 và tốc độ tăng trường 14%, GDP bình quân đầu người đạt 4500 - 4600 USD/người thời kỳ 2016 - 2020. 
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30% - 32% - 38%, năm 2020 là 20% - 37% -43%. 
Đối với các mục tiêu về phát triển xã hội, Quy hoạch yêu cầu giải quyết việc làm cho 32.000 lao động năm 2015 và đến năm 2020 là 38.000 lao động. Đồng thời, sẽ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, hạn chế tái nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, nâng dần mức sống của người dân nhất là đối với vùng nông thôn, biên giới, hải đảo. Giảm tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2015 bình quân hàng năm 1,5 - 1,8%, thời kỳ 2016 - 2020 bình quân 1%. 
Bên cạnh đó, tỉnh cần chủ động phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Cụ thể, ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao; phấn đấu năm 2015 sản lượng lúa đạt 3,5 triệu tân, năm 2020 đạt 3,7 triệu tấn. 
Cũng theo Quy hoạch này, ngành du lịch tại Kiên Giang được phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của Tỉnh ở Rạch Giá, U Minh Thượng... Trong đó, xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao trong khu vực. Phấn đấu số lượng khách du lịch đạt 6,1 triệu lượt khách năm 2015 và đạt 10 triệu lượt khách năm 2020…

Xem chi tiết Quyết định1255/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------------
Số: 1255/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
 TỈNH KIÊN GIANG THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020
-------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:
1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng đồng bằng sông Cửu Long; định hướng chiến lược biển Việt Nam và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.
2. Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tập trung phát triển kinh tế biển, ven biển và hải đảo; xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia và vùng đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện phát triển mạnh các vùng Tây sông Hậu và U Minh Thượng; đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển; phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị sản xuất chế biến và phân phối; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nông thôn mới.
3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; phát triển y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, ưu tiên các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng (nhất là các xã đảo, khu vực biên giới); giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh biên giới với Campuchia.
5. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, có giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tầm nhìn dài hạn; trong đó, tập trung phát triển các nguồn lực, bố trí dân cư đô thị và nông thôn phù hợp với quy hoạch chung, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Kiên Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong Vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá - Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và vận tải biển. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13% thời kỳ 2011 - 2015 và 14% thời kỳ 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.500 - 2.600 USD/người; đến năm 2020 đạt 4.500 - 4.600 USD/người.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30% - 32% - 38% GDP; năm 2020 là 20% - 37% - 43%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD vào năm 2015 và đạt 1.300 triệu USD vào năm 2020. Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 6 - 7% vào năm 2015 và đạt 8 - 9% vào năm 2020.
b) Về phát triển xã hội
- Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,3‰ thời kỳ 2011 - 2015 và giảm 0,25‰ thời kỳ 2016 - 2020. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương ứng là 11,45‰ vào năm 2015 và 10,4‰ vào năm 2020. Tổng dân số đến năm 2015 là 1.825.000 người; đến năm 2020 là 1.976.400 người.
- Đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học phổ thông toàn tỉnh vào năm 2018. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14% năm 2015; 11% năm 2020.
- Giải quyết việc làm cho 32.000 lao động năm 2015 và 38.000 lao động vào năm 2020, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% năm 2015 và 66,6% vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2015 giảm bình quân hàng năm 1,5 - 1,8% và 1% thời kỳ 2016 - 2020.
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt 96%, tỷ lệ hộ sử dụng điện 98% vào năm 2015; đến năm 2020 tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 98,0% và tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%.
- Năm 2015 có trên 25% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt 50% trở lên các tiêu chí xã nông thôn mới, xây dựng huyện Tân Hiệp thành huyện nông thôn mới, đến năm 2020 trên 60% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
c) Về bảo vệ môi trường
Đến năm 2015 các khu công nghiệp, khu đô thị xây dựng mới có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn quy định; 95% chất thải rắn thông thường, 100% chất thải nguy hại và chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn, 90% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Năm 2020 có 100% khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 100%. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 14%.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Nông nghiệp: Phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, ổn định diện tích canh tác lúa, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao; phấn đấu sản lượng lúa năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 3,7 triệu tấn. Quy hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, rau sạch, hoa, cây cảnh. Phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, gia cầm theo hướng mở rộng chăn nuôi công nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt.
- Lâm nghiệp: Ổn định diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 85.778 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 13,5 - 14%; bảo vệ rừng phát huy các giá trị và chức năng của các hệ sinh thái rừng, duy trì đa dạng sinh học, trong đó tập trung cho rừng quốc gia Phú Quốc và U Minh Thượng.
- Thủy sản: Đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề hợp lý. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững. Mở rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Nhân rộng các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến biển, cá lồng bè, cá tra, cá cảnh biển. Giai đoạn 2015 - 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 390.000 - 420.000 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản từ 140.800 - 133.700 ha trong đó, nuôi tôm 88.500 - 75.000 ha.
2. Phát triển ngành công nghiệp
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân thời kỳ 2011 - 2015 tăng 14,2% và thời kỳ 2016 - 2020 tăng 16%. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; phát triển các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, nông - lâm - thủy sản và hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí - đóng tàu, công nghiệp sạch, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp phục vụ dịch vụ, năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ.
Khuyến khích phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn; tập trung phát triển nhanh có hiệu quả các khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thuận Yên, Xẻo Rô, Kiên Lương, Kiên Lương 2, Tắc Cậu và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị, thành phố.
3. Phát triển thương mại và dịch vụ
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,2% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%. Phát triển tổng hợp các loại ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới.
- Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ thông qua hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và mạng lưới đại lý. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng chợ và trung tâm thương mại. Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 13 - 14%. Đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh như lúa gạo, thủy sản, khóm, tiêu, xi măng, tiến tới xuất khẩu một số mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, điện,…
- Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của Tỉnh ở Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, U Minh Thượng; trong đó, xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao trong khu vực. Phấn đấu số lượng khách du lịch đạt 6,1 triệu lượt khách năm 2015 và đạt 10 triệu lượt khách vào năm 2020.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tỉnh để phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sông, đường biển có hiệu quả cao.
- Đa dạng các dịch vụ tài chính - ngân hàng trên cơ sở hình thành trung tâm tài chính trên đảo Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Thực hiện các chính sách, biện pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm, trong đó hình thành các loại hình bảo hiểm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông
- Đường bộ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu việc nâng cấp hệ thống cầu và đường, các tuyến quốc lộ 80, N1, N2 trong đó, xây mới tuyến quốc lộ 80 từ Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi, xây dựng đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh, tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, đường tuần tra biên giới phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn. Chủ động xem xét việc xây dựng các tuyến tỉnh lộ 963, 28, 11, T2 - T4 - Công Sự - Vĩnh Thuận, Rạch Giá - Tân Hiệp - Thoại Sơn; các tuyến đường trên đảo Phú Quốc. Hoàn thành bê tông, nhựa hóa 100% đường đô thị ở thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, đô thị đảo Phú Quốc. Phấn đấu đến năm 2015 số xã trong đất liền được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%, đường ấp - liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 60% và năm 2020 đạt 80%.
- Đường thủy: Nạo vét các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và địa phương; chủ động xem xét nâng cấp cảng Hòn Chông và đầu tư xây dựng mới cảng Bãi Nò, cảng nước sâu Nam Du, Kiên Lương, Cảng An Thới, Vịnh Đầm, Dương Đông, Mũi Đất Đỏ, Đẩy nhanh đầu tư cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, đầu tư mở rộng sân bay Rạch Giá khi đáp ứng đủ điều kiện quy định.
b) Thủy lợi
Đầu tư thủy lợi theo hướng đa mục tiêu vừa đảm bảo điều tiết nguồn nước, ngăn mặn thoát lũ, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, các công trình thoát lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, ngọt lúa vùng bán đảo Cà Mau, các hồ chứa nước trên các đảo; hoàn thành tuyến đê biển cùng với hệ thống cống để ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Cấp điện, cấp, thoát nước
- Hệ thống cấp điện: Nghiên cứu đầu tư xây dựng mới nhà máy điện than tại Kiên Lương và Phú Quốc; phát triển điện gió, ngành điện sử dụng năng lượng mặt trời để bổ sung nguồn điện trên các đảo; nghiên cứu xây dựng đường cáp ngầm đưa điện lưới quốc gia từ đất liền ra đảo Phú Quốc. Đầu tư 330 km đường dây 220KV, 111,7 km đường dây 110KV, đầu tư các trạm biến áp, đường dây hạ thế.
- Hệ thống cấp - thoát nước: Từng bước đầu tư nâng cấp xây mới đồng bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn các huyện, các đảo có đông dân cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt như nhà máy cấp nước Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, đặc biệt là khu đô thị, khu, cụm công nghiệp.
d) Bưu chính - Viễn thông
- Phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông theo hướng hiện đại, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo chuẩn quốc tế. Xây dựng tuyến cáp quang vượt biển từ Hà Tiên đến Phú Quốc và trên một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ mới; thực hiện ngầm hóa mạng cáp trên địa bàn tỉnh; phấn đấu mật độ điện thoại năm 2015 đạt 102 máy/100 dân và năm 2020 là 132 máy/100 dân.
- Phát triển thị trường bưu chính viễn thông theo hướng kết hợp cung cấp dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp thông tin.
5. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội
a) Giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội
- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, hạn chế tái nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, nâng dần mức sống của người dân nhất là đối với vùng nông thôn, biên giới, hải đảo; tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, chương trình nhà ở cho hộ nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Giảm tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2015 bình quân hàng năm 1,5 - 1,8%, thời kỳ 2016 - 2020 bình quân 1%.
- Đến năm 2015 cơ cấu lao động trong các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tương ứng là 49%, 19%, 32% vào năm 2015 và 38%, 22%, 40% vào năm 2020.
- Nâng cao chất lượng hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng xã, phường lành mạnh, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các đội tình nguyện tại cộng đồng.
b) Giáo dục - đào tạo
- Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông và phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi vào năm 2018; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến năm 2015 tỷ lệ huy động đi nhà trẻ đạt 10%, tỷ lệ huy động mẫu giáo đạt 60%, tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường đạt 97%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đến trường đạt 90%, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đến trường đạt 60%; đến năm 2020 các tỷ lệ này tương ứng là: 25%, 85%, 98%, 95% và 85%.
- Hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp (giai đoạn II) và thay thế số phòng học xuống cấp nặng, đảm bảo yêu cầu học tập cho học sinh. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới quản lý giáo dục. Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Trước hết, tăng cường đào tạo nghề cho lực lượng lao động phổ thông, đào tạo các ngành nghề phục vụ cho tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh và đào tạo đón đầu cho các khu công nghiệp, khu du lịch sắp hình thành.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cán bộ nguồn. Nghiên cứu thành lập trường Đại học Kiên Giang trên cơ sở sáp nhập 3 trường cao đẳng: Kinh tế kỹ thuật, sư phạm, cộng đồng và phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang; thành lập Trường trung cấp nghiệp vụ văn hóa; Trường trung cấp du lịch, dịch vụ tại Phú Quốc.
c) Dân số, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Phát triển dân số trên cơ sở hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt mục tiêu dân số đề ra.
- Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng ngừa, khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh, đảm bảo mọi người dân đều được cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, được tiếp cận sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ quản lý ngành để nâng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100% vào năm 2015. Củng cố, kiện toàn, nâng cấp, đầu tư mới các trung tâm y tế thuộc hệ thống y tế dự phòng. Đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa vùng, trung tâm y học hạt nhân và xạ trị khu vực, một số bệnh viện chuyên khoa. Nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh, Y học cổ truyền, các bệnh viện tuyến huyện. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các loại hình bệnh viện khoa, chuyên khoa, viện điều dưỡng - phục hồi chức năng, phòng khám đa khoa, chuyên khoa.
d) Văn hóa - thể dục, thể thao
- Thực hiện nếp sống văn minh, phấn đấu tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 89,5% vào năm 2015 và 98% vào năm 2020. Phát triển 6 loại hình văn hóa: Nghệ thuật, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, di tích, triển lãm và thông tin lưu động; xây dựng các thiết chế văn hóa. Đến năm 2015 có 100% huyện thị, thành phố và 30% số xã phường, thị trấn hoàn thành xây dựng và sử dụng có hiệu quả trung tâm văn hóa thể thao, trung tâm học tập cộng đồng và đến năm 2020 có khoảng 100% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao. Đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử; thực hiện tốt công tác xã hội hóa.
- Phát triển rộng rãi phong trào thể dục, thể thao quần chúng, đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao. Đến năm 2015 có 60% và 2020 có 70% xã, phường, thị trấn có cơ sở vật chất thể dục, thể thao. Phát triển tốt hệ thống thể thao thành tích cao, xác định thêm các môn thể thao trọng điểm tỉnh có thế mạnh.
đ) Khoa học công nghệ và môi trường
- Phát triển và nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ và quản lý… Tạo điều kiện cho các đề tài khoa học được triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh đối với các sản phẩm chủ lực có lợi thế.
- Chủ động, tích cực bảo vệ môi trường; tuyên truyền và triển khai có hiệu quả chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp, du lịch, đô thị, dân cư tập trung, bệnh viện, cơ sở chế biến, khai thác tài nguyên…; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; trồng và bảo vệ tốt các loại rừng, môi trường biển, sinh thái. Xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tác động của nước biển dâng. Quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên hợp lý, có hiệu quả, đúng pháp luật.
6. Quốc phòng - an ninh
- Phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp có hiệu quả với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vực, các tuyến phòng thủ, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên các tuyến biên giới, xây dựng địa bàn trọng điểm, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”, bảo vệ vững chắc an ninh nội địa, an ninh biên giới và chủ quyền biển, đảo.
- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, Giang Thành. Thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị góp phần phát triển kinh tế - xã hội tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, tăng cường công tác huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tổ chức. Đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh và xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ
1. Phát triển các vùng kinh tế
- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng có hiệu quả bền vững, cơ bản ổn định diện tích đất nông nghiệp đặc biệt đất trồng lúa, bố trí hợp lý đất dành cho phát triển các khu cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tăng cường sự liên kết để cùng phát triển.
- Vùng Tứ giác Long Xuyên: Phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng, sản xuất và chế biến nông - thủy sản.
- Vùng Tây sông Hậu: Phát triển thành vùng nông nghiệp, sản xuất nông sản hàng hóa lớn, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Vùng U Minh Thượng: Phát triển nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí, dịch vụ du lịch lịch sử - sinh thái, dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Vùng biển - đảo: Phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản, phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, dịch vụ vận tải biển, dịch vụ cảng; phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, giao thương quốc tế. Thành lập khu kinh tế ven biển Kiên Lương.
2. Định hướng phát triển không gian đô thị
- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%, năm 2020 đạt 45 - 50%; năm 2020 hệ thống đô thị tỉnh Kiên Giang gồm: Đặc khu hành chính kinh tế Phú Quốc trực thuộc Trung ương, thành phố Rạch Giá là đô thị loại II, Hà Tiên là thành phố loại III, huyện Kiên Lương là thị xã, Minh Lương và Thứ Bảy là đô thị loại IV, mở rộng xây dựng mới 22 thị trấn thuộc các huyện lỵ.
- Điều chỉnh địa giới hành chính: Đến năm 2020 địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang được phân thành tỉnh Kiên Giang và đặc khu hành chính kinh tế Phú Quốc. Trong đó, tỉnh Kiên Giang có 13 huyện và thị xã Kiên Lương, thành phố Rạch Giá, Hà Tiên với 189 xã, phường, thị trấn. So với năm 2011 thành lập thêm huyện Thạnh Hưng (chia từ huyện Giồng Riềng), huyện Sóc Xoài (chia từ huyện Hòn Đất), thành lập mới thị xã Kiên Lương, thành phố Hà Tiên, 54 xã, phường, thị trấn.
V. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Lựa chọn các lĩnh vực phát triển đột phá và động lực
- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực trong các ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh nhằm tạo nền tảng và thế lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bao gồm kinh tế vườn, kinh tế biển, công nghiệp chế biến, thương mại, nông sản phẩm và công nghệ phẩm, du lịch sinh thái.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, hệ thống thủy lợi nông, ngư nghiệp và hệ thống cấp nước sạch tập trung.
- Tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ và tiềm lực khoa học công nghệ, cải cách hành chính, phát triển kinh tế đối ngoại và mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa; phát triển các đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, các thị tứ, điểm dân cư nông thôn nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển đồng bộ khu vực nông thôn tạo thế phát triển bền vững.
2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 422.962 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 170.292 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 252.670 tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, Tỉnh cần có các giải pháp cụ thể để huy động cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:
- Phát huy thế mạnh tổng hợp huy động các nguồn lực trước hết là nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất, vốn ngân sách đồng thời chú trọng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư.
- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút tốt các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Tỉnh, chú trọng khai thác nguồn vốn ODA.
- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP… tạo điều kiện để phát triển thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.
- Nâng hiệu quả và sức cạnh tranh của công ty có vốn nhà nước, chuyển đổi mô hình hoạt động đối với các doanh nghiệp kém hiệu quả. Phát triển kinh tế tập thể với đa dạng các loại hình hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tổng hợp, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp.
- Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhất là thủ tục đầu tư; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các chính sách hấp dẫn, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao chất lượng và quy mô giáo dục đào tạo nhằm đưa mức phát triển ngang bằng với cả nước. Thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ và nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuyển chọn và đào tạo cán bộ trẻ dự nguồn bổ sung cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên môn hóa sâu, lâu dài cho Tỉnh. Đào tạo chuyên nghiệp, nghề cho lao động trong độ tuổi, trọng tâm là ngành nông - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thủy sản, du lịch và xuất khẩu lao động.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và dạy nghề; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ phát triển.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh nguồn tài nguyên và tiềm năng con người của Tỉnh; phát triển khoa học công nghệ cao vào các ngành sản xuất nông nghiệp - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông - thủy sản, vật liệu xây dựng và một số ngành cơ khí sửa chữa, đóng tàu thuyền. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký chất lượng hàng hóa.
- Phát huy nội lực kết hợp với phát triển hợp tác trong và nước ngoài đồng thời, xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ. Có chính sách thu hút các nhà khoa học, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển khoa học và công nghệ nhằm nâng cao số lượng, chất lượng các phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng các chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ dài hạn nhằm rút ngắn khoảng cách trình độ khoa học, công nghệ giữa Tỉnh và các trung tâm phát triển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ.
5. Giải pháp về môi trường
- Tổ chức triển khai tốt các quy định của pháp luật và các chương trình bảo vệ môi trường; khai thác một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng tài nguyên biển - ven biển. Có biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là khu vực đô thị và khu sản xuất công nghiệp tập trung.
- Tích cực giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm cho ý thức bảo vệ môi trường thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường kết hợp với công tác kế hoạch hóa và cân đối các nguồn lực, tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường.
- Nghiên cứu, tính toán, xây dựng các mô hình phân tích các kịch bản về nước biển dâng và biến đổi khí hậu; hoàn thiện mạng lưới quan trắc thủy văn, dự báo về mực nước triều và xâm nhập mặn, từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó.
6. Giải pháp về phát triển thị trường
Không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao trình độ dự báo các nhu cầu thị trường để định hướng đúng chủng loại, quy mô, chất lượng loại sản phẩm hàng hóa; xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thương hiệu; phát triển kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế
Hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh trong và ngoài nước, nhất là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của từng địa phương để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác quốc tế về phát triển thương mại, du lịch, phát triển kinh tế biển.
8. Tăng cường năng lực hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; đào tạo chuẩn hóa cán bộ công chức; cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, bình đẳng và thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tỉnh cần tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh; đồng thời, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Quy hoạch.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện quy hoạch có hiệu quả. Hàng năm có đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ.
3. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang căn cứ vào Quy hoạch được phê duyệt, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, thị xã, thành phố.
2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và luật pháp của Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.
Điều 4. Các Bộ, ngành Trung ương liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang trong quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nêu trong Quy hoạch.
- Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan đã được dự kiến nêu trong Quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt; hỗ trợ Tỉnh trong việc bố trí và huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2011 - 2020 CỦA TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT
Tên dự án
A
CÁC DỰ ÁN DO CÁC BỘ NGÀNH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
1
Đường hành lang ven biển phía Nam; đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu
2
Nâng cấp mở rộng quốc lộ 61, 63, N1
3
Quốc lộ mới 80 (Lộ Tẻ - Rạch Sỏi)
4
Đường Hồ Chí Minh (đoạn Lộ Tẻ - Rạch  Sỏi - Vĩnh Thuận)
5
Đường tuần tra biên giới
6
Sân bay quốc tế Phú Quốc
7
Đường điện cáp ngầm ra Phú Quốc
8
Đê cống sông Cái Lớn - Cái Bé
9
Hệ thống thủy lợi kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên
10
Đầu tư xây dựng cảng An Thới (Phú Quốc)
B
CÁC DỰ ÁN DO TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
1
Các dự án tuyến đường trên đảo Phú Quốc
2
Dự án giao thông trên các đảo huyện Kiên Hải, Kiên Lương, thị xã Hà Tiên
3
Các tuyến tỉnh lộ: T3, 964, 963, T2 - T4 - Cộng Sự - Vĩnh Thuận, Rạch Giá – Tân Hiệp – Thoại Sơn
4
Dự án nhựa hóa giao thông nông thôn
5
Hệ thống đê biển và cống tỉnh Kiên Giang
6
Đầu tư xây dựng cảng Rạch Giá
7
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Vàm Răng – Ba Hòn, An Biên - An Minh
8
Xây dựng hệ thống cảng cá, bến cá
9
Khu neo đậu tránh bão
10
Hệ thống hồ nước trên các đảo huyện Phú Quốc, Kiên Hải
11
Cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, cửa khẩu Quốc gia Giang Thành
12
Đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch
13
Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại Rạch Giá, Phú Quốc và các huyện thị xã
14
Nâng cấp mở rộng bệnh viện đa khoa Kiên Giang, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện, trung tâm y tế các huyện thị thành phố
15
Đầu tư xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa: sản nhi, ung bướu, lao, tâm thần
16
Chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn II
17
Trường đại học Kiên Giang
18
Đầu tư xây dựng trường cao đẳng nghề tỉnh, trung tâm dạy nghề các vùng
19
Trung tâm nghiên cứu giáo dục khoa học công nghệ tại Phú Quốc
20
Đầu tư tôn tạo bảo tàng tỉnh, nhà tù Phú Quốc, di tích U Minh Thượng, Hòn Đất
21
Các trung tâm văn hóa thể thao 14 huyện thị, thành phố, thiết chế văn hóa xã
C
CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
1
Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương
2
Nhà máy Clinke Hà Tiên
3
Nhà máy xi măng Holcin
4
Nhà máy điện than Phú Quốc
5
Nhà máy xay xát lau bóng gạo, kho bảo quản, nhà máy điện trấu Hòn Đất
6
Hạ tầng các khu cụm công nghiệp
7
Dự án đầu tư vào các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu
8
Dự án đầu tư khu đô thị Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, Minh Lương và các huyện
9
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế.
10
Dự án xây dựng nhà máy nước Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên và các khu đô thị
11
Nâng cấp cảng Hòn Chông
12
Xây dựng cảng Bãi Nò (Hà Tiên)
13
Xây dựng cảng Vịnh Đầm, Mũi Đất Đỏ (Phú Quốc)
14
Xây dựng cảng Nam Du (Kiên Hải)
15
Xây dựng 2 cây cầu thành phố Rạch Giá
16
Các dự án du lịch, thương mại huyện Phú Quốc
17
Các dự án du lịch, thương mại thị xã Hà Tiên
18
Các dự án du lịch, thương mại huyện Kiên Lương
19
Các dự án du lịch, thương mại thành phố Rạch Giá
20
Các dự án nuôi tôm công nghiệp tại Kiên Lương, Giang Thành
21
Dự án vùng lúa chất lượng cao
22
Dự án vùng nguyên liệu mía tập trung (U Minh Thượng – Tây sông Hậu)
23
Dự án vùng nguyên liệu khóm (Gò Quao, Châu Thành)
24
Đầu tư mở rộng xây dựng mới 4 trường THPT tư thục tại thành phố Rạch Giá
* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No.: 1255/QD-TTg

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, July 26, 2011

 

DECISION

APPROVING SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT MASTER PLANS OF KIEN GIANG PROVINCE IN THE PERIOD TOWARDS 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Decree No.92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 of the Government on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans and the Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 of the Government on amending, supplementing a number of Articles of the Decree No.92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 of the Government;

At the proposal of the People’s Committee of Kien Giang Province,

DECIDES:

Article 1.Approving socio-economic development master plans of Kien Giang province towards 2020 (hereinafter referred to as Plan), with the major contents as follows:

I. PERSPECTIVES OF DEVELOPMENT:

1. Economic - social development Plan of Kien Giang province up to 2020 in accordance with the strategy of social - economic development of the whole country, of the Cuu Long River Delta; of Vietnam s sea strategy orientation and ensure the synchronism, consistency with the sector Plan.

2. To bring into play the internal resources, efficient use of resources in economic - social development to promote economic restructuring in according to a positive, sustainable tendency and; enhance quality of growth and competitiveness of the economy.

Focus on development of sea, coastal and island economy; to build synchronously system of infrastructure connected with the national infrastructure and the Mekong delta creating conditions for strong development of the West areas of Hau River and U Minh Thuong; to boost the development of high quality services to meet development needs; develop industry oriented production of goods associated with the application of high technology to create value chain of production, processing and distribution; associate agriculture development with new rural development.

3. Economic development associated with the implementation of progress, social justice and protection of natural resources and environment to gradually improve people s quality of life, reduce the poverty rate; development of health service, culture, education and training, giving priority to border areas, islands and remote areas. Focus on training human resources with high quality to meet market demand, associate development of human resources with the development and application of science and technology.

4. To combine closely between economic- social development with security, national defense assurance (especially the island commune, border areas); stabilize political security, social order and safety; maintain friendly relations with the border provinces of Cambodia.

5. Economic development associated with protection of the ecological environment with solutions to cope with climate change and sea level rise in the long term; of which focuses on the development of resources, allocation of urban and rural areas’ population consistent with the general Plan, spatial allocation of economic - social development and infrastructure construction.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To build Kien Giang to become a province with economic- social growth reaching the fair rate of development in the region by 2020; develop synchronously the infrastructures of economy, culture - society, education and training, to gradually improve people s life; and to boost the international integration, strengthen the development links especially with localities in the Mekong delta and the southern key economic area.

To concentrate on building the coastal key economic zones of Rach Gia - Ha Tien in which prioritizing the development of the sectors of service, tourism and shipping. To develop industry, agriculture by the tendency of production of goods associated with the building of new rural area; to focus on social security and to strengthen strong defense and security, social order and safety guaranteed.

2. Specific objectives:

a) On economic development

- Economic growth rate reaches 13% in the 2011 to 2015 period and 14% in the 2016 to 2020 period, GDP per capita by 2015 reaches from 2,500 to 2,600 USD/person; from 4,500 to 4,600 USD/person by 2020.

- The economic structure shifted towards increasing the proportion of industries, construction, services and reducing the proportion of agriculture. By 2015, the structure of agriculture - industry, construction - service is 30% - 32% - 38% of GDP; by 2020 is 20% - 37% - 43%.

- Export turnover reaches 900 million USD in 2015 and reaches USD 1,300 million in 2020. The rate of budget mobilization compared to GDP reaches 6 to 7% in 2015 and 8-9% in 2020.

b) On the social development

- Proportion of reducing birth reaches 0.3 ‰ in the 2011 to 2015 period and 0.25 ‰ the 2016 to 2020 period. The rate of natural population growth respectively is 11.45 ‰ in 2015 and 10.4 ‰ in 2020. Total population in 2015 is 1,825,000 people; 1,976,400 people by 2020.

- Meeting national standard of making compulsory high schools in the whole province in 2018. The rate of malnourished children decreases at 14% in 2015; 11% in 2020.

- To create jobs for 32,000 workers in 2015 and 38,000 ones in 2020, try to obtain the rate of labor through training 52% in 2015 and 66.6% in 2020. Poverty rate in the 2011 - 2015 period reduces averagely annual from 1.5 to 1.8% and 1% in the 2016 to 2020 period.

- Percentage of population used clean water reaches 96%, the percentage of households used electricity reaches 98% by 2015; by 2020, the percentage of households used clean water reaches 98.0% and the percentage of households used electricity reaches 100 %.

- In 2015, more than 25% of communes will obtain the new rural criteria, the remaining reaches 50% or more of the criteria of new rural commune, to build Tan Hiep district to become a new rural district; by 2020 more than 60% of communes will obtain the criteria of new rural commune.

c) On environmental protection

By 2015, the industrial zones, new built urban areas have the concentrated wastewater system reaching prescribed standards; 95% of normal solid waste, 100% of hazardous waste and medical waste is treated to reach standards, 90% of households have hygienic latrines and hygienic breeding facilities. In 2020, 100% urban area, industrial zone with systems of wastewater treatment reaches the environmental standards; the percentage of solid waste collection reaches 100%; to increase the rate of forest coverage up to 14%.

III. DEVELOPMENT ORIENTATION OF BRANCHES, SECTORS

1. Development of industry, forestry, fisheries

- To develop industry, forestry, fisheries by the tendency of commodity production with quality and high competitiveness to meet market demand.

- Agriculture: To develop farming with rice as main crops, stabilize the area of​​rice cultivation, form rice area with concentrated scale, high quality; and strive the rice production in 2015 reaches 3,5 million tons; 3.7 million tons in 2020; to plan stability of the areas of planting sugarcane, pineapple, pepper, clean vegetables, flowers, and plants. To develop branches of livestock cattle, pigs and poultry by expanding focus livestock industry combined with strict hygiene and epidemic prevention.

- Forestry: Stability of forest land area is 85,778 ha by 2020, forest coverage rate reaches 13.5 to 14%; to protect forest, promote the value and function of forest ecosystems, maintain biodiversity, focusing on the Phu Quoc and U Minh Thuong National Forests.

- Fisheries: To invest offshore fishing programs, fishing ports and the fishing logistics services, organize, rearrange the rational industrial structure; to develop aquaculture in the direction of diversification and sustainable development; to expand the shrimp-farming area under the direction of intensive farming, industrial and semi-industrial shrimp-farming, shrimp-farming combined with rice cultivation. To expand the forms of farming river- fish, clams, oysters, crabs, sea mussels, caged fish, cat fish, and marine fish. The 2015 - 2020 period, total production of captured fisheries reaches 390,000 to 420,000 tons, aquaculture area from 140,800 to 133,700 ha of which shrimp farming from 88,500 to 75,000 ha.

2. Industrial branch development

To strive to achieve average industrial growth rate in the 2011 - 2015 period increased 14.2% and the 2016 to 2020 period increasing 16%. Focus on attracting investment to develop the industrial branches by the tendency of products diversification, industry with concentration of high technology; to develop the branches, sectors that are the local’s advantages such as production of building materials and processing, agriculture - forestry - fishery and support industry formulation, mechanical - shipbuilding industry, clean industry, new material industry, industry for the services, energy, industry of food processing, manufacture of consumer goods, fine art.

To encourage the development of rural handicraft villages; focus on developing rapidly, effectively the industrial Zones Thanh Loc, Thuan Yen, Xeo Ro, Kien Luong, Kien Luong 2, Tac Cau, and industrial clusters in the areas of districts, towns and cities.

3. Development of trade and services

- To strive for growth of services in the 2011 - 2015 period reaching 16.2% and the from 2016 to 2020 period reached 17%, to develop collectively types of services under the direction of diversification, prioritize the development of services with high added value, formation of new service industries.

- To develop a distribution network of retail goods through the system of markets, supermarkets, trade centers meeting well the demands of production and consumption; reform the organization and operation of cooperatives and networks of agents; to encourage all economic sectors to participate in building markets and trade centers. To strive for the total flow of retail goods and services revenue increased an average rate of 13 to 14%. To invest in developing a number of key export commodities of the province such as rice, seafood, pineapple, pepper, cement, proceeding to export some consumer goods, handicrafts, electricity,

- To develop tourism into a spearhead economic sector; to invest in building the province s key tourism zones in Ha Tien, Kien Luong, Rach Gia, U Minh Thuong, in which constructing Phu Quoc Island to become tourism service center, modern international trade transaction with high quality in the region, strive a number of tourists reached 6.1 million of turns in 2015 and reached 10 million of turns in 2020.

- To improve the quality of transport services, and rapidly develop system of foreign transport service; to promote the advantages of geographical location and natural conditions of the province to develop the transport system by waterway and seaway highly effective.

- To diversify financial services - banking on the basis of establishing financial centers on the islands of Phu Quoc and Ha Tien; to implement policies and measures to diversify and improve the quality of insurance products, which forming the type of insurance of agricultural commodities; to improve efficiency and effectiveness of State management for the insurance market.

4. Development of technical infrastructure structure

a) Transport

- Roads: To coordinate with the Ministry of Transport to study the upgrading of the systems of bridges and roads, national highways 80, N1, N2 in which are the construction of new national highway 80 from Lo Te to Rach Soi, construction of southern coastal corridor road; Ho Chi Minh road, the highway line Ha Tien - Rach Gia - Bac Lieu, border patrol roads in accordance with development needs and resources of each period. Actively consider the construction of provincial roads 963, 28, 11, T2 - T4 – Cong Su - Vinh Thuan, Rach Gia - Tan Hiep - Thoai Son; roads on the island of Phu Quoc; to complete the concrete, asphalt 100% of urban roads in the city of Rach Gia, Ha Tien township, Phu Quoc island city; to strive to 2015, the number of communes in the mainland are asphalted or concreted reached 100%, roads of Hamlet – trans-Hamlet is asphalted or concreted reached 60% and 80% in 2020.

- Waterway: To dredge the inland waterways of the national and local levels; actively consider to upgrade Hon Chong port and invest in building new port Bai No, deepwater ports Nam Du, Kien Luong, ports An Thoi, Vinh Dam, Duong Dong, Dat Do cape; accelerate to invest the international airport Phu Quoc, to expand the Rach Gia airport as meeting Rach sufficient conditions as stipulated.

b) Irrigation

To invest in irrigation towards multi-objectives while ensuring generation of water sources, prevention of sea water, flood drainage, water supply for production and living, the drainage works in the Long Xuyen Quadrangle, West of Hau river, freshwater for rice in Ca Mau peninsula, the water reservoirs on the islands; to complete the sea dike line together with system of sewers to cope with climate change.

c) Electricity supply, water supply and drainage

- Power supply system: to study investment in building new coal power plant in Kien Luong and Phu Quoc; to develop wind power, electricity using solar power to supplement power on the islands; to research building the underground cable sending the national grid from the mainland to the island of Phu Quoc. To invest 330 km of the 220 KV transmission line, 111,7 km of the 110 kV transmission line, the substations, low-voltage lines.

- Supply of water supply and drainage: Step by step invest in upgrading, constructing new synchronously the system of living water supply for the urban areas, rural residential areas in the districts, the islands with density population, ensuring to meet water needs for production and living such as the water supply plants of Rach Gia, Ha Tien and Phu Quoc. To develop synchronously a system of drainage, collection, and treatment of wastewater, especially the urban areas and industrial areas, clusters.

d) Post – Telecommunications

- To develop infrastructure of post - telecommunications in the modern direction, provision of diverse services according to international standards. To construct the fiber optic cable crossing the sea from Ha Tien to Phu Quoc and on some new highways, provincial roads; to implement the underground cable network in the provincial area; and strive the telephone density in 2015 reached 102 telephones per 100 people and in 2020 is 132 telephones per 100 people.

- To develop post-telecommunications market in the direction of combining public-utility service provision with commercial services, diversification of types of services of information provision.

5. The fields of culture – society

a) Reducing of poverty, creation of jobs and assurance of social security

- To implement the target of sustainable and all-sided poverty reduction and inclusive, limitation of poverty; gradually narrow down the wealth- poverty gap, gradually raise the living standards of people especially in rural areas, border areas and islands; continue to carry out well the program of national goals on hunger eradication and poverty reduction, housing programs for the poor, creation of jobs and assurance of social security; to reduce the poverty rate in the 2011 - 2015 period annual average from 1.5 to 1.8%, the period from 2016 to 2020 of average 1%.

- By 2015, the labor structure in the areas of​​agriculture - forestry - fisheries, industry - construction and services, respectively 49%, 19%, 32% in 2015 and 38%, 22%, 40% in 2020.

- To improve the quality of movement activities of showing Gratitude, mobilizing people to participate in caring for war invalids, martyrs’ families and people who have merit; to step up propaganda activities, prevention and combat of social evils, building of communes, wards of health, organization of training, fostering for the volunteer teams in the community.

b) Education – Training

- To strive to achieve the standards of making compulsory high schools and preschool for children at 5 years old in 2018; to maintain the results of making compulsory primary education at the right age. By 2015, the percentages of kindergarten 10%, the percentages of preschool 60%, the percentage of elementary school students is 97%, the percentage of middle school students is 90%, percentage of high school students is 60%; by 2020, these percentage is respectively 25%, 85%, 98%, 95% and 85%.

- To complete the program of solidification of schools, classes (phase II) and replace deteriorated classrooms seriously to ensure requirements for students learning; to consolidate and strengthen the quality of teachers team; innovate management of education; to promote the training, human resource development of the province, first, strengthen job training for unskilled labor force, vocational training for the potentiality, strengths of the province and training in advance for the industrial zones, tourism areas which are going to be established.

- To train the high quality human resources and resource officials. To study the establishment of the Kien Giang University on the basis of merging three colleges of: technology- economy, pedagogy, community and branch of Nha Trang Fisheries University; to establish the intermediate school of cultural professional skill; the intermediate school of tourism, services in Phu Quoc.

c) Population, health, people s health care

- To develop population on the basis of lowering rates of natural population growth, while improving quality of life, reaching set population goals.

- To implement well the work of family planning and reproductive health care, improving people s quality of life. To implement well national health programs, prevention and effective control of epidemics, ensuring that all people provided basic health services, accessed to the use of health services of high quality.

- To improve the quality of medical staffs, management officials of sectors to raise 100% of the number of communes obtaining the national standards of health in 2015. To strengthen, consolidate, upgrade, and invest newly the health centers of preventive health systems. To invest in building the new regional general practice hospitals, regional medical centers of nuclear and radiotherapy, some specialty hospitals. To upgrade the provincial general practice hospital, traditional medicine hospital, the district hospitals; to encourage socialization of investment and development of types of hospitals and hospitals of general practice, sanitarium - rehabilitation, general practice clinics, and specialty clinics.

d) Culture - fitness, sports

- To implement the civilization lifestyle; to strive the cultural family rate reached 89.5% in 2015 and 98% in 2020. To develop 6 types of culture: Art, cinema, libraries, museums, relics, exhibitions, and mobile communications; to construct the cultural institutions. By 2015, 100% districts, cities, and 30% of communes and townships complete the construction and effective use of cultural and sports centers, community learning centers, and by 2020 about 100 % of communes have cultural-sports centers. To invest, conserve and renovate historic relics; to implement well the socialization.

- To develop broadly the movement of fitness, sports; to promote the socialization of investment in material facilities of sports. Up to 60% in 2015 and in 2020, 70% of communes, wards, and towns have material facilities of fitness, sports. To develop well system of high performance sports, identify additional key sports with force position.

e), Technology science, and environment

- To develop and improve scientific and technological effectiveness; to research application and transfer of scientific and technological advances to the fields of producing agriculture, fisheries, processing industry, service and management ... Create conditions for scientific themes applied in practice. To encourage and support enterprises to invest in innovation of advance technologies to improve the quality, added value and competitiveness for the key products with force position.

- To take the initiative protection of the environment; propagate and implement effectively the national strategies on environmental protection; to invest in construction of treatment systems of waste, wastewater and drainage for the industrial zones, clusters, tourism, urban areas, concentrated residential areas, hospitals, processing facilities, exploitation facilities of natural resources ...; prevent and treat seriously acts of polluting the environment; to plant and protect well all kinds of forests, marine environment, ecology. To develop the strategies to cope with climate change, especially impacts of sea level rise; to manage, use, and exploit natural resources rationally and effectively and lawfully.

6. National defense – Security

- To develop economy - society, combining effectively with the tasks of protection of national defense - security, To develop economy - society, combining with building the infrastructure of the areas, the defensive lines, allocation and arrangement of population stabilization on the border lines; to build key areas; national defense of all people, security posture of the people, political stability, social order and safety and firmly defend national sovereignty. To fight and defeat the conspiracy, and operation "of the peace movements of hostile forces"; to protect firmly the internal security, border security and sovereignty of the sea and islands.

- To develop border economic zones of Ha Tien, Giang Thanh. To implement effectively project: "Building a border of peace, friendship and contributing in economic- social development, strengthening national defense and security in the provincial area of Kien Giang." Regularly supplement, complete the plans for combat readiness; enhance training, drills of defense area. To build strong armed forces on politics, organizations. To promote the education of knowledge of national defense - security and build the province into a solid defensive area.

IV. DEVELOPMENT ORIENTATION BY TERRITORY

1. Development of economic zones

- On the basis of orientation of economic - social development, the province makes the Plan of land use plan to ensure stable, basis, sustainable, effective use of agricultural land area especially paddy land, rational allocation of land for industrial parks, clusters, urban areas, residential areas and infrastructure development. To develop the economic area based on potentiality and force position of each region; to strengthen the linkage to develop together.

- The Long Xuyen Quadrangle: To develop into large industrial centers, tourism services, port services, manufacturing and processing of agriculture – fisheries.

- West area of Hau river: To develop into the areas of agriculture, production of major agricultural products, goods associated with the development of processing industry, mechanic and services for agriculture and rural area.

- The U Minh Thuong area: To develop agriculture associated with aquaculture; develop processing industry, mechanic, and tourism service of history - ecology, fisheries logistic services.

- Seas – Islands areas: To develop farming, fishing and seafood processing; develop industry of shipbuilding and ship-repairing, sea shipping services, port services; to develop Phu Quoc island into a ecology tourism center of high-quality, international trade; to establish coastal economic zone Kien Luong.

2. Orientation of urban space development

- To strive up to 2015 the urbanization rate reached 40%; in 2020 reached 45 to 50%; in 2020, urban system of the Kien Giang province, includes: the special economic administrative region Phu Quoc directly under the central government, Rach Gia city is a type II city, Ha Tien is a type III city, Kien Luong district is town, Minh Luong and Thu Bay are the type IV cities; to expand, build 22 new towns of the districts.

- Adjustment of administrative boundaries: By 2020, the administrative boundary of Kien Giang province is devided into Kien Giang Province and the special economic administrative region Phu Quoc. In which, Kien Giang province has 13 districts and Kien Luong township, the Rach Gia city, Ha Tien, with 189 communes, wards and townships. Compared to the year of 2011, it is established additional districts Thanh Hung (divided from Giong Rieng), Soc Xoai (divided from Hon Dat district), the new establishment of towns of Kien Luong, Ha Tien city, 54 communes, wards and townships.

V. LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED TO INVEST

(Annex)

VI. KEY MEASURES OF PLAN IMPLEMENTATION

1. Selection of the fields of innovative and dynamic development

- Focus all resources of investment and development of key products in the sectors, fields with comparative advantages to create powerful foundation for and sustainable economic - social development, including gardens economy, sea-economy, the processing industry, trade, agricultural products and industrial products, eco-tourism.

- To invest in development of infrastructure, especially transportation system of waterway, roads, irrigation systems of agriculture, fisheries and focus water supply systems.

- Focus on the development of qualified human resources and potential science and technology, administrative reform, foreign economic development and expansion of markets to improve ability of attracting investment in the provincial area, especially in the fields of industry, commerce, and services.

- To speed up urbanization; develop urban centers, satellite cities, towns, rural residential areas to promote the process of industrialization and modernization; develop synchronously rural areas to create sustainable development.

2. Solutions on raising investment capital

Investment capital demand in the 2011 - 2020 period is about 422,962 billion dong, of which, the 2011 to 2015 period is about 170,292 billion dong; the from 2016 to 2020 period is about 252,670 billion dong. Based on the ability to balance the budget every year, the province should have specific measures to mobilize the best of the domestic and foreign resources for investment and development such as:

- Bringing into play the whole force position, mobilize the resources, first of all internal resources, exploit and use efficiently capital resources from land, budget capital and focus to attract capital of domestic and foreign investment, promote the socialization of investment.

- Developing and promulgating a list of programs and projects calling for investment up to 2020. On that basis, promoting the promotion, introduction, investment promotion to attract well the enterprises, investors in the province, focus on exploitation of ODA capital source.

- Expanding the investment forms of BOT, BTO, BT, PPP ... create conditions for the development of capital markets, development of forms of joint venture, joint investment and contributed capital by assets.

- Improving efficiency and competitiveness of state-funded companies, converting activity model for the inefficient enterprises, developing the collective economy with diverse forms of cooperatives of production, general trading, service provision, and consumption of agricultural products.

- Improving the environment of investment, production, and business, particularly investment procedures, thereby creating conditions on infrastructure for ready to receive the investment projects; issuing the attractive, transparent policies in accordance with the provisions of law.

3. Solutions for training, human resource development

- To improve the quality and extent of education and training to put the developing rate on a par with the whole country. To implement the program of human resource development; training of doctors, masters and qualified human resources for industrialization and modernization; to recruit and train deep specialized, long for the province the young officials to participate in the additional resources for leaders, managers. To train the professional vocation for workers in the labor age, focusing on agriculture - fisheries, seafood processing industry, tourism and labor export.

- To promote the socialization of education and vocational training; to apply the advances of technical science to improve the management ability, administration of the enterprises, meeting the requirements of the process of international economic integration. To develop the strategy of human resource development to meet needs of each development period.

4. The solution on science and technology

- To promote the activity of science and technology to push economic - social development, on the basis of bringing into play the competitive advantage of natural resources and potential manpower of the province; to develop high-tech science in the lines of producing agriculture - fisheries, agro - fisheries processing industries, building materials and some mechanics of repair, shipbuilding. To support the enterprises to set up their trademarks, register goods quality.

- To promote internal resources associated with the development of domestic and foreign cooperation and at the same time, the socialization of scientific and technological activities; to have policies to attract the scientists; encourage organizations and individuals to invest in the development of science and technology to improve the quantity and quality of inventions, patents and technical improvements for economic-social development requirements. To develop the training strategies and human resource development of science and technology in a long term to shorten the distance of scientific and technological level between the province and the developed centers in the Mekong Delta and the Can Tho city.

5. Environmental Solutions

- To implement well the provisions of law and the environmental protection programs; exploit reasonably and efficient use of land resources, water resources, mineral resources, protection and development of forest, sea, coastal resources; to have effective measures to reduce environmental pollution especially the urban area and focus industrial production areas.

- Actively educate and raise awareness for community on environmental protection, making sense of environmental protection into practice, going into the lifestyle of all levels of society; to promote the socialization of environmental protection associated with the planning and balancing of resources; to strengthen state management on environment.

- To research, calculate and construct the models of analyzing scenarios on sea level rise and climate change; to complete network of hydrologic observation and forecast on tides and saltwater intrusion, then propose the solution of response.

6. Solutions for market development

Constantly search and expand domestic and foreign markets; to improve the forecasting level of the market demands to drive the right type, size, quality of goods and products; to promote trade, create conditions for the enterprises to organize marketing activities to spread and introduce products and trademarks; to develop foreign economy and international economic integration.

7. Enhancement of domestic and international cooperation

To cooperate, joint ventures and jointly combine to develop with the provinces inside the country or foreign countries, especially Ho Chi Minh City and Mekong Delta provinces, on the basis of bringing into play specific advantage of each local for mutual development and benefit; to implement international cooperation on development of trade, tourism and development of the sea economy.

8. Strengthening of management effectiveness of government at all levels, reform of administrative procedures

To consolidate and strengthen the organizational structure of governmental apparatus at all levels to improve effectiveness and efficiency of management, administration; to train, standardize officers; to reform administrative procedures in order to create the investment and trade environment of transparency, equality and most convenience for citizens and the enterprises.

VII. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF PLAN IMPLEMENTATION

1. After the master Plan on socio - economic development of the province in 2020 to be approved by the Prime Minister, the province should organize publication and dissemination to the Party committees, governments, branches, unions, enterprises and people in the province; at the same time, to set up the specific action programs to implement the Plan.

2. To specify the objectives and tasks of the Plan by the five-year plans, annual plans to implement effectively the Plan. Annually evaluate the implementation of the Plan, on that basis to review, propose under the authority the adjustment, supplementation of the Plan to suit the situation of economic and social development of the province in each period.

3. All levels and branches of political - social organizations and the people are responsible for inspection and supervision the implementation of the Plan.

Article 2.Master plan for economic – social development of Kien Giang province up to 2020 is the basis for the formulation, submission for approval and implementation of branch Plans (construction Plan, land use planning, Plan and other Plans), investment projects in the province of Kien Giang.

Article 3.Communications Committee of Kien Giang province based on the approved Plan presides over and coordinates with the concerned ministries, branches to direct the formulation, submission for approval and implementation in accordance with provisions the following contents:

1. To plan the development of sectors, fields, key products; to plan the development of urban system and residential areas; to plan the building of region; to plan the construction; to plan the land use; to plan overall the economic - social development at level of district, town or city.

2. To compile the five-year plans, and annual plans; programs of development of focus economy, culture, and society; the specific projects to implement the Plan.

3. To study and formulate, promulgate or submit to the competent State agencies to promulgate a number of mechanisms and policies suitable to the province s development requirements and laws of the State from time to time in order to attract and mobilize resources to implement the Plan.

4. To submit to the Prime Minister for consideration and decision on the modification, supplementation of the Plan timely for suiting to the situation of social - economic development of the province and the whole country in the Plan stages.

Article 4.The concerned ministries and central branches within their functions, duties, and powers are responsible for:

- To guide and assist the provincial People s Committee of Kien Giang in the process of implementation of the Plan; to study to develop and submit to competent authorities for promulgation of a number of mechanisms and policies suitable to the requirements of economic - social development of the province in each period in order to use efficiently the resources to encourage and attract investment by objectives and tasks of economic - social development mentioned in the Plan.

- To research, review, modify, supplement to the Plan of branch development, planning of investment in concerned works, projects which have been expected to mention in the master Plan approved; to support the province in allocating and mobilizing foreign and domestic investment capital sources for implementation of the Plan.

Article 5.This Decision takes effect from the date of signing.

Article 6.Chairman of provincial People s Committee of Kien Giang, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

ANNEX

LIST OF THE PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT RESEARCH IN THE 2011-2020 PERIOD OF THE KIEN GIANG PROVINCE
(Issuing together with the Decision No.1255/QD-TTg dated July 26, 2011 of the Prime Minister)

No.

Projects’ name

A

THE PROJECTS INVESTED IN BY THE MINISTERS, BRANCHES IN KIEN GIANG PROVINCIAL AREA

1

Southern coastal corridor road; highway Ha Tien - Rach Gia - Bac Lieu

2

Upgrate, expand highways 61, 63, N1

3

New highway 80 (Lo Te – Rach Soi)

4

Ho Chi Minh road (Section Lo Te – Rach Soi – Vinh Thuan)

5

Border patrol roads

6

Phu Quoc International airport

7

Underground cable power lines to Phu Quoc

8

Dyke, culvert of the river Cai Lon - Cai Be

9

Irrigation system of controlling flood of Long Xuyen quadrangle area

10

Investment in construction of the An Thoi port (Phu Quoc)

B

THE PROJECTS INVESTED IN BY PROVINCE

1

The road projects on Phu Quoc Island

2

Transportation projects on the islands of Kien Hai district, Kien Luong district, Ha Tien township

3

Provincial roads: T3, 964, 963, T2 - T4 - Partners - Vinh Thuan, Rach Gia - Tan Hiep - Thoai Son

4

Asphalted project of rural roads

5

System of sea dikes and sluices of Kien Giang Province

6

Investment in construction of the Rach Gia port

7

Irrigation systems for aquaculture Vam Rang - Ba Hon, An Bien - An Minh

8

Build a system of fishing ports and landing

9

Storm shelters

10

System of lakes on the island districts of Phu Quoc, Kien Hai

11

Infrastructure of Ha Tien border gate economic zone, Giang Thanh national border gate

12

Investment in tourism infrastructure

13

Investment in building the trade centers Rach Gia, Phu Quoc and the municipal districts

14

Upgrade and expand Kien Giang General practice Hospital, traditional medicine hospitals, hospitals, health centers of municipal districts

15

Investment in building new specialty hospital: obstetrics, pediatrics, oncology, tuberculosis, mental

16

Program of school solidification phase II

17

Kien Giang University

18

Investment in building the provincial training colleges, vocational training centers of the regions

19

Research Centre for science and technology education in Phu Quoc

20

Investment in upgrading the provincial museum, Phu Quoc prison, relics U Minh Thuong, Hon Dat

21

The cultural and sports centers of 14 districts, cities, commune cultural institutions

C

PROJECTS CALLING FOR THE ECONOMIC SECTORS TO INVEST

1

Kien Luong Thermal Power Plant

2

Ha Tien Clinker Plant

3

Holcin cement Plant

4

Phu Quoc coal power Plant

5

The rice processing milling plant, storage, Hon Dat husk power plant

6

Infrastructure of industrial zones, clusters

7

Projects of investment in industrial zones, clusters, border-gate economic zones

8

Investment projects of urban areas of Phu Quoc, Ha Tien, Kien Luong, Rach Gia, Minh Luong and the districts

9

Investment in construction of water waste, waste treatment systems in the urban areas, industrial zones, economic zones.

10

The project to build water plants of Phu Quoc, Rach Gia, Ha Tien and the urban areas

11

Upgrade Hon Chong port

12

Build Bai No port (Ha Tien)

13

Build Vinh Dam Port, Dat Do cape (Phu Quoc)

14

Build Nam Du Port (Kien Hai)

15

Build two bridges of Rach Gia city

16

Tourism and commercial projects of Phu Quoc district

17

Tourism and commercial projects of Ha Tien township

18

Tourism and commercial projects of Kien Luong district

19

Tourism and commercial projects of Rach Gia city

20

The industrial shrimp farming project in Kien Luong, Giang Thanh

21

Project of high-quality rice area

22

Project of concentrated sugarcane material area (U Minh Thuong – west of Hau river)

23

Project of pineapple material area (Go Quao, Chau Thanh)

24

Investment in expansion, new construction four private high schools in Rach Gia city

* Note:On the location, size, area of using land and total investment of the works, projects mentioned above will be calculated, selected and determined specifically in the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the needs and ability to balance and raise investment capital for each period./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1255/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất