Quyết định 109/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế hưởng lợi áp dụng đối với dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên vay vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 109/2008/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 109/2008/QĐ-BNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 11/11/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 109/2008/QĐ-BNN
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 109/2008/QĐ-BNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế hưởng lợi áp dụng đối với Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
tại các tỉnh: Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Quảng Ngãi và Phú Yên
vay vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Hiệp định tín dụng chuyên ngành ký hiệu VN VI-8 ký ngày 30 tháng 3 năm 1999 giữa Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại (Nhật Bản) và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 152/2001/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế và chính sách đầu tư trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên vay vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC);
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hưởng lợi áp dụng đối với Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh: Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Quảng Ngãi và Phú Yên vay vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Trưởng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Quảng Ngãi, Phú Yên và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hứa Đức Nhị
QUY CHẾ
Hưởng lợi áp dụng đối với Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
tại các tỉnh: Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Quảng Ngãi và Phú Yên
vay vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)
(ban hành kèm theo Quyết định số 109/2008/QĐ-BNN
ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về cơ chế hưởng lợi áp dụng đối với dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên vay vốn của Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
2. Đối tượng áp dụng
a) Các đối tượng được Nhà nước giao đất, giao rừng (sau đây gọi tắt là chủ rừng); các đối tượng nhận khoán để quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ sau giai đoạn đầu tư, gồm:
- Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị lực lượng vũ trang và các lâm trường quốc doanh (Công ty lâm nghiệp);
- Hộ gia đình, cá nhân;
- Cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương (gọi là cộng đồng dân cư thôn);
b) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với những diện tích rừng phòng hộ tạm thời chưa giao, khoán cho các tổ chức và các đối tượng khác).
Điều 2.Giải thích từ ngữ
Các thuật ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1.Dự án trồng rừng JBIC: là Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại 5 tỉnh miền Trung (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên) vay vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở Hợp phần trồng rừng thuộc Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và cải thiện mức sống III (SPL - III).
2.Giai đoạn sau đầu tư: là giai đoạn sau khi dự án kết thúc, sau ngày 30 tháng 12 năm 2008.
3.Rừng JBIC: gồm rừng trồng mới, rừng tự nhiên được bảo vệ; rừng tự nhiên khoanh nuôi có trồng hoặc không trồng bổ sung do dự án trồng rừng JBIC đầu tư.
4.Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện dự án: gồm Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên.
5.Chủ rừng: gồm các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
6.Bên nhận khoán: gồm cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân ký hợp đồng dài hạn để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
7.Hiện trường trung bình hoặc khó khăn: là loại hiện trường gắn với khả năng tiếp cận hiện trường (cự ly gần, xa, địa hình, …v.v.) và năng suất chất lượng rừng ở mỗi hiện trường do UBND tỉnh thực hiện dự án xem xét quyết định.
Điều 3.Giao rừng cho chủ rừng để quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng lâu dài.
UBND tỉnh hoặc UBND huyện quyết định giao rừng cho các đối tượng sau giai đoạn đầu tư theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọi là NĐ 23/2006/NĐ-CP); Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về trình tự, thủ tục giao rừng cho thuê rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
Điều 4.Hợp đồng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng giữa các Chủ đầu tư với Bên nhận khoán.
1. Các tổ chức nhà nước (Bên giao khoán) căn cứ điều kiện thực tế xác định những diện tích rừng để tiến hành ký hợp đồng khoán quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng với Bên nhận khoán. Khung hạn mức giao khoán do hai bên xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 8, Điều 13, Điều 14 của Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và theo quy định hiện hành của Luật đất đai.
2. Thời hạn hợp đồng: trên cơ sở thực tế công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng tại địa phương, thời hạn hợp đồng do Bên giao khoán và Bên nhận khoán xem xét, quyết định theo quy định hiện hành.
3. UBND tỉnh thực hiện dự án ban hành mẫu hợp đồng trên cơ sở mẫu hợp đồng tại Phụ lục của quy chế này để tổ chức thực hiện.
Điều 5.Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng
1. UBND các cấp và Chủ rừng chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đất và rừng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg), Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (sau đây gọi tắt là Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg), Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác (sau đây gọi tắt là Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN) và các quy định hiện hành khác.
2. UBND các tỉnh thực hiện dự án thu hồi một phần đầu tư và sử dụng kinh phí này để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo quy định hiện hành của pháp luật.
Chương 2.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG
Điều 6.Quyền của Chủ rừng
1. Được khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 5; Điều 6 Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg; Điều 32, Điều 33 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg và được hưởng lợi theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
2. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại về rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
3. Cá nhân được trao đổi và để kế thừa quyền quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật và được hưởng các quyền theo quy định tại Điều 73, Điều 76 của Luật đất đai.
4. Chủ rừng là tổ chức Nhà nước được khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 7.Nghĩa vụ của Chủ rừng
1. Có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Bảo tồn và phát triển rừng được giao, phải thực hiện tái tạo rừng sau khi khai thác. Tuân thủ Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BNN.
2. Sử dụng phần lợi ích kinh tế thu được để xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 8.Phân chia giá trị sản phẩm gỗ khai thác, tỉa thưa giữa Chủ rừng (các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình cá nhân) với Nhà nước
1. Trên cơ sở thực tế từng loại hiện trường, UBND các tỉnh thực hiện dự án quyết định tỷ lệ phân chia giá trị sản phẩm gỗ cụ thể giữa Chủ rừng với nhà nước theo khung hưởng lợi dưới đây:
a) Đối với sản phẩm gỗ khai thác và tỉa thưa từ rừng trồng mới
Giá trị sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế và bù đắp các chi phí khai thác khác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ, được phân chia như sau:
- Đối với cây phù trợ:
Chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 40/2006/QĐ-BNN.
Đồng thời có trách nhiệm bổ sung hay trồng lại cây trồng chính của rừng phòng hộ ngay sau khi khai thác cây phù trợ (theo hướng dẫn của cơ quan lâm nghiệp địa phương).
- Đối với cây trồng chính (cây bản địa):
Chủ rừng được khai thác gỗ là cây trồng chính của rừng phòng hộ (sau khi đã khai thác cây trồng phù trợ và cây trồng chính đã đủ điều kiện tạo rừng phòng hộ đảm bảo chức năng phòng hộ và đến tuổi khai thác) theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo quy định và theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 40/2006/QĐ-BNN. Giá trị sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế và bù đắp các chi phí khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ được phân chia như sau: Chủ rừng được hưởng 90 - 95%, phần còn lại nộp ngân sách xã
b) Đối với sản phẩm gỗ khai thác và tỉa thưa từ rừng tự nhiên được bảo vệ và khoanh nuôi.
Chủ rừng được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác trừ động vật, thực vật rừng quý hiếm được quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Giá trị sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế và bù đắp các chi phí khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ được phân chia như sau: Chủ rừng được hưởng 85 - 90%, phần còn lại nộp ngân sách xã.
2. UBND các tỉnh thực hiện dự án ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng phần giá trị sản phẩm gỗ thu được đối với ngân sách xã, bao gồm cả việc thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện và cấp xã.
3. Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ sau chu kỳ đầu, sản phẩm rừng được khai thác, sử dụng theo pháp luật và các quy định hiện hành và được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).
4. Nếu Chủ rừng khoán rừng lại cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, thì Chủ rừng được hưởng tỷ lệ giá trị sản phẩm gỗ sau khai thác, tỉa thưa tại Điều 11 của Quy chế này.
Chương 3.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN KHOÁN
Điều 9.Quyền của Bên nhận khoán
1. Được khai thác gỗ theo Hợp đồng khoán, theo khoản 5 của Điều 15 Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg và các quy định hiện hành liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất và rừng, được hưởng lợi theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
2. Được lấy củi, khai thác tre nứa và các lâm sản ngoài gỗ khác. Khai thác tận thu cây chết, cây sâu bệnh, v.v… theo hợp đồng khoán và quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 15 Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg.
Điều 10.Nghĩa vụ của Bên nhận khoán
1. Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo hợp đồng, đúng mục đích, đúng kế hoạch ghi trong hợp đồng khoán và các quy định hiện hành liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng. Căn cứ vào tình hình cụ thể Chủ rừng và Bên nhận khoán ký Hợp đồng (theo mẫu hợp đồng tại Phụ lục đính kèm)
2. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho Bên giao khoán thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 11.Phân chia giá trị sản phẩm gỗ khai thác, tỉa thưa giữa Bên nhận khoán với Chủ rừng (Bên giao khoán)
1. Trên cơ sở thực tế từng loại hiện trường trung bình hay khó khăn, UBND các tỉnh thực hiện dự án quyết định tỷ lệ phân chia giá trị sản phẩm gỗ khai thác giữa Bên nhận khoán với Bên giao khoán theo khung hưởng lợi sau đây:
a) Đối với sản phẩm gỗ khai thác và tỉa thưa rừng trồng mới
Giá trị sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế và bù đắp các chi phí khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ được phân chia như sau:
- Đối với cây phù trợ:
Bên nhận khoán được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.
- Đối với cây trồng chính (cây bản địa):
Giá trị sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau:
Bên nhận khoán đã nhận kinh phí hỗ trợ của Dự án để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng thì được hưởng 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.
b) Đối với sản phẩm gỗ khai thác và tỉa thưa từ rừng tự nhiên bảo vệ và khoanh nuôi.
Bên nhận khoán được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo thiết kế do Bên giao khoán lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giá trị sản phẩm gỗ sau khi nộp thuế và bù đắp các chi phí khai thác, vận chuyển đến nơi tiêu thụ được phân chia như sau:
- Rừng nghèo kiệt Bên nhận khoán được hưởng 95%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính phổ biến dưới 20 cm. Bên nhận khoán được hưởng 75-85%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.
- Rừng có trữ lượng ở mức trung bình hoặc giàu, lớn hơn 100m3/ha: từ lúc nhận khoán đến khi khai thác mỗi năm bên nhận khoán được hưởng 2%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.
2. Giá trị sản phẩm gỗ nộp cho Bên giao khoán được sử dụng chủ yếu cho công tác quản lý, bảo vệ, và phát triển rừng. Được theo dõi và thanh quyết toán theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
3. Trong trường hợp Bên nhận khoán tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận với Bên giao khoán, Bên nhận khoán được hưởng 100% giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.Trách nhiệm của UBND các tỉnh
1. Giao rừng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật
2. Quy định hiện trường trung bình hay khó khăn
3. Quyết định tỷ lệ phân chia giá trị sản phẩm gỗ thu được giữa các đối tượng theo quy định của quy chế này phù hợp với thực tế của địa phương, gồm:
a) Chủ rừng và Nhà nước;
b) Bên nhận khoán, Chủ rừng và Nhà nước;
c) UBND huyện và UBND xã liên quan.
4. Ban hành văn bản hướng dẫn quy chế này phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cần quy định một điều khoản thưởng/phạt áp dụng trong quá trình thực hiện việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Hướng dẫn UBND cấp huyện sử dụng giá trị sản phẩm gỗ thu được từ rừng để thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP.
6. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 13.Trách nhiệm của UBND các huyện
1. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chỉ đạo UBND các xã có rừng và các cơ quan liên quan quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Hướng dẫn UBND xã sử dụng giá trị sản phẩm gỗ thu được từ rừng để thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP.
3. Sử dụng công khai, minh bạch, có hiệu quả giá trị kinh tế thu được từ rừng JBIC cho mục đích xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 14.Trách nhiệm của UBND các xã
1. Phổ biến quy chế này và các quy định, chính sách liên quan về quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đến cộng đồng dân cư thôn liên quan.
2. Sử dụng công khai, minh bạch có hiệu quả giá trị kinh tế thu được từ rừng cho mục đích xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP.
Phụ lục
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN RỪNG GIỮA TỔ CHỨC CÓ RỪNG JBIC
VÀ CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG
(kèm theo Quyết định số 109/2008/QĐ-BNN
ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tên tổ chức … Số: …../HĐ-KBVR
| HỢP ĐỒNG MẪU VỀ GIAO NHẬN KHOÁN QLBV RỪNG (áp dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thôn) |
…………….., ngày … tháng … năm ………. |
Căn cứ vào Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào Quyết định số ……………/2008/QĐ-BNN ngày … tháng …. năm …. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về việc ban hành quy chế hưởng lợi áp dụng đối với dự án trồng rừng JBIC.
Căn cứ vào đề nghị được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng JBIC sau giai đoạn đầu tư đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt (1)
Hôm nay, ngày … tháng … năm ………. tại ………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
Bên A (Tên của tổ chức có rừng JBIC) (2)
Do ông (bà) ………………………. Chức vụ ………………………… làm đại diện
Địa chỉ …………………………… Điện thoại …………… Fax ………… Email …………….
Bên B (Tên của bên nhận khoán quản lý bảo vệ rừng) (3)
Do ông (bà) ………………………………………………………………… làm đại diện
Địa chỉ ……………………… Có CMTND số …………………. Do Công an tỉnh …………… cấp ngày … tháng … năm ……
Điện thoại ………………. Fax ……………… Email ………………………………………………
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng Giao khoán quản lý bảo vệ rừng với các điều, khoản sau đây:
Điều 1.Diện tích, địa điểm của những khu rừng được giao cho Bên B quản lý và bảo vệ
1. Diện tích rừng ……………………………………………….. ha, đối tượng rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên là rừng phòng hộ); trạng thái rừng: ………………………………………………….
Tại ………………. lô ……… khoảnh …………. tiểu khu …………………………………… (4)
2. Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng ghi trong biểu và bản đồ kèm theo.
Điều 2.Thời hạn của hợp đồng khoán quản lý và bảo vệ rừng.
Thời hạn nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là …. năm, kể từ ngày … tháng … năm …… đến ngày … tháng … năm …… (5)
Hợp đồng sẽ được gia hạn khi thời hạn trên kết thúc nếu trong thời gian thực hiện hợp đồng Bên B tuân thủ nghiêm túc mọi điều khoản của hợp đồng và mong muốn được gia hạn hợp đồng.
Điều 3.Các quyền của Bên A
Được nhận từ Bên B ………….. % của giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế và các chi phí khai thác vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Điều 4.Nghĩa vụ của Bên A
1. Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật về bảo vệ, quản lý và phát triển rừng JBIC cho Bên B.
2. Liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép thu hoạch và khai thác các lâm sản từ rừng JBIC và cho phép sử dụng đất rừng JBIC (nếu cần thiết).
3. Kịp thời chỉ đạo và cho phép Bên B thu hoạch và khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ từ rừng JBIC.
Điều 5.Những hỗ trợ khác của Bên A cho Bên B (8)
Ứng trước vốn và vật tư hỗ trợ cho Bên B khi Bên B có nguyện vọng để phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng JBIC. Bên B sẽ hoàn trả số tiền đó sau khi thu được tiền bán lâm sản (một hợp đồng riêng biệt sẽ được ký giữa hai bên về khoản hỗ trợ này).
Điều 6.Quyền của Bên B
1. Được thu hái các lâm sản ngoài gỗ như quả, hoa, dầu, nhựa thông, song mây, mật ong, vv… trong quá trình quản lý và bảo vệ rừng theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A và được hưởng toàn bộ sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).
2. Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh trong rừng JBIC theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A, được hưởng toàn bộ giá trị sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).
3. Được lấy củi trong rừng JBIC nhưng không làm hư hại rừng theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A và được hưởng toàn bộ giá trị của sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).
4. Được khai thác tre nứa theo luật pháp và các quy định hiện hành và các hướng dẫn của Bên A và được hưởng toàn bộ giá trị của sản phẩm sau khi nộp thuế (nếu có).
5. Được khai thác gỗ theo pháp luật và các quy định hiện hành, các hướng dẫn của Bên A và được hưởng ………. % của giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế và các chi phí khai thác vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
6. Được hưởng 100% giá trị của gỗ khai thác sau khi nộp thuế (nếu có) trong trường hợp Bên B đầu tư trồng và quản lý và khai thác các loại cây với sự cho phép của Bên A.
7. Được sử dụng đất rừng để canh tác cây hàng năm và cây lâu năm theo các quy định của pháp luật hiện hành và với sự cho phép của Bên A.
8. Được di chúc một phần hoặc toàn bộ hợp đồng khoán cho thành viên trong gia đình (cùng sống tại xã) và với sự cho phép của Bên A. (6)
Điều 7.Nghĩa vụ của bên B
1. Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng JBIC theo hướng dẫn của Bên A và theo luật pháp và các quy định hiện hành liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng.
2. Xin phép và theo các hướng dẫn của Bên A trước khi khai thác và thu hoạch gỗ và các lâm sản ngoài gỗ từ rừng JBIC hoặc trồng các loại cây khác trên đất rừng JBIC.
3. Phải xin phép Bên A nếu Bên B muốn sử dụng một phần đất của rừng JBIC để canh tác cây hàng năm và cây lâu năm.
4. Theo dõi giám sát sự thiệt hại, sự phá hoại, sự phát triển và sử dụng rừng JBIC không đúng mục đích do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và báo cáo kịp thời lên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Bên A.
5. Phục hồi và cải thiện những khu rừng JBIC bị hư hại do các nguyên nhân bất khả kháng theo yêu cầu và hướng dẫn của Bên A (Một hợp đồng riêng biệt sẽ được ký giữa Bên A và Bên B nếu công việc có liên quan đến vấn đề nguyên vật liệu và nhân công) (7).
Điều 8.Sửa đổi hợp đồng
1. Bất cứ sự thay đổi và điều chỉnh nào của hợp đồng này sẽ phải được sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản giữa các bên.
2. Mọi sự thay đổi và điều chỉnh sẽ có hiệu lực thông qua việc ký hợp đồng sửa đổi hoặc biên bản ghi nhớ (phụ lục hợp đồng).
Điều 9.Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
(a) Khi thời hạn hợp đồng chấm dứt và Bên B không muốn kéo dài hợp đồng;
(b) Khi Bên B yêu cầu Bên A chấm dứt hợp đồng. Bên B sẽ phải thông báo cho Bên A bằng văn bản về đề nghị chấm dứt hợp đồng ít nhất trước 6 tháng;
(c) Khi Bên A nhận thấy Bên B không đủ khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng;
(d) Khi Bên A nhận thấy Bên B không tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của Bên A về quản lý và bảo vệ rừng;
Trong trường hợp hợp đồng bị chấm dứt vì các lý do (c) và (d), Bên A sẽ phải thông báo cho Bên B bằng văn bản ít nhất 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
Điều 10.Giải quyết tranh chấp
Hai bên cam kết giải quyết hoặc làm sáng tỏ mọi tranh chấp phát sinh trong hoặc ngoài quá trình thực hiện hợp đồng thông qua thương lượng. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết thông qua thương lượng thì vụ việc sẽ được giải quyết theo pháp luật và các quy định hiện hành.
Điều 11.Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký trừ khi bị chấm dứt trước thời hạn như được ghi trong điều 9.
Hợp đồng được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và các bản còn lại được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan theo quy định của Pháp luật.
Các bên có mặt tại đây thống nhất ký vào bản hợp đồng này.
ĐẠI DIỆN BÊN A Ký tên (Ghi rõ họ tên và đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN B Ký tên (Ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký tên - nếu có)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
1. Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý bảo vệ rừng được phê duyệt của cấp có thẩm quyền ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
2. Bên Giao khoán quản lý bảo vệ rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
3. Bên Nhận khoán quản lý bảo vệ rừng nếu là hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, số CMND, tài khoản (nếu có); nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ, tên, chức vụ người đại diện, số tài khoản.
4. Vị trí, địa điểm khu rừng giao ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiểu khu, khoảnh và lô (nếu có). Trường hợp giao nhiều lô rừng thì phải có bảng kê cho từng lô rừng kèm theo.
5. Thời hạn sử dụng rừng ghi theo quyết định giao rừng của UBND và được ghi bằng số và bằng chữ.
6. Ghi thêm các quyền khác được nêu trong quyết định của UBND tỉnh và/hoặc các quyết định của Bên A (nếu có). Quyền “Được nhận tiền công quản lý bảo vệ rừng từ Bên A” có thể được thêm vào nếu Bên A thấy cần thiết.
7. Ghi thêm các nghĩa vụ khác được nêu trong quyết định của UBND tỉnh và/hoặc các quyết định của Bên A (nếu có).
8. Mục này có thể được bỏ nếu Bên A không có đủ năng lực để thực hiện.
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 109/2008/QD-BNN |
Hanoi, November 11, 2008 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON BENEFIT SHARING APPLICABLE TO PROJECTS ON PLANTING WATERSHED PROTECTION FORESTS IN QUANG TRI, THUA THIEN HUE, QUANG NAM, QUANG NGAI AND PHUYENPROVINCES, FUNDED WITH LOANS OF THE JAPAN BANK FOR INTERNATIONAL COOPERATION (JBIC)
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the December 14, 2004 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the Government’s Decree No. 23/2006/ND-CP of March 3, 2006, on implementation of the Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Government’s Decree No. 05/2008/ND-CP of January 14, 2008, on forest protection and development funds;
Pursuant to the Specialized Credit Agreement coded VN VI-8, concluded on March 30, 1999, between the Overseas Economic Cooperation Fund (Japan) and the Government of the SocialistRepublic of Vietnam;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 152/2001/QD-TTg of October 9, 2001, on investment mechanisms and policies for planting watershed protection forests in Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Phu Yen, funded with loans of the Japan Bank for International Cooperation (JBIC);
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 186/2006/QD-TTg of August 14, 2006, promulgating the Regulation on forest management;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 178/2001/QD-TTg of November 12, 2001, on rights to enjoy benefits and obligations of households and individuals that are allocated, leased or contracted forests and forestland;
Pursuant to the Agriculture and Rural Development Minister’s Decision No. 40/2005/QD-BNN of July 7, 2005, promulgating the Regulation on exploitation of timber and other forest products;
At the proposal of the director of the Forestry Department,
DECIDES:
Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on benefit sharing applicable to projects on planting watershed protection forests in Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Phu Yen provinces, funded with JBIC loans.
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 3. The director of the Ministry’s Office, the director of the Forestry Department, the head of the Forest Projects Management Unit, the presidents of the People’s Committees of Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Phu Yen provinces, and heads of concerned units shall implement this Decision.
|
|
FOR THE MINISTER OF |
|
REGULATION
ON BENEFIT SHARING APPLICABLE TO PROJECTS ON PLANTING WATERSHED PROTECTION FORESTS IN QUANG TRI, THUA THIEN HUE, QUANG NAM, QUANG NGAI AND PHU YEN PROVINCES, FUNDED WITH JBIC LOANS
(Promulgated together with Decision No. 109/2008/QD-BNN of November 11, 2008, of the Minister of Agriculture and Rural Development)
Chapter I.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope and subjects of application
1. Governing scope
This Document provides for benefit sharing mechanisms applicable to projects on planting watershed protection forests in Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Phu Yen provinces, funded with JBIC loans.
2. Subjects of application
a/ Subjects that are allocated land or forests by the State (below referred to as forest owners); subjects that are contracted protection forests for management, protection, development and use in the post-investment period, including:
- Protection forest management units, armed forces units and state-run forestry farms (forestry companies);
- Households and individuals;
- Communities of villages, hamlets or equivalent administrative units (referred to as village communities);
b/ Commune-level People’s Committees (for protection forest areas temporarily not allocated or contracted to organizations or other subjects).
Article 2. Interpretation of terms
The terms referred to in this Regulation are construed as follows:
1. JBIC forestation projects means projects on planting watershed protection forests in five central provinces (Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Phu Yen) funded with JBIC loans, which are formulated on the basis of the forestation component under the Project on development of rural infrastructure and improvement of living standards III (SPL-III).
2. Post-investment period means a period starting after the completion of a project, i.e., after December 30, 2008.
3. JBIC forests include new forest plantations, protected natural forests, zoned off natural forests additionally or not additionally planted with trees, which are financed by JBIC forestation projects.
4. People’s Committees of project- implementing provinces include the People’s Committees of Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Phu Yen provinces.
5. Forest owners include organizations, village communities, households and individuals that are allocated forests by the State for stable and long-term use for forestry purposes.
6. Contractors include village communities, households and individuals that sign long-term contracts for forest management, protection and development.
7. Average or difficult site refers to a type of site associated with the accessibility to (distance, topographical conditions, etc.), and the productivity and quality of forests, in each site, which is considered and decided by the People’s Committee of a project-implementing province.
Article 3. Allocation of forests to forest owners for long-term management, protection, development and use
Provincial or district People’s Committees shall decide to allocate forests to subjects in the post-investment period under the Government’s Decree No. 23/2006/ND-CP of March 3, 2006, on implementation of the Law on Forest Protection and Development (below referred to as Decree No. 23/2006/ND-CP), and the Agriculture and Rural Development Ministry’s Circular No. 38/2007/TT-BNN of April 25, 2007, guiding the order of and procedures for allocation and lease of forests to organizations, households, individuals and village communities.
Article 4. Forest management, protection, development and use contracts between forest owners and contractors
1. State organizations (principals) shall, based on the practical conditions for determination of forest areas, sign forest management, protection, development and use contracts with contractors. The two parties shall consider and decide on the contractual limits under Articles 8, 13 and 14 of the Government’s Decree No. 163/1999/ND-CP of November 16, 1999, on allocation and lease of forestland to organizations, households and individuals for long-term use for forestry purposes, and the current Land Law.
2. Contract term: Based on the local actual conditions of forest management, protection, development and use, the principal and the contractor shall consider and decide on the term of a contract under current regulations.
3. People’s Committees of project- implementing provinces shall issue the form of contract on the basis of the form in the Appendix to this Regulation for implementation.
Article 5. Forest management, protection, development and use
1. People’s Committees of all levels and forest owners shall manage and use land and forests under the Law on Forest Protection and Development; Decree No. 23/2006/ND-CP; the Prime Minister’s Decision No. 178/2001/QD-TTg of November 12, 2001, on rights to enjoy benefits and obligations of households and individuals that are allocated, leased and contracted forests and forestland (below referred to as Decision No. 178/2001/QD-TTg); the Prime Minister’s Decision No. 186/2006/QD-TTg of August 14, 2006, promulgating the Regulation on forest management (below referred to as Decision No. 186/2006/QD-TTg); the Agriculture and Rural Development Minister’s Decision No. 40/2005/QD-BNN of July 7, 2005, promulgating the Regulation on exploitation of timber and other forest products (below referred to as Decision No. 40/2005/QD-BNN), and other current regulations.
2. People’s Committees of project-implementing provinces shall retrieve part of investment funds and use it for forest management, protection and development in their localities under current law.
Chapter II
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREST OWNERS
Article 6. Rights of forest owners
1. To exploit timber and non-timber forest products in protection forests under Articles 5 and 6 of Decision 178/2001/QD-TTg and Articles 32 and 33 of Decision No. 186/2006/QD-TTg, and enjoy benefits under Article 8 of this Regulation.
2. To be compensated by the State for forest-related damage when the State issues forest recovery decisions.
3. Individuals may exchange and inherit lights to manage, protect and use forests under law and enjoy rights under Articles 73 and 76 of the Land Law.
4. Forest owners that are state organizations may contract forests to households, individuals and village communities for protection and development.
Article 7. Obligations of forest owners
1. To fulfill the obligations under the law on forest protection and development and other regulations related to forest management, protection and development. To conserve and develop allocated forests and regenerate forests after exploitation. To observe the Regulation on exploitation of timber and other forest products under Decision No. 40/2006/QD-BNN.
2. To use received economic benefits for setting up forest protection and development funds under the Government’s Decree No. 05/2008/ND-CP of January 14, 2008, on forest protection and development funds.
Article 8. Share of the value of exploited and thinly pruned timber products between forest owners (organizations, village communities, households or individuals) and the State
1. Based on the actual conditions of each type of site, People’s Committees of project-implementing provinces shall decide on specific ratios for sharing the value of timber products between forest owners and the State according to the following brackets of benefit sharing:
a/ For timber products exploited and thinly pruned from newly planted forests
The value of timber products after paying taxes and expenses for exploitation and transportation of products to places of sale shall be shared as follows:
- For subsidiary trees:
The forest owner is entitled to 100% of products exploited from subsidiary trees, alternately planted trees or thinly pruned products according to the design approved by a competent authority under Decision No. 40/2006/QD-BNN.
The forest owner shall also additionally plant or re-plant principal trees of protection forests right after exploiting subsidiary trees (under the guidance of the local forestry agency).
- For principal trees (indigenous trees):
The forest owner may exploit timber being principal trees of protection forests (after having exploited subsidiary trees and when principal trees have grown up enough to form protection forests ensuring the protection function and reached the exploitable age) by selectively logging trees with an exploitation intensity not exceeding 20% when protection forests are allowed to be exploited under regulations according to the design approved by a competent authority under Decision No. 40/2006/QD-BNN. The value of timber products after paying taxes and expenses for exploitation and transportation of products to places of sale shall be shared as follows: 90-95% for the forest owner and the remainder to be remitted into the communal budget.
b/ For timber products exploited and thinly pruned from natural forests which are protected and zoned off for tending
The forest owner may exploit timber by selectively logging trees with an exploitation intensity not exceeding 20% when protection forests are allowed to be exploited, except rare and precious forest animals and plants prescribed in the Government’s Decree No. 32/2006/ND-CP of March 30, 2006, on management of endangered, rare and precious forest plants and animals. The value of timber products after paying taxes and expenses for exploitation and transportation of products to places of sale shall be shared as follows: 85-90% for the forest owner and the remainder to be remitted into the communal budget.
2. People’s Committees of project- implementing provinces shall promulgate a Regulation on management and use of the value of timber products remitted into communal budgets, including the value for setting up forest protection and development funds at district and communal levels.
3. Organizations, households and individuals are encouraged to invest their capital in planting protection forests after the first cycle and exploit and use forest products under law and current regulations. They are entitled to 100% of the value of products after paying taxes (if any).
4. Forest owners that sub-contract forests to households, individuals or village communities are entitled to a share of the value of exploited and thinly pruned timber products at the ratio specified in Article 11 of this Regulation.
Chapter III
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CONTRACTORS
Article 9. Rights of contractors
1. To exploit timber under contracts according to Clause 5, Article 15 of Decision No. 178/2001/QD-TTg and current regulations related to land and forest management and use, and enjoy benefits under Article 11 of this Regulation.
2. To exploit firewood, bamboo and non-timber forest products. To salvage dead and diseased trees under contracts and Clauses 2 thru 5, Article 15 of Decision No. 178/2001/QD-TTg.
Article 10. Obligations of contractors
1. To manage, protect, develop and use forests under contracts, for proper purposes and under plans indicated in contracts according to current regulations related to forest management and protection. Based on the practical conditions, forest owners and contractors shall sign contracts (made according to a set form in the attached Appendix).
2. If breaching contracts, thereby causing damage to principals, to pay compensation for damage under law.
Article 11. Share of the value of exploited and thinly pruned timber products between contractors and forest owners (principals)
1. Based on the practical conditions of each average or difficult site, People’s Committees of project-implementing provinces shall decide on the ratios for sharing the value of exploited timber products between contractors and principals according to the following brackets of benefit sharing:
a. For timber products exploited and thinly pruned from newly planted forests
The value of timber products after paying taxes and expenses for exploitation and transportation of products to places of sale shall be shared as follows:
- For subsidiary trees:
The contractor enjoys 100% of products exploited from subsidiary trees, alternately planted trees and thinly pruned products, ensuring a forest coverage rate higher than 0.6 after pruning.
- For principal trees (indigenous trees):
The value of timber products after paying taxes shall be shared according to the following ratio:
80-90% for the contractor that has received the project’s financial supports for forest planting, tending and protection, and the remainder for the principal.
b. For timber products exploited and thinly pruned from natural forests which are protected and zoned off for tending
The contractor may exploit timber by selectively logging trees with an exploitation intensity not exceeding 20% when protection forests are allowed to be exploited according to the design developed and submitted by the principal to a competent authority for approval.
The value of timber products after paying taxes and expenses for exploitation and transportation of products to places of sale shall be shared as follows:
- For impoverished forests: 95% for the contractor and the remainder for the principal.
- For forests regenerated after milpa cultivation or after exploitation with timber logs of a diameter of under 20 cm: 75-85% for the contractor and the remainder for the principal.
- For forests with average or rich reserves of over 100 m3/ha: From the time of being contracted to the time of exploitation, 2% for the contractor and the remainder for the principal every year.
2. The value of timber products paid to the principal shall be used mainly for forest management, protection and development and monitored and settled according to the State’s current regulations.
3. Contractors that have invested capital in forest planting, zoning off or restoration under contract or agreement with the principals are entitled to 100% of the value of products after paying taxes (if any).
Chapter IV
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 12. Responsibilities of People’s Committees of provinces
1. To allocate forests to subjects according to law.
2. To set criteria for average or difficult sites.
3. To decide on the ratios for sharing the value of timber products between subjects under this Regulation as suitable to local practical conditions, specifically between:
a. Forest owners and the State.
b. Contractors, forest owners and the State.
c. People’s Committees of concerned districts and communes.
4. To promulgate documents guiding this Regulation to suit local practical conditions, including reward and sanctioning regulations applicable in the course of forest management, protection, development and use under current law.
5. To guide district-level People’s Committees in using the value of timber products from forests for setting up forest protection and development funds under Decree No. 05/2008/ND-CP.
6. To monitor developments of forest resources and report them to the Ministry of Agriculture and Rural Development according to regulations. To perform the state management responsibility under the law on forest protection and development.
Article 13. Responsibilities of People’s Committees of districts
1. To allocate forests to village communities, households and individuals in localities under current law.
2. To direct People’s Committees of communes having forests and concerned agencies in forest management, protection, development and use. To guide People’s Committees of communes in using the value of timber products from forests for setting up forest protection and development funds under Decree No. 05/2008/ND-CP.
3. To use in a public, transparent and efficient manner economic benefits from JBIC forests for setting up forest protection and development funds.
Article 14. Responsibilities of People’s Committees of communes
1. To disseminate this Regulation and relevant regulations and policies on forest management, protection, development and use to concerned village communities.
2. To use in a public, transparent and efficient manner economic benefits from forests for setting up forest protection and development funds under Decree No. 05/2008/ND-CP.
APPENDIX
FOREST MANAGEMENT AND PROTECTION CONTRACT BETWEEN ORGANIZATIONS HAVING JBICFORESTS AND ORGANIZATIONS, HOUSEHOLDS, INDIVIDUALS OR COMMUNITIES
(To Decision No. 109/2008/QD-BNN of November 11, 2008, of the Ministry of Agriculture and Rural Development)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
------------
Name of organization:... No.: .../HD-KBVR |
MODEL CONTRACT ON FOREST MANAGEMENT AND PROTECTION (Applicable to organizations, households, individuals and village communities) ......................., Date: ................................... |
Pursuant to the December 3, 2004 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the Governments Decree No. 23/2006/ND-CP of March 3, 2006, on implementation of the Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to Decision No. .../2008/QD-BNN of... (date), of the Minister of Agriculture and Rural Development, promulgating the Regulation on benefit sharing applicable to JBIC forestation projects;
Based on the request for the contractual allocation of forests for management and protection, and the plan to manage and protect JBIC forests in the post-investment period already approved by the provincial-level Agriculture and Rural Development Service (1);
Today, on.................................................................. (date), in................................................. (place),
We, including:
Party A (name of the organization having JBIC forests) (2)
represented by Mr./Mrs............................................................ Position........................
Address:...................................... Tel.:...................... Fax:......................... Email:.........
Party B (name of the party contracted forests for management and protection)(3)
represented by Mr./Mrs.................................................................................................
Address: ....................... Identity card number: .................. issued on ................ (date), by the Police
Department of................................ province
Tel.:..................................... Fax:................................. Email:...................................... ,
agree to sign a contract on forest management and protection with the following terms:
Article 1. Areas and locations of forest blocks contracted to Party B for management and protection
1. Forest area: ................(ha); type of forest (forest plantation, natural forest being protection forest); current conditions of forest:
In lot................................... , compartment............................ , sub-area........................................... (4)
2. Locations, boundaries and characteristics of forest blocks are specified in attached tables and
maps (not printed herein).
Article 2. Term of the forest management and protection contract
The term of the forest management and protection contract is.................... years, counting from...............
(date), to.......................... (date)(5).
The contract shall be extended upon the expiration of the above duration if, in the duration of contract performance, Party B strictly observes all terms of the contract and wishes to extend it.
Article 3. Rights of Party A
To receive from Party B................. % of the value of exploited timber after paying taxes and expenses for exploitation and transportation of products to places of sale.
Article 4. Obligations of Party A
1. To provide technical assistance on JBIC forest protection, management and development to Party B.
2. To contact competent state agencies for permission to harvest and exploit JBIC forest products and to use JBIC forestland (when necessary).
3. To promptly direct and allow Party B to harvest and exploit timber and non-timber forest products from JBIC forests.
Article 5. Other supports provided by Party A to Party B(8)
To advance capital and supplies to Party B when the latter so wishes for exploitation and transportation of JBIC forest products. Party B shall refund this advance after collecting money from the sale of forest products (a separate contract on this advance will be signed between the two parties).
Article 6. Rights of Party B
1. To harvest non-timber forest products such as fruit, flowers, oil, turpentine, rattan, bee honey, etc., in the process of forest management and protection under law, current regulations and Party A’s guidance, and enjoy all products after paying taxes (if any).
2. To exploit dry dead, fallen and diseased trees in JBIC forests under law, current regulations and Party A’s guidance, and enjoy the whole value of products after paying taxes (if any).
3. To fetch firewood in JBIC forests without damaging forests under law, current regulations and Party A’s guidance, and enjoy the whole value of products after paying taxes (if any).
4. To exploit bamboo under law, current regulations and Party A’s guidance, and enjoy the whole value of products after paying taxes (if any).
5. To exploit timber under law, current regulations and Party A’s guidance, and enjoy ...% of the value of exploited timber after paying taxes and expenses for exploitation and transportation of products to places of sale.
6. To enjoy 100% of the value of exploited timber after paying taxes (if any) in case Party B has invested capital in planting, managing and exploiting assorted trees as permitted by Party A.
7. To use forestland for cultivating annual and perennial trees under current law and as permitted by Party A.
8. To bequeath part or the whole of the contract to family members (living together in a commune), which is subject to permission of Party A.(6)
Article 7. Obligations of Party B
1. To manage, protect, develop and use JBIC forests under Party A’s guidance, law and current regulations related to forest management and protection.
2. To get permission and follow Party A’s guidance before exploiting and harvesting timber and non-timber forest products from JBIC forests or planting other trees on JBIC forestland.
3. To get permission of Party A if wishing to plant annual and perennial trees on part of JBIC forestland.
4. To monitor and supervise any damage to, and destruction, development and use of JBIC forests for improper purposes due to subjective or objective causes and promptly report thereon to competent state agencies and Party A.
5. To rehabilitate and improve JBIC forest blocks damaged due to force majeure causes as required and guided by Party A (a separate contract will be signed between Party A and Party B if jobs are related to materials and labor)(7).
Article 8. Modification of contract
1. Any changes or adjustments of this contract are subject to written consent of the parties.
2. All changes or adjustments will be validated through signing a modified contract or a memorandum of understanding (contract annex).
Article 9. Termination of contract
The contract may be terminated in the following cases:
(a) When the contractual term expires and Party B does not wish to extend it.
(b) When Party B requests Party A to terminate the contract. Party B shall notify in writing its request to terminate the contract to Party A at least 6 months in advance.
(c) When Party A finds that Party B is incapable of fulfilling all the contractual obligations.
(d) When Party A finds that Party B fails to strictly follow Party A’s guidance on forest management and protection.
If the contract is terminated in case (c) or (d), Party A shall notify such in writing to Party B at least 6 months prior to the contract termination.
Article 10. Settlement of disputes
The two parties undertake to settle or clarify all disputes arising during or beyond the process of contract performance through negotiations. Disputes which cannot be settled through negotiations shall be settled under law and current regulations.
Article 11. Effect of contract
This contract takes effect on the date of its signing, unless it is terminated ahead of schedule under Article 9.
This contract is made in ... copies which are of the same legal validity. Each party shall keep one copy, and other copies shall be sent to concerned competent state management agencies under law.
The parties present here agree to sign this contract.
Representative of Party A |
Representative of Party B |
Witness
(Signature, if any)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) A competent authority’s decision approving the forest management and protection plan: Specify its number, date and subject.
(2) The principal: Specify the full name and position of the representative.
(3) The contractor: If being a household, write the name of the household owner and address of the place of permanent residence registration; if being an individual, write the name of the individual, address of the place of permanent residence registration, serial number of identity card and account number (if any); if being an organization, write the name of the organization, address of its head office, full name and position of its representative and account number.
(4) Place and location of the contracted forest block: Clearly indicate names of the commune, ward or township; district, town or provincial city; and province or centrally run city; sub-area, compartment and lot (if any). If many forest lots are contracted, a list of details for each lot is required.
(5) Forest use duration, in figure and words, according to the People’s Committee’s decision on forest allocation.
(6) Add other rights (if any) indicated in the provincial People’s Committee’s decision and/or Party A’s decisions. The right to receive remuneration for forest management and protection from Party A may be added if Party A finds it necessary.
(7) Add other obligations (if any) indicated in the People’s Committee’s decision and/or Party A’s decisions.
(8) This article may be removed if Party A is incapable.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây