Quyết định 02/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đông - Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 02/1998/QĐ-TTg

Quyết định 02/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đông - Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:02/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:06/01/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 02/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SÔ 02/1998/QĐ-TTG
NGÀY 06 THÁNG 1 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG ĐÔNG - BẮC
GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại công văn số 3202 BKH/HĐTĐ ngày 31 tháng 5 năm 1997.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông - Bắc đến năm 2010 gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh với những nội dung chính như sau:

 

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt khoảng trên 10%/năm, trong đó thời kỳ từ nay đến năm 2000 khoảng 10% để đạt mục tiêu GDP/người năm 2000 bằng khoảng 1,6 lần so với năm 1994 và năm 2010 bằng khoảng 2,5 lần so với năm 2000. Đảm bảo hài hòa quan hệ giữa phát triển nhanh, hiệu quả và lâu bền, thực hiện cơ bản xóa đói trước năm 2000, giảm 30 - 40% hộ nghèo so với hiện nay.

2. Sau năm 2000 hầu hết các tỉnh phấn đấu tự cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn; tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đến năm 2000 tỷ lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế đạt khoảng 12 - 13% GDP và đến năm 2010 đạt khoảng 18 - 20% GDP.

3. Giá trị xuất khẩu tăng với nhịp độ 22 - 23%/năm trong cả giai đoạn từ nay đến năm 2010. Giá trị xuất khẩu của vùng Đông - Bắc chiếm khoảng 4% so với cả nước vào năm 2010.

4. Năm 2010 cơ bản hoàn thành công tác định canh, định cư.

5. Nâng cao dân trí và thể lực của nhân dân; đảm bảo cuộc sống văn hóa, tinh thần ngày càng cao và lối sống ngày càng văn minh trong nhân dân. Giảm tối đa các bệnh dịch và các bệnh nguy hiểm như sốt rét, bướu cổ, trẻ em suy dinh dưỡng và các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, nghiện hút, tiêm chích ma túy, mại dâm...

6. Khôi phục và cải thiện môi trường; nâng tỷ lệ che phủ rừng trên diện tích tự nhiên từ 22,8% hiện nay lên 60% vào năm 2010 (tính cả cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả); bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, nhất là ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, các hải cảng, khu du lịch.

7. Phối hợp với các lực lượng của Trung ương giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia trên đất liền và vùng biển, góp phần tạo ra sự ổn định cần thiết cho quá trình phát triển của vùng và cả nước.

 

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - Xà HỘI:

 

1. Về phát triển công nghiệp:

- Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 14 - 15%/ năm.

- Hình thành các ngành hoặc sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó một số là mũi nhọn dựa trên các lợi thế về nguyên liệu và thị trường như: công nghiệp khai thác, tuyển quặng và tinh chế khoáng sản (than, sắt, kim loại mầu); công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông lâm, hải sản; công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí; nhiệt điện và thủy điện vừa và nhỏ; công nghiệp phân bón, hóa chất; công nghiệp hàng tiêu dùng.

- Cải tạo và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng thời từng bước cải tạo các điều kiện về cơ sở hạ tầng để hình thành một số khu công nghiệp mới. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

- Duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu cao.

2. Về phát triển nông nghiệp:

- Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp cả thời kỳ 1996 - 2010 khoảng 4%.

- Đổi mới cơ cấu nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm); phát triển lương thực theo hướng thâm canh để giải quyết với mức cho phép nhu cầu tại chỗ. Phát triển mạnh các vùng cây tập trung tạo hàng hóa lớn. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Chú trọng phát triển các vùng cây đặc sản.

- Đổi mới hệ giống và tạo đủ giống cây trồng, vật nuôi, đi đôi với việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kể cả khâu sau thu hoạch.

3. Về phát triển lâm nghiệp:

- Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, thực hiện chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng mới và giữ gìn môi trường, sinh thái.

- Đổi mới giống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường về lâm sản.

- Xây dựng các vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, quế, hồi ...

4. Các ngành dịch vụ:

- Ngành Thương mại cần được phát triển mạnh để chuyển sang kinh tế hàng hóa. Đến năm 2000 GDP ngành Thương mại phấn đấu đạt tỷ trọng 9% so với tổng GDP và 21,6% so với GDP các ngành dịch vụ ..., năm 2010 đạt 13% so với tổng GDP và 26% so với GDP với các ngành dịch vụ. Đẩy mạnh xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc. Coi trọng nhập thiết bị máy móc vật tư cho sản xuất. Phát triển mạnh hệ thống các trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu. Phát triển thương nghiệp vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Khuyến khích tối đa đối với các loại đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để khắc phục khoảng cách đối với các vùng khác.

- Du lịch: Phát triển mạnh du lịch để nâng tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP của vùng đạt 6% năm 2000 và 10% năm 2010. Phát triển mạnh du lịch biển, xây dựng một số khu, cụm du lịch, tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch đồng thời tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ngành du lịch.

- Phát triển các loại hình dịch vụ khác như vận tải quá cảnh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, thông tin liên lạc ...

- Đẩy mạnh phát triển các vùng cửa khẩu, tạo cơ sở nâng cao khả năng chuyển tải quá cảnh bằng đường sắt, đường bộ.

5. Về phát triển các lĩnh vực xã hội:

- Giáo dục - đào tạo: Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng cao biên giới, hải đảo. Đa dạng hóa loại hình giáo dục nhằm thu hút ngày càng nhiều trẻ em đến tuổi đi học tới trường, lớp.

- Y tế: tăng cường điều kiện vật chất cho các cơ sở y tế đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám và chữa bệnh có chất lượng, giảm hẳn tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em. Đến năm 2000 khống chế được bệnh sốt rét, thanh toán bệnh bướu cổ, bệnh đần độn và các hậu quả do thiếu iốt. Trước năm 2010 hoàn thành xóa xã trắng về cơ sở y tế.

- Văn hóa thông tin - phát thanh truyền hình: thời kỳ từ nay đến năm 2000 phấn đấu các tỉnh trong vùng đều có trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa - thể thao, có bảo tàng hoàn chỉnh, xây dựng đài phát thanh và truyền hình theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

Coi trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, thời kỳ 2001 - 2010 phấn đấu đáp ứng các nhu cầu nghe, nhìn của nhân dân trong vùng ở mức độ trung bình so với cả nước.

6. Phát triển kết cấu hạ tầng:

Phát triển kết cấu hạ tầng then chốt phải được ưu tiên và đi trước một bước. Tập trung phát triển mạng lưới giao thông. Ngoài việc thực hiện chương trình giao thông năm 2000 của Bộ Giao thông vận tải, cần tiếp tục nâng cấp các Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1, Quốc lộ 70. Ngoài ra, trước năm 2005 khôi phục và nâng cấp các đường vành đai Quốc lộ 4, N1, N2 để tạo ra mạng lưới đường hoàn chỉnh cho cả vùng Đông - Bắc. Đến năm 2000 đạt 70% và năm 2010 đạt 90% số xã có điện. Từng bước xây dựng hệ thống thủy lợi cho sản xuất và hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện lỵ, các khu công nghiệp, cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, chú ý khu vực vùng cao đồng bào dân tộc. Phát triển mạng thông tin bưu chính - viễn thông đến năm 2000 phấn đấu đạt 75% và năm 2010 đạt 100% số xã có máy điện thoại.

7. Về môi trường:

Vấn đề môi trường phải được coi trọng song song với phát triển kinh tế - xã hội: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ưu tiên khu vực đầu nguồn, nơi có yêu cầu phòng hộ; chống ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước, giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt môi trường khu vực ven biển, các đô thị, các trung tâm khu công nghiệp và khu vực khai thác than Quảng Ninh cũng như các khu vực khai thác khoáng sản khác.

8. Về an ninh - quốc phòng:

Củng cố, xây dựng phòng tuyến biên giới, bờ biển, hải đảo vững mạnh, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh. Kết hợp với xây dựng kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trên địa bàn vùng Đông - Bắc.

 

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

1. Để thực hiện Quy hoạch phải có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông - Bắc. Phải thể hiện và cụ thể hóa các phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Quy hoạch trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm trên địa bàn từng tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bằng các chương trình phát triển và các dự án đầu tư cụ thể. Các khu vực cần được ưu tiên phát triển là: Hệ thống đô thị, các tuyến hành lang kinh tế, hành lang biên giới, nông thôn (đặc biệt khu vực nông thôn vùng núi cao và hải đảo).

Đối với các tỉnh có biên giới Quốc gia, cần đẩy mạnh phát triển các khu vực cửa khẩu, xây dựng các cửa khẩu thành trung tâm giao lưu kinh tế và thương mại. Đồng thời cần quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất cho các đồn, trạm biên phòng để tạo điều kiện cho việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới. Cần nghiên cứu lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu đẩy mạnh phát triển các khu vực vùng cao, biên giới, các khu vực có khó khăn đặc biệt. Việc này cần phải được phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến các tỉnh để bảo đảm đồng bộ và tập trung, phát huy hiệu quả của các chương trình.

2. Cụ thể hóa các giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và môi trường, mở rộng thị trường bằng các cơ chế chính sách phù hợp với các đặc điểm của vùng và đặc điểm của từng tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã nêu trong Quy hoạch.

3. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần rà soát kỹ hệ thống các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông - Bắc, danh mục các dự án đầu tư và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho hợp lý để đưa dần vào kế hoạch hàng năm của các tỉnh. Đối với các xã, huyện vùng cao biên giới, vừa là vùng núi có nhiều khó khăn, vừa là vùng trọng điểm an ninh, cần có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể để có giải pháp tập trung cao độ để tạo bước đi trong giai đoạn trước mắt và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

 

Điều 2. Các Bộ, ngành ở Trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông - Bắc phải có kế hoạch cụ thể 5 năm, hàng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án trong phạm vi chỉ đạo của Bộ, ngành và tỉnh mình theo các mục tiêu và định hướng phát triển đã nêu trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch này.

Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh vùng Đông - Bắc có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành ở Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình và các dự án đã đề ra.

 

Điều 3. Trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển vùng Đông - Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan và y ban nhân dân các tỉnh vùng Đông - Bắc tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để bổ sung điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với Quy hoạch chung của cả nước.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng Đông - Bắc và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 2/1998/QD-TTg
Hanoi, January 6, 1998
 
DECISION
ON THE APPROVAL OF THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT MASTER PLAN FOR THE NORTH EASTERN REGION FROM NOW TO 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Chairman of the State Council For Evaluation of Investment Projects in Official Dispatch No. 3202-BKH/HDTD of May 31, 1997.
DECIDES:
Article 1.- To approve the socio-economic development master plan for the north eastern region till 2010, including 13 provinces of Ha Giang, Tuyen Quang, Cao Bang, Lang Son, Lao Cai, Yen Bai, Bac Can, Thai Nguyen, Phu Tho, Vinh Phuc, Bac Giang, Bac Ninh and Quang Ninh, with the following principal contents:
1. MAJOR DEVELOPMENT OBJECTIVES:
1. To strive for to achieve an annual GDP growth rate of over 10% from now till the year 2010, with about 10% for the period from now to 2000, so as to achieve the tempo of a per- ita GDP by 2000 being equal to 1.6 times that of 1994 and a per- ita GDP by 2010 equal to 2.5 times that of 2000. To ensure harmonization in the fast, effective and sustainable development, hunger must be basically eliminated before the year 2000 and the number of poor households must be reduced by 30-40% as compared with the present time.
2. Almost all the provinces shall strive for the balance between their own budgetary expenditures and revenues in their territories after 2000; raise domestic savings. The domestic savings for investment shall account for 12-13% and 18-20% of GDP by 2000 and 2010 respectively.
3. The export value shall rise at the rate of 22-23%/year for the period from now till 2010. The export value of the north eastern region shall account for about 4% of the national export value by the year 2010
4. By 2010, the sedentarization shall be basically completed.
5. To raise the people's physical strength and intellectual level; to ensure a higher and higher cultural and spiritual living standards and a more and more civilized life style for the people. To minimize epidemics and dangerous diseases like malaria, goiter, child malnutrition and social evils such as superstition, drug addiction and injection, prostitution, etc.
6. To rehabilitate and better the environment; to increase the percentage of the forest coverage of natural land areas from 22.8% now to 60% by 2010 (including the areas under perennial industrial plants and fruit trees); to protect the lands es and the ecological environment, especially in big cities, industrial parks, seaports and tourist resorts.
7. To coordinate with the forces of the central level in maintaining the political security, social order and safety, national sovereignty and territorial integrity on the land and sea areas, contributing to the creation of stability necessary for the process of the regional and national development.
II. MAJOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT TASKS:
1. Regarding industrial development:
- To strive for an average annual growth rate of about 14-15% throughout the period from now to 2010.
- To form leading industries or industrial products, of which some shall play as the spearhead on the basis of the raw material and market advantages, such as the ore exploiting and selecting and mineral refining industry, (coal, iron and non-ferrous metals); the construction material industry; the agricultural and forestrial and marine product processing industry; the metallurgical and mechanical manufacture industry; medium and small thermo and hydro-electric projects; the fertilizer and chemical industry; the consumer goods industry.
- To improve and expand the existing industrial zones and, at the same time, to step by step improve the infrastructure conditions for the formation of new ones. Industrial development must be accompanied with environmental protection.
- To maintain and develop handicraft trades and occupations, especially the production of fine arts products of high export value.
2. Regarding agricultural development:
- To strive to achieve an agricultural growth rate of about 4% for the whole period of 1996-2010 .
- To renovate the agricultural structure: to restructure the plant cropping along the direction of producing commodities (reducing the ratio of food crops and increasing the ratio of industrial plants, fruit trees and vegetables); to develop food production along the direction of intensive farming so as to meet the local demand to the possible extent. To boost the expansion of areas specialized in certain plants to produce great quantities of marketable products. To restructure the raising of domestic animals. To attach importance to the development of areas under specialty trees.
- To renew the existing breeds and strains and produce sufficient quantities of animal breeds and plant strains and at the same time apply scientific and technical advances, also to the post-harvest phase.
3. Regarding forestrial development:
- To develop forestry along the direction of socialization, to perform the function of protecting headwater forests, planting new forests and preserving the environment and the ecological system.
- To renew the plant strains and restructure the cropping of plants to meet the market demand for forest products.
- To build areas of materials for paper industry, of pit-prop wood, cinnamon and anise trees,
4. Services:
- The trade service should be strongly developed to shift to the commodity economy. The GDP of the trade service is expected to reach 9% of the region's GDP and 21.6% of the GDP of all services by 2000 which will rise to 13% and 26% respectively by the year 2010. To speed up the export of goods through the border with China. To attach importance to the import of machinery, equipment and supplies for production. To strongly develop the network of trade centers and border gate economic zones. To promote trade activities in the highland, remote and deep-lying areas as well as islands. To give maximum encouragement to various kinds of investment in production, business and service sectors so as to narrow the gap between these areas and others.
- Tourism: To strongly develop tourism so as to increase its ratio in the region's GDP to 6% by 2000 and 10% by 2010. To boost marine tourism and build a number of tourist resorts, clusters and intra-regional, inter-regional and international tours. To invest in building the material base for the tourist branch and at the same time promote the training of its managerial personnel.
- To develop other forms of service such as transit transportation, finance, banking, technology transfer, information and communication service, etc.
- To step up the development of border-gate areas, creating the basis for raising the acity of railway and road transit transportation.
5. Regarding the social development:
- Education and training:: Priority shall be given to educational and training development in highland border and island areas. To diversify the educational forms to attract more and more school-age children to schools and classes.
- Health: To improve the material conditions for medical establishments to ensure the quality of primary health care, medical examination and treatment, substantially reduce maternal and child malnutrition. To control malaria, eradicate goiter, cretinism and iodide deficiency-related diseases by 2000. There shall be no commune without a health center before 2010.
- Culture and information - radio and television: during the period from now to 2000 every province in the region strives to have a cultural center or a cultural-sports center, a complete museum and build their radio and television stations in accordance with the master plan already approved by the Government.
To attach importance to, preserve and bring into full play the cultural identities of various ethnicities, to strive to satisfy the audio-visual needs of the people in the region at the country's average level in the period 2001-2010.
6. Infrastructure development:
- The development of key infrastructure must be prioritized and carried out one step ahead. To concentrate on developing the traffic network. Apart from the materialization of the communication program till 2000 of the Ministry of Communications and Transport, it is necessary to continue upgrading National Highways 2, 3, 1 and 70. Besides, the belt roads of National Highways 4, N1 and N2 shall be restored and upgraded before 2005 to form a complete network of roads for the entire north eastern region. 70% and 90% of the communes shall have access to electricity by 2000 and 2010 respectively. To build step by step the irrigation network in service of production and the water supply system for the cities, provincial and district towns, townships and industrial parks, to supply clean water for rural areas, with attention paid to highland areas inhabited by ethnic minority people. To develop the post and telecommunications network with 75% and 100% of the communes to have telephones by 2000 and 2010 respectively.
7. Regarding the environment:
Importance must be attached to the environmental issues in parallel with the socio-economic development: To regreen waste land and bare hills and mountains, giving priority to headwater areas and areas in need of protective forests; to combat air, land and water source pollution, to preserve and protect the environment in the coastal areas, cities, industrial centers, the Quang Ninh colliery area as well as other mining areas.
8. Regarding security and defense:
To consolidate and build strong border, coastal and island defense lines, to materialize the Party's resolutions on the task of ensuring security and defense. To combine this task with economic development so as to perform the strategic tasks in the north-eastern region.
III. MAJOR SOLUTIONS:
1. To realize the master plan there must be a series of comprehensive measures to mobilize all resources inside and outside the country for the socio-economic development of the north-eastern region. The major socio-economic development orientations and tasks stated in the plan must be reflected and concretized in five-year and annual plans of each province in the north-eastern region through specific development programs and investment projects. The areas that should be given priority for development include: the network of urban centers, economic corridors, border and rural corridors (especially rural, mountainous areas and islands).
- For the provinces having the national border, they should step up the development of border gate areas into economic and trading centers. At the same time attention should be paid to the construction of the material base of border guard stations and posts so as to create conditions to support the socio-economic development of the border areas. The integration and coordination of the programs should be studied with a view to stepping up the development of mountainous and border areas and areas facing special difficulties. This requires a close coordination between the Central Government and the provinces to ensure the comprehensiveness, concentration and effectiveness of these programs.
2. To concretize the solutions regarding the ital, human resources, science, technology, environment and market expansion through various mechanisms and policies suited to the characteristics of the entire region and each province and submit them to the Prime Minister for consideration and decision in order to well achieve the socio-economic development objectives and fulfill the tasks stated in the master plan.
3. On the basis of the master plan already approved by the Prime Minister, it is necessary to carefully review the system of the programs on the socio-economic development in the northeastern region, the list of investment projects and rearrange a reasonable priority order so as to put them gradually into the annual plans of the provinces. For mountainous border communes and districts which are key areas for security and meet with numerous difficulties, there should be detailed socio-economic development plans and highly congregate measures so as to create development steps in the immediate stage and make preparations for the following stage.
Article 2.- The ministries and branches at the central level and the People's Committees of the northeastern provinces shall have to draw up detailed five-year and annual plans so as to organize and direct the implementation of the programs and projects that fall under the scope of their direction according to the development objectives and orientations stated in the Decision to approve this master plan.
The presidents of the People's Committees of the northeastern provinces shall have to closely coordinate with the ministries and branches of the central level in elaborating the set programs and projects and organizing the implementation.
Article 3.- In the course of implementing the master plan on the development of the northeastern region, the Ministry of Planning and Investment shall, together with the concerned ministries and branches and the People's Committees of the northeastern provinces, sum up, evaluate and draw experiences so as to promptly adjust and supplement the master plan to ensure its compliance with the national master plan.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
The presidents of the People's Committees of the northeastern provinces and the concerned ministers, heads of the ministerial-level agencies and heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 02/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất