Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

thuộc tính Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11

Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:34/2007/PL-UBTVQH11
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:20/04/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Thực thi dân chủ ở cơ sở - Ngày 20/4/2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11. Pháp lệnh quy định: hằng năm, Ban thường trực UBMTTQVN cấp xã sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND cấp xã. Nếu số phiếu tín nhiệm dưới 50% số người thuộc thành phần lấy phiếu thì đề nghị HĐND cùng cấp xem xét miễn nhiệm... Bên cạnh đó, chính quyền cấp xã công khai cho dân biết phương án điều chỉnh quy hoạch đất đai, quy hoạch khu dân cư, công tác tái định cư, Chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ công chức, Kết quả lấy phiếu tín nhiệm chủ tịch HĐND và UBND cấp xã, Quy định dân bàn và quyết định trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư, Quy định nhân dân giám sát đại biểu HĐND, cán bộ công chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố và cán bộ công chức, viên chức làm việc, sinh sống trên địa bàn, giám sát quá trình thực hiện các công trình, dự án của cấp trên đầu tư trên địa bàn xã, thôn, tổ dân phố... Pháp lệnh có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.

Xem chi tiết Pháp lệnh34/2007/PL-UBTVQH11 tại đây

tải Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 34/2007/PL-UBTVQH11

NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2007

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Pháp lệnh này quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã
1. Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã.
5. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.
2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Không thực hiện hoặc làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã.
2. Trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
3. Bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cấp xã để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chương II
NHỮNG NỘI DUNG CÔNG KHAI ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT
Điều 5. Những nội dung công khai
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ph­ương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
5. Chủ trư­ơng, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo đư­ợc vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
9. Đối tư­ợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.
10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 6. Hình thức công khai
1. Những nội dung quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;
b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng.
Điều 7. Việc công khai bằng hình thức niêm yết
1. Những nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 9 và 10 Điều 5 của Pháp lệnh này phải được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Thời gian niêm yết các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 5 của Pháp lệnh này ít nhất là ba mươi ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết; các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 10 Điều 5 của Pháp lệnh này được niêm yết thường xuyên.
Điều 8. Việc công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân
1. Những nội dung quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 11 Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã hoặc gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Trường hợp công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã thì thời hạn công khai là ba ngày liên tục.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông qua.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
Chương III
NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Mục 1
NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP
Điều 10. Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ tr­ương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư­ phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 11.  Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
1. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.
3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Điều 12. Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
1. Những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này khi đưa ra nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành.
2. Nhân dân có trách nhiệm tham gia bàn và quyết định các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của pháp luật; chấp hành và thực hiện các quyết định đã có giá trị thi hành.
3. Chính quyền cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việc thực hiện những quyết định đã có giá trị thi hành.
Mục 2
NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN, BIỂU QUYẾT ĐỂ CẤP
CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH
Điều 13. Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết
1. Hư­ơng ư­ớc, quy ­ước của thôn, tổ dân phố.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tr­ưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 14.  Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết
1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.
3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 15. Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết
1. Đối với nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) ra quyết định công nhận.
2. Đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.
3. Đối với nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì có giá trị thi hành sau khi được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã công nhận.
Điều 16. Việc công nhận những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết
1. Việc công nhận hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được thực hiện như sau:
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả việc nhân dân bàn, biểu quyết;
b) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Việc công nhận kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp thôn, tổ dân phố có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc công nhận kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải xem xét, công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mục 3
TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NỘI DUNG
NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Điều 17. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tổng hợp kết quả về những nội dung đã đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triển khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện những nội dung quy định tại Điều 10, khoản 1 và khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này.
2. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố.
3. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
4. Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định.
Chương IV
NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN THAM GIA Ý KIẾN TRƯỚC KHI
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH
Điều 19. Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; ph­ương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.
3. Dự thảo kế hoạch triển khai các ch­ương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ tr­ương, phư­ơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư­; ph­ương án quy hoạch khu dân cư­.
4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.
5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 20. Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến
1. Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
2. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
3. Thông qua hòm thư­ góp ý.
Điều 21. Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý‎ kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; nghiên cứu tiếp thu ý kiến và thông báo với nhân dân về tiếp thu ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý‎ kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.
5. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân cấp xã tham gia ý kiến
1. Lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã.
2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã.
3. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân. 
4. Tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến.  Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý‎ kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Chương V
NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN GIÁM SÁT
Điều 23. Những nội dung nhân dân giám sát
Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của Pháp lệnh này.
Điều 24. Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân 
1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện  giám sát của nhân dân
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có các trách nhiệm sau đây:
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
2. Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
3. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Lấy phiếu tín nhiệm
1. Hai năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.
3. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm và kiến nghị của mình tới Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
2. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã hết hiệu lực kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.
Điều 28. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn những nội dung quy định tại các điều 11, 14, 16, 22 và 26 của Pháp lệnh này.

                                                      TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

                                                                               CHỦ TỊCH

                                                                         Nguyễn Phú Trọng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No. 34/2007/PL-UBTVQH11

Hanoi , April 20, 2007

ORDINANCE

ON EXERCISE OF DEMOCRACY IN COMMUNES, WARDS AND TOWNSHIPS

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;

This Ordinance provides the exercise of democracy in communes, wards and townships.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

This Ordinance provides for the contents to be publicized to people; the contents to be discussed and decided by people; the contents to be commented by people before they are decided by competent bodies; the contents to be supervised by people; the responsibilities of administrations, officials and public servants of communes, wards and townships (below referred collectively to as the communal level), of officials of hamlets, villages (below referred collectively to as villages), population groups of streets, street sections, street blocs (hereinafter referred collectively to as street population groups), of relevant agencies, organizations and individuals as well as of people in exercise of democracy at the communal level.

Article 2.- Principles for exercise of democracy at the communal level

1. To ensure order, discipline, within the framework of the Constitution and law.

2. To ensure the people's rights to know, to contribute opinions, to decide, to exercise and supervise the exercise of democracy at the communal level.

3. To protect the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and individuals.

4. To ensure publicity and transparency in the exercise of democracy at the communal level.

5. To ensure the Party's leadership and the State's management.

Article 3.- Responsibilities to organize the exercise of democracy at the communal level

1. Within the ambit of their respective tasks and powers, People's Councils and People's Committees at the communal level, relevant agencies, organizations and individuals shall organize the exercise of democracy at the communal level.

2. People's Councils and People's Committees at the communal level shall coordinate with the Vietnam Fatherland Front Committees and the Front's member organizations of the same level in organizing the exercise of democracy at the communal level.

3. The Vietnam Fatherland Front Committees and the Front's member organizations at the communal level shall supervise the exercise of, and to participate in propagating and mobilizing people to exercise democracy at the communal level.

Article 4.- Prohibited acts

1. Failing to observe or acting in contravention of the regulations on exercise of democracy at the commune level.

2. Retaliating people who make complaints, denunciations or petitions related to the exercise of democracy at the communal level.

3. Covering up, obstructing or showing irresponsibility in the settlement of complaints, denunciations or petitions related to the exercise of democracy at the communal level.

4. Taking advantage of the exercise of democracy at the communal level to infringe upon the national security, social order and safety; to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and individuals.

Chapter II

CONTENTS TO BE PUBLICIZED TO PEOPLE

Article 5.- Contents to be publicized

1. Plans on socio-economic development; schemes on economic restructuring and annual budget estimates and settlement of the communal level.

2. Investment projects and works and the priority order, implementation schedules, schemes on compensation and support for ground clearance and resettlement related to projects and works in communal-level localities, detailed land use plans and adjustment schemes and planning on population quarters in communal-level localities.

3. Tasks and powers of communal-level officials and public servants, who directly handle the people's affairs.

4. The management and use of assorted funds, investments, financial aids under programs or projects for communal level; contributions mobilized from people.

5. Undertakings and plans on borrowing capital for people to develop production, eliminate hunger and reduce poverty; modes and results of considering and selecting poor households entitled to loans for production development, social relief, construction of charity houses, grant of medical insurance cards.

6. Schemes on establishment, merger, division of administrative units, adjustment of administrative boundaries directly related to the communal level.

7. Results of inspecting, examining and settling negative and corruption cases of communal officials or public servants, village officials, street population group officials; results of votes of confidence on Chairmen and Vice Chairmen of People's Councils, presidents and vice presidents of People's Committees of the communal level.

8. Contents and results of acceptance of people's opinions on matters falling under the deciding competence of the communal-level, which have been put up by communal level administrations for people's comments as provided for in Article 19 of this Ordinance.

9. Payers and collection levels of assorted charges and fees as well as other financial obligations directly collected by communal-level administrations.

10. Legal provisions on administrative procedures for settlement of matters related to people, which are carried out directly by communal-level administrations.

11. Other contents prescribed by law, requested by competent state bodies or considered necessary by communal-level administrations.

Article 6.- Forms of publicity

1. The contents specified in Article 5 of this Ordinance are publicized in the following forms:

a/ Posting up at offices of People's Councils and People's Committees of the communal level;

b/ Publicizing them on communal-level public-address systems;

c/ Publicizing them through village chiefs, street population group leaders for notification to people.

2. Communal-level administrations may simultaneously apply various forms of publicity defined in Clause 1 of this Article; realize the supply of information according to the provisions of Article 32 of the Anti-Corruption Law.

Article 7.- Publicity in form of posting up

1. The contents specified in Clauses 2, 3, 9 and 10 of Article 5 of this Ordinance must be posted up at offices of People's Councils and People's Committees of the communal level.

2. Communal-level administrations have the responsibility to post up the contents defined in Clause 1 of this Article within two days from the date the documents were adopted and signed for promulgation, for matters falling under the deciding competence of communal-level administrations, or from the date the documents were received, for matters falling under the deciding competence of superior state bodies.

3. The duration for posting up the contents defined in Clauses 2 and 9, Article 5 of this Ordinance will be at least thirty consecutive days from the date of post-up; the contents defined in Clauses 3 and 10 of Article 5 of this Ordinance will be posted up regularly.

Article 8.- Publicity via public-address systems or public notification by village chiefs, street population group leaders to people

1. The contents defined in Clauses 1, 4, 5, 6, 7, 8 and 11 of Article 5 of this Ordinance will be publicized on communal-level public-address systems or forwarded to village chiefs, street population group leaders for notification to people.

2. Communal-level administrations have the responsibility to publicize the contents defined in Clause 1 of this Article within two days from the date the documents were adopted and signed for promulgation, for matters falling under the deciding competence of communal-level administrations, or from the date the documents were received, for matters falling under the deciding competent of superior state bodies.

3. For publicity on communal-level public-address systems, the publicity duration will be three consecutive days.

Article 9.- Responsibilities to organize the materialization of publicized contents

1. Communal-level People's Committees shall formulate and adopt plans for materialization of publicized contents, which clearly state the materialization methods, time and the responsibility to organize the materialization.

2. Communal-level People's Committee presidents shall organize the implementation and direct the implementation of adopted plans and schemes.

3. Communal-level People's Committees shall report to People's Councils of the same level on the process and results of materializing the publicized contents at the coming sessions of People's Councils.

Chapter III

CONTENTS TO BE DISCUSSED AND DECIDED BY PEOPLE

Section 1. CONTENTS AND FORMS OF DIRECT DISCUSSION AND DECISION BY PEOPLE

Article 10.- Contents to be directly discussed and decided by people

People directly discuss and decide on undertakings and levels of contributions to the construction of infrastructures, public facilities within the scope of communes, villages, population groups, to which people fully or partially contribute funds, and other matters within population communities in accordance with the provisions of law.

Article 11.- Forms of direct discussion and decision by people

1. People directly discuss and decide on the contents specified in Article 10 of this Ordinance by one of the following modes:

a/ Organizing meetings of voters or voter-representatives of households in each village or street population group;

b/ Distributing opinion- gathering tickets to voters or voter-representatives of households.

2. In case of organizing meetings of voters or voter-representatives of households, the voting is conducted in form of hand-raising or secret ballot; the form of voting is decided by the meetings; if the number of votes for fail to reach 50% of the total number of voters or voter-representatives of households in the village, the street population group or the whole commune, meetings will be reorganized.

3. Where meetings cannot be reorganized, opinion-gathering tickets are distributed to voters or voter-representatives of households.

Article 12.- Implementation validity for matters directly discussed and decided by people

1. The contents specified in Article 10 of this Ordinance, which are directly discussed and decided by people and agreed upon by more than 50% of the total number of voters or voter-representatives of households in the village, street population group or the whole commune, are valid for implementation.

2. People shall participate in discussing and deciding on affairs of villages, street population groups and communes under the provisions of law; abide by and implement decisions valid for implementation.

3. Communal-level administrations shall coordinate with the Vietnam Fatherland Front Committees and the Front's member organizations of the same level in propagating, mobilizing and persuading voters or households, that have not yet agreed on the implementation of decisions already valid for implementation.

Section 2. CONTENTS AND MODES OF DISCUSSION AND VOTING BY PEOPLE FOR DECISION BY COMPETENT AUTHORITIES

Article 13.- Contents to be discussed and voted on by people

1. Rules or conventions of villages or street population groups.

2. Election, relief from duty, removal from office, of village chiefs, street population group leaders.

3. Election and removal from office of members of the People's Inspection Boards, the Community Boards for Investment Supervision.

Article 14.- Modes of discussion and voting by people

1. People discuss and vote on the contents specified in Article 13 of this Ordinance by one of the following modes:

a/ Organizing meetings of voters or voter-representatives of households in each village or street population group;

b/ Distributing opinion-gathering-tickets to voters or voter-representatives of households.

2. In case of organizing meetings of voters or voter-representatives of households, the voting is conducted in form of hand-raising or secret ballot; the voting form is decided by the meetings; if the number of votes for fail to reach more than 50% of the total number of voters or voter-representatives of households in the village or street population group, meetings will be reorganized.

3. Where meetings cannot be reorganized, opinion-gathering tickets are distributed to voters or voter-representatives of households, except for the election, relief from duty or removal from office, of village chiefs, street population group leaders.

Article 15.- Implementation validity for matters discussed and voted on by people

1. The contents specified in Clause 1, Article 13 of this Ordinance, which are agreed upon by more than 50% of the total number of voters or voter-representatives of households in the village or street population group, are valid for implementation after they are recognized by written decisions of People's Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities (below collectively referred to as the district level).

2. The contents specified in Clause 2, Article 13 of this Ordinance, which are agreed upon by more than 50% of the total number of voters or voter-representatives of households in the village or street population group, are valid for implementation after they are recognized by written decisions of communal-level People's Committees.

3. The contents specified in Clause 3, Article 13 of this Ordinance, which are agreed upon by more than 50% of the total number of voters or voter-representatives of households, are valid for implementation after they are recognized by Vietnam Fatherland Front Committees of the communal level.

Article 16.- The recognition of contents discussed and voted on by people

1. The recognition of rules or conventions of villages or street population groups is carried out as follows:

a/ Village chiefs or street population group leaders shall immediately report to communal-level People's Committees on results of discussion and voting by people;

b/ Within three working days after the receipt of reports of village chiefs or street population group leaders, district-level People's Committees shall make and submit dossiers to district-level People's Committees;

c/ Within seven working days after the receipt of dossiers of request of commune-level People's Committees, district-level People's Committees shall consider and issue decisions of recognition; in case of non-recognition, they shall reply in writing and clearly state the reason therefor.

2. The recognition of results of election, relief from duty, removal from office, of village chiefs or street population group leaders is carried out as follows:

a/ Persons who chair meetings of villages or street population groups shall make records and immediately report to communal-level People's Committees on results of election, relief from duty or removal from office, of village chiefs or street population group leaders;

b/ Within five working days after the receipt of the reports, communal-level People's Committees shall consider and issue recognition decisions; in case of non-recognition, they must reply in writing and clearly state the reason therefor.

3. The recognition of results of election or relief from duty of members of People's Inspection Boards or Community Boards for Investment Supervision is carried out as follows:

a/ Persons who chair the meetings shall immediately report to Vietnam Fatherland Front Committees of the communal level on the results of election or relief from duty, of member of People's Inspection Boards or Community Boards for Investment Supervision;

b/ Within five working days after the receipt of the reports, communal-level Vietnam Fatherland Front Committees shall consider and recognize them; in case of non-recognition, they must reply in writing and clearly state the reasons therefor.

Section 3. RESPONSIBILITIES TO ORGANIZE THE MATERIALIZATION OF CONTENTS DISCUSSED AND DECIDED BY PEOPLE

Article 17.- Responsibilities of communal-level People's Committees and communal-level People's Committee presidents

1. Communal-level People's Committees shall work out and adopt plans on materialization of the contents discussed and decided by people; coordinate with Vietnam Fatherland Front Committees and socio-political organizations of the same level in organizing the materialization; direct village chiefs, street population group leaders to implement the adopted plans.

2. Communal-level People's Committee presidents shall make general written records on results of the contents discussed and decided by people of the entire communes; organize the materialization of the contents already decided by people; coordinate with communal-level Vietnam Fatherland Front Committees in organizing the election, relief from duty or removal from office, of village chiefs, street population group leaders.

3. Communal-level People's Committees shall report to People's Councils of the same level on the process and results of materializing the contents discussed and decided by people at coming sessions of People's Councils.

Article 18.- Responsibilities of village chiefs, street population group leaders

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Front Activities Boards in villages or street population groups in, organizing meetings of voters or voter-representatives of households, or distributing tickets to gather opinions of voters or voter-representatives of households for people to materialize the contents specified in Article 10, Clauses 1 and 3 of Article 13 of this Ordinance.

2. To make written records on results of direct discussion and decision by people of villages or street population groups on affairs of the villages or street population groups.

3. To make written records on direct discussion and decision by people of villages or street population groups on affairs of the communes; report on results to communal-level People's Committee presidents.

4. To organize the performance of tasks in villages, street population groups, which have been already decided by people.

Chapter IV

CONTENTS TO BE COMMENTED BY PEOPLE BEFORE THEY ARE DECIDED BY COMPETENT BODIES

Article 19.- Contents to be commented by people

1. Draft plans on socio-economic development at the communal level; economic and production- restructuring options; schemes on sedentary farming, resettlement and new economic zones and production and business line development options of the communal level.

2. Draft detailed land use planning and plans and adjustment schemes; the management and use of land areas of the communal level.

3. Draft plans on implementation of programs and projects in communal-level localities; undertakings and schemes on ground clearance compensation and supports, infrastructure construction, resettlement; schemes on population quarter planning.

4. Draft schemes on establishment, merger, division of administrative units, adjustment of administrative boundaries, directly related to communal-level localities.

5. Other contents, which need people's comments as required by law, requested by competent state bodies or considered necessary by communal-level administrations.

Article 20.- Modes of giving comments by people

1. Meetings of voters or voter-representatives of households in each village, street population group.

2. Distributing tickets to gather comments of voters or voter-representatives of households.

3. Installing mailboxes for comments.

Article 21.- Responsibilities of communal-level administrations to organize the materialization of contents commented by people

1. Communal-level People's Committees shall work out and adopt plans to gather people's comments on contents which fall under the deciding competence of communal-level administrations, which clearly state the implementation methods, time and responsibilities.

2. Communal-level People's Committees shall coordinate with the Vietnam Fatherland Front Committees and socio-political organizations of the same level in organizing the implementation of the adopted plans.

3. Communal-level People's Committee presidents shall direct the organization of comment gathering, sum up opinions of voters or voter-representatives of households; study and assimilate opinions and notify people of the assimilation of opinions of voters or voter-representatives of households.

Where communal-level administrations' decisions on the contents specified in Article 19 of this Ordinance are different from the majority opinions, they must clearly state the reasons and take responsibility for their decisions.

4. For contents assigned to communal-level administrations by competent bodies for gathering people's comments, communal-level People's Committees shall work out and adopt implementation plans, clearly stating the implementation methods, time and responsibilities; direct the organization of implementation, sum up opinions and report to competent bodies on results of gathering comments of people in the localities.

5. Communal-level People's Committees shall report to People's Councils of the same level on the process and results of materializing the contents put up for people's comments at coming sessions of People's Councils.

Article 22.- Responsibilities of superior competent bodies to organize the materialization of contents commented by people in communal-level localities

1. To gather people's comments before deciding on matters directly related to the rights and interests of citizens in communal-level localities.

2. To direct the communal-level People's Committees to organize the gathering of comments of people in communal-level localities.

3. To supply documents necessary for organizing the gathering of people's comments.

4. To assimilate people's comments on the contents put up for comments. Where competent bodies' decisions on the contents specified in Article 19 of this Ordinance are different from the majority opinions, they must clearly state the reasons and take responsibility for their decisions.

Chapter V

CONTENTS TO BE SUPERVISED BY PEOPLE

Article 23.- Contents to be supervised by people

People supervise the materialization of the contents specified in Articles 5, 10, 13 and 19 of this Ordinance.

Article 24.- Modes of performing the people's supervision

1. People perform the supervision through activities of People's Inspection Boards, Community Boards for Investment Supervision.

The order and procedures for operation of People's Inspection Boards and Community Boards for Investment Supervision comply with provisions of law.

2. People directly perform the supervision through their complaints, denunciations or petitions lodged with competent bodies or organizations or petitions via Vietnam Fatherland Front Committees, the Front's member organizations of the communal level, People's Inspection Boards or Community Boards for Investment Supervision.

The order and procedures for complaints, denunciations and petitions by people comply with the provisions of law.

Article 25.- Responsibilities of agencies, organizations and individuals to realize the people's supervision

Within their respective tasks and powers, agencies, organizations and individuals have the following responsibilities:

1. To fully and timely supply necessary information and documents for People's Inspection Boards, Community Boards for Investment Supervision;

2. To examine, settle and reply in time complaints, denunciations and petitions of citizens, petitions of People's Inspection Boards, Community Boards for Investment Supervision, Vietnam Fatherland Front Committees, the Front's member organizations at the communal level or to report to competent bodies on matters falling beyond their settling competence;

3. To handle persons who commit acts of obstructing activities of People's Inspection Boards, Community Boards for Investment Supervision or persons who commit acts of revenging or retaliating complainants, denouncers or petitioners under provisions of law.

Article 26.- Votes of confidence

1. Biennially in a term of communal-level People's Councils, Standing Boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the same level organize the votes of confidence on chairmen and vice chairmen of People's Councils, presidents and vice presidents of People's Committees of the communal level.

2. Participants in the vote of confidence include members of the Vietnam Fatherland Front Committees, executive members of socio-political organizations of the communal level, heads of People's Inspection Boards, heads of Community Boards for Investment Supervision (if any), secretaries of Party cells, village chiefs, street population group leaders, heads of village, street population group boards for Front activities.

3. Standing boards of communal-level Vietnam Fatherland Front Committees send results of the vote of confidence and their proposals to People's Councils of the same level and competent agencies or organizations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27.- Implementation effect

1. This Ordinance takes effect on July 1, 2007.

2. The Government's Decree No.79/2003/ND-CP of July 7, 2003, promulgating the Regulation on Exercise of Democracy in Communes ceases to be effective from the effective date of this Ordinance.

Article 28.- Implementation guidance

The Government, the Vietnam Fatherland Front Central Committee shall, within the ambit of their respective tasks and powers, guide the contents specified in Articles 11, 14, 16, 22 and 26 of this Ordinance.

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
CHAIMAN




Nguyen Phu Trong

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 34/2007/PL-UBTVQH11 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất