Nghị quyết 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 30/2021/QH15
Cơ quan ban hành: | Quốc hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 30/2021/QH15 |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 28/07/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Hành chính, COVID-19 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 28/7/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách sau: Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định tại một số khu vực, địa bàn cần thiết; Thực hiện chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vắc xin phòng dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng dịch COVID-19, huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển Quỹ vắc xin phòng COVID-19, truyền thông đầy đủ, liên tục, chính xác, minh bạch về tiêm chủng, sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Đồng thời, khẩn trương rà soát, tổng kết các quy định có liên quan đến công tác phòng, chống dịch và công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương chủ động điều hành ngân sách Nhà nước năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đã đề ra trong chương trình thực hành tiết kiệm, lãng phí; thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021.
Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Nghị quyết30/2021/QH15 tại đây
tải Nghị quyết 30/2021/QH15
QUỐC HỘI Nghị quyết số: 30/2021/QH15 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
NGHỊ QUYẾT
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
____________
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ kết quả kỳ họp thứ nhất từ ngày 20 đến ngày 28 tháng 7 năm 2021;
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự chủ động tham gia tích cực, trách nhiệm, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ cán bộ ngành y tế, quân đội, công an, các tình nguyện viên... trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Quốc hội trân trọng sự đồng hành, tin tưởng, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tinh thần tự giác, trách nhiệm, tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và sự đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn của Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các biến chủng mới như Delta hoặc những biến chủng khác có khả năng tiếp tục xuất hiện và lây lan trên toàn cầu, số lượng người mắc bệnh, tử vong tăng nhanh, nguồn cung ứng vắc xin trên toàn thế giới còn hạn chế, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu là những thách thức rất lớn đối với nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tác động rất tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải có các giải pháp ứng phó kịp thời, đồng bộ, phù hợp, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương:
- Chủ động bám sát tình hình thực tế, tiếp tục tăng cường các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để vừa kiểm soát tốt dịch COVID-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
- Chủ động điều hành ngân sách nhà nước năm 2021 phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đã đề ra trong chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra, triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, nhất là lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; quyết định chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán đã được duyệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; thay đổi, điều chỉnh nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong trường hợp cấp thiết, ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
Quốc hội kêu gọi cả hệ thống chính trị và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng chung sức, đồng lòng, quyết tâm nỗ lực vượt mọi khó khăn để thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa phòng, chống và ngăn chặn kịp thời dịch COVID-19, đặt tính mạng, sức khỏe, sự an toàn của người dân lên trên hết, trước hết, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2021.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Vương Đình Huệ
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây