Nghị quyết 27/2008/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ giữa tháng 11 năm 2008

thuộc tính Nghị quyết 27/2008/NQ-CP

Nghị quyết 27/2008/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ giữa tháng 11 năm 2008
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2008/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/11/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phiên họp Chính phủ giữa tháng 11 năm 2008 - Theo Nghị quyết số 27/2008/NQ-CP ra ngày 25/11/2008, Chính phủ đã họp bàn một số vấn đề sau: để thực hiện giảm nghèo đối với những huyện có tỷ lệ nghèo cao, một mặt, cần tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành trên cơ sở rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới; mặt khác, ban hành các cơ chế, chính sách mới mang tính chất đột phá, đặc thù, phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế-xã hội của từng huyện, từng địa phương. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, hoàn chỉnh Đề án và Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Trong Nghị quyết này cần quy định một số cơ chế, chính sách cụ thể triển khai thực hiện ngay sau khi ban hành; đồng thời đưa ra một số định hướng chính sách, để từ đó ban hành các văn bản cụ thể hóa. Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân, của nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý nhà nước về dân số. Tuy nhiên, việc quy định thiếu chặt chẽ tại Điều 10 dẫn đến cách hiểu nhà nước không hạn chế quy mô gia đình ở mức 1 đến 2 con. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giảm sinh thời gian qua không hoàn thành. Để khắc phục tình trạng này, từng bước đưa công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đi vào nề nếp, cần phải ban hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003, trong đó quy định rõ quy mô gia đình 1 đến 2 con, thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Việc khai thác tràn lan và xuất khẩu quặng khoáng sản, đất hiếm... tăng mạnh thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc biểu khung thuế suất thuế tài nguyên đối với nhóm khoáng sản kim loại và phi kim loại ban hành từ năm 1998 còn thấp, không phù hợp với tình hình hiện nay. Để góp phần hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, tăng ngân sách địa phương dành cho cải tạo môi trường, sửa chữa cơ sở hạ tầng cũng như khuyến khích các doanh nghiệp khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, cần phải ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

Xem chi tiết Nghị quyết27/2008/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 27/2008/NQ-CP NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2008    

PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ GIỮA THÁNG 11 NĂM 2008

 

Ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ họp phiên giữa tháng 11 năm 2008, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau đây:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tờ trình Đề án về cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Thời gian qua, nước ta đã tập trung nguồn lực thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt; việc xóa đói, giảm nghèo đã góp phần thực hiện phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, được cộng đồng thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, còn có khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền, các nhóm dân cư. Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Chính phủ cần phải ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ nghèo ở các huyện này nói riêng, đồng thời góp phần đẩy nhanh công cuộc xói đói, giảm nghèo của cả nước nói chung.

Để thực hiện giảm nghèo đối với những huyện có tỷ lệ nghèo cao, một mặt, cần tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành trên cơ sở rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới; mặt khác, ban hành các cơ chế, chính sách mới mang tính chất đột phá, đặc thù, phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của từng huyện, từng địa phương.

Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, hoàn chỉnh Đề án và Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Trong Nghị quyết này cần quy định một số cơ chế, chính sách cụ thể triển khai thực hiện ngay sau khi ban hành; đồng thời đưa ra một số định hướng chính sách, để từ đó ban hành các văn bản cụ thể hóa.

2. Chính phủ nghe Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo về dự thảo Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo ý kiến về dự thảo Chiến lược này.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; là sự thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa X về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí", đồng thời tiếp tục cụ thể hóa Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Chiến lược này là công cụ và định hướng quan trọng để thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng từ nay đến năm 2020, được áp dụng đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Dự thảo Chiến lược phòng, chống tham nhũng cần đưa ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ, xác định bước đi cụ thể, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn; đồng thời chỉ quy định những vấn đề thực sự cần thiết, có tính khả thi; kế hoạch hành động hợp lý, phù hợp với năng lực thực hiện của các cơ quan nhằm bảo đảm thực thi Chiến lược có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thành Dự thảo Chiến lược, trình Bộ Chính trị cho ý kiến. Trên cơ sở đó, dự thảo Nghị quyết của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Y tế trình bày tờ trình về Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ về Pháp lệnh này;

Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày tờ trình về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo ý kiến thẩm tra về Pháp lệnh này.

Là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực dân số, điều chỉnh toàn diện vấn đề dân số, Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân, của nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhất quản lý nhà nước về dân số. Tuy nhiên, việc quy định thiếu chặt chẽ tại Điều 10 dẫn đến cách hiểu nhà nước không hạn chế quy mô gia đình ở mức 1 đến 2 con. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giảm sinh thời gian qua không hoàn thành. Để khắc phục tình trạng này, từng bước đưa công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đi vào nề nếp, cần phải ban hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003, trong đó quy định rõ quy mô gia đình 1 đến 2 con, thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Việc khai thác tràn lan và xuất khẩu quặng khoáng sản, đất hiếm... tăng mạnh thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc biểu khung thuế suất thuế tài nguyên đối với nhóm khoáng sản kim loại và phi kim loại ban hành từ năm 1998 còn thấp, không phù hợp với tình hình hiện nay. Để góp phần hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, tăng ngân sách địa phương dành cho cải tạo môi trường, sửa chữa cơ sở hạ tầng cũng như khuyến khích các doanh nghiệp khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, cần phải ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003; Bộ Tài chính chủ trì, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các dự án Pháp lệnh này.

4. Thời gian từ nay đến hết năm không còn nhiều, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương cần rà soát và tiếp tục chỉ đạo điều hành quyết liệt, tập trung hoàn thành các công việc, đề án trọng tâm, trọng điểm liên quan đến thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành để giảm bớt hội họp tập trung đông người. Giao Bộ Tài chính rà soát, tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa và ban hành thêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất