Nghị quyết 120/2020/QH14 chủ trương đầu tư Chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

thuộc tính Nghị quyết 120/2020/QH14

Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:120/2020/QH14
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:19/06/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2025, giảm 50% xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

Ngày 19/6/2020, Quốc hội thông qua Nghị quyết 120/2020/QH14 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, mục tiêu thực hiện Chương trình gồm: Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; Đến năm 2025, giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 137.664 tỷ đồng trong đó: Ngân sách trung ương là 104.954 tỷ đồng; Ngân sách địa phương là 10.016 tỷ đồng; Vốn tín dụng chính sách là 19.727 tỷ đồng; Vốn huy động hợp pháp khác là 2.967 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các giải pháp thực hiện Chương trình bao gồm: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn bản khó khăn nhất; Đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách Nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành;…

Xem chi tiết Nghị quyết120/2020/QH14 tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUỐC HỘI

_______________

Nghị quyết số: 120/2020/QH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

NGHỊ QUYẾT

Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

_________________________

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Sau khi xem xét Tờ trình số 247/TTr-CP ngày 21 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Báo cáo thẩm tra số 1185/BC-HĐDT14 ngày 24 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng Dân tộc; Báo cáo số 571/BC-UBTVQH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.
Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi là Chương trình), với những nội dung sau:
1. Thời gian thực hiện Chương trình: 10 năm, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Giai đoạn II: Từ năm 2026 đến năm 2030.
2. Mục tiêu thực hiện Chương trình: Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
3. Kinh phí thực hiện Chương trình:
a) Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 104.954 tỷ đồng;
- Ngân sách địa phương: 10.016 tỷ đồng;
- Vốn tín dụng chính sách: 19.727 tỷ đồng;
- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
c) Căn cứ kết quả thực hiện của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ trình Quốc hội quyết định nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
4. Nguyên tắc, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình:
a) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.
b) Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.
c) Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù họp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
d) Đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực hiện Chương trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình.
Điều 2.
Giao Chính phủ triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và 21 Chương trình mục tiêu đang thực hiện, trên cơ sở đó xác định nội dung, đối tượng, địa bàn cụ thể triển khai thực hiện Chương trình, tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các Chương trình. Nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm, điều kiện của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của 02 Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình mục tiêu đang thực hiện để đưa vào Chương trình này. Bảo đảm địa bàn đặc biệt khó khăn được ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất.
2. Chỉ đạo xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi theo quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế quản lý, điều hành quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo thứ tự ưu tiên: Đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia; quan tâm công tác truyền thông, tuyên truyền và biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
3. Quyết định đầu tư Chương trình theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.
4. Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục rà soát, cân đối, bố trí ngân sách trung ương bổ sung cho Chương trình theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, hỗ trợ để tăng vốn tín dụng chính sách và có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho Chương trình.
5. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Chương trình tại kỳ họp cuối năm. Năm 2025 tổng kết việc thực hiện Chương trình giai đoạn I, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030.
Điều 3.
Giao Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách địa phương phù hợp, cùng với ngân sách trung ương và huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình.
2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp cuối năm và Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình.
Điều 4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Chương trình.
 ______________________________________________________________________________________________________
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2020.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

 

 

 Nguyễn Thị Kim Ngân

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE NATIONAL ASSEMBLY

_______________

No. 120/2020/QH14

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_____________________

 

 

RESOLUTION

Approving the investment policy of the National target program on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period

_________________________

THE NATIONAL ASSEMBLY

 

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Law on Organization of the National Assembly No. 57/2014/QH13;

Pursuant to the Law on Public Investment  No. 39/2019/QH14;

Pursuant to the Law on State Budget No. 83/2015/QH13;

Pursuant to the Resolution No. 88/2019/QH14 dated November 18, 2019 of the National Assembly on approving the overall scheme on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period ;

After consider the Government’s Report No. 247/TTr-CP dated May 21, 2020 on proposing investment policy of the National target program on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period; the Verification report No. 1185/BC-HDDT14 dated May 24, 2020 of the Ethnic Minority Committee; the Report No. 571/BC-UBTVQH14 dated June 18, 2020 of the National Assembly Standing Committee’s on assimilation and explanation of opinions of National Assembly deputies on the National target program on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period, and opinions of National Assembly deputies;

 

RESOLVES:

 

Article 1.

To approve the investment policy of the National target program on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period (hereinafter referred to as the Program) with the following contents:

1. Implementation duration of the Program: 10 years with two stages:

- Stage I:   From 2021 to 2025.

- Stage II: From 2026 to 2030.

2. Implementation goals of the Program: Step by step narrowing the living standard and income gap between of ethnic minority and mountainous regions to the whole country; by 2025, reduce 50% the number of communes and villages with extremely difficult conditions and by 2030, basically reduce all number of communes and villages with extremely difficult conditions.

3. Funding for the Program implementation:

a) Total capital for implementation in the period of 2021 - 2025, at least VND 137,664 billion, in which:

- Central capital: VND 104,954 billion;

- Local capital: VND 10,016 billion;

- Policy credit capital: VND 19,727 billion;

- Other legal mobilization capital: VND 2,967 billion;

b) The program’s capital sources shall be included in the medium-term public investment plan for the period of 2021 - 2025.

c) Based on the implementation results of the Program in the period of 2021 - 2025, the Government shall submit to the National Assembly for decision on resources for the implementation of the Program in the period of 2026 - 2030.

4. Major principals and solutions on implementation of the Program:

a) To invest with aiming goals and sustainable, focusing on the most difficult communes and villages; to solve the most pressing and urgent problems; to give priority on supporting poor households and ethnic minority groups in the most difficult situations.

b) To ensure publicity, democracy, promote ownership and active participation of the community and people; to promote the improvement spirit and efforts of the ethnic minorities.

c) To assign the power and decentralization for localities in the formulation and implementation of the Program in harmonize with conditions, characteristics, potentials, strengths, cultural identity, good practices of all ethnic groups and regions alongside with consolidate national defense and security.

d) To diversify resources, in which the state budget is the key factor and take the decisive role, to give priority to the allocation of Official Development Assistance (ODA) capital for the Program implementation; to mobilize and encourage the participation and contributions of businesses, organizations and individuals.

dd) To enhance inspection, supervision and evaluation of the Program’s implementation at all levels and sectors. To prevent and take actions against negative manifestations during the program’s implementation.

Article 2.

To assign the Government to organize the performance of the following tasks:

1. To implement the summary of the National target program on building new rural areas, the National target program for sustainable poverty reduction and 21 other on-going Programs, on that basis, to define specific contents, objects and geographical areas for the implementation of the Program, to avoid duplication and overlap among Programs. To research and apply mechanisms and policies suitable to the characteristics and conditions of ethnic minority and mountainous regions of 02 national target programs and on-going target programs to include them into this program. To ensure that extremely difficult areas are prioritized for investment at the highest level.

2. To direct the formulation of the feasibility study report with the point of view, objectives, scope, object, content, tasks, solutions and management and operating mechanism as prescribed in the Resolution No. 88/2019/QH14 dated November 18, 2019 of the National Assembly on approving the overall scheme on socio-economic development of ethnic minority and mountainous regions in the 2021-2030 period. To focus the investment resources to solve urgent problems of ethnic minorities and mountainous areas, in order of priority as follow: by 2025, to strive that the situation of scarcity of houses, residential land, production land and domestic water will be basically addressed; to arrange and stabilize the population in regions with special difficulties, especially in high-risk areas of natural disasters; to develop agricultural and forestry production, ensure stable income for people from forest protection and development, and ensure sustainable livelihoods; to invest in essential infrastructure; to focus on the development of education and training, improve the quality of the human resource; to take care of People's health, prevent children malnutrition; to ensure national defense and security, national border sovereignty; to pay attention to communication, propaganda and praise, honor advanced typical; to  consolidate and strengthen the great national unity bloc.

3. To decide to invest in the Program in accordance with the Law on Public Investment; to stipulate specific mechanisms in the organization, management and implementation of the Program suitable for ethnic minority and mountainous areas. To stipulate criteria to identify ethnic groups still facing many difficulties and particular difficulties.

4. In the course of administration, the Government shall continue to review, balance and allocate additional central budget to the Program in the direction of increasing expenditure on development investment, supporting to increase policy credit capital and working out solutions to rationally mobilize ODA capital sources, investment capital of all economic sectors, and socialized capital for the Program.

5. Annually, the Government shall report to the National Assembly on the results of the program’s implementation at the year-end session. In 2025, to review the implementation of Stage I of the Program and submit it to the National Assembly for consideration and decision on the implementation of Stage II of the Program in the period of 2026-2030.

Article 3.

To assign the provincial  People’s Councils and People's Committees on implementing the following tasks:

1. To develop appropriate plans, allocate local budgets, together with the central budget and mobilize additional resources to implement the Program.

2. Annually, the provincial People's Committees shall report to the People’s Councils at the same level at the year-end session and report to the Prime Minister on results of Program's implementation.

Article 4.

The National Assembly Standing Committee, the Ethnic Minority Committee, other Committees of the National Assembly, the  delegations of National Assembly deputies and National Assembly deputies, the Vietnam Fatherland Front, member organizations of the Vietnam Fatherland Front shall, within the ambit of their responsibilities and powers, oversee the implementation of the Program.

_______________________________________________________________________________________________________

This Resolution was adopted on June 19, 2020 by the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session.

The Chairwoman of the National Assembly

Nguyen Thi Kim Ngan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Resolution 120/2020/QH14 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Resolution 120/2020/QH14 PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Quyết định 1429/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Đầu tư, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo, COVID-19

văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường