Nghị quyết 117/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2013

thuộc tính Nghị quyết 117/NQ-CP

Nghị quyết 117/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2013
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:117/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:01/11/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Duy trì ổn định thị trường vàng 2 tháng cuối năm

Ngày 01/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 117/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2013.
Tại phiên họp, Chính phủ đã khẳng định tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiềm chế; lãi suất ngân hàng giảm; tỷ giá ngoại tệ và thị trường ngoại hối ổn định; nợ xấu được tích cực xử lý... Đồng thời, cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trong 02 tháng cuối năm để nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đạt kết quả cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ bản lề của Kế hoạch 05 năm 2011 - 2015.
Cụ thể như: Xử lý nợ xấu có hiệu quả thực chất; duy trì ổn định tỷ giá ngoại tệ và thị trường vàng; tăng cường thực hiện các biện pháp chống nợ đọng thuế; kiểm tra, xử lý các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, giả mạo hồ sơ giấy tờ để chiếm đoạt thuế; tăng cường kiểm tra quy chuẩn kỹ thuật của các công trình xây dựng, trong đó lưu ý các hồ chứa và các công trình xây dựng khác bị ảnh hưởng của các trận bão, lũ vừa qua, có biện pháp chủ động phòng tránh sự cố xảy ra; chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán, tránh để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu, gây sốt giá...

Xem chi tiết Nghị quyết117/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------
----
Số: 117/NQ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2013
 
 
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 10 NĂM 2013
 
 
Ngày 26 tháng 10 năm 2013, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10 năm 2013, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2013; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ:
Chính phủ thống nhất đánh giá: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Lạm phát được kiềm chế; lãi suất ngân hàng giảm; tỷ giá ngoại tệ và thị trường ngoại hối ổn định; nợ xấu được tích cực xử lý. Xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng khá; nhập khẩu có cải thiện, tỷ lệ nhập siêu duy trì ở mức thấp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và thực hiện đạt khá. Tình hình thực hiện và giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đạt khá. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo trên đà phục hồi. Sản xuất nông nghiệp tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ nhưng vẫn duy trì tương đối ổn định. Khu vực dịch vụ phát triển khá. Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được quan tâm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm được tăng cường. Hoạt động đối ngoại tiếp tục được chú trọng.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn có nguy cơ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Tăng trưởng tín dụng còn thấp so với mục tiêu đề ra. Nợ xấu của các tổ chức tín dụng chưa được giải quyết căn bản. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Thu ngân sách chậm so với kế hoạch. Trong khi đó, thiên tai xảy ra phức tạp, gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Nhiều vụ tai nạn, cháy nổ xảy ra nghiêm trọng.
Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đạt kết quả cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ năm bản lề của Kế hoạch 5 năm (2011-2015), Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, nỗ lực, phấn đấu với quyết tâm cao nhất để đạt được kết quả cao hơn, vững chắc hơn. Khắc phục mọi khó khăn, tập trung xử lý những mặt còn hạn chế, yếu kém. Trong 02 tháng cuối năm, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013, Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chủ động thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; tích cực điều hành tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy hỗ trợ sản xuất kinh doanh; xử lý nợ xấu có hiệu quả thực chất; duy trì ổn định tỷ giá ngoại tệ và thị trường vàng.
- Bộ Tài chính chỉ đạo toàn ngành tập trung công tác thu ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch đề ra. Thực hiện triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Tăng cường thực hiện các biện pháp chống nợ đọng thuế. Phối hợp với Bộ Công an kiểm tra, xử lý các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, giả mạo hồ sơ giấy tờ để chiếm đoạt thuế; rà soát tình hình, quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo đúng pháp luật.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư kinh doanh hiệu quả; có giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển, nhất là giải quyết vướng mắc để đẩy mạnh việc giải ngân các dự án đầu tư công theo kế hoạch. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm tính chính xác và đồng bộ của các số liệu kinh tế - xã hội, phục vụ công tác theo dõi, đánh giá, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Xây dựng tăng cường kiểm tra quy chuẩn kỹ thuật của các công trình xây dựng, trong đó lưu ý các hồ chứa và các công trình xây dựng khác bị ảnh hưởng của các trận bão, lũ vừa qua, có biện pháp chủ động phòng tránh sự cố xảy ra.
- Bộ Giao thông vận tải rà soát, kiểm tra chất lượng các phương tiện giao thông, kiên quyết không cho lưu hành các phương tiện không đủ tiêu chuẩn, điều kiện lưu thông; phối hợp với Bộ Công an và các địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là thời điểm cuối năm.
- Bộ Y tế chỉ đạo, tăng cường kiểm tra chất lượng, quản lý chặt chẽ hoạt động của các phòng khám tư nhân; kiểm soát chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các tuyến; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao y đức người thầy thuốc.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, các đoàn thể và các địa phương tiếp tục triển khai rà soát, thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với người có công, trong đó có thanh niên xung phong.
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 1; đề xuất phương hướng, kế hoạch thực hiện giai đoạn 2, trọng tâm là đầu tư xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Bộ Công an rà soát lực lượng, trang thiết bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy để có phương án nâng cao năng lực công tác này. Tập trung công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy, buôn lậu qua biên giới, tội phạm có tổ chức băng nhóm. Có kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trong những tháng cuối năm, dịp Tết nguyên đán.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết nguyên đán, tránh để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu, gây sốt giá; phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ liên quan tích cực phối hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan để bảo đảm tiến trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp nâng cao năng lực dự báo thời tiết, nhất là dự báo bão và lượng mưa, phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác phòng chống lụt, bão trong mùa mưa lũ hàng năm.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm từ nay đến cuối năm xử lý dứt điểm các văn bản còn nợ đọng; chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng thông tư, thông tư liên bộ, bảo đảm cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, trong đó chú trọng việc xác định vị trí việc làm, xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức và ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Nghiêm túc triển khai Kết luận của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Các địa phương tăng cường công khai các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục về thuế, hải quan, chứng nhận quyền sử dụng đất; tập trung giải quyết kịp thời các kiến nghị của công dân và doanh nghiệp.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo công tác thông tin theo tinh thần chủ động, sát tình hình, đúng định hướng, nhất là các vấn đề dễ tác động đến tâm lý nhân dân. Các bộ phối hợp với các cơ quan báo chí chủ động cung cấp thông tin chính thống về các vấn đề dư luận quan tâm; kịp thời xử lý các thông tin trái chiều, thiếu chính xác, gây phương hại đến lợi ích của nhà nước và nhân dân.
- Các Bộ, cơ quan chủ động cung cấp thông tin cho Đại biểu Quốc hội, chuẩn bị kịp thời, đầy đủ việc trả lời chất vấn các vấn đề mà Đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, đề cao trách nhiệm trong việc tham gia ý kiến đối với các vấn đề Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6, đặc biệt là các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.
- Các bộ, cơ quan, địa phương tích cực triển khai Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch 2014 của ngành, lĩnh vực, địa phương mình, bảo đảm thiết thực, khả thi, chi tiết, trong đó, quan tâm các nhiệm vụ: tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; thực hiện các đột phá; các mục tiêu thiên niên kỷ. Ngành Tài chính đề xuất phương án chi tiết về tiết kiệm chi tiêu ngân sách năm 2014, đặc biệt là chi hành chính.
2. Về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2013:
Chính phủ nhận định: Trong năm 2013, thiên tai diễn ra phức tạp và bất thường. Bão xuất hiện sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Tính đến cuối tháng 10 đã có 11 cơn bão trên biển Đông, trong đó 8 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, đặc biệt là 02 cơn bão mạnh liên tiếp đổ vào miền Trung vừa qua, gây mưa lũ đặc biệt lớn. Ở Bắc bộ xảy ra nhiều đợt mưa lớn, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện lũ. Các hiện tượng thời tiết bất thường, nguy hiểm khác như giông mạnh, kèm theo sét, lốc xoáy và mưa đá với mức độ đặc biệt nghiêm trọng, quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều nơi. Triều cường rất lớn đã làm nhiều khu vực thấp trũng bị ngập sâu. Tình hình trên đã gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của nhân dân, gây thiệt hại lớn về người, tài sản, hủy hoại nhiều công trình, nhà cửa.
Các cấp, các ngành, các lực lượng từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, chủ động triển khai ứng phó với thiên tai, huy động các lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra bão lũ, tích cực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Công tác phối hợp với các nước trong khu vực ASEAN diễn tập ứng phó với thảm họa và cứu trợ nhân đạo được thực hiện hiệu quả. Chính phủ biểu dương, đánh giá cao các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an trong công tác này.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn công tác phòng, ứng phó với thiên tai và khẩn trương thực hiện một số công việc sau đây:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương khẩn trương triển khai hỗ trợ kịp thời giống và lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia để nhân dân nhanh chóng ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương rà soát các công trình đê điều, hồ đập thủy lợi bị hư hỏng và có nguy cơ bị vỡ, báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp xử lý, bảo đảm an toàn theo quy định.
- Bộ Công thương phối hợp với các địa phương rà soát các công trình hồ chứa thủy điện, có giải pháp xử lý các sự cố, bảo đảm an toàn hồ chứa theo quy định.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét xử lý các kiến nghị, thực hiện chính sách khoanh nợ, cho vay tiếp đối với các hộ trồng cao su bị thiệt hại nặng, các hộ ngư dân có tàu thuyền đánh cá bị hư hỏng nặng trong các cơn bão, lũ vừa qua.
3. Về Đề án nghiên cứu hội quần chúng:
Giao các thành viên Chính phủ nghiên cứu, góp ý về các nội dung Đề án. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề án, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ.
4. Về Báo cáo kết quả tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương:
Giao các thành viên Chính phủ nghiên cứu, rà soát nội dung đánh giá và cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị của Bộ Nội vụ tại Báo cáo trên. Bộ Nội vụ chủ trì tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
- Ủ
y ban Giám sát tài chính quốc gia;
-
Ngân hàng Chính sách xã hội;
-
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
-
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN; các Trợ lý Thủ tướng CP, Phó Thủ tướng CP; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, TH (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất