Nghị định 81/CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 81/CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 81/CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/11/1995 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 81/CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 81/CP NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM
1995
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO
ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ tưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,
NGHỊ ĐỊNH
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Người tàn tật nói trong Nghị định này là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật, được Hội đồng giám định y khoa xác nhận.
Điều 2.-
1. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật nói trong Nghị định này bao gồm các trường, các trung tâm do Nhà nước, tổ chức và cá nhân lập ra để đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nghề cho người tàn tật theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tật phải thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật.
Điều 3.-
1. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật nói trong Nghị định này bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã, tổ sản xuất được lập ra theo quy định của pháp luật;
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật phải có đủ điều kiện sau đây:
a. Có từ 10 lao động trở lên, trong đó có trên 51% số lao động là người tàn tật;
b. Có quy chế hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.
Điều 4.- Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch trình Chính phủ dành một khoản ngân sách để giúp đỡ người tàn tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề, tạo việc làm; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; hỗ trợ các doanh nghiệp nhận số người tàn tật vào học nghề, vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 5.-
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quỹ việc làm cho người tàn tật để trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm.
2. Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn sau đây:
a. Từ ngân sách địa phương;
b. Từ quỹ quốc gia về việc làm;
c. Khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động là người tàn tật vào làm việc theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
d. Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp;
e. Các nguồn thu khác.
3. Quỹ việc làm cho người tàn tật được sử dụng vào các mục đích:
a. Cấp để hỗ trợ cho các đối tượng:
- Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu, duy trì việc dạy nghề và phát triển sản xuất;
- Các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này.
b. Cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng dưới đây:
- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật;
- Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật;
- Cơ sở dạy nghề có nhận người tàn tật vào học nghề;
- Doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này.
c. Các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật.
Điều 6.-
1. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập và sử dụng quỹ việc làm cho người tàn tật của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng quỹ, bảo đảm quỹ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ, CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Điều 7.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được xét cấp hỗ trợ một phần kinh phí từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án đào tạo, đào tạo lại cho lao động là người tàn tật, duy trì và phát triển sản xuất, thu nhận thêm người tàn tật vào làm việc hoặc để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu.
Mức cấp kinh phí theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 8.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật khi có dự án dạy nghề, dự án phát triển sản xuất, được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nguồn vốn của Nhà nước.
Điều 9.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh cho người tàn tật.
Điều 10.- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn các loại thuế. Thủ tục miễn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 11.- Các nguồn vốn do Nhà nước cấp, do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước trợ giúp là tài sản của Nhà nước giao cho cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật quản lý, sử dụng, nhằm phục vụ lợi ích chung cho tập thể, không được chia cho cá nhân.
Điều 12.-
1. Người tàn tật học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý được hưởng các chế độ sau:
a. Được giảm 50% mức học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 31% đến 40%;
b. Được miễn nộp học phí đối với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên. Trong thời gian học nghề, bổ túc nghề, người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên nếu không hưởng lương, sinh hoạt phí hoặc học bổng thì hàng tháng được hưởng trợ cấp xã hội từ Ngân sách Nhà nước là 100.000 đồng.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.
CHƯƠNG III
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP NHẬN NGƯỜI TÀN TẬT VÀO HỌC NGHỀ VÀ LÀM VIỆC
Điều 13.-
1. Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được xét giảm thuế doanh thu từ dạy nghề theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án dạy nghề.
Điều 14.-
1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật vào làm việc, theo quy định sau đây:
a. 2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải;
b. 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại.
2. Tỷ lệ người tàn tật các doanh nghiệp phải tiếp nhận là tỷ số giữa số người tàn tật so với tổng số lao động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp.
Điều 15.-
1. Doanh nghiệp tiếp nhận số người lao động là người tàn tật vào làm việc thấp hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này thì hàng tháng phải nộp vào quỹ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất, được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm cho người tàn tật, theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
Điều 16.- Những nơi dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật, ngoài việc tuân theo những quy định chung của Bộ Luật lao động còn phải tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật làm việc như: bố trí máy móc, thiết bị; trang bị phương tiện bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với tâm, sinh lý đối với từng loại khuyết tật hoặc nhóm khuyết tật của người tàn tật.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định về lao động là người tàn tật trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 18.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 19.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness --------- |
No: 81/CP
|
Hanoi, November 23, 1995
|
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER Phan Van Khai |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây