Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế

thuộc tính Nghị định 58/1998/NĐ-CP

Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:58/1998/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:13/08/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 58/1998/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Nghị định

của Chính phủ số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998
Ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế

 

Chính phủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ Bảo hiểm y tế.

 

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Nghị định này thay thế Nghị định số 299/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế và Nghị định số 47/CP ngày 06 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Điều lệ Bảo hiểm y tế.

 

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU LỆ

BẢO HIỂM Y TẾ

Ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998 /NĐ-CP,
ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ.

 

Chương I
Quy định chung

 

Điều 1. Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định trong Điều lệ này là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân, để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Điều lệ này cho người có thẻ BHYT khi ốm đau.

 

Điều 2. Bảo hiểm y tế bắt buộc được áp dụng đối với những trường hợp sau:

1. Người lao động Việt Nam làm việc trong:

a) Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

b) Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội;

c) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung; các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

d) Các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên.

2. Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ xã, phường, thị trấn, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường.

3. Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.

4. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.

5. Các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua Bảo hiểm xã hội.

 

Điều 3. Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tham gia BHYT.

 

Điều 4.

1. Quỹ BHYT hình thành từ tiền đóng BHYT và từ các nguồn khác.

2. Quỹ BHYT được quản lý thống nhất, sử dụng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh và chi quản lý sự nghiệp BHYT.

3. Hoạt động BHYT không phải nộp thuế.

 

Điều 5. Cơ quan Bảo hiểm y tế Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; được Nhà nước cấp kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; được thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHYT theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THANH TOÁN CHI PHÍ
KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

 

Điều 6. Người có thẻ BHYT bắt buộc được hưởng chế độ BHYT khi khám, chữa bệnh ngoại trú và nội trú, gồm:

1. Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị;

2. Xét nghiệm, chiếu chụp X-quang, thăm dò chức năng;

3. Thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế;

4. Máu, dịch truyền;

5. Các thủ thuật, phẫu thuật;

6. Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.

 

Điều 7. Chi phí khám chữa bệnh BHYT được thanh toán theo các mức sau:

1. Quỹ BHYT chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí, 20% còn lại người bệnh tự trả cho cơ sở khám chữa bệnh. Riêng đối tượng thuộc diện ưu đãi xã hội quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được qũy BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh theo giá viện phí;

2. Nếu số tiền mà người bệnh tự trả 20% chi phí khám, chữa bệnh trong năm đã vượt quá 6 tháng lương tối thiểu thì các chi phí khám, chữa bệnh tiếp theo trong năm sẽ được quỹ BHYT thanh toán toàn bộ.

 

Điều 8. Người có thẻ BHYT chỉ được hưởng chế độ BHYT theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này khi:

1. Khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đã đăng ký trên thẻ để quản lý và chăm sóc sức khỏe;

2. Khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế;

3. Khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước trong trường hợp cấp cứu.

 

Điều 9. Trong các trường hợp khám, chữa bệnh theo yêu cầu riêng của bệnh nhân: tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, tự chọn cơ sở khám, chữa bệnh, tự chọn các dịch vụ y tế; khám, chữa bệnh vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế không có hợp đồng với cơ quan BHYT thì quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo giá viện phí tại các tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp theo quy định của Bộ Y tế và theo quy định của Điều 7 Điều lệ này. Phần chênh lệch tăng thêm (nếu có) do người có thẻ BHYT tự trả cho cơ sở khám, chữa bệnh.

 

Điều 10. Quỹ BHYT không thanh toán trong các trường hợp sau:

1. Điều trị bệnh phong; sử dụng thuốc điều trị các bệnh lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (vì đã có ngân sách nhà nước đài thọ);

2. Phòng và chữa bệnh dại; phòng bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV - AIDS, lậu, giang mai;

3. Tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, an dưỡng, khám sức khỏe, điều trị vô sinh;

4. Chỉnh hình và tạo hình thẩm mỹ, làm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, thủy tinh thể nhân tạo, ổ khớp nhân tạo, van tim nhân tạo;

5. Các bệnh bẩm sinh và dị tật bẩm sinh;

6. Bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn chiến tranh và thiên tai;

7. Tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện chất ma túy, vi phạm pháp luật.

 

Điều 11. Chi phí khám, chữa bệnh BHYT được thanh toán dưới hai hình thức:

1. Cơ quan BHYT thanh toán với các cơ sở khám, chữa bệnh theo hợp đồng.

2. Cơ quan BHYT thanh toán cho người bệnh BHYT chi phí khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 7 và Điều 9 của Điều lệ này.

 

CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM, PHƯƠNG THỨC VÀ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM
Y TẾ BẮT BUỘC

 

Điều 12. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT bắt buộc như sau:

1.Các đối tượng quy định ở điểm a, b, khoản 1 Điều 2 của Điều lệ này, mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương cấp bậc, chức vụ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên trong đó người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 2%, người lao động đóng 1%.

2. Các đối tượng quy định ở điểm c, d, khoản 1 Điều 2 của Điều lệ này, mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước, trong đó người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 2%, người lao động đóng 1%.

3. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Điều lệ này:

a) Đối với người hưởng lương: mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương cấp bậc, lương chức vụ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và các khoản phụ cấp chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên, theo quy định của Nhà nước. Cơ quan sử dụng công chức, viên chức có trách nhiệm đóng 2%, công chức, viên chức đóng 1%.

b) Đối với người hưởng sinh hoạt phí là cán bộ làm công tác đảng, công tác chính quyền, công tác đoàn thể và sự nghiệp ở xã, phường, thị trấn: mức đóng BHYT bằng 3% tiền sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp (nếu có). Cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng 2%, người hưởng sinh hoạt phí đóng 1%.

c) Đối với người hưởng sinh hoạt phí là Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng: mức đóng BHYT bằng 3% mức lương tối thiểu hiện hành, do cơ quan cấp sinh hoạt phí đóng.

4. Các đối tượng quy định tại khoản 3, Điều 2 của Điều lệ này, mức đóng BHYT bằng 3% tiền lương hưu, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, do cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp đóng.

5. Các đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, Điều 2 của Điều lệ này, mức đóng BHYT bằng 3% mức lương tối thiểu hiện hành do cơ quan trực tiếp quản lý kinh phí của đối tượng đóng.

6. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối vào dự toán ngân sách để thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc cho các đối tượng quy định tại điểm b,c khoản 3, Điều 12 của Điều lệ này từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.

 

Điều 13. Phương thức đóng BHYT

1. Cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, Điều 12 của Điều lệ này, trích trước tiền đóng BHYT và thu tiền đóng BHYT của người lao động theo tỷ lệ quy định để nộp vào quỹ BHYT ít nhất 3 tháng một lần.

2. Cơ quan, đơn vị quản lý kinh phí của đối tượng quy định tại các khoản 4,5, Điều 12 của Điều lệ này, nộp tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT định kỳ 3 tháng một lần.

3. Cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động và cơ quan BHYT có thể ký hợp đồng về việc nộp tiền và cấp thẻ BHYT dài hạn.

 

CHƯƠNG IV
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ

 

Điều 14.

1. Người có thẻ BHYT có quyền:

a) Được khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT như quy định tại Chương II của Điều lệ này;

b) Chọn một trong các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu thuận lợi tại nơi cư trú hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của cơ quan BHYT để quản lý, chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh;

c) Được thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu vào cuối mỗi quý;

d) Được thanh toán viện phí theo chế độ BHYT khi sinh con thứ nhất và thứ hai;

đ) Yêu cầu cơ quan BHYT bảo đảm quyền lợi theo quy định của Điều lệ này;

e) Khiếu nại với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động, cơ quan BHYT, các cơ sở khám, chữa bệnh vi phạm Điều lệ này.

2. Người có thẻ BHYT có trách nhiệm:

a) Đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn;

b) Xuất trình thẻ BHYT khi đến khám, chữa bệnh;

c) Bảo quản và không cho người khác mượn thẻ BHYT.

 

Điều 15.

1. Cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động có quyền:

a) Từ chối thực hiện những yêu cầu của cơ quan BHYT và các cơ sở khám, chữa bệnh không đúng với quy định của Điều lệ này;

b) Khiếu nại với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan BHYT và các cơ sở khám, chữa bệnh vi phạm Điều lệ BHYT. Trong thời gian khiếu nại vẫn phải thực hiện trách nhiệm đóng BHYT theo quy định của Điều lệ này.

2. Cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động có trách nhiệm:

a) Đóng BHYT theo đúng quy định của Điều lệ BHYT;

b) Cung cấp cho cơ quan BHYT các tài liệu về lao động, tiền lương, tiền công, phụ cấp liên quan đến việc đóng và thực hiện chế độ BHYT;

c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về thực hiện chế độ BHYT của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 16.

1. Cơ quan BHYT có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động đóng và thực hiện chế độ BHYT, cung cấp các tài liệu liên quan đến việc đóng và thực hiện chế độ BHYT;

b) Tổ chức các đại lý phát hành thẻ;

c) Ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để khám, chữa bệnh cho người được BHYT;

d) Yêu cầu cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan đến thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT;

đ) Từ chối thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không đúng quy định của Điều lệ BHYT hoặc không đúng với các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được ký giữa cơ quan BHYT với cơ sở khám, chữa bệnh;

e) Thu giữ các chứng từ và thẻ BHYT giả mạo để chuyển cho các cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật;

g) Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm Điều lệ BHYT.

2. Cơ quan BHYT có trách nhiệm:

a) Thu tiền BHYT, cấp thẻ và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng thẻ BHYT;

b) Cung cấp thông tin về các cơ sở khám, chữa bệnh và hướng dẫn người tham gia BHYT lựa chọn để đăng ký;

c) Quản lý quỹ, thanh toán chi phí BHYT đúng quy định và kịp thời;

d) Kiểm tra, giám định việc thực hiện chế độ BHYT;

đ) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về BHYT;

e) Giải quyết các khiếu nại về thực hiện chế độ BHYT thuộc thẩm quyền.

 

Điều 17.

1. Cơ sở khám, chữa bệnh có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan BHYT tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Điều lệ BHYT và theo hợp đồng khám, chữa bệnh đã được ký;

b) Khám, chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế theo đúng nguyên tắc chuyên môn;

c) Yêu cầu cơ quan BHYT cung cấp những số liệu về thẻ BHYT đăng ký tại cơ sở khám, chữa bệnh;

d) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài quy định của Điều lệ BHYT và hợp đồng đã ký với cơ quan BHYT;

e) Khiếu kiện với các cơ quan có thẩm quyền khi cơ quan BHYT vi phạm hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT.

2. Cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT;

b) Thực hiện việc ghi chép và cung cấp các tài liệu liên quan đến khám, chữa bệnh cho người được BHYT, làm cơ sở thanh toán và giải quyết các tranh chấp về BHYT;

c) Chỉ định sử dụng thuốc, vật phẩm sinh học, thủ thuật, phẫu thuật, xét nghiệm và các dịch vụ y tế an toàn, hợp lý theo quy định về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế;

d) Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ quan BHYT thường trực tại cơ sở nhằm thực hiện công tác tuyên truyền, giải thích về BHYT; kiểm tra việc bảo đảm quyền lợi và giải quyết những khiếu nại liên quan đến việc khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT;

đ) Kiểm tra thẻ BHYT, phát hiện và thông báo cho BHYT Việt Nam những trường hợp vi phạm và lạm dụng chế độ BHYT.

CHƯƠNG V
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ VÀ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

 

Điều 18. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam; hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.

 

Điều 19. Tiền đóng BHYT của đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được phân phối sử dụng như sau:

1. Dành 91,5% cho quỹ khám, chữa bệnh, trong đó dành 5% lập quỹ dự phòng khám, chữa bệnh.

a) Quỹ khám, chữa bệnh trong năm không sử dụng hết được kết chuyển vào quỹ dự phòng;

b) Trường hợp chi phí khám, chữa bệnh trong năm vượt quá khả năng thanh toán của quỹ khám, chữa bệnh thì được bổ sung từ quỹ dự phòng.

2. Dành 8,5% cho chi quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam theo dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ chi tiêu của Nhà nước quy định.

3. Tiền tạm thời nhàn rỗi (nếu có) của quỹ BHYT được mua tín phiếu, trái phiếu do Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại quốc doanh phát hành và được thực hiện các biện pháp khác nhằm bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHYT nhưng phải đảm bảo nguồn chi trả khi cần thiết.

Liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với BHYT Việt Nam.

 

Điều 20.

1.Thẻ BHYT do Bảo hiểm y tế Việt Nam phát hành.

2.Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay và liên tục khi đóng BHYT đúng quy định.

3.Thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT trong các trường hợp sau:

a) Đóng BHYT lần đầu;

b) Tiếp tục đóng BHYT sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.

 

CHƯƠNG VI
BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN

 

Điều 21. Bảo hiểm y tế tự nguyện quy định tại Điều lệ này nhằm thực hiện chính sách xã hội trong khám, chữa bệnh, không vì mục đích kinh doanh, không áp dụng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

 

Điều 22. Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng với mọi đối tượng trong xã hội, kể cả người nước ngoài đến làm việc, học tập, du lịch tại Việt Nam.

Chính phủ khuyến khích việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình BHYT tự nguyện, đồng thời khuyến khích Hội chữ thập đỏ, các Hội từ thiện, tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế của Nhà nước và tư nhân đóng góp để mua thẻ BHYT cho người nghèo. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân địa phương được tham gia BHYT tự nguyện.

 

Điều 23.

1. Các loại hình BHYT tự nguyện bao gồm:

a) Bảo hiểm khám, chữa bệnh ngoại trú;

b) Bảo hiểm khám, chữa bệnh nội trú;

c) Chế độ BHYT bổ sung cho BHYT bắt buộc;

d) Các loại hình BHYT tự nguyện khác.

2. Người có thẻ BHYT tự nguyện được quĩ BHYT chi trả các chi phí khám, chữa bệnh phù hợp với mức đóng và loại hình BHYT tự nguyện đã lựa chọn. Nếu mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện tương đương mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc bình quân trong khu vực thì người có thẻ Bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế như quy định tại Chương II của Điều lệ này.

Liên Bộ Y tế - Tài chính quy định khung mức đóng và mức hưởng BHYT tự nguyện; Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể mức đóng và mức hưởng BHYT tự nguyện áp dụng cho từng địa phương sau khi có sự thoả thuận của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Điều 24. Nguồn thu BHYT tự nguyện được hạch toán riêng và sử dụng để chi cho các nội dung sau:

1. Chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tự nguyện theo quy định.

2. Chi cho các đại lý thu, phát hành thẻ BHYT tự nguyện.

3. Chi quản lý thường xuyên của cơ quan BHYT.

Bảo hiểm y tế Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý thống nhất quỹ BHYT tự nguyện. Liên Bộ Y tế - Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn sử dụng quỹ BHYT tự nguyện.

 

CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ BẢO HIỂM Y TẾ

 

Điều 25. Bảo hiểm y tế Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất hệ thống cơ quan BHYT từ Trung ương đến địa phương và BHYT ngành để quản lý và thực hiện chính sách BHYT theo Điều lệ này.

 

Điều 26. Chính phủ giao cho Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BHYT. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước là:

1. Xây dựng các chính sách, pháp luật về BHYT trình cấp trên ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

2. Phối hợp với Bộ Tài chính và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện.

3. Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT.

 

Điều 27. Bảo hiểm y tế Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

1. ở Trung ương: Bảo hiểm y tế Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế.

2. ở cấp tỉnh: Bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm y tế ngành trực thuộc Bảo hiểm y tế Việt Nam;

3. ở cấp huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) tổ chức thành chi nhánh BHYT trực thuộc Bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bảo hiểm y tế Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn: tổ chức triển khai thực hiện Điều lệ BHYT; quản lý thu, chi quỹ BHYT trong cả nước; đề xuất các phương án bảo toàn, tăng trưởng quỹ BHYT và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; in ấn, phát hành và quản lý thẻ BHYT; quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn hệ thống cơ quan BHYT theo quy định của Nhà nước.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm y tế Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có sự thỏa thuận của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

 

Điều 28. Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế Việt Nam là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của Bảo hiểm y tế Việt Nam.

Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn: chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quản lý, thu, chi quỹ BHYT; phê duyệt phương án điều hoà quỹ BHYT trong toàn hệ thống; quyết định các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHYT; thông qua dự toán và quyết toán hàng năm của BHYT Việt Nam; phê duyệt phương án tổ chức, đề nghị tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc BHYT Việt Nam.

Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế Việt Nam có Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên.

Chủ tịch Hội đồng quản lý là một lãnh đạo Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ. Các thành viên là đại diện có thẩm quyền của các Bộ: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm Y tế Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý và các thành viên của Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế Việt Nam sau khi có sự thỏa thuận của các Bộ, ngành nói trên.

 

Điều 29. Bảo hiểm y tế Việt Nam do Tổng Giám đốc quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc.

Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế Việt Nam và thỏa thuận của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Các Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam.

Giám đốc Bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Giám đốc Bảo hiểm y tế ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo ngành.

 

CHƯƠNG VIII
KHEN THƯỞNG, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 30. Cơ quan, đơn vị và cá nhân có thành tích trong sự nghiệp BHYT được khen thưởng theo quy định chung.

 

Điều 31. Khi xảy ra khiếu kiện về BHYT thì tùy theo tính chất sự việc sẽ do cơ quan BHYT các cấp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Điều 32. Cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân vi phạm các quy định của Điều lệ này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 58/1998/ND-CP
Hanoi, August 13, 1998
 
DECREE
PROMULGATING THE MEDICAL INSURANCE REGULATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Health,
DECREES:
Article 1.- To promulgate together with this Decree the Medical Insurance Regulation.
Article 2.- This Decree takes effect 45 days after its signing.
This Decree replaces Decree No. 299/HDBT of August 15, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) promulgating the Medical Insurance Regulation and Decree No. 47-CP of June 6, 1994 of the Government amending a number of Articles of the Medical Insurance Regulation.
Article 3.- The Minister of Health, the Minister of Finance, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel shall have to guide the implementation of this Decree.
Article 4.- The ministers, heads of the ministerial-level agencies, heads of the agencies attached to the Government and presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 
THE MEDICAL INSURANCE REGULATION
(Issued together with Decree No.58/1998/ND-CP of August 13, 1998 of the Government)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Medical insurance (MI) stipulated in this Regulation constitutes a social policy the implementation of which is organized by the State with the aim of mobilizing the contributions from employers, employees, organizations and individuals to pay for the medical examination and treatment costs as prescribed in this Regulation for the bearers of MI cards when they are ill.
Article 2.- Compulsory medical insurance shall apply to the following subjects:
1. Vietnamese laborers working in:
a/ The State enterprises, including enterprises of the armed forces units;
b/ Economic organizations of non-business administrative agencies, offices of the Party or socio-political organizations;
c/ Foreign-invested enterprises, export processing zones and industrial parks; foreign agencies and organizations, international organizations based in Vietnam, except for cases otherwise provided for by international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;
d/ Non-State economic units and organizations that employ 10 laborers or more each.
2. State officials and employees working in non-business administrative agencies; people working in the Party's bodies or socio-political organizations; commune, ward and township officials who enjoy monthly grants under the provisions of Decree No.09/1998/ND-CP of January 23, 1998 of the Government; and people working in elective bodies from the central to the commune/ward levels.
3. People who are enjoying the retirement regime and monthly social insurance allowances due to the decline of their working capacity.
4. People with meritorious services to the revolution as prescribed by law.
5. Subjects enjoying social support who are provided with allowances by the State through the social insurance.
Article 3.- Voluntary medical insurance shall apply to all subjects that have a demand to participate in the medical insurance.
Article 4.-
1. The MI fund shall be formulated from the MI premiums and other sources.
2. The MI fund shall be uniformly managed and used for the payment of medical examination and treatment costs as well as for the MI administrative management.
3. The MI activities shall be exempt from taxes.
Article 5.- Vietnam Medical Insurance shall be organized in a vertical system and subject to uniform management from the central level to the grassroots; be allocated fund by the State for the construction of material and technical bases; and be allowed to take measures to preserve and increase the MI fund in accordance with the provisions of law.
Chapter II
MEDICAL INSURANCE REGIME AND PAYMENT OF MI EXAMINATION AND TREATMENT COSTS
Article 6.- Bearers of compulsory HI cards shall be entitled to the HI regime for medical examination and treatment as well as hospitalization, including:
1. Medical examination, diagnosis and treatment;
2. Medical test, X-ray examination and photography and functional probe;
3. Medicines on the list promulgated by the Ministry of Health;
4. Blood, serum;
5. Instrumental and manual operations;
6. The access to medical appliances, equipment and patients' beds.
Article 7.- Medical examination and treatment costs under the MI regime shall be paid according to the following levels:
1. The MI fund shall cover 80% of medical examination and treatment costs according to the hospital fee levels while the remaining 20% shall be paid by the patients to the concerned medical establishments. As for social policy beneficiaries defined in the Ordinance on preferential treatment for revolutionaries, war dead and their families, war invalids and diseased armymen, people who have participated in resistance wars and people who have made meritorious contributions to the revolution, 100% of their medical examination and treatment costs shall be covered by the MI fund according to the hospital fee level;
2. If the sum of money paid for the 20% of medical examination and treatment costs by a patient himself/herself in a year already exceeds the amount of his/her six months' minimum wages, the medical examination and treatment costs arising in the remaining period of the year shall be fully paid by the MI fund.
Article 8.- Bearers of MI cards shall enjoy the MI regime according to the provisions of Article 7 of this Regulation only when:
1. Their medical examinations and treatments are carried out at the medical establishments already registered in their cards for health management and care;
2. Their medical examinations and treatments are carried out at other medical establishments at the recommendation of their registered medical establishments for the hospital transfer suited to medically professional lines as stipulated by the Ministry of Health;
3. They have their medical examinations and treatments at any State-owned medical establishments in case of emergency.
Article 9.- In cases where medical examinations and/or treatments are carried out at the patients' personal requests: selecting doctors, patient's rooms, medical establishments and medical services by themselves; having their medical examinations and/or treatments at medical establishments beyond the medically professional lines prescribed by the Ministry of Health; or having their medical examinations and/or treatments at medical establishments which do not sign contracts with the medical insurance agency, the MI fund shall only cover the medical examination and/or treatment costs at the hospital fee levels set for appropriate professional lines in accordance with the Ministry of Health's regulations and Article 7 of this Regulation. All differences (if any) shall be paid by the MI card bearers to the concerned medical establishments.
Article 10.- The MI fund shall not make payment in the following cases:
1. Treatment of leprosy; use of medicines for the treatment of tuberculosis, malaria, schizophrenia, epilepsy, and family-planning services (which are already funded by the State budget);
2. Prevention and treatment of rabies; HIV-AIDS, gonorrhea and syphilis prevention, tests, diagnosis and treatment;
3. Vaccination injection for disease prevention, sanatorium regime, health check and treatment of infertility;
4. Orthopedics and aesthetic plastics, making of artificial limbs, spurious eyes, dentures, glasses, hearing-aids, artificial lens, joints and heart valves;
5. Congenital diseases and deformities;
6. Occupational diseases; labor and traffic accidents, as well as casualties caused by wars or natural calamities;
7. Suicide, injuries intentionally caused to others, drug addiction and violation of law.
Article 11.- MI medical examination and treatment costs shall be paid in either one of the two following forms:
1. The MI agency makes payment to the medical establishments under contracts.
2. The MI agency pays medical examination and treatment costs to the medically insured patients according to the provisions of Articles 7 and 9 of this Regulation.
Chapter III
RESPONSIBILITIES, MODES AND LEVELS OF PAYMENT OF COMPULSORY MEDICAL INSURANCE PREMIUMS
Article 12.- Levels of payment and responsibility to pay compulsory MI premiums are stipulated as follows:
1. Subjects defined in Points a and b, Clause 1, Article 2 of this Regulation shall pay MI premiums at a level equal to 3% of their grade or rank, salaries, difference coefficient in reservations (if any) as stated in the labor contracts and territory, cost of living, position and working seniority allowances, of which 2% shall be paid by the employers and 1%- by the employees.
2. Subjects defined in Points c and d, Clause 1, Article 2 of this Regulation shall pay MI premiums at a level equal to 3% of their wages, pays and allowances (if any) as stated in the labor contracts and in accordance with the stipulations of the State, of which 2% shall be paid by the employers and 1%- by the employees.
3. Subjects defined in Clause 2, Article 2 of this Regulation:
a/ For wage earners: the MI premium level shall be equal to 3% of their grade or rank salaries, the difference coefficient in reservation (if any) and territory, cost of living, position and working seniority allowances in accordance with the stipulations of the State. Of this, 2% shall be paid by the employing agencies and 1%- by the officials and/or employees themselves.
b/ For monthly grant earners being cadres of the Party organizations, administrations, mass organizations and non-business agencies in communes, wards and townships: the MI premium level shall be equal to 3% of their monthly grants and allowances (if any). Of this, 2% shall be paid by the monthly grant providing agencies and 1%- by the grant earners.
c/ For monthly grant earners being incumbent deputies to the People's Councils of different levels, not on the State payroll or not entitled to the monthly medical insurance regime: the MI premium level shall be equal to 3% of the current minimum wage and paid by the monthly grant providing agencies.
4. For subjects defined in Clause 3, Article 2 of this Regulation the MI premium level shall be equal to 3% of their pensions or monthly social insurance allowances paid directly by the social insurance agency.
5. For subjects defined in Clauses 4 and 5, Article 2 of this Regulation, the MI premium level shall be equal to 3% of the current minimum wages paid directly by the agency that manages their wages.
6. The Ministry of Finance shall have to balance the budget estimates to effect the compulsory medical insurance regime for subjects defined in Points b and c, Clause 3, Article 12 of this Regulation from January 1st, 1999.
Article 13.- Modes of MI premium payment:
1. Employing agencies, units and individuals defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 12 of this Regulation shall pay in advance the MI premiums, which shall be collected from the employees according to the prescribed levels, and remit them into the MI fund at least once every three months.
2. Agencies and units managing funds of subjects defined in Clauses 4 and 5, Article 12 of this Regulation shall remit the collected MI premiums into the MI fund once every three months.
3. Employing agencies, units and individuals and the MI agency may sign long-term contracts on the premium payment and MI card issuance.
Chapter IV
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF PARTIES PARTICIPATING IN MEDICAL INSURANCE
Article 14.-
1. A MI-card bearer shall have the rights:
a/ To have his/her medical examination and treatment under the MI regime as prescribed in Chapter II of this Regulation;
b/ To choose one of the convenient primary healthcare establishments at his/her place of residence or work place under guidances of the MI agency for the management, health care and medical examination and treatment;
c/ To change his/her registered primary healthcare establishment at the end of every quarter;
d/ To have the hospital fees paid under the MI regime when giving birth to her first or second child;
e/ To request the MI agency to ensure his/her rights and interests in accordance with the provisions of this Regulation;
f/ To complain to the competent State agencies about the violations of this Regulation by employers, MI agencies or medical establishments.
2. A MI -card bearer shall have the responsibilities:
a/ To pay MI premiums in full amount and on time;
b/ To prevent the MI card to the medical establishment for medical examination and treatment;
c/ To preserve and not to let others borrow his/her MI card.
Article 15.-
1. Employing agencies, units and individuals shall have the rights:
a/ To refuse to meet the requirements of the MI agencies and/or medical establishments which are contrary to the provisions of this Regulation;
b/ To complain to the competent State agencies violations of the Medical Insurance Regulation by medical establishments. Pending the settlement, they shall still have to pay MI premiums in accordance with the provisions of this Regulation.
2. Employing agencies, units and individuals shall have the following responsibilities:
a/ To pay MI premiums in strict accordance with the provisions of the MI Regulation;
b/ To supply to the MI agencies with documents on labor, wages, pays and allowances related to the MI premium payment and the implementation of the MI regime;
c/ To submit to the inspection and supervision by the competent State agencies in the implementation of the MI regime.
Article 16.-
1. The MI agency shall have the rights:
a/ To request the employing agencies, units and individuals to pay MI premiums and implement the MI regime and to supply documents related to the MI premium payment and the implementation of the MI regime;
b/ To organize card-distribution agents;
c/ To sign contracts with lawful medical establishments for providing medical examination and/or treatment for the insured;
d/ To request medical establishments to supply dossiers, patients' records and documents related to the payment of examination and treatment cost under the MI regime;
e/ To refuse the payment of medical examination and treatment costs which are contrary to the provisions of the MI Regulation or to the terms of contracts signed between the MI agencies and medical establishments;
f/ To seize fake MI vouchers and cards so as to transfer them to the investigating agencies for handling according to law;
g/ To request the competent agencies to handle units and/or individuals that breach the MI Regulation.
2. The MI agency shall have the responsibilities:
a/ To collect MI premiums, issue MI cards and guide the management and use of MI cards;
b/ To provide information on medical establishments and guide the insured to select medical establishments for registration;
c/ To manage the MI fund and pay all MI costs according to regulations in time;
d/ To inspect and evaluate the implementation of the MI regime;
e/ To organize the dissemination of information on MI and propagate it;
f/ To settle complaints about the implementation of the MI regime according to its competence.
Article 17.-
1. A medical establishment shall have the rights:
a/ To request the MI agency to make advance payment of medical examination and treatment costs in accordance with the provisions of the MI Regulation and the signed contract on medical examination and treatment;
b/ To provide medical examinations and treatments as well as medical services in strict compliance with professional principles;
c/ To request the MI agency to supply data on HI cards which are registered at such medical establishment;
d/ To refuse to meet the requirment outside the MI Regulation and the contract signed with the MI agency;
e/ To litigate at the competent agencies when the MI agency breaches the contract on MI medical examinations and/or treatments.
2. A medical establishment shall have the responsibilities:
a/ To strictly comply with the contract on MI examinations and treatments;
b/ To record and supply documents related to the medical examinations and treatments for the insured, which shall serve as basis for the payment of costs and settlement of MI-related disputes;
c/ To prescribe medicines, biological objects, instrumental or manual operations, tests as well as safe and reasonable medical services according to the professional regulations of the Ministry of Health;
d/ To create favorable conditions for the MI agency's personnel based at the medical institution to conduct propaganda and explanation on MI; to inspect the assurance of MI-card bearers' rights and interests and settle their complaints about medical examinations and/or treatments;
e/ To check MI cards, detect and notify to the Vietnam Medical Insurance cases of violating and abusing the MI regime.
Chapter V
MANAGEMENT AND USE OF MI FUND AND CARDS
Article 18.- The MI fund shall be managed concentratedly and uniformly in the whole system of Vietnam Medical Insurance; subject to cost-accounting independent from the State budget and protected by the State.
Article 19.- MI premiums paid by the insured under the compulsory medical insurance shall be distributed and used as follows:
1. 91.5% are reserved for the medical examination and treatment fund, including 5% for the establishment of the reserve fund for medical examinations and treatments.
a/ The remainder of the medical examination and treatment fund, which is not fully used in a year shall be transferred into the reserve fund;
b/ In cases where the medical examination and treatment costs exceed the payment capability of the medical examination and treatment fund, addition shall be made thereto from the reserve fund.
2. 8.5% are reserved for regular spending on the management of the Vietnam Medical Insurance system according to the annual estimates ratified by the competent level and the State's regulations on spendings.
3. The MI fund's temporarily idle money (if any) shall be used to buy bills of credit and/or bonds issued by the State Treasury and State-owned commercial banks; and other measures may be applied in order to preserve and increase the MI fund, but the sources of payment, when necessary, must be ensured.
The Ministry of Health and the Ministry of Finance shall jointly issue a financial management regulation with regard to Vietnam Medical Insurance.
Article 20.-
1. MI cards shall be issued by Vietnam Medical Insurance.
2. MI cards may be used immediately and continuously when the MI premiums are paid according to stipulations.
3. A MI card may be used only after 30 days from the date the MI premiums are paid in the following cases where:
a/ The MI premiums are paid for the first time or
b/ The MI premium payment resumes after a period of interruption due to any causes.
Chapter VI
VOLUNTARY MEDICAL INSURANCE
Article 21.- The voluntary medical insurance is stipulated in this Regulation with the aim of realizing social policy on medical examinations and treatments not for the commercial purposes and not according to the provisions of the legislation on insurance business.
Article 22.- Voluntary medical insurance shall apply to all subjects in the society, including foreigners working, studying or making visits in Vietnam.
The Government encourages the expansion of voluntary MI and the diversification of their forms and at the same time encourages the Red Cross Society, charity societies, mass organizations, the State-run and private economic organizations to contribute to buying MI cards for the poor. The People's Committees of different levels shall have to care for and create favorable conditions for the local people to participate in the voluntary MI.
Article 23.-
1. Forms of voluntary MI shall include:
a/ Medical examination and treatment insurance for outpatients;
b/ Medical examination and treatment insurance for inpatients;
c/ MI regime being additional to the compulsory MI;
d/ Other forms of voluntary MI.
2. Bearers of voluntary MI cards shall have their medical examination and treatment costs covered by the MI fund according to the levels of voluntary MI premium payment and forms they have selected. If the level of voluntary MI payment is equivalent to the average level of compulsory MI payment in the region, the voluntary MI card bearer shall be entitled to the MI regime as stipulated in Chapter II of this Regulation.
The Ministry of Health and the Ministry of Finance shall jointly prescribe levels of voluntary MI payment and benefit; the Minister of Health shall provide detailed guidance on the levels of voluntary MI payment and benefit applicable to each locality after consulting the People's Committee of the province or city directly under the Central Government.
Article 24.- Revenues from the voluntary MI shall be subject to separate cost-accounting and used to cover following expenses:
1. Payment of medical examination and treatment costs for voluntary MI card bearers as prescribed.
2. Payment to the agents that collect voluntary MI premiums and distribute voluntary MI cards.
3. Payment for regular management of the MI agency.
The Vietnam Medical Insurance shall have to uniformly manage the voluntary MI fund. The Ministry of Health and the Ministry of Finance shall jointly provide detailed regulations and guidance on the use of the voluntary MI fund.
Chapter VII
ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF MEDICAL INSURANCE
Article 25.- The Vietnam Medical Insurance is set up on the basis of unifying the system of MI agencies from the central to the grassroots levels and the branch MI in order to manage and materialize the MI policies according to this Regulation.
Article 26.- The Government assigns the Ministry of Health to exercise the function of State management over the MI. The State management work embraces the following contents:
1. To work out MI policies and legislation and submit them to the higher- level authorities for promulgation or promulgate them according to their competence.
2. To coordinate with the Ministry of Finance and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in guiding the implementation of the voluntary MI.
3. To guide examination and inspection of the implementation of the provisions of law on MI.
Article 27.- Vietnam Medical Insurance shall be organized and managed in a concentrated and uniform system from the central to the grassroots levels.
1. At the central level: Vietnam Medical Insurance is attached to the Ministry of Health.
2. At the provincial level: the Medical Insurance of provinces and cities directly under the Central Government and the branch Medical Insurance are attached to Vietnam Medical Insurance;
3. At the district/town/ provincial capital level (collectively referred to as district), MI branches shall be organized directly under the Medical Insurance of the provinces or cities directly under the Central Government.
Vietnam Medical Insurance shall have the tasks and powers: to organize the implementation of the MI Regulation; to manage the collection and spending of the MI fund throughout the country; to propose plans on the preservation and increase of the MI fund and organize the implementation of such plans after they are ratified; to print, issue and manage MI cards; to manage organizations, personnel, State officials and employees and material-technical bases of the whole system of MI agencies in accordance with the State's stipulations.
The regulation on organization and operation of Vietnam Medical Insurance shall be issued by the Minister of Health after consulting the Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel.
Article 28.- The management council of Vietnam Medical Insurance shall act as the body managing and supervising the operation of Vietnam Medical Insurance.
The management council of Vietnam Medical Insurance shall have the tasks and powers: to direct, supervise and inspect the management, collection and spending of the MI fund; to ratify the plan on regulating the MI funds in the entire system; to decide measures to preserve and increase the MI funds; to approve the annual budget estimates and final account settlements of Vietnam Medical Insurance; to ratify the plan on organization, proposals on the split, merger or dissolution of the member units and propose the appointment or dismissal of the General Director of Vietnam Medical Insurance.
The management council of Vietnam Medical Insurance is composed of its chairman, vice chairmen and members.
The chairman of the management council shall be a leading official of the Ministry of Health to be appointed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Health and the Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel. Members shall be authorized representatives of the Ministry of Health, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Vietnam Confederation of Labor and Vietnam Medical Insurance.
The Minister of Health shall appoint the vice-chairmen of the management council of the Vietnam Medical insurance and its members after consulting the above-said ministries and branches.
Article 29.- Vietnam Medical Insurance shall be managed and run by its General Director according to the bossism regime. The General Director are assisted by Deputy General Directors.
The Minister of Health shall appoint and/or dismiss the General Director of Vietnam Medical Insurance at the proposal of the management council of Vietnam Medical Insurance and after consulting the Minister-Head of the Government Commission on Organization and Personnel.
The Deputy General Directors of Vietnam Medical Insurance shall be appointed and/or dismissed by the Minister of Health at the proposal of the General Director of Vietnam Medical Insurance.
Directors of the Medical Insurance agencies of the provinces and cities directly under the Central Government and directors of the branch Medical Insurance agencies shall be appointed and/or dismissed by the General Director of Vietnam Medical Insurance after consulting the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the branch leaders.
Chapter VIII
COMMENDATION, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 30.- Agencies, units and individuals with achievements in the MI cause shall be commended or rewarded in accordance with the general provisions.
Article 31.- Any MI complaint or litigation shall, depending on the matter's characteristics, be settled by the MI agencies of different levels, the competent State management agencies or courts in accordance with the provisions of law.
Article 32.- Agencies, units or individuals that violate the provisions of this Regulation shall, depending on the seriousness of their violations, be handled according to the provisions on sanctions against administrative violations in the field of MI; if damage is caused, compensation therefor must be paid in accordance with the provisions of law.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 58/1998/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất