Nghị định 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

thuộc tính Nghị định 25/2009/NĐ-CP

Nghị định 25/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2009/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:06/03/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo - Theo Nghị định số 25/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 06/03/2009, nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo phải bảo đảm sự thống nhất, liên ngành, liên vùng, đồng thời hài hòa lợi ích chung giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn trên biển, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Về quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, phải bảo đảm tính thống nhất, hệ thống và phù hợp với đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo; hạn chế tác động có hại, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên biển và thúc đẩy chất lượng môi trường, bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên biển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển và hải đảo. Quy hoạch được lập cho giai đoạn 10 năm và định hướng cho giai đoạn 20 năm tiếp theo. Định kỳ 5 năm phải đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật; việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; quy hoạch chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Về biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo cáo về chất thải và phương án xử lý chất thải cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; nước thải từ các dàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phương tiện nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các vùng biển của Việt Nam chỉ được phép xả ra biển sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường... Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2009.

Xem chi tiết Nghị định25/2009/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 25/2009/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 03 NĂM 2009  
VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam  ngày 14 tháng 6  năm 2005;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Dầu khí năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 28 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường tại các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên biển, hải đảo là các dạng tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác tái tạo, không tái tạo trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam.
2. Môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
3. Vùng biển Việt Nam gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
4. Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý.
5. Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là quản lý liên ngành, liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
6. Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là hoạt động thu thập, xử lý và quản lý các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên ngành, liên vùng, đồng thời hài hoà lợi ích chung giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn trên biển, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
3. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút mọi nguồn lực trong nước và quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
4. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường biển, hải đảo; bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái biển, hải đảo bảo đảm sự phát triển bền vững.
5. Tuân thủ các Điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Quản lý thống nhất các hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
5. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường bờ biển.
Chương II
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
Điều 6. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bảo đảm tính thống nhất, hệ thống và phù hợp với đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo.
2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực và địa phương trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Hạn chế tác động có hại, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên biển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển và hải đảo.
Điều 7. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển,  hải đảo
1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
2. Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển của Việt Nam.
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm.
4. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, hải đảo (sau đây gọi là các tỉnh ven biển).
5. Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển và hải đảo.
Điều 8. Nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và các công trình nổi, ngầm trên biển.
4. Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
5. Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 9. Lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong phạm vi cả nước trình Chính phủ phê duyệt. Đối với quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên quan đến quốc phòng, an ninh thì phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo được lập cho giai đoạn mười (10) năm và định hướng cho giai đoạn hai mươi (20) năm tiếp theo. Định kỳ năm (05) năm phải đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi, điều chỉnh các căn cứ lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều 10. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư liên quan đến khai khác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo có trách nhiệm tuân thủ quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 11. Căn cứ lập chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước và địa phương.
3. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Điều 12. Nội dung chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Đánh giá hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Xác định mục tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Xác định thứ tự ưu tiên để quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
4. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp và các hoạt động cụ thể để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
5. Nguồn lực để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 13. Lập, phê duyệt chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
2. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của các Bộ, ngành và địa phương; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh.
Điều 14. Thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành để thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đối với các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ  môi trường biển, hải đảo liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương.
2. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo liên ngành để điều phối thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 15. Quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
1. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Thẩm định, tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương; đề xuất điều chỉnh chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương.
3. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương.
Điều 16. Quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
2. Việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; quy hoạch chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo thể hiện trong văn bản đề nghị hoặc dự án khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.
   Điều 17.  Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo
1. Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo:
a) Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo cáo về lượng chất thải và phương án xử lý chất thải cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường cao phải có phương án phòng tránh sự cố môi trường và phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Cảnh sát biển biết;
b) Nước thải từ các dàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phương tiện nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các vùng biển của Việt Nam chỉ được phép xả ra biển sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
c) Chất thải rắn phát sinh tại dàn khoan, các phương tiện nổi phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng biển của Việt Nam và vùng ven biển phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác liên quan;
đ) Bùn nạo vét luồng giao thông thủy, cảng biển phải được thải đổ vào các điểm thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm biển, hải đảo và xác định các vùng ô nhiễm nghiêm trọng; tiến hành xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường biển, hải đảo; ban hành các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo; chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển thực hiện các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo.
3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm biển, hải đảo; xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo phát sinh từ hoạt động của ngành mình; huy động các lực lượng chuyên trách tham gia kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam
1. Các hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam gồm:
a) Theo dõi, cảnh báo đầy đủ, kịp thời sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam;
b) Ứng phó kịp thời và hiệu quả sự cố môi trường, thiên tai để làm giảm nhẹ tác động có hại của sự cố môi trường, thiên tai;
c) Xử lý và khắc phục hậu quả về môi trường do sự cố môi trường, thiên tai;
d) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường trên biển, hải đảo phải bồi thường thiệt hại về môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng phó sự cố môi trường, cảnh báo thiên tai.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên biển và sinh sống ven biển, hải đảo tham gia bảo hiểm rủi ro do thảm họa thiên tai gây ra. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản này.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức hoạt động theo dõi, giám sát và cảnh báo sự cố môi trường, thiên tai; xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động thích ứng với mực nước biển dâng cao; xây dựng lộ trình tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến ứng phó sự cố môi trường, thiên tai.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và các Bộ, ngành liên quan trong việc ứng phó sự cố môi trường, thiên tai.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Bảo vệ môi trường bờ biển
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường bờ biển, bảo đảm an toàn dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển bền vững.
2. Bờ biển phải được quan trắc sự biến động, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động; xác định, khoanh vùng đệm để bảo vệ các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và có biến đổi lớn như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, vùng bờ cát, rừng phòng hộ và đất ngập nước ven biển để có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường bờ biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ bờ biển theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ bờ biển, xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn, đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
Điều 20. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến khai thác tài nguyên biển và hải đảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ven biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.
4. Việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương III
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO QUẢN LÝ TỔNG HỢP
TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
Điều 21. Kinh phí cho quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Nguồn kinh phí dành cho quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển được sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng đội tàu khảo sát, hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường biển; hệ thống cảnh báo, giám sát tài nguyên và môi trường biển;
b) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, ứng phó sự cố môi trường;
c) Các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Ngân sách nhà nước chi thường xuyên được sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;
b) Quy hoạch để quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
c) Nghiên cứu khoa học, thăm dò và dự báo về biến động tài nguyên và diễn biến môi trường biển, hải đảo;
d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
đ) Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, ứng phó sự cố môi trường;
e) Hợp tác quốc tế về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
g) Các hoạt động khác liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 22. Phát triển nguồn nhân lực
1. Nhà nước ưu tiên đào tạo và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội cùng tham gia đào tạo, xây dựng đội ngũ làm công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Căn cứ dự báo nhu cầu dài hạn đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu, điều tra, khảo sát, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đào tạo nhân lực thuộc các chuyên ngành phù hợp tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong nước và nước ngoài; xây dựng nội dung đào tạo chuyên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển đội ngũ làm công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm công tác đối với viên chức thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
Điều 23. Tuyên truyền về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Nhà nước ưu tiên đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân chủ động, tích cực tham gia các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Các hình thức tuyên truyền về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, gồm:
a) Tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam để hưởng ứng ngày Đại dương thế giới và các sự kiện lớn trong nước, quốc tế gắn với yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
b) Biên tập, phát hành và phổ biến các ấn phẩm, tài liệu; thực hiện các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;
c) Tổ chức các giải thưởng, các hình thức khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc đưa ra các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển hoặc đã thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
d) Thực hiện các hình thức tuyên tuyền khác về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh ven biển và các cơ quan thông tin, báo chí trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án tuyên truyền; tổ chức các giải thưởng, hình thức khen thưởng và tìm kiếm, thu hút các nguồn tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để thực hiện công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn, đưa các chủ đề, nội dung phù hợp về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan thông tin, báo chí và cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý thực hiện công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức, giáo dục pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong ngành, lĩnh vực.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí và cơ quan chuyên môn địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch tuyên truyền trên địa bàn về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
b) Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và tìm kiếm, thu hút các nguồn tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên trên địa bàn phục vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 24. Tham gia của các tổ chức, cá nhân vào quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Nhà nước khuyến khích việc tham gia phản biện xã hội các chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch hành động và dự án về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các dự án để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng và phổ biến các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng đối với việc quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, ven biển và hải đảo.
Điều 25. Hoạt động khoa học, công nghệ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ để quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo bao gồm:
a) Nghiên cứu, phát hiện quy luật về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường biển và hải đảo;
b) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng các chính sách, các quy định pháp luật để quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
c) Nghiên cứu, điều tra, khảo sát làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
d) Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phục vụ cho việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường;
đ) Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ khác liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định các hướng ưu tiên, các nhiệm vụ khoa học, công nghệ chủ yếu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; tham gia xây dựng chính sách phát triển công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Nhà nước thực hiện hợp tác với các nước, các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực sau đây:
a) Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
b) Điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ công tác điều tra nghiên cứu biển; điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên và môi trường biển; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động khai thác tài nguyên biển, hải đảo;
c) Khai thác bền vững tài nguyên biển trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển;
d) Bảo vệ tính đa dạng sinh học biển và duy trì năng suất, tính đa dạng của hệ sinh thái biển và đới bờ;
đ) Xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, xử lý ô nhiễm biển, ứng phó sự cố tràn dầu, thích ứng với biến đổi khí hậu;
e) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối tổng hợp hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Các Bộ, ngành và địa phương có hoạt động hợp tác quốc tế về biển có trách nhiệm định kỳ hàng năm báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về biển của cơ quan mình, gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
 Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy trình, quy phạm về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển lập quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển; xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học biển và đại dương, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường ven biển; xây dựng các chỉ thị đánh giá tiến độ và kết quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường ven biển.
4. Tổ chức xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia về tài nguyên và môi trường biển.
5. Tổng hợp, đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội liên quan đến biển của Việt Nam; thống kê, phân loại, đánh giá tiềm năng của các vùng biển, hải đảo, quần đảo, bãi ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam; tổ chức phân tích, đánh giá, dự báo về các vấn đề liên quan đến khai thác, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về biển.
6. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo quốc gia.
7. Chủ trì, phối hợp giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh.
8. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư khai thác, sử dụng và tổ chức quản lý công trình, phương tiện chuyên dùng phục vụ nghiên cứu, khảo sát tài nguyên và môi trường biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.
9. Tổng cục Biển và Hảo đảo Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.
Điều 28. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh ven biển phân định ranh giới quản lý biển, hải đảo theo phân cấp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên các vùng biển và hải đảo của Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo theo thẩm quyền.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo theo yêu cầu quản lý chuyên ngành;
b) Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch điều tra, khảo sát, khai thác tài nguyên biển và hải đảo thuộc lĩnh vực mình quản lý;
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh; tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo theo quy định của pháp luật;
d) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý, khai thác tài nguyên biển và hải đảo do mình quản lý.
Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển
1. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý và theo phân cấp.
2. Đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội, tình hình khai thác, sử dụng các vùng biển và hải đảo do mình quản lý; thống kê, phân loại, đánh giá tài nguyên các vùng biển, đảo, quần đảo, bãi ngầm do địa phương quản lý.
3. Điều tra, đánh giá và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo từ các nguồn phát sinh do các hoạt động khai thác, sử dụng biển, hải đảo và các sự cố hoặc thiên tai trên biển trên địa bàn quản lý.
4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên và môi trường các vùng biển, hải đảo.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của tỉnh mình.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2009.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 25/2009/ND-CP

Hanoi, March 6, 2009

 

DECREE

ON INTEGRATED MANAGEMENT OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENTAL PROTECTION OF THE SEA AND ISLANDS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Vietnam Maritime Code of June 14, 2005;

Pursuant to the May 20, 1998 Law on Water Resources;

Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;

Pursuant to the November 26, 2003 Fisheries Law;

Pursuant to the June 17, 2003 Law on National Boundaries;

Pursuant to the December 3, 2004 Law on Forest Protection and Development;

Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;

Pursuant to the November 29, 2006 Law on Dykes;

Pursuant to the 1993 Petroleum Law; the June 28, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law; and the June 3, 2008 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes the integrated management of natural resources and environmental protection in coastal areas, sea areas and islands of Vietnam; responsibilities of agencies, organizations and individuals involved in the management, exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to domestic agencies, organizations and individuals and foreign organizations and individuals (below collectively referred to as organizations and individuals) involved in the management, exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

When treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party provide differently, those treaties prevail.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Natural resources of the sea and islands means forms of biological resources, non-biological resources, geographical position-based resources and other forms of renewable and non-renewable resources in coastal areas, sea areas and islands of Vietnam.

2. Environment of the sea means distinctive physical, chemical and biological elements of seawater, coastal soil, marine sediments, air above the sea and marine ecosystems that exist objectively and affect humans and organisms.

3. Vietnam’s sea areas include internal waters and territorial sea the contiguous zone, the exclusive economic zone, and the continental shelf of Vietnam.

4. Coastal area means a transition area between the continent and sea, including inshore sea areas and coastal land areas determined by administrative management boundaries.

5. Integrated management of natural resources and environment of the sea and islands means interdisciplinary and inter-regional management, ensuring harmony between national interests and interests of branches, domains, localities, organizations and individuals involved in the management, exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

6. Basic survey on natural resources and environment of the sea and islands means activities of collecting, processing and managing data on natural conditions, resources and environment of the sea and islands.

Article 4. Principles for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. Ensuring unified, interdisciplinary and inter-regional management and simultaneously harmonizing common interests of involved parties in the exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands; closely combining the development of sea areas and islands with that of inland areas toward industrialization and modernization.

2. Closely combining socio-economic development with environmental protection, ensuring safety at sea and simultaneously contributing to protecting national security, sovereignty and integrity.

3. Increasing and diversifying forms of investment, attracting all domestic and international resources for socio-economic development and environmental protection of the sea and islands.

4. Proactively preventing, stopping and mitigating pollution and remedying degradation of the environment of the sea and islands; protecting and developing ecosystems of the sea and islands for sustainable development.

5. Observing marine treaties to which Vietnam is a contracting party.

Article 5. Contents of integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. To elaborate and promulgate legal documents on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. To elaborate master plans on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

3. To uniformly manage basic surveys on and exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

4. To carry out international cooperation on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

5. To prevent, stop and control pollution of the environment of the sea and islands; to respond to and remedy environmental incidents and protect the coastal environment.

Chapter II

INTEGRATED MANAGEMENT OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENTAL PROTECTION OF THE SEA AND ISLANDS

Article 6. Principles for planning on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. Ensuring the unity, systemization of and conformity with characteristics, geographical positions and natural rules of sea areas, coastal areas and islands.

2. Ensuring national interests, harmoniously combining interests of branches, domains and localities in the exploitation and use of marine and island natural resources in line with the national socio-economic development strategy.

3. Mitigating adverse impacts and simultaneously protecting and improving environment quality, ensuring sustainable use of marine natural resources and promoting economic development of the sea and islands.

Article 7. Bases for planning on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. National socio-economic development strategies and master plans; national environmental protection strategies.

2. Orientations for sustainable development strategies and marine strategies of Vietnam.

3. Natural and socio-economic conditions of the country and key economic regions.

4. Current status of exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands of the country, regions and coastal and island provinces and centrally run cities (below referred to as coastal provinces).

5. Values of natural resources and vulnerability of the environment of the sea and islands.

Article 8. Contents of planning on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. To analyze and evaluate natural and socio-economic conditions and the current status of exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. To set directions, targets and orientations for reasonable use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

3. To identify positions and areas of. and display on maps, zones which use sea surface, seabed and islands for socio-economic development, defense and security; to determine areas banned from exploitation, areas subject to conditional exploitation and specially protected areas for defense, security, environmental protection and ecosystem conservation purposes and floating and undersea works.

4. To specifically determine vulnerable coastal areas such as banks, erosive coastal areas, protection forests, wetlands and coastal sand, and buffer zones and devise appropriate management and protection solutions.

5. Solutions to implement master plans on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

Article 9. Elaboration and approval of master plans on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and People’s Committees of coastal provinces in, elaborating a national master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands and submit it to the Government for approval. A master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands related to defense and security must be commented by the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security before being submitted to the Government for approval.

2. Ministries, branches and People’s Committees of coastal provinces shall propose their needs for exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands to the Ministry of Natural Resources and Environment for inclusion into the master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

3. A master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands shall be formulated for ten (10) years with orientations for twenty (20) subsequent years. Every five (05) years, such plan must be evaluated and adjusted to match changes and adjustments in the bases for planning on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands specified in Article 7 of this Decree.

Article 10. Implementation of the master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall direct, guide, manage and organize the implementation of the master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands; and examine the implementation thereof.

2. Ministries, branches and People’s Committees of coastal provinces shall direct and organize the proper implementation of the master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands already approved by competent state agencies.

3. Investors of projects related to the exploitation and use of marine and island natural resources shall comply with the master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands already approved by competent state agencies.

Article 11. Bases for formulating programs and plans on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands already approved by competent state agencies.

2. Five-year and annual socio-economic development plans of the State and localities.

3. Needs of organizations, individuals and communities for exploitation and use of natural resources and environment of the sea and islands.

Article 12. Contents of programs and plans on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. To evaluate the current status of integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. To identify targets of integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

3. To set the order of priority for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

4. To propose specific mechanisms, policies, solutions and activities for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

5. To identify resources for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

Article 13. Elaboration and approval of programs and plans on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. Ministries, branches and People’s Committees of coastal provinces shall, within the scope of their management, elaborate programs and plans on exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands and submit them to the Ministry of Natural Resources and Environment for sum-up.

2. Based on the approved master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands, the Ministry of Natural Resources and Environment shall review programs and plans on exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands of ministries, branches and localities; elaborate and submit to the Prime Minister for approval interdisciplinary and inter-provincial programs and plans on exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

Article 14. Implementation of programs and plans on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The Prime Minister shall decide to establish interdisciplinary steering committees for the implementation of programs and plans on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands, which involve different ministries, branches and localities.

2. The Vietnam Sea and Island Administration shall act as the standing body of interdisciplinary steering committees for coordinating the implementation of programs and plans on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

Article 15. Management of basic surveys on natural resources and environment of the sea and islands

1. All basic surveys and scientific research on the sea. islands and oceans must be licensed by competent state agencies under law.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

a/ Appraise, or participate in the appraisal of, programs and plans on marine, island and oceanic basic surveys and scientific studies of ministries, branches and localities under law;

b/ Coordinate with concerned agencies in monitoring, urging, examining and reviewing the implementation of programs and plans on marine, island and oceanic basic surveys and scientific studies of ministries, branches and localities; and propose adjustments to these programs and plans.

3. Ministries, branches and People’s Committees of coastal provinces shall annually report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the implementation of programs and plans on marine, island and oceanic basic surveys and scientific studies.

Article 16. Management of the exploitation and use of marine and island natural resources

1. Capable organizations and individuals that wish to exploit and use marine and island natural resources must be licensed by competent state agencies under law.

2. The exploitation and use of marine and island natural resources shall be licensed in accordance with the master plan on use of natural resources and environmental protection of the sea and islands; specialized master plans already approved by competent state agencies; and demands for exploitation and use of marine and island natural resources presented in proposals or projects on exploitation and use of marine and island natural resources under law.

Article 17. Prevention, stoppage and control of sea and island pollution

1. Measures to prevent, stop and control sea and island pollution:

a/ Owners of production and business establishments on islands and owners of vessels at sea shall report on the volume of waste and waste treatment plans to environment slate management agencies; owners of vessels and goods storing facilities at sea prone to environmental incidents shall adopt schemes to prevent such incidents and notify environment state management agencies, the National Search and Rescue Committee and the Marine Police thereof;

b/ Wastewater from oilrigs and vessels and ballast water of organizations and individuals operating on Vietnam’s seas may only be discharged into the sea after being treated in compliance with technical regulations on environment;

c/ Solid waste from oilrigs and vessels must be managed under law;

d/ Aquaculture activities in Vietnam’s sea and coastal areas must comply with the environmental protection law and relevant laws;

e/ Mud dredged from fairways and seaports must be discharged at sites permitted by competent state agencies.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, studying, surveying and evaluating the status of pollution of the sea and islands, and zone off seriously polluted areas; tackle and remedy consequences of pollution, restore and improve the quality of the marine and island environment; promulgate regulations on waste management and control of pollution of the sea and islands; and direct and guide People’s Committees of coastal provinces in implementing these regulations.

3. Concerned ministries and branches shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in surveying and evaluating the current status of pollution of the sea and islands; formulate, promulgate and examine the implementation of technical regulations on waste management and control of pollution of the sea and islands caused by their activities; mobilize specialized forces to examine and supervise the implementation of the law on waste management and control of pollution of the sea and islands.

4. People’s Committees of coastal provinces shall manage, examine, supervise and handle acts of polluting the environment of the sea and islands in their localities under law.

Article 18. Response to and remedy of environmental incidents and natural disasters in Vietnam’s coastal and sea areas and islands

1. Response to and remedy of environmental incidents and natural disasters in Vietnam’s coastal and sea areas and islands cover:

a/ Monitoring, fully and promptly warning environmental incidents and natural disasters in Vietnam’s coastal and sea areas and islands;

b/ Promptly and effectively responding to environmental incidents and natural disasters to mitigate their harmful impacts;

c/ Tackling and remedying environmental consequences caused by environmental incidents and natural disasters;

d/ Organizations and individuals causing environmental incidents at sea and on islands shall pay environmental damages and be handled under law;

e/ Increasing international cooperation on response to environmental incidents and warning of natural disasters.

2. The State encourages organizations and individuals that have production and business activities at sea or live in coastal areas and islands to buy insurance against risks caused by natural disasters. The Ministry of Finance shall specifically guide this Clause.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and People’s Committees of coastal provinces in, monitoring, controlling and warning environmental incidents and natural disasters; elaborating strategies and action plans to adapt to rising sea level; and working out roadmaps to accede to treaties on response to environmental incidents and natural disasters.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with the National Search and Rescue Committee and concerned ministries and branches in responding to environmental incidents and natural disasters.

5. People’s Committees of coastal provinces shall, within the scope of their state management, tackle and remedy consequences of environmental incidents and natural disasters and request compensation for environmental damage under law.

Article 19. Protection of the coastal environment

1. The State shall adopt policies to protect the environment of, and ensure people’s safety in and sustainable socio-economic development for, coastal areas.

2. Changes in coastal areas must be observed and evaluated and trends of these changes must be forecast; buffer zones must be delimited and zoned off to protect vulnerable and greatly changing coastal areas such as banks, erosive coastal areas, sandy areas, protection forests and coastal wetlands, and work out appropriate management and protection solutions.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and People’s Committees of coastal provinces in, elaborating a national strategy to protect the coastal environment and submitting it to the Prime Minister for approval.

4. Concerned ministries and branches shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in guiding and directing People’s Committees of coastal provinces in managing and protecting the coast under law.

5. People’s Committees of coastal provinces shall, within the scope of their management, manage and protect the coast, identify vulnerable and greatly changing coastal areas and propose and implement appropriate management and protection solutions.

Article 20. Settlement of disputes and complaints related to the management and exploitation of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, settling or proposing competent authorities to settle disputes related to the interdisciplinary or inter-provincial management and exploitation of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. Ministries and ministerial-level agencies shall settle disputes related to the exploitation of marine and island natural resources within their state management.

3. People’s Committees of coastal provinces shall settle disputes related to the management and exploitation of natural resources and environmental protection of the sea and islands within their state management.

4. Complaints about the management and exploitation of natural resources and environmental protection of the sea and islands shall be settled under the law on complaints and denunciations.

Chapter III

CONDITIONS TO ENSURE INTEGRATED MANAGEMENT OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENTAL PROTECTION OF THE SEA AND ISLANDS

Article 21. Funds for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. Funding sources for integrated management of natural resources and environmental protection

of the sea and islands include:

a/ State budget;

b/ Other lawful sources under law.

2. State budget funds for development investment shall be used to perform the following tasks:

a/ Building surveying fleets, systems of observation of natural resources and environment of the sea; systems of warning and supervision of natural resources and environment of the sea;

b/ Building infrastructure and procuring equipment for the integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands and response to environmental incidents;

c/ Building other works related to integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

3. State budget funds for regular spending shall be used to perform the following tasks:

a/ Conducting basic surveys on natural resources arid environment of the sea and islands;

b/ Planning integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands;

c/ Conducting scientific research, exploring and forecasting changes in natural resources and environmental developments of the sea and islands;

d/ Disseminating and educating about laws, raising the sense of management of natural resources and environmental protection of the sea and islands;

e/ Training in and enhancing the capacity of state management of natural resources and environmental protection of the sea and islands and response to environmental incidents;

f/ Carrying out international cooperation on management of natural resources and environmental protection of the sea and islands;

g/ Carrying out other activities related to integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

Article 22. Human resource development

1. The State prioritizes training and encourages enterprises and social organizations to join in training and developing personnel in research, survey, exploration and management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. Based on the Ministry of Natural Resources and Environment’s forecasts on long-term needs for human resources for research, survey and management of natural resources and environmental protection of the sea and islands, the Ministry of Education and Training shall work out plans to train human resources in relevant disciplines at domestic and foreign universities, colleges and professional secondary schools, elaborate specialized training contents meeting the requirement of developing the contingent of personnel in research, survey, exploration and management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, submitting to the Prime Minister for promulgation incentive regimes on occupational allowance and work responsibility allowance for civil servants who study, survey and explore natural resources and environment of the sea and islands.

Article 23. Public information on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The State prioritizes public information work to raise awareness about the protection of national sovereignty and interests at sea and exploitation and sustainable use of natural resources and environmental protection of the sea and islands, and encourages organizations and individuals to take initiative and actively participate in disseminating in different forms information on the implementation of policies and laws on management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. Public information work concerning integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands covers:

a/ Organizing Vietnam Sea and Island Week to mark the World Ocean Day and major national and international events related to integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands;

b/ Editing, distributing and disseminating publications and documents and disseminating on the mass media information on natural resources and environment of the sea and islands;

c/ Organizing prizes and forms of reward for organizations and individuals who make outstanding achievements in introducing initiatives and technical solutions for effective and sustainable exploitation and use of marine natural resources or well protecting the environment of the sea and islands;

d/ Disseminating in other forms information on natural resources and environment of the sea and islands.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches, coastal provinces and communication and media agencies in, formulating and implementing public information programs, plans and schemes; organizing prizes and forms of reward and seeking and attracting domestic and foreign organizations and individuals to fund and support the dissemination of information on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands;

b/ Coordinate with the Ministry of Education and Training in selecting and incorporating appropriate topics and contents on management of natural resources and environmental protection of the sea and islands into education and training programs in the national education system.

4. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall direct communication and media agencies and specialized agencies under their management in disseminating and educating about the law on exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands in their branches and domains.

5. People’s Committees of coastal provinces shall:

a/ Direct provincial-level Natural Resources and Environment Services in coordinating with local communication and media agencies and specialized agencies in elaborating and implementing public information schemes, programs and plans on natural resources management and environmental protection of the sea and islands;

b/ Prioritize local budget funds and seek and attract domestic and foreign organizations and individuals to fund and support law propagation, dissemination and education and building of a network of communicators on natural resources management and environmental protection of the sea and islands in their localities.

Article 24. Participation of organizations and individuals in natural resources management and environmental protection of the sea and islands

1. The State encourages public feedback on policies, laws, strategies, action plans and projects to manage, exploit and use natural resources and environmental protection of the sea and islands; and encourages organizations and individuals to invest in projects to exploit and rationally use natural resources and protect the environment of the sea and islands under law.

2. The State adopts polices to support research, build and popularize community-based models to manage and exploit natural resources and protect the environment of inshore and coastal areas and islands.

Article 25. Science and technology activities in integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The State encourages organizations and individuals to study, apply and transfer technologies and carry out international cooperation on science and technology for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. Scientific and technological research into integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands covers:

a/ Research and finding out of rules on natural conditions, natural resources, biodiversity and environment of the sea and islands:

b/ Study on theoretical and practical grounds to serve the adoption of policies and regulations for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands;

c/ Study, survey and exploration to provide scientific grounds for the formulation of the process, technical norms, standards and regulations, econo-technical norms for management of natural resources and environmental protection of the sea and islands;

d/ Study, application and transfer of technologies for integrated management of natural resources and environmental protection;

e/ Other scientific and technological research and application activities related to integrated management of natural resources and environmental protection.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall set priorities and major science and technology tasks on natural resources and environment of the sea and islands; participate in elaborating policies to develop high and spearhead technologies for integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands under law.

Article 26. International cooperation on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands

1. The State cooperates with other countries, foreign and international organizations in the following areas:

a/ Research, elaboration and completion of the system of legal documents on natural resources management and environmental protection of the sea and islands;

b/ Survey and research into natural resources and environment of the sea and islands; scientific-technological application in marine survey and study; survey and assessment of the vulnerability of natural resources and environment of the sea and islands; forecast on natural disasters and marine environment pollution caused by the exploitation of natural resources of the sea and islands;

c/ Sustainable exploitation of marine resources on the principles of firmly maintaining national independence, sovereignty and integrity and ensuring security and defense at sea;

d/ Protection of marine biodiversity and maintenance of the productivity and diversity of ecosystems of the sea and coastal areas;

e/ Treatment of waste from marine economic activities, treatment of sea pollution, response to oil spills and adaptation to climate change;

f/ Search and rescue at sea.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall act as the key agency for international cooperation on management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

3. Ministries, branches and localities engaged in sea-related international cooperation shall make annual reports and evaluation on such cooperation and send them to the Ministry of Natural Resources and Environment for review and report to the Prime Minister.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES IN CHARGE OF NATURAL RESOURCES MANAGEMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION OF THE SEA AND ISLANDS

Article 27. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment

1. To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents, mechanisms, policies, process of and regulations on management, exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

2. To assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries, branches and People’s Committees of coastal provinces in, planning basic surveys on marine resources and environment; to formulate marine and oceanic research programs and programs on integrated management and environmental protection of coastal-areas and submit them to the Prime Minister for approval and organize their implementation after they are approved.

3. To guide and examine People’s Committees of coastal provinces in formulating and implementing programs and plans on integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands; to develop instructions to evaluate the progress and results of integrated management of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

4. To build a national observation system for natural resources and environment of the sea and islands.

5. To review and evaluate the socio-economic potential of Vietnam’s sea; to collect statistics on, classify and evaluate the potential of sea areas, islands, archipelagoes and undersea grounds under Vietnam’s sovereignty; to analyze, evaluate and forecast issues related to marine exploitation, scientific research and international cooperation.

6. To build and manage a national database on natural resources and environment of the sea and islands.

7. To assume the prime responsibility for, and coordinate in, settling or proposing competent authorities to settle interdisciplinary or inter-provincial matters related to the management, exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands.

8. To elaborate plans on investment in and plans to operate, use and manage special-use works and means in research and surveys on natural resources and environment of the sea and islands under law.

9. The Vietnam Sea and Island Administration under the Ministry of Natural Resources and Environment shall advise and assist the Minister of Natural Resources and Environment in performing the integrated and unified state management of the sea and islands.

Article 28. Responsibilities of ministries and branches

1. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and coastal provinces in, demarcating boundaries for management of the sea and islands according to the decentralization mechanism and submitting them to competent state agencies for approval.

2. The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall mobilize forces to respond to and remedy environmental incidents on Vietnam’s sea and islands; and direct, guide, examine and inspect the protection of natural resources and environment of the sea and islands according to their competence.

3. Within the scope of their management, ministries and ministerial-level agencies shall:

a/ Promulgate technical regulations, techno-economic norms on management, exploitation and use of marine and island natural resources according to line management requirements;

b/ Elaborate programs and plans to survey, explore and exploit natural resources of the sea and islands under their management;

c/ Coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in settling or proposing competent authorities to settle interdisciplinary or inter-provincial matters on management and exploitation of natural resources and environmental protection of the sea and islands; inspect, examine, and handle violations of the law on management and exploitation of natural resources and environmental protection of the sea and islands under law;

d/ Annually report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the management and exploitation of natural resources of the sea and islands under their management.

Article 29. Responsibilities of People’s Committees of coastal provinces

1. To manage resources and protect the environment of the sea and islands under their management and as decentralized.

2. To evaluate the socio-economic potential and the exploitation and use of sea areas and islands under their management; to collect statistics on, classify and evaluate resources of sea areas, islands, archipelagoes and undersea grounds under their management.

3. To survey, evaluate and control sea and island environmental pollution and degradation caused by the exploitation and use of the sea and islands and incidents or natural disasters at sea under their management.

4. To propagate and raise awareness about the protection of sovereignty and natural resources and environment of sea areas and islands.

5. To annually report to the Ministry of Natural Resources and Environment on the management, exploitation and use of natural resources and environmental protection of the sea and islands in their localities.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30. Effect

1. This Decree takes effect on May 1, 2009.

2. The Minister of Natural Resources and Environment shall guide and examine the implementation of this Decree.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People’s Committees of coastal provinces shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 25/2009/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất