Chỉ thị 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 22/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 22/CT-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/08/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/08/2014 về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020.
Tại Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh Kế hoạch phải bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 của cả nước, phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng; phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 05 năm 2016 - 2020 tăng 6,5 - 7%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5%/năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan cũng được yêu cầu tăng nhanh tiềm lực và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; lành mạnh hóa hệ thống tài chính; ổn định các cân đối vĩ mô; huy động, thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế; tiếp tục đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa; bảo đảm cạnh tranh bình đẳng; thực hiện các chính sách lao động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động; thực hiện bình đẳng giới và chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em...
Xem chi tiết Chỉ thị22/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 22/CT-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 22/CT-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 – 2020
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân đã nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua các khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành trung ương và các địa phương) triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và dự báo tình hình trong nước, thế giới và khu vực; từ đó xác định mục tiêu, định hướng phát triển của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Những nội dung chủ yếu của báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 gồm:
1. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015
a) Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, trong đó làm rõ các kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu và các định hướng phát triển đề ra, các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch.
b) Kết quả thực hiện chủ trương, chính sách lớn trong tái cơ cấu kinh tế. Tập trung đánh giá kết quả xây dựng hệ thống pháp lý, các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực; quá trình và kết quả thực hiện tái cơ cấu trên 3 lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường tài chính. Đồng thời, phải có đánh giá tái cơ cấu trong nội bộ ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu, dịch vụ chất lượng cao,... Trong mỗi lĩnh vực nói trên, cần nêu bật được các chủ trương định hướng, chương trình kế hoạch tái cơ cấu, những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho giai đoạn tới.
c) Tình hình và kết quả thực hiện 3 đột phá lớn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Trong đó cần làm rõ những kết quả đạt được so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt cần phân tích sâu các nguyên nhân khách quan và chủ quan của các hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện các đột phá trong các ngành, các cấp.
d) Tình hình và kết quả thực hiện các cân đối vĩ mô về tài chính, tiền tệ; cân đối thu chi ngân sách nhà nước; xuất nhập khẩu; quản lý nợ Chính phủ, nợ công, nợ quốc gia, nợ chính quyền địa phương. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư.
đ) Những kết quả về phát triển và đổi mới giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, y tế, thông tin, văn hóa, thể dục thể thao, bảo vệ trẻ em, phát triển thanh niên, chăm sóc người có công và bình đẳng giới; thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,... quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
e) Đánh giá về thực hiện các nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; các kết quả về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
g) Đánh giá về hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,...
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 xây dựng trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt các diễn biến ở biển Đông có thể có tác động ảnh hưởng tới phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh những khó khăn, thách thức giai đoạn 2016 - 2020 nước ta cũng có nhiều thuận lợi khi thế và lực của đất nước sau gần 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Những kết quả bước đầu của tái cơ cấu nền kinh tế tạo ra những chuyển biến mới đối với sự phát triển đất nước. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
a) Mục tiêu tổng quát Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
b) Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2016 - 2020 tăng 6,5 - 7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5%/năm.
- Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, lĩnh vực, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 - 2020 về: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
- Tiếp tục đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa; bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.
- Tăng nhanh tiềm lực và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; lành mạnh hóa hệ thống tài chính; ổn định các cân đối vĩ mô; huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục - đào tạo và phát triển mạnh khoa học - công nghệ. Phát triển văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng. Tập trung giảm nghèo bền vững. Thực hiện các chính sách lao động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các di sản văn hóa dân tộc; tăng cường công tác thông tin truyền thông; phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao để nâng cao thể chất của người Việt Nam. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên.
- Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
II. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020
1. Những yêu cầu trong tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015
a) Việc đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 cần bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, các Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hàng năm.
b) Việc tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 phải huy động, phát huy được sự phối hợp của cả bộ máy tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các hiệp hội và cộng đồng dân cư.
c) Việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát đúng thực tiễn.
2. Những yêu cầu trong xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
a) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của cả nước phải xây dựng bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 của cả nước.
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước, các quy hoạch phát triển; phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương.
c) Các mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 phải bảo đảm tính khả thi; sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên.
d) Trong quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, các bộ, ngành và địa phương cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan nghiên cứu, các đoàn thể, các hiệp hội sản xuất và tiêu dùng, cộng đồng dân cư, các nhà tài trợ và các chuyên gia trong, ngoài nước.
3. Kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
Kinh phí xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 có chất lượng.
III. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trong tháng 8 năm 2014.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tính toán, xây dựng các phương án tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn trong quý IV năm 2014.
c) Tổng hợp và xây dựng dự thảo báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2015, trình Chính phủ trong quý II năm 2015 và báo cáo Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp cuối năm 2015.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các cân đối lớn về tài chính, ngân sách nhà nước, trong đó bảo đảm chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách nhà nước ở mức hợp lý, phấn đấu theo tinh thần Kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 năm 2015.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
a) Hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Đối với chỉ tiêu tổng giá trị tăng thêm trong nước trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương sử dụng số liệu chính thức do Tổng cục Thống kê tính toán và công bố cho giai đoạn 2011 - 2013; các địa phương phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê rà soát, ước thực hiện năm 2014, dự kiến năm 2015 và ước thực hiện cả giai đoạn 2011 - 2015, làm căn cứ xây dựng chỉ tiêu này cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
b) Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương phù hợp với định hướng phát triển của cả nước, trình cấp có thẩm quyền; đồng thời, báo cáo các cơ quan cấp trên, các cơ quan Trung ương theo tiến độ quy định. Gửi dự thảo báo cáo Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 11 năm 2014.
c) Bố trí đủ kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của bộ, ngành và địa phương để xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, bảo đảm nâng cao chất lượng các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER
Directive No.22/CT-TTg dated August 05, 2014 of the Prime Minister on the elaboration of the 05 year socio-economic development plan from 2016 to 2020
Implementing the Resolution of the XIthParty Congress and Resolution of the National Assembly on 05 year socio-economic development plan from 2011 to 2015, in the context of economic situation in the world and the country with complex development, the sectors, levels, business community and people have attempted to overcome challenges, have made significant achievements in economic development and improvement of people s lives. To continue promoting the results achieved, overcoming the challenges and difficulties and successfully implementing the strategy of 10 year social economic development - society from 2011 to 2020, the Prime Minister has instructed the ministries, ministerial agencies, government-attached agencies, the provinces and centrally-affiliated cities, the state-owned economic groups and corporations (hereinafter referred to as the ministries, sector and localities) to develop the 05 year socio-economic development plan from 2016 to 2020.
I. MAJOR CONTENTS OF THE 05 YEAR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN FROM 2016 TO 2020
The05 year socio-economic development plan from 2016 to 2020must be elaborated on the basis of proper assessment of the situation and the results of implementation of the 05 year socio-economic development plan from 2011 to 2015, the Resolutions of Party, National Assembly and Government and forecast of situation in the country, the world and the region, thereby determining the development objectives and orientation of the 5-year socio-economic development plan from 2016 to 2020
1. Implementation assessment of social economic development plan in 5 years from 2011-2015
a) Implementation status of Resolution of National Assembly, of People’s Council at all levels on Status social economic development plan in 5 years from 2011 to 2015, clarifying the results achieved against the objectives, targets and development orientation and putting forward the difficulties and problems in implementation of the plan.
b) Result of implementing the guidelines and major policies of economic restructuring. Focused assessment of result of development of legal system, schemes of economic restructuring, sector and area restructuring; process and result of restructuring in three areas: investment restructuring, corporate restructuring and financial market restructuring. At the same time, there must be assessment of restructuring within sectors and areas, especially in agriculture, processing industry, export, high quality services, ... In each of the above areas, it is necessary to highlight the policies, orientations, programs and plan for restructuring, achieved results, existence, limitations and causes to learn from experience for the next stage.
c) Situation and the result of implementation of 3 major breakthroughs in improving the mechanism of socialist-oriented market economy; developing human resources and building infrastructure system. It is necessary to clarify the results achieved against the target of the plan, especially to comprehensively analyze the objective and subjective causes of limitations and weaknesses in the implementation of breakthrough in the sectors and levels.
d) Situation and result of the implementation of macro-economic balance of finance and monetary; balance of revenues and expenditures of state budget; import and export; Government debt management, public debt, national debt, local government debt. Mobilization and utilization of investment capital for development and structure of investment capital.
dd) The results of development and innovation of education, training, science - technology to meet the requirements of national development; ensure social security, famine elimination and poverty reduction, health, information, culture, sports and fitness, child protection, youth development, and care of revolutionary contributors and gender equality; implementation of policy on ethnicity, religion, faith, management of natural resources and environment and response to climate change.
e) Assessment of implementation of tasks to consolidate national defense, security, protection of national sovereignty; political security and social order and safety; results of foreign affairs and international integration.
g) Assessment of effectiveness and efficiency of state management; corruption prevention, thrift practice, waste combat, ...
2.Thesocial economic development plan in 5 years from 2016 to 2020
The social economic development plan in 5 years from 2016 to 2020 is elaborated in the context of economic growth recovery of the world and region after the financial crisis and global economic recession, but with slow pace of recovery and potential risks. In the country, there are signs of economic recovery but difficulties and challenges; particularly the developments in the South China Sea that may affect the country s economic development. In addition to the difficulties and challenges, during the period 2016 - 2020 our country has many advantages when the position and strength of the country after nearly 30 years of innovation have grown much stronger. The economic size and potential of the country are improved than before. The initial results of the economic restructuring have created new changes for the country s development. The social and political stability is a solid foundation for growth.
a) General objectives of the social economic development plan in 5 years from 2016 to 2020
Maintaining macroeconomic stability, inflation control, coupled with acceleration of growth, economic sustainable development assurance in order to strive to become an industrialized country towards modernization. Raising the standards of living, cultural and spiritual life of people. Strengthening the protection of the natural resources and environment and actively responding to climate change. Maintaining independence and national sovereignty. Ensuring political security and social order and safety. Strengthening and expanding foreign relations, promoting the integration and international cooperation, enhancing Vietnam s position in the region and in the international arena.
b) Development orientation and major tasks:
- Striving for the average economic growth rate (GDP) for 5 years from 2016 to 2020 by 6.5 – 7%/year. Reducing the average poverty rate by 1.5% / year.
- Effectively implementing the overall Scheme of economic restructuring associated with the development model towards improving the quality, effectiveness and competitiveness of the economy. Promoting the shift in structure of economy, sector, area and employment towards industrialization and modernization.
- Continuing to promote the implementation of 03 breakthroughs in Strategy of social and economic development for 10 years from 2011 to 2020 on: (i) Improving the socialist-oriented market economy institution, focusing on creating an environment for fair competition and administrative reform; (ii) rapidly developing the human resources, especially high-quality human resources, focusing on basic and comprehensive innovation of national education; closely linking the development of human resources with development and application of science and technology; (iii) Building a synchronous infrastructure system with some modern works, focusing on transportation systems and large urban infrastructure.
- Continuing the innovation and improvement of business and investment environment, creating favorable conditions for the development of enterprises of all economic sectors, especially the sector of private enterprise, foreign invested capital enterprises, economic cooperation, small and medium-sized enterprises; fair competition assurance.
- Rapidly increasing the potential and ensuring the national financial security; healthier financial system; stable macroeconomic balances; mobilization, attraction and effective use of resources for economic development.
- Improving the quality of human resources, strongly developing education - training and science – technology, culture, society, fitness, sports; raising the people’s material and spiritual life; diversely developing the social security system; focusing on sustainable poverty reduction; implementing employment and labor policies associated with the development of the labor market; proactively preventing diseases and improving health care quality; promoting the socialization in medical area; building a healthy cultural environment; promoting nation s cultural heritage; strengthening communication; strongly developing the fitness and sports movement to improve Vietnam s physical stature; properly implementing the ethnic and religious policies; gender equality; raising women’s position; focusing on care, education and protection of children s rights and youth development.
- Enhancing the management of natural resources, environmental protection and active response to climate change and natural disaster prevention.
- Strengthening national defense and security potential; combining economic development and national defense and security and social order and safety assurance; properly implementing the administrative innovation to improve effectiveness and efficiency of state management; strengthening the prevention and combat against corruption, thrift practice and waste combat; improving the performance of foreign affairs; proactively carrying out the international integration; creating a stable and peaceful environment for building and development of the country.
II. REQUIREMENTS FOR ELABORATION OF THE SOCIAL ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN IN 5 YEARS FROM 2016 TO 2020
1. Assessment requirements of social economic development plan in 5 years from 2011 to 2015
a) The assessment of social economic development plan in 5 years from 2011 to 2015 should closely follow the objectives, targets and development orientation according to the Resolutions of the National Assembly, Resolutions of the People s Council at all levels on 5-year social economic development from 2011 to 2015, the Resolutions of the Government and the Prime Minister’s Decisions on the annual plan.
b) The assessment of social economic development plan in 5 years from 2011 to 2015 must mobilize and promote the coordination of the whole apparatus of state, the Fatherland Front and mass organizations and scientific research agencies, associations and communities.
c) The assessment of social economic development plan in 5 years from 2011 to 2015 must ensure the objectivity, honesty and proper actual practices.
2. Requirements for setting objectives and tasks of social economic development plan in 5 years from 2016 to 2020
a) The social economic development plan in 5 years from 2016 to 2020 of the country must be done with closely follow-up of Resolutions of Party, National Assembly and Government on 10-year social economic development strategy from 2011-2020 of the country.
b)The social economic development plan in 5 years from 2016 to 2020 of sectors, areas and local levels must be in accordance with the social economic development plan in 5 years of the country and development plans and characteristics and development level of each sector and locality.
c) The objectives, orientation, measures and policies in the social economic development plan in 5 years from 2016 to 2020 must ensure the feasibility and sequence of prioritized goals.
d) During the elaboration of the social economic development plan in 5 years from 2016 to 2020, the ministries, sectors and localities need to gather opinions from research agencies, mass organizations, production and consumption associations, residential communities, sponsors and experts in the country and abroad.
3.Fund for elaborating the social economic development plan in 5 years from 2016-2020
The fund for this Plan is from the state budget based on the current decentralized state budget and mobilization of legal capital sources to ensure the quality of elaboration of the plan.
III. ASSIGNMENT AND PROGRESS OF ELABORATION OF SOCIAL ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN IN 5 YEARS 2016-2020
1. Ministry of Planning and Investment:
a) Providing the guidance to the ministries, sectors and localities on elaboration of social economic development plan in 5 years from 2016-2020 in August 2014;
b) Coordinating with the ministries, sectors and localities to calculate and elaborate the economic growth plans and major balances in quarter IV of 2014.
c) Summarizing and elaborating the draft report on the social economic development plan in 5 years from 2016-2020 for submission to the Prime Minister in quarter I of 2015 and to the Government in quarter II for report to the 13thNational Assembly at the last session of 2015.
2.The Ministry of Finance will coordinate with the Ministry of Planning and Investment in the preparation for major balance of finance and the state budget, including expenditures for development investment on the total expenditures of the state budget at a reasonable level and striving in the spirit of the 7thConference Conclusion of the 6thCentral Committee (No.63-KL/TW dated May 27, 2013) for report to the Prime Minister by January 31 March, 2015.
3. The ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies, People s Committees of provinces and centrally-affiliated cities and the economic groups and corporations:
a) Providing guidance to the sectors and levels on elaboration of social economic development plan in 5 years from 2016-2020 under their management of sector and area.
For the target of domestic total value added in the area of provinces and centrally-affiliated cities, the localities will use the formal data calculated and promulgated by the General Statistic Office for the period 2011-2013. The localities should closely coordinate with the General Statistic Office to review the expected implementation in 2014 and estimation in 2015 and expected implementation for the period 2011-2015 as a basis for elaboration of this target for the social economic development plan in 5 years from 2016-2020;
b) Elaborating the social economic development plan in 5 years from 2016-2020 under the sectors, areas and localities in accordance with the development orientation of the country for submission to the competent authorities and report to the superior agencies and central agencies at the prescribed rate of progress. Sending the draft report on the social economic development plan in 5 years from 2016-2020 under the sectors, areas and localities to the Ministry of Planning and Investment by November 30, 2014.
c) Allocating sufficient fund in the annual estimate of expenditure of state budget of the ministries, sectors and localities for elaboration of the social economic development plan in 5 years from 2016-2020 to ensure the raising of quality of reports on social economic plans.
The Prime Minister urges the Ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies, Chairman of People s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, Chairman of Board of Directors, General Directors of the Economic Groups and the State-owned Corporations are liable to execute this Directive. /.
The Prime Minister
Nguyen Tan Dung
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây