Quyết định 37/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

thuộc tính Quyết định 37/2001/QĐ-TTg

Quyết định 37/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:37/2001/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/03/2001
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 37/2001/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 37/2001/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2001 VỀ VIỆC NGHỈ DƯỠNG SỨC,
PHỤC HỒI SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
THAM GIA BẢO HIỂM Xà HỘI

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có từ đủ 3 năm làm việc trở lên tại cơ quan, đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ; sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa hồi phục sức khoẻ hoặc lao động nữ nếu yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.

 

Điều 2.

1. Người bị suy giảm sức khoẻ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một lần trong năm. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm sức khoẻ của người lao động.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức không bị trừ vào thời gian nghỉ phép hàng năm của người lao động.

 

Điều 3.

1. Mức chi phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe gồm 2 mức là: 80.000 đồng/ngày/người đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung; 50.000 đồng/ngày/người đối với người nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; lao động nữ nếu yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức quản lý cấp phát và quyết toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp với Công đoàn cơ sở quyết định những người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 1 Quyết định này và tổ chức cho người lao động đi nghỉ dưỡng sức; thực hiện việc quyết toán kinh phí dưỡng sức với cơ quan bảo hiểm xã hội.

 

Điều 4. Kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm bằng 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội, được trích trong nguồn 5% tính trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2001.

 

Điều 6. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định này sau khi trao đổi với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

 

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 37/2001/QD-TTg

Hanoi, March 21, 2001

 

DECISION

ON THE CONVALESCENCE LEAVE APPLICABLE TO LABORERS PARTICIPATING IN SOCIAL INSURANCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code;

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECIDES:

Article 1.-To apply the convalescence leave regime to laborers who participate in compulsory social insurance and have worked in their agencies or units for three full years or more and suffer from health decline; who have not yet fully recovered after their hospitalization due to illnesses, labor accidents or occupational diseases; or to female laborers who suffer from post-natal health decline.

Article 2.-

1. Those who suffer from health decline may take convalescence leave once a year. The duration for such a leave shall be between 5 and 10 days, depending on the degree of the laborers health decline.

2. The duration of convalescence leave shall not be subtracted from the laborers annual leaves.

Article 3.-

1. There are two levels of funding for convalescence leave as follows:

- 80,000 VND/day/person for convalescents at convalescent establishments;

- 50,000 VND/day/person for convalescents at their homes; female laborers who remain weak after taking post-natal leave.

2. Vietnam Social Insurance shall organize and manage the granting and settlement of the convalescence funding for each agency, unit and enterprise.

3. The heads of the agencies, units and enterprises shall coordinate with the grassroots trade unions in deciding eligible laborers as provided for in Article 1 of this Decision and make arrangements for them to take convalescence leave; and settle the convalescence funding with the social insurance agency.

Article 4.-The convalescence funding shall be covered by the Social Insurance Fund as equal to 0.6% of the total wage fund actually paid for social insurance, and deducted from the source of 5% of the units total wage fund paid for social insurance for sicknesses and maternity, labor accidents and occupational diseases.

Article 5.-This Decision takes effect as from June 1, 2001.

Article 6.-The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in guiding the implementation of this Decision after consulting with Vietnam Labor Confederation.

Article 7.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 37/2001/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường