Người lao động đang đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội?

Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Vậy người lao động đang đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội không?

1. Người lao động đang đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội?

Hiện bảo hiểm xã hội (BHXH) chia ra thành 02 loại: bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, tùy vào từng loại hình BHXH người lao động đang đóng để xác định đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động đang đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội?
Người lao động đang đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội? (Ảnh minh họa)

1.1. Đang đi tù có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm 2014, người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, đối với người lao động đang đi tù thì sẽ không được tiếp tục đóng bảo hiểm bắt buộc.

Bởi căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện để người lao động tham gia BHXH bắt buộc là phải có hợp đồng lao động.

Trong khi đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, người lao động bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án tử hình thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Do bị chấm dứt hợp đồng lao động nên người lao động chắc chắn sẽ không được đóng BHXH bắt buộc.

Ngoài ra, cũng liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng người lao động này đang bị tam giam mà chưa bị kết án phạt tù thì căn cứ khoản 2 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị tạm giam sẽ bị tạm dừng đóng BHXH bắt buộc.

Sau thời gian tạm giam, nếu được xác minh bị oan sai thì đối tượng đóng BHXH bắt buộc là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc quân đội - quốc phòng, công an… có thể được đóng bù BHXH cho thời gian bị tạm giam.

Số tiền đóng chậm sẽ không tính lãi phát sinh do chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Còn đối với người lao động trong doanh nghiệp thì việc đóng bù sẽ được các cơ quan có trách nhiệm phải bồi thường cho người lao động thông qua người sử dụng lao động.

(theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP).

1.2. Đang đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Khác với BHXH bắt buộc, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện để công dân Việt Nam được tham gia BHXH tự nguyện bao gồm:

- Là công dân Việt Nam;

- Đủ 15 tuổi trở lên;

- Không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.

Do vậy, trong trường hợp người lao động đang đi tù thì vẫn có quyền tham gia BHXH tự nguyện. Tất cả những chế độ của BHXH theo quy định sẽ vẫn được hưởng như bình thường theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

- Chế độ lương hưu.

- Chế độ tử tuất.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật BHXH năm 2014, đối với người bị phạt tù trước năm 2016 thì vẫn sẽ phải tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 năm 2006.

dang-di-tu-co-duoc-dong-bao-hiem-xa-hoi
Đóng bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa) 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng BHXH được tính từ khi bắt đầu đóng cho đến khi dừng đóng. Nếu người lao động đóng BHXH không liên tục do đi tù thì thời gian đóng vẫn sẽ được tính vào tổng thời gian đã đóng BHXH.

Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trong thời gian người lao động đang đi tù mà không có khả năng nhận trợ cấp BHXH thì có thể ủy quyền cho người khác nhận hộ.

Khi đó, người đang đi tù cần chuẩn bị sổ BHXH bản gốc và một giấy ủy quyền (theo mẫu 13-HSB) để nhờ người khác nhận thay các chế độ BHXH. Giấy ủy quyền đó cần phải được công chứng, chứng thực tại các cơ quan công chứng có thẩm quyền. Sau đó sẽ nộp cho cơ quan BHXH nơi trước đó người đang đi tù cư trú.

Trường hợp giấy ủy quyền được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải đính kèm bản dịch tiếng Việt được chứng thực.

Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề Người lao động đang đi tù có được đóng bảo hiểm xã hội?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Ốm đau là một trong những chế độ thuộc bảo hiểm xã hội. Khi người lao động ốm đau nhập viện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Vậy khi nào người bệnh được xuất viện và người bệnh cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm trong thời gian nằm viện?